Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

VN bỏ phiếu bầu quốc hội

BBC
Ảnh Reuters
Bộ ngoại giao Việt Nam nói ngày bầu cử là sự kiện chính trị lớn của cả nước.
Hơn 62 triệu cử tri trên tổng dân số hơn 86 triệu dân của Việt Nam tham dự kỳ bỏ phiếu bầu 500 đại biểu quốc hội và hơn ba trăm nghìn đại biểu hội đồng nhân dân các cấp vào ngày Chủ Nhật, trang tin điện tử của Quốc hội Việt Nam hôm 22 tháng Năm đưa tin.
Điểm mới của kỳ bầu cử lần này, vẫn theo trang tin Quốc hội Việt Nam, là lần đầu tiên các cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2011-2016) được tiến hành cùng một ngày.
Được biết trong tổng số 827 ứng cử viên đại biểu quốc hội khóa XIII để bầu chọn ra năm trăm nghị sỹ, có 15 người tự ứng cử (chiếm 1,8%) và 118 người ngoài đảng (chiếm 14,2%).
Cuộc bầu cử là một phần của chu kỳ lãnh đạo chính trị nối tiếp năm năm một lần và được bắt đầu từ tháng Giêng với việc đại hội Đảng quyết định tiên quyết các chức vụ chủ chốt của chính quyền
AFP
Bốn quan chức hàng đầu của đảng và chính phủ được một số báo chí nêu danh tham dự sự kiện bầu cử mà bản tin tiếng Pháp của AFP hôm Chủ Nhật mô tả là được "kiểm soát chặt chẽ tới từng chi tiết" bởi đảng cộng sản.
Có vẻ thứ tự mang một thông tin ngầm định về 'trật tự quyền lực' với bốn quan chức được nêu danh, bao gồm thứ nhất, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thứ, đương kim Chủ tịch Quốc hội ứng cử tại Hà Nội; thứ nhì, ông Trương Tấn Sang, thường trực Ban Bí thư ứng cử tại TP. Hồ Chí Minh.
Thứ ba, ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng, ứng cử tại Hải Phòng và thứ tư ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng thường trực ứng cử tại Hà Tĩnh, theo VnExpress.
'Âm mưu chống phá'
Ông Nguyễn Phú Trọng (Hình: VOV)
Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại Hà Nội (Hình: VOV).
Về kỳ bầu cử vốn được khai mạc vào lúc 7 giờ sáng và dự kiến đóng cửa chính thức vào lúc 19 giờ cùng ngày.
Hãng tin Reuters nhận xét đây là "một cuộc bầu cử được thiết kế để tiếp tục duy trì việc nắm giữ quyền lực của đảng cộng sản nhưng không có vẻ sẽ trở lại một vai trò của quốc hội mang tính tích cực hơn trong việc hình thành chính sách."
Reuters cho hay quốc hội, vốn dự kiến nhóm họp vào tháng Bảy, sẽ lập ra một tân chính phủ mà trong đó 'Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trông đợi rộng rãi tái nắm giữ chức vụ hiện nay của ông."
Hãng tin có trụ sở tại Anh này cũng nhấn mạnh phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, ngay sau khi ông bỏ phiếu tại Hà Nội, khi trích dẫn lời nhân vật số một của đảng nói đất nước đang đối diện với "nhiều thách thức", bao gồm các thách thức kinh tế và đặc biệt là các nguy cơ của các "thế lực thù địch" đang có các 'âm mưu chống phá'.
"Cuộc bầu cử là một phần của chu kỳ lãnh đạo chính trị nối tiếp năm năm một lần và được bắt đầu từ tháng Giêng với việc đại hội Đảng quyết định tiên quyết các chức vụ chủ chốt của chính quyền", hãng tin Pháp, AFP đăng bài của phóng viên Ian Timberlake tại Hà Nội hôm Chủ Nhật bình luận.
Tất cả họ đều sẽ thắng cử. Do đó, theo quan điểm của đảng cộng sản, đảng sẽ có một cấp độ hợp pháp cao hơn
Giáo sư Carl Thayer nói với AFP
Bài viết của AFP nhận xét khoảng 10% đại biểu quốc hội sẽ được cho phép là những thành viên ngoài đảng, thế nhưng "để lọt qua vòng bầu cử lựa chọn từ 827 ứng viên, các đại biểu ngoài đảng này sẽ phải trải qua một quy trình được tổ chức để đảm bảo rằng nhiều tên tuổi 'gây tranh luận' sẽ bị loại bỏ."
Vẫn AFP trích lời của chuyên gia nghiên cứu Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales của Úc, nhận định "cả 14 ủy viên Bộ Chính trị đều ứng cử, vốn là điều không phải lúc nào cũng diễn ra ở các kỳ bầu cử trước" và ông dự đoán với hãng tin Pháp:
"Tất cả họ đều sẽ thắng cử. Do đó, theo quan điểm của đảng cộng sản, đảng sẽ có một cấp độ hợp pháp cao hơn," ông Thayer nói.
Sau cuộc đại hội đảng hội đảng hồi tháng Một, một số chuyên gia theo dõi tình hình chính trị của VN cho truyền thông quốc tế hay rằng kỳ họp Quốc hội nhóm vào tháng Bảy sẽ tiếp nối việc sắp xếp và hợp thức hóa các vị trí quyền lực còn lại của chính quyền ngoài chức vụ Tổng Bí thư đã rõ ràng, mà theo đó, Thủ tướng Dũng có khả năng lớn tiếp tục tại vị.
Và trong số các nhân vật được cho là có khả năng ngồi vào các chiếc ghế Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội, lần lượt, có thể có tên các ứng viên thành viên Bộ Chính trị là các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng, vẫn theo các chuyên gia.
Một trong những điểm khiến giới quan sát nước ngoài chú ý là vụ việc Bấmông Lê Quốc Quân, 39 tuổi, tự ra tranh cử nhưng bị loại theo thể thức được mô tả là vụ có mùi vị "đấu tố".
Ông được Bấmhãng thông tấn AFP trích dẫn nói mặc dù quốc hội có tiếng nói phản biện nhiều hơn nhưng cơ quan này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng.
Tuy nhiên, ông Quân tin rằng sẽ có ngày có các đảng khác ra tranh cử.
"Có thể phải mất một năm, 5 năm, 10 năm, nhưng điều đó sẽ đến. Cỗ máy cộng sản không thể chạy mãi được", ông Quân nói.




Đôi nét trước giờ bầu cử quốc hội



Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại Đại hội Đảng Cộng sản hồi đầu năm 2011
Giới quan sát không dự kiến sẽ có những kết quả đáng ngạc nhiên về nhân sự cấp cao.
Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIII và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ diễn ra ngày 22/05/2011.
Phóng viên Ian Timberlake của hãng thông tấn Pháp AFP có văn phòng tại Hà Nội có bài đánh giá chung ra ngày 20/05.
Bài viết mở đầu bằng hình ảnh người muốn trở thành đại biểu quốc hội những đã bị loại là ông Lê Quốc Quân.
Ông Quân, người tự ứng cử được trích dẫn nói rằng số phận của ông không được quyết định bởi lá phiếu cử tri mà bằng Bấmhội nghị của cử tri cấp cơ sở tại Hà Nội.
"Họ đã quyết định là họ phải loại tôi ra khỏi cuộc đua vì để tên tôi trong danh sách ứng viên là nguy hiểm bởi tôi có thể được bầu”, ông Quân nói với AFP tại bàn làm việc của mình với phía sau là ảnh của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với hàng chữ "hy vọng" chạy bên dưới.
Họ phải loại tôi ra khỏi cuộc đua vì để tên tôi trong danh sách ứng viên là nguy hiểm bởi tôi có thể được bầu
Lê Quốc Quân
Giới lãnh đạo chuyên quyền của Việt Nam không chấp nhận việc chấm dứt hệ thống độc đảng và củng cố quyền lực tại Đại hội Đảng hồi tháng Một khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ được ghế sau khi vượt qua được màn đấu đá nội bộ.
Ông Quân nói rằng việc ông tìm thấy niềm cảm hứng trước các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập là điểm bất lợi cho ông khi ông định ra tranh cử ghế trong Quốc hội.
Việc ông theo Công giáo và cũng không phải là đảng viên Cộng sản cũng có thể là yếu tố gây cản trở.
"Tại Việt Nam Đảng kiểm soát mọi thứ", bao gồm cả các ứng cử viên cho cơ quan lập pháp, ông Quân, 39 tuổi, người điều hành một công ty dịch vụ pháp lý nói thêm.
Ông bị khai trừ khỏi đoàn luật sư vào năm 2007 khi bị giam 100 ngày với cáo buộc tham gia "vào các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Khoảng 90% trong số 500 dân biểu sẽ được bầu chọn vào ngày Chủ nhật là Đảng viên.
'Nhờ đi bầu hộ'
Mười lăm ứng viên tự đề cử trong khi các ứng viên còn lại đều do các cơ quan khác như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh giới thiệu, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.
Các ứng cử viên đều được Mặt trận Tổ quốc sàng lọc và họ đều phải được tổ dân phố và cơ quan nơi làm việc thông qua.

Ông Quân bị loại khỏi danh sách ứng viên trong phiên bị xem là có tính "đấu tố".
Ông Dũng nói rằng quá trình này “có một số yếu tố dân chủ quan trọng,"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phương Nguyễn Nga nói kỳ bỏ phiếu vào ngày Chủ Nhật là "một sự kiện chính trị lớn cho người dân Việt Nam". 

Tuy nhiên ông Quân nói người dân biết rất ít về 827 ứng viên, kể cả các thành viên của Bộ Chính trị.
Một số người dân AFP hỏi chuyện nói bầu cử chẳng có ý nghĩa gì và thậm chí có người nói sẽ nhờ người nhà đi bỏ phiếu hộ.
Một phụ nữ 47 tuổi được trích dẫn nói con bà “chẳng quan tâm tới bầu cử mà chỉ lo kiếm tiền”.
Phản biện
Thế nhưng ngay cả giới chỉ trích cũng thừa nhận Quốc hội đã có tiếng nói nhiều hơn.
Nhiều người hoan nghênh đại biểu của họ vào năm ngoái đã có hành động hiếm hoi là bác kế hoạch gây nhiều tranh cãi của chính phủ đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với chi phí 56 tỷ đôla.
Đại diện LHQ sắp từ nhiệm John Hendra nói quốc hội Việt Nam đã đóng vài trò nhiều hơn nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính phủ.
"Tôi nghĩ rằng trong hai năm qua chúng ta đã thấy Quốc hội khẳng định được nhiều hơn vai trò của mình", ông Hendra nói.
Ông Lê Quốc Quân nói mặc dù quốc hội có tiếng nói phản biện nhiều hơn nhưng cơ quan này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng.
Tuy nhiên, ông hy vọng rằng sẽ có ngày có các đảng khác ra tranh cử.
"Có thể phải mất một năm, 5 năm, 10 năm, nhưng điều đó sẽ đến. Cỗ máy cộng sản không thể chạy mãi được", ông Quân nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét