Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Trong trường hợp của cựu chiến binh tên là Đinh Đức Phiếu tố cáo các quan chức, lên án chế độ thì công an lại áp dụng trò đưa người tố cáo đi giám định tâm thần. Kết luận giám định của công an bao giờ cũng là: «người tố cáo, khiếu nại bị tâm thần». Cái giấy giám định này coi như là kết thúc cuộc đời của một con người. Họ bị bệnh tâm thần. Nghĩa là họ bị mất hết năng lực và hành vi dân sự.
Tòa án luôn là nơi xét xử mọi người theo đúng luật pháp. Xưa thì theo luật lệ của làng nước. Xã hội phong kiến thì tòa án dù có là công cụ của vua quan cũng xét xử đúng người đúng tội. Làm quan như cha của Nguyễn Sinh Cung mà giết người thì cũng bị lột áo quan xuống làm thường dân. Nhưng ở chế độ hiện nay của nhà cầm quyền đảng trị thì dân chúng không được nói xấu quan chức. Nếu có tố cáo đúng thì cũng bị cho là vu khống. Ngay từ đầu, khi «làm án» thì các điều tra viên sẽ theo hướng này mà điều tra. Dù có dùng các hình thức ép cung, nhục hình, mớm cung thì cũng phải làm để mục đích là bảo vệ uy tín của các quan chức. Nhất là Bí thư tỉnh ủy thì càng được ưu ái bảo vệ.
Một bản tin trên báo Đất Việt ngày 2.7.2011 cho biết là một người 66 tuổi, cựu chiến binh tên là Đinh Đức Phiếu là người tố cáo bí thư tỉnh ủy Ninh Bình bị đưa ra xét xử. Dù sau này các tố cáo đó rất chính xác nhưng ông vẫn bị truy tố.
Trong trường hợp của cựu chiến binh tên là Đinh Đức Phiếu tố cáo các quan chức, lên án chế độ thì công an lại áp dụng trò đưa người tố cáo đi giám định tâm thần. Kết luận giám định của công an bao giờ cũng là: «người tố cáo, khiếu nại bị tâm thần». Cái giấy giám định này coi như là kết thúc cuộc đời của một con người. Họ bị bệnh tâm thần. Nghĩa là họ bị mất hết năng lực và hành vi dân sự. Đây là một phương cách bài bản mà an ninh Việt nam đã áp dụng cho nhiều người: Luật sư Bùi Kim Thành, Mục sư Thần Văn Trường, Tiến Sĩ Thọ (người đốt thẻ đảng và đòi bỏ hệ thống triết Mac- Lê)... cũng bị chụp mũ là tâm thần. Đây là việc làm phi nhân và tàn ác, hiểm độc của công an Việt Nam. Và Tòa án thì luôn hợp pháp các giám định của công an.
Các giám định của công an và các cơ quan pháp y của Việt Nam có đáng tin cậy hay không thì chỉ cần lấy ví dụ trong vụ án anh Nguyễn Minh Nhựt bị công an huyện Bến Cát - Bình Dương giết chết là biết độ chính xác của các giám định của công an. Anh Nhựt bị bắt giam thì công an bẻ cong là anh Nhựt tự nguyện xin vào đồn công an hơn 1 tuần lễ. Anh Nhựt chết nhưng có thư tuyệt mệnh để lại hết lời khen ngợi công an. Và công an Bình Dương giám định cái thư tuyệt mệnh này do anh Nhựt viết. Dù bằng mắt thường người ta ai cũng nhận ra nét chữ trong cái thư tuyệt mệnh và chữ thật của anh Nhựt trong cuốn sổ tay cá nhân khác nhau một trời một vực.
Kỳ thiệt, trong cái xã hội mà đạo đức suy đồi, giả dối và lừa bịp từ cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện ra xã hội thì ai mà không phát điên mới là chuyện lạ. Người «điên» mà tố cáo chính xác trong khi đó những người vỗ ngực xưng là có chỉ số I.Q cao thì luôn đạo đức giả. Họ nói 1 đường nhưng làm 1 nẻo. Ký nhiều hiệp ước và công ước quốc tế nhưng coi như không biết gì. Công ước, công hàm bán nước nhưng giờ lại la làng đòi lại thì sao gọi là bình thường được. Có nhà cầm quyền nào mà dân chúng đi biểu tình chống ngoại xâm lại ra tay bắt bớ dân mình không?
Luật lệ có đó nhưng quan tòa nhắm mắt làm ngơ. Người dân trở thành những bị cáo điên loạn trước công đường. Luật sư bị kẹp cổ lôi ra khỏi tòa y như tội phạm.
Trước thời thế hiện nay thà điên như nạn nhân Đinh Đức Phiếu, 66 tuổi ở Ninh Bình hay như Bùi Giáng - Anh điên mà dzui dzẻ thập thành, còn chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn hiu!Khổ nỗi người điên trong chế độ độc tài cũng không yên thân. Cụ già 66 tuổi cựu chiến binh cũng ra vành móng ngựa và thi sĩ Bùi Giáng cũng đã bị bắt giam nhiều lần giữa đôi bờ hư thực, đời và thơ của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét