Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Có nên xây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn?

UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề xuất của Sở GTVT về việc xây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn kết nối trung tâm TP hiện hữu với khu đô thị (KĐT) Thủ Thiêm. Cụ thể, cầu sẽ được bắt đầu từ cuối đường Đồng Khởi (Q.1) băng qua sông Sài Gòn đến quảng trường trung tâm KĐT Thủ Thiêm (Q.2) trong tương lai.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trang Bảo Sơn - Phó trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng KĐT Thủ Thiêm, cho biết đang chuẩn bị công tác khảo sát, thiết kế và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án. Hiện đã có 3 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH phát triển Bắc Việt, Công ty CP dịch vụ đầu tư Đăng Cơ và Indochina Capital đề xuất nghiên cứu xây dựng cầu theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
 
Việc xây cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn (nối Q.1 - Q.2) cần hết sức cân nhắc về nhu cầu sử dụng và cảnh quan - Ảnh: Diệp Đức Minh 

Việt Nam đang dư thừa nhà máy lọc dầu?

Tác giả: TRẦN THỦY
VEF.VN - Cả nước hiện có gần 10 dự án lọc hóa dầu với tổng công suất trên 60 triệu tấn/năm. Hiện nay giá dầu thô đang tăng cao trong khi chi phí đầu tư các dự án lọc dầu lớn. Nếu không tính toán cẩn thận thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, dự án có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, cả nước hiện có gần 10 dự án lọc hóa dầu với tổng công suất trên 60 triệu tấn/năm đang được đầu tư và xin cấp phép đầu tư.

Trong số đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là chủ đầu tư của 3 dự án lớn: Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Long Sơn (Bà Rịa -Vũng Tàu) và đang nghiên cứu xây dựng dự án lọc dầu số 4 tại Quảng Ninh. Tổng công suất ước tính trong các dự án của PVN có thể lên tới 40 triệu tấn/năm.

Bị xử thua vụ đất hiếm, Trung Quốc có cam lòng?

Tác giả: VIỆT THÀNH (TỔNG HỢP)
(VEF.VN) - Ngày 5/7 vừa rồi, các chuyên gia trong Nhóm điều tra của WTO đã đưa ra phán quyết về vụ kiện mà nguyên đơn là các nước Mỹ, EU, Mexico và bị đơn là Trung Quốc liên quan đến quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Theo đó, bên nguyên đơn thắng kiện. Tuy nhiên, cuộc chiến này có lẽ còn lâu mới đi đến hồi kết.
Từ nguyên liệu đến con bài chiến lược
Đất hiếm là tên gọi chung để chỉ các loại nguyên liệu đặc biệt như bô-xít, kẽm, ma-nhê-đi-um, than cốc... Các nguyên liệu này là thành phần tối quan trọng trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như màn hình tinh thể lỏng, ổ đĩa máy tính, máy nghe nhạc iPod... và quan trọng hơn là đất hiếm còn được sử dụng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.

Đầu óc trẻ con nhưng mang vóc dáng người lớn

Cách nay chưa lâu, trong bài trước tôi có nói về tinh thần chịu trách nhiệm và đòi phải chịu trách nhiệm của người Việt mình còn quá kém so với nhiều quốc gia. Hãy nhìn cái gương của người Nhật, lấy làm bài học cho dân tộc ta. Ngày xưa, tôi nghe nhiều thế hệ đi trước kể rằng: người Nhật khi phạm trọng tội, họ tự xử bằng cách lấy dao rạch bụng. Ngày nay, đó chỉ còn là thuộc về quá khứ; nhưng người ta tự xử bằng cách nhận trách nhiệm, từ chức nếu có sai lầm. Bắt chước cái kiểu rạch bụng hay từ chức thì ở Vn sẽ không có ông Hồ truyền giống cho đến ngày hôm nay tới đời ông Triết. Và cũng không có Trần Phú kéo theo đến thế hệ hôm nay là ông Phú Trọng. Rồi thì cũng sẽ không có đảng cộng sản Vn luôn.

CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

Chuyện đồng bào xuống đường biểu tình để biểu lộ lòng yêu nước phản đối Trung Cộng chèn ép Việt Nam trong các vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2, tàu Viking 2 cũng như các vụ đã bắt giữ đòi tiền chuộc mạng các ngư phủ Việt Nam trước sự làm ngơ của Đảng và Nhà Nước, lại bị chính Đảng và Nhà Nước ngăn cấm, bắt bớ. Phải nói đây là chuyện chỉ có ở Việt Nam.
Chưa hết! Khi cuộc biểu tình xảy ra đến lần thứ 5, thì có một anh giáo sư Hán(g) rộng, nhưng không thâm Nho tên Nguyễn Thế Sự đã làm chuyện ruồi bu là trả lời phỏng vấn của báo Tàu bảo là “những cuộc biểu tình do bọn phản động nước ngoài là đảng Việt Tân ở Pháp (?) tổ chức”. Trên các trang mạng, rất nhiều độc giả đã góp ý “dạy dỗ” tên giáo sư Hán gian “cỏ đuôi chó” này tới bến khiến y phải lên tiếng đính chính, đính tà lia chia.

Liệu Mỹ có nên ‘kiềm tỏa” Trung Quốc?

Tác giả: JOSEPH S. NYE
Tháng Bảy này đánh dấu 40 năm sự kiện chuyến thăm bí mật đến Bắc Kinh của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger, chuyến đi đã khởi động cho tiến trình hàn gắn mối quan hệ đã rạn vỡ trong suốt 20 năm trước đó giữ Mỹ và Trung Quốc. Chuyến đi này và chuyến thăm sau đó của Tổng thống Richard Nixon là một biểu tượng cho cuộc tái tập hợp lực lượng thời Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Trung Quốc đã gác qua một bên các thù hằn để cùng nhau hợp tác thành công kiềm tỏa đà mở rộng ảnh hưởng của Liên bang Xô viết.
Giờ đây khi mà Liên Xô chỉ còn là quá khứ, sức mạnh Trung Hoa ngày càng tăng tiến, một số người Mỹ đã biện luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể mang đến hòa bình và vì thế Mỹ nên thực hiện chính sách kiềm tỏa Nước Cộng hòa Nhân dân. Thực sự một số quan chức Bắc Kinh cũng đã nhìn nhận đó là chính sách hiện này của Washington. Họ đã sai.

Làm cho biển Đông dậy sóng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi

Những nguồn tin mà người viết nhận được trong suốt hơn một tháng qua từ Việt Nam (VN) cho thấy người dân trong nước đang lo sợ và tin rằng Trung Cộng (TC) sắp đánh VN. Vì những tin đồn như thế mà một số Việt Kiều (VK) đang du lịch VN, chịu bị phạt, book vé về sớm hơn dự tính ban đầu. Những VK sắp du lịch VN cũng dè dặt, có người đình hoản, thậm chí hủy bỏ chuyến đi vì sợ bị kẹt lại không về được một khi chiến tranh bùng nổ giữa cộng sản VN (CSVN) và Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên theo nhận định của người viết thì sự việc làm cho biển Đông dậy sóng, có lúc tưởng như cả vùng Đông Nam Á bên bờ vực thẳm của chiến tranh chẳng có gì ghê gớm và lo sợ cả.

Nỗi đau nước Việt: Bãi biển Trung Hoa ở... Đà Nẵng

Đôi lời: 
Nhân đọc bài "Lần giở những trang 'hồ sơ tối' của ông '16 chữ vàng' Giang Trạch Dân" của nhà văn Phạm Viết Đào; trong đó có đoạn tác giả mô tả ông Giang Trạch Dân vào tắm tại biển Đà Nẵng, và nêu ra câu hỏi:
Giang Trạch Dân muốn long trọng hóa việc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này?!
Còn nhớ trong một lần tìm tư liệu viết bài, chủ Blog tôi đã tìm được một bài ngắn sau đây, trong đó nói đến... bãi biển Trung Hoa.
Đề nghị, TP Đà Nẵng dẹp ngay cái tên lạc loài này; vì nếu để lâu, khách quốc tế sẽ xem đây là biển của Trung Hoa, như vậy phù hợp với đường lưỡi bò mà Trung cộng ngang nhiên tuyên bố là "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ.
Đây là việc làm rất đáng tiếc của TP Đà Nẵng!