Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Cách Trung Quốc nhìn ra thế giới

Tác giả: THANASSIS CAMBANIS
Vì Trung Quốc ngày càng mạnh hơn trên trường quốc tế, nên việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của họ ngày càng quan trọng hơn. Chính sách này chính xác là gì và được đưa ra như thế nào?
Nỗi ám ảnh về một Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới đã khiến Mỹ lo lắng từ lâu. Giống như một chiếc xe hơi đang phóng hết tốc độ và bỗng dưng choán hết chiếc gương hậu, Trung Quốc đạt tăng trưởng mạnh hơn và nhanh hơn: họ không chỉ nắm giữ một lượng khổng lồ những tờ bạc xanh của Mỹ và khoe khoang về một mức thâm hụt thương mại lớn, họ còn ngày càng có khả năng đóng vai kẻ ác với các nước khác.

Trung Quốc trong tương lai: Càng mạnh, càng lo

Tác giả: BÍCH NGỌC (LƯỢC DỊCH THEO ECONOMIST)
Mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu giàu có và những người dân nghèo khiến cho việc quản lý của Trung Quốc gặp không ít khó khăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho kinh tế nước này phát triển chậm lại.
Mâu thuẫn giàu nghèo
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc hầu như không tồn tại cho đến khi tái hình thành vào cuối những năm 1990, nhưng bây giờ họ mới là chỗ dựa quan trọng nhất của Trung Quốc.

Mua dừa, mua cả xơ dừa

SGTT.VN - Đang là mùa nghịch, nhưng từ 9 giờ sáng, khúc sông Hàm Luông (đoạn bến phà Hàm Luông cũ) ở Bến Tre vẫn tấp nập tàu Trung Quốc thu gom dừa.
Chất dừa lên tàu lớn để chở bán sang Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Bảy
Đầu đội nón lá, mắt đeo kính đen ngòm, A Văn, một thương nhân người Trung Quốc đứng chót vót trên nóc chiếc tàu 800 tấn trả giá bằng tiếng Việt giọng lơ lớ với chị Yến, thương lái, chủ chiếc ghe chất đầy dừa cặp bên mạn tàu: “Giá chót, 128.000 đồng một chục…”
Nhiều người mua một giá
Trong vai khách du lịch, thuê chiếc ghe nhỏ mất 100.000 đồng, chúng tôi được bác tài công tên Nam chở thẳng ra chiếc tàu Hoàng Linh 36 neo giữa dòng sông Hàm Luông. Trên tàu đang diễn ra hoạt động mua bán dừa khá tấp nập giữa các thương lái Việt Nam và Trung Quốc.

Biển Đông: Mặt trận không tiếng súng

Kỳ 1: Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông
LTS: Biển Đông đang là vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ trong nước mà còn trên các diễn đàn quốc tế. Để có một góc nhìn sâu rộng hơn về những xung đột lợi ích và các động thái chính sách của các bên liên quan, Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu bài viết của tiến sĩ Lê Hồng Nhật – đại học Quốc gia TP.HCM. Theo tác giả, đây là bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không đại diện cho nơi tác giả làm việc.
Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang theo cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ

Dân Cà Mau nổi loạn vì bác sĩ bỏ bệnh nhân đến chết

CÀ MAU (TH) - Ðêm 29 tháng 6, hàng trăm người dân thị trấn Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau đã đưa xác chết một cô gái đặt giữa lối vào và đập phá nhiều phòng bệnh viện đa khoa Cái Nước.

Dân thị trấn Năm Căn nổi loạn đập phá nhà bác sĩ ca trực để chết người. (Hình: Thanh Niên)

Có cần sợ Trung Quốc hay không?

Ngô Nhân Dụng

Ngày Thứ Bẩy vừa qua, hai thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam và Trung Quốc đã gặp nhau.
Sau đó ông Hồ Xuân Sơn đã yết kiến Ủy viên Quốc vụ Ðới Bỉnh Quốc, người phụ trách các chính sách đối ngoại trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc. Bản tin của nhà nước Cộng Sản Việt Nam viết rằng: “Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung. Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần 4 tốt ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.’”
Ðọc bản tin này người ta tưởng như đang nằm mơ. Quan hệ như thế nào thì gọi là “phát triển lành mạnh, ổn định?” Tầu cảnh sát trên biển (hải giám) của Trung Quốc đã cắt dây cáp của tàu thăm dò Việt Nam hai lần, mặc dù đã bị phản đối ngay sau lần thứ nhất. Dân chúng Việt Nam đã đi biểu tình ba cuối tuần liên tiếp để phản đối Trung Quốc lấn ép Việt Nam.

Công đoàn bảo vệ uy quyền của đảng Cộng Sản?

Tạ Phong Tần

Ðình công là sự kiện công nhân làm thuê ngừng làm việc tập thể khi có tranh chấp xảy ra giữa chủ thuê và người làm thuê nhưng không đi đến nhất trí, hai bên không thỏa thuận được.

65,000 công nhân công ty Pou Yuen đình công do không chấn nhận mức tăng lương quá ít của của chủ. (Hình: VTC)

Công an ép dân ký tặng xe?

Quận đã chỉ đạo phường phê bình, trừ điểm thi đua đối với công an viên này vì “giải thích không rõ ràng và nóng tính”.

Bà Nguyễn Thị Thất (quận Tân Bình, TP.HCM) phản ánh: Ngày 22.9.2010, giữa con trai bà là Đỗ Minh Phương (ở nhà trọ không số thuộc tổ 139, liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) với người ở phòng cạnh bên đã xảy ra ẩu đả tại khu nhà trọ. Sau đó, anh Phương tạm lánh nơi khác vì sợ bên kia tiếp tục gây sự, trả thù.

Giá cả leo thang, công nhân bỏ xưởng

Tùng Nguyên (Dân trí) - Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong 6 tháng đầu năm đã tác động không nhỏ đến thị trường lao động TPHCM, nhiều công nhân bỏ xưởng vì lương không theo kịp giá.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng đầu năm 2011 tăng khoảng 30% so với 6 tháng cuối năm 2010. Nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng nhiều nhất là dệt may – giày da (19,76%), marketing – nhân viên kinh doanh (11,87%), dịch vụ và phục vụ (8,00%), bán hàng (6,04%), điện tử - viễn thông (4,84%), cơ khí – luyện kim (3,99%) …

Cầu vượt và tầm nhìn

Trọng Đảng (Tiền Phong) - Không chỉ các chuyên gia mà nhiều người dân Thủ đô cũng thót tim khi một chuyên gia nêu ý kiến rằng có khả năng 3 cây cầu vượt cả ngàn tỷ đồng vừa xây dựng sẽ bị phá bỏ để phục vụ một dự án giao thông mới.

Tập đếm


tặng anh Điếu Cày và Anhbasaigon


một canh hai canh lại ba canh
bốn canh năm canh lại sáu canh
bảy canh tám canh lại chín canh

Há miệng mắc quai

Phạm Trần - Mình là nạn nhân mà lại đi xin “cầu hòa” thì chỉ có thể chủ động bởi kẻ yếu hèn không còn biết đến liêm sỉ của con người, nói chi đến chuyện thay mặt cho Lãnh đạo một quốc gia như trường hợp Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, đã làm trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh ngay 25/06 (2011) để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Đoản khúc của những cảm xúc: Tôi “sợ” Trung quốc

Thùy Linh - Không phủ nhận nền văn minh Trung hoa cũng là một trong ba nền văn minh sớm nhất của nhân loại, xuất hiện cách đây chừng 3000 năm. Người Trung hoa đã sáng chế ra nhiều những phát minh cống hiến cho con người: họ biết đến hệ số thập phân; phân số, quan hệ của 3 cạnh trong một tam giác vuông…Họ vẽ được bản đồ của 800 vì sao; làm ra lịch can-chi; sáng tạo ra súng, la bàn, nghề in…Và tuyệt vời là châm cứu và đông y mà ngày nay người Việt vẫn rất ưa thích dùng chữa bệnh…Nhân loại chưa bao giờ quên điều đó.

Tháng 6. 2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại Nhân dân!

Âu Dương Thệ - Nếu hiểu ý nghĩa thâm thuý của câu "chở thuyền là nước và lật thuyền cũng là nước", nói tới quan hệ giữa nhân dân và chính quyền thì chúng ta thấy rằng, hiện nay nước không còn muốn chở thuyền nữa. Bởi vì những người đang ngồi trên con thuyền chỉ toàn những phần tử hèn nhát với kẻ thù của dân tộc, nhưng lại vô cùng tàn ác với dân và cực kì tham nhũng!

Sự khác nhau giữa chúng tôi và các anh


Giữa chúng tôi và các anh có những cái khác nhau.
Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi chỉ là con người và các anh cho rằng các anh văn minh hơn con người.
Chúng tôi xây dựng nền văn minh cho dân tộc và các anh khai thác nền văn minh của dân tộc để hưởng thụ.
Chúng tôi yêu đồng bào và các anh yêu đồng bọn.

Tuổi trẻ và chính sách “Trăm năm trồng người”

Nữ sinh đánh nhau.  
“Vì Lợi Ích Mười Năm Trồng Cây – Vì Lợi Ích Trăm Năm Trồng Người”. Biểu ngữ này được treo hầu hết tại các trường tiểu học – trung học hay đại học trên khắp cả nước và thậm chí tại văn phòng bộ giáo dục – sở giáo dục. Không biết tại sao những câu chữ thế này được ngành giáo dục của Việt Nam dùng làm kim chỉ nam và được sử dụng rộng rãi ở các “cơ sở giáo dục & đào tạo” ? Biểu ngữ này không còn lạ gì đối với tôi và tất cả các bạn từ khi mới bắt đầu đặt chân vào mái trường XHCN.

TỪ TƯỢNG LÊ-NIN ĐẾN PHỐ TÀU

Năm 1991, 55% dân chúng thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng lớn thứ nhì của Liên Sô cũ đã bỏ phiếu đồng ý thay đổi tên của thành phố từ tên Leningrad thành tên St. Petersburg.
Năm 1703, Peter Đại Đế cứu nước Nga đã quyết định cho xây dựng một thành phố ở hạ lưu sông Neva. Kể từ đó thành phố này mang tên Petrograd trước khi bị đổi thành Leningrad năm 1924. Tiếp theo đó, một loạt thành phố, nhà máy công trường, chiến hạm … trong toàn cõi nước Nga và Liên Sô cũ cũng đã thay tên đổi họ.

Những khó khăn của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay


Mức nợ của chính phủ Hoa Kỳ tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây. Vào năm 2007 tổng số nợ chỉ hơn 60% GDP nhưng đến nay đã nhảy vọt lên tới 98,57% với 14345 tỉ Mỹ kim và đạt mức nợ tối đa được qui định. Để có khả năng thanh toán bộ tài chính đã áp dụng nhũng biện pháp ngoại lệ như ngưng chuyển tiền vào quỹ hưu trí cho công chức, ngưng chuyển tiền vào quỹ giữ vững đồng Mỹ kim vv… Những biện pháp nêu trên chỉ có thể cầm cự đến ngày 2/8/2011. Điều kiện để chính phủ Hoa kỳ còn tiếp tục khả năng thanh toán tiền lãi là Hạ và thượng nghị Viện Mỹ phải nâng cao mức nợ tối đa trễ nhất một tuần trước ngày 2/8/2011 để bộ tài chánh có thể bán công trái phiếu lấy tiền thanh toán cho chủ nợ.

Báo TQ: “Bốn điều hiểu lầm về tranh chấp ở Nam Hải”

LTS: Bài viết dưới đây đăng trên một tờ báo Trung Quốc. Nó đương nhiên là quan điểm của “địch”, chứ không phải  của “ta” và càng không phải của tờ báo chúng tôi. Trên góc độ thông tin đa chiều, chúng tôi đăng tải bài dịch này để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm quan điểm của đối phương về những tranh chấp ở Biển Đông.
—————————-
Tại sao tranh chấp ở Nam Hải leo thang? Các chính trị gia thì nói về vấn đề quốc tế, công chúng thì có tiếng nói riêng cho quốc gia họ, những nhà buôn vũ khí thì đang hy vọng và cầu mong có nhiều cuộc chiến hơn, trong khi các chiến lược gia đang phân tích thông qua lăng kính địa chính trị. Nhưng vẫn còn quan điểm của một nhóm người đáng chú ý, đó là các học giả. Họ cho rằng, chủ yếu là do bốn điều hiểu lầm đang đẩy các cuộc ẩu đả lên cao.

Nguyễn Tấn Dũng vừa thoát chết…2 cận vệ đi tiêu

Tin chưa kiểm chứng

Trong mấy ngày nay, một số độc giả của DanLamBao đã hào hứng viết phản hồi đoán già đoán non rằng sự kiện gây hấn táo bạo của tàu hải giám Trung cộng trong hải phận Việt nam là một chiêu “dương Đông, kích Tây” của nhà cầm quyền csVN hòng đánh lạc hướng dư luận khỏi các vấn nạn xã hội.

CÁI “QUÁ” TỐT CỦA 4 CÁI TỐT

Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt

Theo thói đời, cái gì quá tốt sẽ có vấn đề (suy nghĩ này có hơi 1 chiều đấy), vậy nên tôi xin trình bày một vài suy nghĩ cá nhân tôi để giải thích cho nhận định của tôi như sau:
1. Láng giềng “tốt”:
Điều kiện để có tinh thần láng giềng với nhau: tử tế hoặc thiện chí, (người hàng xóm tử tế hoặc thiện chí)
Không thể nào tồn tại kiểu tinh thần láng giềng “xấu/tốt”, vì nếu người hàng xóm có cách hành xử xấu thì sẽ bị cộng đồng chung quanh ruồng bỏ, đuổi đi, hoặc những người chung quanh hoặc tay hàng xóm xấu tính đó bỏ đi nơi khác => không còn láng giềng với tay hàng xóm xấu đó để duy trì cộng đồng có tình nghĩa láng giềng.
Nên chăng chỉ có hàng xóm tốt = láng giềng; hàng xóm xấu = không có tinh thần láng giềng (sớm muộn gì cũng ra đi).

Những mẫu chuyện nhỏ trong ngày biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cuối tháng 6


BKL (01/07/2011) - Ngày 26/06, lượng người biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ngoài biển Đông và có ý đồ xâm lược Việt Nam không đông đảo như 3 tuần trước, nhưng không vì thế mà không khí biểu thị lòng yêu nước của người dân Hà Nội trở nên bớt nồng nàn đi, mà có thể thấy lòng yêu nước như càng được nhân lên bội phần trong lòng của mỗi người, đi giữa đoàn biểu tình khiến cho ta cảm nhận khá rõ ràng.

LẠI CÓ LỜI KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA NGÀY 3.7.2011

Trang Blog Người Việt yêu nước vừa loan tin và lời kêu gọi:
.
KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

Kính thưa đồng bào yêu nước!

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, giặc Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chúng chiếm Hòang Sa, năm 1979 xua quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá chữ thập và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận được không? 

NGÀY 2.7: NGƯỜI VIỆT TẠI BỈ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH


Sinh viên VN biểu tình chống TQ tại Tokyo. Ảnh: BBC

THÔNG BÁO CỦA BAN TỔ CHỨC CUỘC BIỂU TÌNH TẠI BRUSSELS 
PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
.
Anh chị em thân mến, 

Kế hoạc biểu tình phản đối Trung Quốc của cộng đồng sinh viên và người Việt Nam tại Bỉ đã được chính quyền tại Brussels phê duyệt. Theo đó, buổi biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam sẽ được tổ chức từ 10h30 - 12h30 ngày thứ bẩy, 2/7/2011 trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Bỉ (443-445 Ave. de Tervuren, 1150 Woluwe Saint-Pierre, Brussels). File đính kèm là giấy phép, quy định tham gia biểu tình, chương trình và hướng dẫn đường đi đến ĐSQ Trung Quốc. BTC rất mong muốn và đề nghị ACE chuẩn bị trang phục, cờ tổ quốc... theo như hướng dẫn của BTC.

LỜI KÊU GỌI NGƯỜI VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC BIỂU TÌNH CHỐNG TQ

VSAK - KOREA: LỜI KÊU GỌI PHẢN ĐỐI
CÁC HÀNH ĐỘNG XÂM LẤN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 


Thân gửi các bạn sinh viên, người lao động, tất cả những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc.

Trong những ngày gần đây, cả nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam trên thế giới, những người yêu công lý, hoà bình đang sôi sục phản đối lên án hành động gây hấn của Trung Quốc trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam như: rạng sáng ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc xông vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tấn công, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh, và leo thang bằng hành động tương tự đối với tàu Viking ngày 09 tháng 06 năm 2011). 

Sinh viên Từ Anh Tú khẳng định giá trị đa nguyên, đa đảng

http://chhv.files.wordpress.com/2011/06/1117.jpg?w=240&h=179&h=179
Từ Anh Tú
BKL nhận được lá thư của sinh viên Từ Anh Tú, bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể đồng bào, các tổ chức Quốc tế, các hãng thông tấn báo chí đã lên tiếng bảo vệ và đồng cảm với những hành động yêu nước của anh, đồng thời anh khẳng định các giá trị dân chủ, nhân quyền, đa nguyên đa đảng là môt sản phẩm trí tuệ vô cùng quý giá của con người. 

Báo chí nước ngoài gợi mở hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông


Mọi tranh chấp lãnh hải như ở Biển Đông đều khó giải quyết bởi bản chất của nó là tranh chấp chủ quyền. Tại châu Á, chủ quyền vẫn là chuẩn mực được bảo vệ nhất, các nước đều không dễ dàng thỏa hiệp.
 
Biển Đông mang nhiều ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng
 

Thư ngỏ gửi Cộng đồng người Việt tại CHLB Đức: Biểu tình vì Hòa bình Biển Đông

(NguoiViet.de) Toàn thể bà con người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại CHLB Đức hãy thể hiện lòng yêu nước của mình đối với Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta trong giờ phút nguy nan này bằng cách cùng chúng tôi xuống đường biểu tình ủng hộ chính nghĩa, bảo vệ vững chắc chủ quyền Biên giới, Biển, Đảo của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. 

Thanh niên Việt Nam tại Đức biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông trước trụ sở ĐSQ Trung Quốc tại Berlin ngày 10/01/2009

Càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới

(PL&XH)-Theo nhà báo Mỹ David Brown, việc Việt Nam tham gia các cuộc “đàm phán song phương” với Trung Quốc, “có vẻ như là một bước lùi” sau hàng tháng nhấn mạnh rằng mọi cuộc thương thuyết nên được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Ngày 28/6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi Việt Nam thực hiện đầy đủ thỏa thuận trong vấn đề Biển Đông mà hai bên vừa đạt được. Theo giới quan sát, tuyên bố này mang ý nghĩa là một hành động gây sức ép của Bắc Kinh sau khi Việt Nam tỏ dấu hiệu hòa hoãn. 

Lạm bàn: Kịch bản Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam nếu xẩy ra cuộc chiến Trung – Việt do Trung Quốc phát động.

Nguyễn Hữu Quý 

Đặt vấn đề:

Sau sự kiện có thể gọi là chưa từng có trong mức độ leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc 03 tàu Hải giám, mà thực chất là tàu chiến, cắt cáp của Tàu Bình Minh02 ngày 26/5; truyền thống yêu nước của người Việt lại có dịp bùng nổ, cho dù hiện đang ở trong nước, hay công tác và định cư ở nước ngoài.

Nguy cơ một cuộc chiến tranh xẩy ra trên Biển Đông sẽ là không tránh khỏi; bởi những tham vọng của Trung Quốc đã có cơ hội đạt đến đỉnh điểm. Thậm chí, truyền hình Trung Quốc còn chiếu chương trình lên kế hoạch tấn công Việt Nam (1).

Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chống đối hành vi này của Trung Quốc thì bà Khương Du người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông; và khẳng định (2): 

TRUNG QUỐC ĐANG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO ?

Phúc Lộc Thọ

Độc chiếm Biển Đông là tham vọng sục sôi của Trung Quốc có từ rất lâu đời; thế nhưng do “ chổi ngắn không quét được nhện xa “ như lời ông Mao từng nói, do đó nên Trung Quốc đành phải nín nhịn, chờ thời cơ…Biển Đông là một địa bàn địa chiến lược vô cùng trọng yếu đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương; Nó không chỉ là cái sân chung, nơi giao thương của mạng lưới giao thông hàng hải quan trọng của cái khu vực có nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới; Biển Đông nơi có mật độ dân số cư trú ven bờ cũng đông đúc vào loại bậc nhất thế giới; Biển Đông còn là nơi hứa hẹn tài nguyên tiềm tàng mà dầu chỉ là một trong những thứ hấp dẫn nhất…

Tướng TQ nói VN cần 'hướng dẫn dư luận'

Thượng tướng Mã Hiểu Thiên
Một tướng lĩnh hàng đầu của Trung Quốc lại lên tiếng kêu gọi Việt Nam kiềm chế căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Nhật báo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc nói Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp với đoàn quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm thứ Tư 29/06.