Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Hiến kế

Trương Nhân Tuấn
Hôm trước, khi tôi viết bài « Làm cách mạng hay Đấu tranh chính trị nghị trường »  đăng ở đâyhttp://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=718  thì có người phê bình rằng tác giả « làm thầy đời ». Có lẽ vì tôi đã đề nghị những trí thức trong nước nên tự ra ứng cử quốc hội để đấu tranh chính trị nghị trường nhằm đột phá những bế tắt về chính trị của Việt Nam hiện nay. Động lực đã thúc đẩy tôi có ý kiến như thế là vì tôi có tham khảo quá trình dân chủ hóa tại Đài Loan. Tôi cho rằng tình trạng văn hóa, xã hội, và trong chừng mực, lịch sử phát triển của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Đài Loan, do đó, sự chuyển hóa dân chủ ở đảo quốc này sẽ dễ dàng áp dụng cho trường hợp VN hơn là trường hợp các xứ Đông Âu hay ở các xứ Ả Rập mới đây. Một phần bài viết về « Quá trình dân chủ hóa Đài Loan » đã đăng ở đâyhttp://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=740 .

Hôm nay, khi thấy tôi phê bình « bản kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ » thì có người tỏ vẻ không đồng ý, cho rằng tôi « chỉ tập trung bắt bẻ câu chữ văn bản, phương pháp thực hiện » và muốn tôi « hiến kế ».
Tôi thấy trong nước hay sử dụng chữ « hiến kế ». Nhất là « hiến kế » cho những người lãnh đạo. Theo tôi, nếu « lãnh đạo » bất tài thì nên từ chức. Người tài mà có trí thì sẽ không ai làm cái việc « hiến kế » ngu xuẩn này. VN đâu thiếu người tài giỏi để thay thế người « lãnh đạo », ở những việc mà « lãnh đạo » không làm được, hay làm mà thất bại. Nhưng người VN trong nước đã quen  với cái lối sống như thế. Tức lối sinh hoạt của các sứ quân thời phong kiến. Lãnh đạo nào của VN hiện nay cũng có trong tay vài « quân sư » nhằm vào việc « hiến kế ». Người có khả năng, tài giỏi… sẽ chỉ là những cái bóng phía sau các vị lãnh đạo. Nếu tư duy của trí thức trong nước về nhân sự lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo xã hội vẫn không thay đổi, thì mặt trời sẽ không bao giờ mọc tại VN. Hiện tượng « hiến kế » sẽ còn tồn tại lâu dài.
Những dòng chữ viết này do đó không nhằm để « hiến kế » cho ai cả. Sự việc « Cù Huy Hà vũ » đã trở thành một vấn đề thuộc phạm vi « công chúng », nếu không nói là một vấn đề « quốc gia ». Dĩ nhiên, « bản kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ » do nhóm trí thức Bô Xít chủ trương cũng trở thành một vấn đề thuộc công chúng, ai cũng có thể có ý kiến trên bản kiến nghị này. Tôi đã phê bình bản kiến nghị này trên tinh thần đó. Hôm nay, tôi sẽ nói thêm cho rõ hơn, một số vấn đề mà tôi cho rằng những người quan tâm cho ông Vũ cần nghiên cứu.
1/ Về thủ tục : Mọi người đã thấy việc tòa án VN đã xử ông Vũ đã sai phạm trên thủ tục tố tụng. Bản án do đó vô giá trị. Đây là một sơ hở pháp lý. Muốn khai thác thành công một sơ hở pháp ký của đối phương thì trước hết ta không thể phạm vào lỗi mà đối phương đã phạm. Lỗi ở đây là lỗi về « thủ tục ». Tôi cho rằng bản kiến nghị sẽ không có hiệu lực vì nó đã làm sai « thủ tục ». Sai ra sao thì tôi đã nói. Tất cả những người trong bản kiến nghị đã « kiến nghị » sẽ không ai có thẩm quyền làm cái việc mà bản kiến nghị yêu cầu. Như vậy, anh khiếu nại việc người ta làm sai thủ tục mà đơn khiếu nại của anh cũng làm sai thủ tục, làm sao có kết quả ?
2/ Về mục tiêu : Tôi thấy có thể khai thác vụ CHHV trên nhiều khía cạnh khác nhau : pháp lý, chính trị, văn hóa…
Về pháp lý, tôi cho rằng đây là một dịp tốt để chấn chỉnh lại nền pháp lý của VN, cho những người còn hy vọng rằng chế độ VN có thể sửa đổi cho tốt hơn. Nếu tôi không lầm thì GS Ngô Bảo Châu là người chủ trương đường lối này. Đây là một chủ trương đúng, ít ra trong lúc này. Nhà nước độc tài nào cũng có hai vũ khí hộ thân : hệ thống công an và nền pháp lý. Cả hai vũ khí đều hung tàn, bạo ngược như nhau. Nếu không thể thay thế nhà nước này trong một sớm một chiều thì việc làm thay đổi nền pháp lý cho bớt tính hung bạo trong chừng mực cũng là một giải pháp. Cũng như giáo dục, nền pháp lý của một quốc gia không thể « đạp đổ » khi mà nhà nước đó chưa thay đổi. Việc mọi người có thể làm là cố gắng thay đổi các hệ thống đó cho « tốt » hơn. Nên biết cái « tốt » ở đây là không hề « tốt » cho nhà nước, mà người hưởng lợi là người dân Việt Nam.
Về chính trị, tôi thấy phần nhiều các bài viết ủng hộ hay đả phá ông Cù Huy Hà Vũ đều do động lực chính trị. Nhưng việc khai thác chính trị sẽ không có lợi ích nhiều cho phe « dân chủ » vì tình trạng phân hóa ở nội bộ. Nếu không có một mặt trận chung về dân chủ thì tất cả những khai thác chính trị chung quanh vụ án sẽ chỉ là việc hoài công. Việc này sẽ chỉ làm lợi cho các tay hoạt đầu chính trị. Theo tôi, phe « dân chủ » nên nhân dịp này để thống nhất nhân sự thành một phong trào để việc hoạt động có đầu, có đuôi. Nhưng việc thành lập như thế đòi hỏi nhân sự có kinh nghiệm, có sách lược về tổ chức và nhất là phải có sự lương thiện.
Về văn hóa, tôi hy vọng vụ án Cù Huy Hà Vũ sẽ phát động tại VN một phong trào trí thức vì công lý, như là phong trào trí thức Tây phương vào cuối thế kỷ 19. Từ đó một tầng lớp trí thức đúng nghĩa sẽ được thành hình và thành phần này sẽ hướng dẫn xã hội ra khỏi những bế tắt như về văn hóa, giáo dục, các vấn nạn tham nhũng, hối mại quyền thế, nhà nước độc tài v.v… hiện nay tại VN.
Dĩ nhiên chuyện của Việt Nam chỉ có thể do người Việt Nam (trong nước) giải quyết. Nếu người VN cho rằng chế độ hiện tại là tốt đẹp thì sẽ không còn gì đáng để nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét