(GDVN) – Các chuyên gia bình luận chính trị quốc tế cho rằng, thứ nhất, mặc dù cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị tác động trực tiếp bởi sự bành trướng, đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc song không gian biển của các quốc gia nằm gần Trung Quốc nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Thứ hai, là nếu Trung Quốc không cố khẳng định chủ quyền đối với các không gian biển thuộc về Philippines và Việt Nam thì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các không gian biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ vô giá trị.
Thứ hai, là nếu Trung Quốc không cố khẳng định chủ quyền đối với các không gian biển thuộc về Philippines và Việt Nam thì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các không gian biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ vô giá trị.
Hải quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ) |
Như vậy, có thể nhận thấy rằng chưa chắc Trung Quốc rồi đây sẽ tự nguyện hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền đối với những không gian biển thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam. Mặt khác, nếu như Trung Quốc đạt được ý đồ của họ đối với Philippines và Việt Nam thì chắc chắn sau đó sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia và Brunei.
Việc Philippines gửi thư ngoại giao cho Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc sau vụ bãi Cỏ Rong cho thấy rằng nước này đang áp dụng UNCLOS (Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc) để bảo vệ các quyền của họ ở biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam cũng sử dụng cơ quan pháp lý này, hai nước sẽ có một khung thông tin, hiểu biết và hợp tác chung. Ví dụ, nếu Việt Nam và Philippines có thể bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau qua con đường ngoại giao trong những sự cố như sự cố bãi Cỏ Rong và tàu Bình Minh 02, Viking 2 thì việc làm đó sẽ có tác dụng tốt trước dư luận quốc tế.
Biện pháp căn bản hơn là chuyên gia và nhà ngoại giao của hai nước nên tiếp xúc với những đối tác và người đồng nhiệm ở Malaysia, Brunei và Indonesia để xác định chính xác quần đảo Trường Sa gồm những gì và không gian biển của quần đảo Trường Sa thực sự là bao nhiêu.
Bằng cách này cả 5 quốc gia nói trên sẽ thống nhất và vạch rõ được đường ranh giới của những khu vực có tranh chấp và những khu vực không có tranh chấp ở biển Đông. Điều này sẽ giúp cho cả 5 nước với tư cách cá nhân và tư cách tập thể chống lại những ý đồ của Trung Quốc nhằm mở rộng tranh chấp biển Đông tới những khu vực không có tranh chấp.
Ngoài ra, về mặt đối ngoại điều này còn góp phần thuyết phục cả thế giới rằng công cuộc đi đòi công lý của cả 5 quốc gia này xứng đáng được cả thế giới ủng hộ.
Cách đây nhiều ngày, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng thúc giục các quốc gia trong vùng đang có tranh chấp biển Đông hãy gia nhập Bộ luật quốc tế ngăn ngừa xung đột vũ trang và thúc đẩy các giải pháp giải quyết tranh chấp.
Theo Manila, cần một Bộ luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia liên quan một tiếng nói bình đẳng, bất kể sức mạnh kinh tế và quân sự đến đâu và ngăn cấm mọi hành động đè bẹp luật pháp, ỷ mạnh hiếp yếu, lấn chiếm biển đảo bằng vũ lực.
Hiện nay các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có một thỏa thuận không trói buộc là DOC nhưng Trung Quốc đã liên tục vi phạm thỏa thuận này. Mặt khác, Ngoại trưởng Philippines cũng nói rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ “là đảm bảo an toàn” cho vùng biển có tranh chấp.
Bộ trưởng quốc phòng Philipines, ông Voltaire Gazmin nhận định, Mỹ “có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hằng hải nhộn nhịp thứ nhì thế giới”. Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.
Sau tháng 7/2011, một loạt các hội nghị quốc tế quan trọng gồm Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức. Các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông cần chủ động hơn đối với tình hình khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét