Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Vỗ tay

Obama đến Việt Nam chơi. Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, người thân với Trung Quốc, muốn thị uy, nên tập hợp dân chúng và quân đội gần 1 triệu người để lắng nghe nói chuyện.
Trước đám đông, Nguyễn Chí Vịnh cười khẩy, nói:
- Việt Nam là một nước nhỏ, nhưng nhân dân và quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng. Ngài có muốn tôi chứng minh không?

Vì sao chủ đầu tư quay lưng với văn hóa Việt?

(VTC News) - Tình trạng chủ đầu tư tùy tiện đặt tên tây cho các công trình xây dựng, trong đó có các khu đô thị mới đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý vẫn làm ngơ. Đáng nói là, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến việc đặt tên này.

Vì sao chủ đầu tư quay lưng với văn hóa Việt?
Đô thị mang tên 'tây' sẽ là nguyên nhân làm mất tình cảm xóm giềng


Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt

(VTC News) - Vấn đề Biển Đông gắn với ý thức công dân về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đó là điều thiêng liêng và cũng là thử thách quan trọng nhất của mỗi công dân trước nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. 
Sự kiện tàu của Trung Quốc liên tiếp cắt, phá cáp của tàu Việt Nam, ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta đã khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt các bạn trẻ đã có nhiều hành động lên án việc làm sai trái đó của phía Trung Quốc.

Lòng yêu nước lại trỗi dậy, sôi sục trong mỗi người trẻ. Nhưng làm thế nào để hiện điều đó đúng mực, thông thái và đạt hiệu quả cao nhất?

Sáng nay 10/6, VTC News đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện này.
Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Ảnh: Internet.

Trung Quốc áp đặt lệnh giới nghiêm ở Quảng Đông

- Báo chí Trung Quốc đưa tin, chính quyền nước này đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm ngăn chặn tình trạng bạo động kéo dài tại tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đụng độ vẫn xảy ra.

Tuy không có thông báo chính thức nhưng người dân khu vực Tân Đường, thành phố Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) cho biết từ ngày 13/6, họ được yêu cầu không ra khỏi nhà sau 20 giờ. Sau thời điểm này, các cửa hàng, tiệm ăn đều đóng cửa.
 
Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc tuần tra đường phố tại khu vực Tân Đường, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông
Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc tuần tra đường phố tại khu vực Tân Đường, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD-Vietnamese.pdf
Mục Lục
Lời Mở Ðầu

Chương 1. Đối Diện Chế Độ Độc Tài Một Cách Thực Tế
Chương 2. Những Nguy Hiểm Của Thương Lượng
Chương 3. Thế Lực Dến Từ Ðâu ?
Chương 4. Nhược Điểm Của Chế Độ Độc Tài
Chương 5. Sử Dụng Thế Lực
Chương 6. Tại Sao Cần Hoạch Ðịnh Chiến Lược
Chương 7. Hoạch Ðịnh Chiến Lược
Chương 8. Áp Dụng Phản Kháng Chính Trị Vào Thực Tiễn
Chương 9. Làm Tan Rã Chế Độ Độc Tài
Chương 10. Tạo dựng nền tảng cho một thể chế dân chủ vững bền
Phụ Bản. Những Phương Cách Đấu Tranh Bất Bạo Động 

Khi nanh vuốt độc tài bị vô hiệu hóa

Huỳnh Thục Vy
Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự hoàn thiện sáng kiến “cách mạng bất bạo động”, mở ra một phương pháp đấu tranh mới thể hiện đặc tính của một nền văn minh mới xem con người là trung tâm. Trong đó, mọi tư tưởng triết học chính trị, định chế chính trị, cách thức phát triển kinh tế, giá trị văn hóa…. đều nhằm phục vụ con người, mang lại hạnh phúc cho con người. Cái thời của “cá lớn nuốt cá bé”, của giết chóc, bạo lực, của tất cả những gì tổn hại đến mạng sống con người đã bị coi là quá khứ và không thể chấp nhận được.

