Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao...
Cầm trên tay một gói quà vặt nhìn bề ngoài có mầu sắc rất bắt mắt và in hình con hổ, em Nguyễn Đức Tiến – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú (TP. Bắc Giang) cho biết: “Mấy đứa bạn em thường hay mua gói cay và thịt hổ ăn. Thực tế, em cũng chẳng biết đó có phải là thịt gì nhưng ăn thấy vừa chua, cay và ngọt nên mua ăn”.
Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở nhiều cổng trường học. |
Không biết là gì cũng ăn...
Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.
Theo khảo sát của trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.
Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.
Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…
Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…
Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.
Theo khảo sát của trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.
Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.
Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…
Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…
Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bafy bán ở TP. Bắc Giang. |
Đặc biệt phải kể tới sản phẩm “thịt hổ” với bao gói sản phẩm in hình con hổ nhưng bên trong chẳng rõ là thứ gì. Khi ăn thử “thịt hổ” thấy hơi dai như kiểu cao su lại có vị ngọt, chua và hơi cay (giá 2.000 đồng/gói).
“Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.
Ăn thử thấy phát sợ
Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.
Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.
Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.
Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.
Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.
Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
“Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.
Ăn thử thấy phát sợ
Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.
Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.
Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.
Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.
Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.
Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Không thể kiểm soát chất lượng hàng trôi nổi Để rõ hơn thành phần có chứa trong các sản phẩm “thịt hổ”, bánh rán, gói cay… được gọi là quà vặt của trẻ nhỏ, chúng tôi mang đến cơ quan chức năng xét nghiệm. Nhận định ban đầu, bà Vũ Thị Trang - chuyên viên xét nghiệm Labo Hoá, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay, các sản phẩm này thường có phẩm màu kiềm (phẩm màu độc), có đường hoá học (hiện có 4 loại cấm dùng) và chất bảo quản. Còn về “chất liệu” để làm ra các sản phẩm này, bà Trang cũng chưa rõ là chất gì. Là người làm công tác xét nghiệm trực tiếp thực phẩm nhưng bà Trang cũng chưa kiểm nghiệm các sản phẩm này. Theo nhận định của bà Trang, đây là sản phẩm nhập lậu, nhập tiểu ngạch 100% nên không có nhãn hàng phụ (của công ty nhập khẩu) và không có các xét nghiệm cần thiết của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Thông thường, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chính hãng sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm nước xuất đi. Dựa trên cơ sở đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới cấp giấy phép cho nhập hay không. Nếu là hàng trôi nổi, chúng tôi chỉ xét nghiệm khi có đề nghị của Thanh tra ATVSTP, các cơ quan chức năng và báo chí” - bà Trang chia sẻ. |
(Theo Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét