Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Bút ký tháng 6 – 2011 : “Sao lại đối xử với nhân dân như thế ?”

Nguyễn Thượng Long “Thưa thầy ! Sao các thầy cô giáo, học sinh phổ thông lại thờ ơ với những cuộc xuống đường ôn hoà như thế này hở thầy?”. Câu hỏi của cô học trò cũ hỏi tôi và tôi cũng chưa đưa ra được 1 trả lời thoả đáng cứ ám ảnh tôi suốt dọc đường bị các ông An Ninh chính trị đưa về và đó cũng là can cớ để tôi cầm bút, cố lý giải những câu hỏi mang tính thời sự chỉ có ở đất nước tôi, rằng : Ngăn cấm biểu tình, đàn áp biểu tình CAND họ được gì? Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được gì? và vì sao những đồng nghiệp của tôi lại vắng mặt trong những sinh hoạt chính trị này?...

Lấy nước chữa lửa


Phạm Khắc Trung (danlambao) - "...Hôm sau, tôi vừa mở trang mạng DânLàmBáo, đã thấy bức biếm họa “Mưa qua đất Bắc” của anh Hatka ngay trang đầu, làm tôi bồi hồi xúc động. Con chuột trong tay anh Hatka đã khiến hình ảnh Cậu Gióng tân thời trông thật linh động làm sao: Đầu ba chỏm tóc, chân đứng vững vàng trên mảnh đất kính yêu, miệng cười tươi ngạo nghễ khinh thường, cậu đái vòng qua đầu Khương Du tưới lên đất Bắc..."

Người gieo mầm


Phương Bích (danlambao) - Lẽ ra những việc như thế phải để cho những người có trách nhiệm với đất nước lo, vậy mà một chàng thanh niên 36 tuổi trưởng thành từ vùng quê nghèo Hà Tĩnh lại đang miệt mài với công việc gieo mầm ấy. Tôi hoàn toàn thành thật khi nói rằng tôi vô cùng ngưỡng mộ công việc mà cậu ấy đang làm. Hy vọng sẽ có nhiều người làm công việc gieo mầm cùng với Phạm Quang Thạch, và hy vọng người dân ta hiểu rõ được lợi ích từ việc đọc sách như thế nào...

Hậu Chí Phèo

Mr. Đỗ - Sau khi đánh chết Bá Kiến trong một cuộc ẩu đả tưng bừng trước nhà Chị Dậu, Chí Phèo nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông của làng Vũ Đại, được đông đảo dân chúng ủng hộ hết mình. Kết thúc trận kịch chiến ấy, Phèo từ một tay bợm nhậu bỗng chốc biến thành người hùng. Trong mắt dân chúng, kể cả một số kẻ thù xưa của Phèo, hắn là một trang hảo hán, là người soi đường chỉ lối.

Lạm bàn về ảnh hưởng của văn hóa... Tàu

Hành Khất & nbsp (danlambao) Lúc còn ở cấp trung học, tôi có một người bạn chung lớp. Thỉnh thoảng, chúng tôi chở nhau trên xe đạp về miền quê chơi. Trên đường đi, Anh bạn tôi hay kể cho tôi nghe những câu truyện...Tàu thời xa xưa. Những nhân vật trong đó và ngay cả chức vụ, Anh bạn đều nhớ rất rõ.

Đảng Cộng sản Việt Nam thắm thiết, Tân Hoa Xã làm lơ

Vũ Quí Hạo Nhiên- Ngày 1 tháng 7 là lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong dịp này, “Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã gửi Điện mừng đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,” theo trang web Đảng Cộng Sản Việt Namở đây (jpeg ở đây).

Lời lẽ rất đáng yêu:

Thư gửi 28 nghi phạm vừa bị bắt


Trần Tèo (danlambao) - Tớ thật bất ngờ khi đọc được tin các cậu dám cả gan kích động xúi giục người nhà của cô gái xấu số Dương Thị Thu Hiền và hàng ngàn người dân mang quan tài cô gái này đi trên phố sau đó đập phá bệnh viện, nhà riêng bác sĩ, trụ sở công an, UBND huyện Năm Căn...

Chuyện chỉ có ở các Tòa án Việt Nam

Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Trong trường hợp của cựu chiến binh tên là Đinh Đức Phiếu tố cáo các quan chức, lên án chế độ thì công an lại áp dụng trò đưa người tố cáo đi giám định tâm thần. Kết luận giám định của công an bao giờ cũng là: «người tố cáo, khiếu nại bị tâm thần». Cái giấy giám định này coi như là kết thúc cuộc đời của một con người. Họ bị bệnh tâm thần. Nghĩa là họ bị mất hết năng lực và hành vi dân sự.

Biểu tình ngày 3/7

Nguyễn Xuân Diện

6h30′  Tường thuật trực tiếp từ Hà Nội … 

 
Ngăn đường vào Sứ quán Trung Quốc từ 6h30′

Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa.

Aaron L. Friedberg




Hiếu Tân dịch

1

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị hãm vào trong một cuộc tranh chấp thầm lặng nhưng ngày càng gay gắt nhằm dành quyền lực và ảnh hưởng không chỉ ở châu Á mà trên khắp thế giới. Mặc dầu những gì mà nhiều nhà bình luận nghiêm chỉnh và thiện chí dường như tin tưởng, sự kình địch giữa Hoa-Mỹ mới nảy sinh không phải chỉ là kết quả của những chính sách sai lầm hay những sự hiểu lầm, trái lại nó bị thúc đẩy bởi những lực lượng đã bắt rễ sâu trong cấu trúc đang thay đổi của hệ thống quốc tế và trong chính những chế độ chính trị trong nước hết sức khác nhau của hai cường quốc Thái Bình Dương.

“BA ĐÌNH” NƠI CẤT GIỮ MỌI TAI HỌA

Thái độ hèn nhát của đảng CSVN với giặc Tầu chỉ là một góc tối trong bối cảnh Biển đông . Cái họ sợ nhất chính là an toàn tính mạng bản thân cùng gia đình cũng như sẽ không được hưởng tài sản ăn cướp được cất giữ từ những tài khoản bí mật ở nước ngoài . Thụy Sĩ không phải là nơi duy nhất cất dấu xương máu người Việt Nam sau khi đã quy đổi thành vàng & $USD . Hiện tượng tẩu tán tài sản đã có qua hình thức mua bất động sản ở Châu Mỹ và cả Châu Á. có thể hiện tượng thu mua Vàng 9999 trong nước thời gian qua sẽ được chôn tại chổ thí dụ như nghĩa trang – dưới nền nhà xác hoặc đâu đó trong cái nhà thờ Họ…Cộng sản .

Làm chư hầu cho Trung Quốc

Lê Phan

Một số các nhà chính trị học Trung Quốc đang bận rộn tìm một nhân sinh quan mới để biện minh cho chính sách thực dân Tân Ðại Hán của chính quyền Bắc Kinh.

Họ nói đến một thế giới của những vòng đồng tâm mà trong đó ở chính giữa là Trung Quốc. Những quốc gia lân cận, đã bị Hán hóa nhiều như Việt Nam nằm ở vòng kế cận là các chư hầu. Xa hơn nữa là những nước “rợ” dầu là “rợ” da trắng hay “rợ” da màu nào khác chăng nữa, và tất cả đều là lãnh thổ của “thiên triều”. Họ đưa ra viễn ảnh của các quốc gia chư hầu triều cống “hoàng đế” thì sẽ được hưởng những ơn mưa móc của “thiên triều”, kể cả quyền lợi về mậu dịch, chia sẻ tài nguyên.

Thân phận kẻ chư hầu

Ai đã từng đọc qua lịch sử Việt Nam cũng đều thấy được mộng bá quyền của Trung cộng từ thuở đế quốc Tàu xa xưa. Dân tộc ta đã bị chúng đô hộ trên một ngàn năm nhưng ông cha ta đã giử vững được san hà cho đến ngày nay, cho thấy rằng nhân dân ta đã anh dũng và quật cường đến chừng nào. Ông cha họ đã đổ nhiều xương máu để đánh chiếm nhưng vẫn không làm khuất phục được nhân dân ta, do đó mà họ rút kinh nghiệm tìm kẻ nội ứng làm tay sai“ rước voi dày mã tổ” để chúng dể dàng thôn tính hơn.

Và giờ đây ý nguyện họ sắp thành, một tập đoàn Việt gian làm tay sai nội ứng nối giáo cho giặc mang tên là đảng Cộng sản Việt Nam.

HÔN NHÂN “CHIMERICA” LỦNG CỦNG – LŨ “CHÓ CON” VGCS QUẨN CHÂN VÀ CHẾT CHẸT

Tổng Hợp Tin Tức ngày 29-6-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

Cuộc hôn nhân Mỹ/Tàu, không biết từ bao giờ, được đặt tên là “Chimerica”, và đánh giá là “hôn nhân do tính toán lợi hại” – marriage of convenience. Mụ “đàn bà mất nết” họ Mao, vì tính toán lợi hại, đã ngoại tình với “kẻ lạ” nhà giàu, phản chồng Nga, “đi đêm” với Mỹ, tụng niệm bùa chú “làm giàu là vinh quang”. Từ đó, lằn ranh Mỹ “be bờ” đế quốc Liên Xô không còn nằm ở Đông Nam Á với vĩ tuyến 17 của VN nữa, mà đưa lên phía Bắc nước Tàu, và VNCH bị “hy sinh”.

GIÁC THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Như các anh đã biết tình hình đất nước chưa bao giờ nghiêm trọng bằng lúc này, vận mệnh tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc ”. Giặc phương Bắc đã áp sát các vùng biển, trên đất liền bằng nhiều hình thức giặc đã đóng chốt những địa thế chiến lược hiểm yếu nhất của nước ta. Trên rừng, dưới đồng bằng, đâu đâu cũng có giặc mai phục. Ở mạnNam, chúng lại dung dưỡng bọn Hun Sen thay Pol Pot có thể thọc sau lưng ta bất cứ lúc nào, tình thế hết sức nguy khốn.

Hiến kế

Trương Nhân Tuấn
Hôm trước, khi tôi viết bài « Làm cách mạng hay Đấu tranh chính trị nghị trường »  đăng ở đâyhttp://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=718  thì có người phê bình rằng tác giả « làm thầy đời ». Có lẽ vì tôi đã đề nghị những trí thức trong nước nên tự ra ứng cử quốc hội để đấu tranh chính trị nghị trường nhằm đột phá những bế tắt về chính trị của Việt Nam hiện nay. Động lực đã thúc đẩy tôi có ý kiến như thế là vì tôi có tham khảo quá trình dân chủ hóa tại Đài Loan. Tôi cho rằng tình trạng văn hóa, xã hội, và trong chừng mực, lịch sử phát triển của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Đài Loan, do đó, sự chuyển hóa dân chủ ở đảo quốc này sẽ dễ dàng áp dụng cho trường hợp VN hơn là trường hợp các xứ Đông Âu hay ở các xứ Ả Rập mới đây. Một phần bài viết về « Quá trình dân chủ hóa Đài Loan » đã đăng ở đâyhttp://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=740 .

Vấn đề tranh chấp biển Đông - Đài Loan toan tính điều gì ?

Bộ ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan, hôm 17 tháng 4 đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Trung Hoa đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, cùng vùng biển chung quanh, ngay sau cuộc hội đàm chính thức giữa lãnh đạo quốc phòng cấp cao Trung Quốc và Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4 năm 2011 tại Hà Nội kết thúc. Ngày hôm sau, 18 tháng 4, bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng tuyên bố sẽ củng cố lực lượng phòng thủ đảo Thái Bình (Ba Bình) và Trung Sa (Pratas) bằng các đơn vị Thủy quân lục chiến, thay vì lực lượng tuần duyên như trước đây.  Cuộc hội đàm cao cấp quốc phòng, phía Trung Quốc gồm tướng Guo Boxiong (Quách Bá Hùng), Phó chủ tịch quân ủy trung ương, cùng phái đoàn quân sự cấp cao, phía Việt Nam gồm Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh. Tướng Quách Bá Hùng nhân dịp này cũng gặp gỡ quí ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Việt Nam cần điều chỉnh lại chiến lược biển Đông.

Những sôi động đã tạm lắng xuống sau nhiều tuần xôn xao trong dư luận Việt Nam sau vụ chiếc tàu Bình Minh II bị tàu hải giám của TQ cắt cáp dò địa chấn trong vùng biển thuộc hải phận kinh tế độc quyền của Việt Nam vào cuối tháng 5 năm 2011. Người Việt Nam nào cũng phẫn nộ và cảm thấy bị xúc phạm vì địa điểm của chiếc tàu Bình Minh lúc bị cắt cáp, hay việc chiếc tàu Viking 2 bị cản trở hoạt động, đều nằm sâu trong vùng kinh tế độc quyền của VN (ZEE), chỉ cách đường cơ bản của VN khoảng hơn 100 hải lý.

Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).
  

Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. 
 
Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên. 
 
Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm. 
 
Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

TRUNG QUỐC ĐÃ NẮM GIỮ TẤT CẢ CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA ?


Tác Giả: Theo SBTN   

Có tới 30 doanh nghiệp Trung Cộng đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia
Vào lúc mối quan hệ nồng thắm của Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng mỗi lúc một rệu rã, thông tin về những nhược điểm của Việt Nam đang bị Trung Cộng kiểm soát mỗi lúc được phổ biến nhiều hơn.
Mới đây, báo chí Việt Nam lại rộ lên chuyện các quan chức, bộ ngành quan trọng của Việt Nam thú nhận rằng rất nhiều các công trình quan yếu, là điểm hiểm yếu nhất của Việt Nam đang bị các nhà thầu Trung Cộng cầm giữ.

Tổ quốc và vợ - chọn ai ?

Lê Dũng

Nếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng.
Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy. Thằng ầy nó là ai, một quan chức, một công chức quèn, một thợ hồ, một cửu vạn hay kể cả là một thằng từng đi trại về. Ở ta có cái lạ là chưa chắc tất cả những người đi trại về đều là kẻ xấu, thất học, vũ phu, côn đồ hay phản Quốc. Đó là sự thực vì có cả ngàn án oan chưa giải được kia mà, vẫn còn chờ lịch sử giải hộ.

Ngu dân

Lê Dũng
 
Cô bạn nhìn thấy cái ảnh hai Bố con vác cờ đi biểu tình hôm 26 vừa rồi thì bảo : mấy thằng chỗ nhà em nó bảo : mỗi người đi được 50 ngàn ! em bận nên không đi được.
Ôi giời ạ, giữa thế kỷ hăm mốt sao lại có những kiểu người ấu trĩ đến thế là cùng ! em nói vậy có nghĩa là Bố con anh đi biểu tình về rồi có đứa mang cho một trăm ngàn, mua được nửa cân thịt ngựa giả bò chắc ?

Trung Quốc có kích động một cuộc chiến châu Á?

Bắc Kinh đang cố gắng đẩy các nước láng giềng ra khỏi Biển Đông – vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khi, và một tổ chức tư vấn chính sách đã cảnh báo, căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Viện Lowy về các chính sách quốc tế của Australia cảnh báo, cách xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể kích động một cuộc chiến tranh. Các tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu – thậm chí là làm hư hại – các tàu thăm dò của Việt Nam và Philippines, biến Biển Đông trở thành một “vùng nguy hiểm”, báo cáo của Viện Lowy nhấn mạnh.

Một tàu chiến Trung Quốc (phía trước) và tàu Nhật Bản đậu gần phía nam Nhật Bản. Các tàu Trung Quốc bị cáo buộc đã quấy nhiễu nhiều tàu của các láng giềng trong các cuộc tuần tra gần đây. Ảnh: Reuters/Kyodo 

Giữ thành phố nổi không "chìm"

Tác giả: LAURA ALLSOP
Nổi tiếng là một trong những kỳ quan của thế giới, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách, nhưng Venice hiện phải đối mặt liên tiếp với những vấn đề đe dọa "nhấn chìm" thành phố nổi này.
Vấn đề ngập lụt của Venice thì ai cũng biết: mỗi năm nước dâng ngập các đường phố nổi tiếng, tàn phá các tòa nhà lịch sử và hủy hoại các tác phẩm nghệ thuật vô giá. Nhưng Venice còn phải đối mặt với những vấn đề khác, như suy giảm dân số hay việc khách thăm quan không ngừng ùn ùn kéo đến khiến người dân địa phương cảm thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc sống ở đây.

Biển Đông: Giành thời cơ, thoát hiểm hoạ

Tác giả: TS LÊ HỒNG NHẬT*
Bài phân tích của TS Lê Hồng Nhật (ĐHQG, TP.HCM) là một góc nhìn sâu về bản chất xung đột chủ quyền ở Biển Đông, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương mà Trung Quốc đang tiến hành, đồng thời kiến nghị những lựa chọn chính sách cho Việt Nam.
Bài 1: Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông
Vấn đề Biển Đông
Chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này.

Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: TS LÊ HỒNG NHẬT
Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông.
Gây hấn, chèn ép nước nhỏ để vẽ lại bản đồ khu vực
Như đã nêu trong Phần 1, mục tiêu chính của Trung Quốc là nhằm kiểm soát con đường hàng hải quốc tế, đi từ Trung Cận Đông qua eo biển Malacca, đi qua Biển Đông, dọc theo Trường Sa (Spratlys), tiếp đến là qua Hoàng Sa (Paracels). [Xem Bản đồ 1]. Con đường biển này ngày càng trở nên có tính sống còn với Trung Quốc*. Nhưng nó cũng có tính chất sống còn với Mỹ, Nhật và các nước trong vùng. Một sự hợp tác an ninh hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật và ASEAN sẽ là lý tưởng cho sự ổn định và phồn thịnh của khu vực. Nhưng việc biến vùng biển quốc tế đó thành lãnh hải thuộc địa phận Trung Quốc, lại là một bảo đảm an ninh hơn cho Trung Quốc, với cái giá là chủ quyền của các nước nhỏ hơn trong khu vực bị xâm hại.

Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế giới ra sao?

Michael Schuman



Nếu bạn có ý định đến thành phố cảng tiền đồn của Australia, Port Hedland, hãy chắc chắn số tiền trong thẻ tín dụng của bạn còn kha khá. Khu thương mại bụi bặm của cái làng biệt lập 20.000 dân này có thể chỉ là vài đường phố vắng teo với mấy chi nhánh ngân hàng, sinh hoạt văn hóa của địa phương gói gọn những quán giải khát và những bàn pool[1]. Nhưng khi giấy tính tiền đưa đến, bạn tưởng bạn đang ở Beverly Hills[2] Một bữa ăn với hai quả trứng bác, bánh mì, thịt băm và một lon Coca-Cola trong một quán ăn rẻ tiền nhớp mỡ và ám khói hết hơn 20$. Một khách sạn địa phương với các căn phòng không hơn gì những khối bê tông phơi nắng giá 300$ một đêm.