“Hiệu ứng Facebook” làm gia tăng căng thẳng Việt –Trung

Trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục có hành động muốn biến Biển Đông thành ao nhà gây căng thẳng với Việt Nam và Philippines, thì tại Việt Nam, người dân đã sử dụng mạng thông tin xã hội trả đũa Trung Quốc. Khác với phản ứng dè dặt của chính quyền, dân « Facebook » lên án láng giềng phương Bắc với những lập luận bốc lửa dường như muốn thúc giục giới lãnh đạo chính trị phải kiên quyết hơn.
Theo AFP, trong hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn, hôm chủ nhật vừa qua, 05/06/2011, người dân Việt Nam đã lên án Bắc Kinh có hành động xâm lược. Cả hai cuộc biểu tình này đều được kêu gọi qua mạng thông tin xã hội internet và không bị chế độ toàn trị ngăn cấm.

Tại sao Trung Cộng lấn chiếm tại Biển Ðông?

THIEN

Vụ tàu hải giám của Trung Cộng cắt dây cáp của tầu Bình Minh 2 của PetroVietnam không phải là một biến cố lẻ loi, đơn giản, mà có thể là một bước nằm trong một chiến lược lâu dài của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.
Có những lý do chiến lược khiến Bắc Kinh muốn bảo đảm quyền hành động tự do của họ trong vùng Biển Ðông nước ta. Họ có thể đạt được mục đích này bằng nhiều cách, nhưng đứng trước những phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam từ hàng chục năm qua mỗi lần phải đương đầu với nước láng giềng thì họ đã chọn chiến thuật lấn chiếm từng bước một, để đặt thế giới trước những sự đã rồi.

Thực lực sức mạnh quân sự Trung Quốc

Nam Việt

Bài 1: Hiện đại hóa quân sự

Trung Quốc ngày nay, không như thời Đặng Tiểu Bình với phương châm “Thao quang dưỡng hối” (Ẩn mình để không lộ thực lực), sẵn sàng phô diễn sức mạnh quân sự và thậm chí không che đậy tham vọng “tranh bá đồ vương” với Mỹ. Sự phô bày những con tàu chiến mang tính đe dọa để bảo vệ luận điểm “đường lưỡi bò” của họ tại biển Đông là một cụ thể. Tuy nhiên, liệu quân sự Trung Quốc đã thật sự đủ mạnh để học làm anh siêu cường như được miêu tả và mong muốn, hay tất cả chỉ là những cường điệu thái quá, với mục đích gì đó; và đó là mục đích gì?
“Tân thời kỳ quốc gia quân sự chiến lưc phương châm” thể hiện điều gì?

Nhịn đến chừng nào?

Nguyễn Hưng Quốc


Nhiều người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 12/6/2011
Hình: Reuters
Nhiều người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 12/6/2011
Liên quan đến tình hình vùng biển Việt Nam, trong mấy tuần qua, có ba sự kiện đáng chú ý:
Thứ nhất, Trung Quốc càng lúc càng tỏ ra hung hăng và ngược ngạo. Trước, họ uy hiếp, tấn công, bắt bớ, thậm chí giết chết ngư dân Việt Nam. Bây giờ, họ ngang nhiên tiến sâu hơn vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của công ty dầu khí trước những cặp mắt bất lực của hải quân Việt Nam (được ngụy trang dưới hình thức tàu bảo vệ) vào ngày 26/5. Việt Nam lên tiếng phản đối. Trung Quốc không những không ngưng mà còn tiếp tục thách thức bằng cách cắt dây cáp của tàu Viking II vào ngày 9/6.

Luận anh hùng

Lại nói Huyền Đức lúc này tuy nuôi chí lớn nhưng trong tay chưa có lấy một mống quân, đang làm chân "Tả tướng quân" dưới trướng Tào Tháo. Huyền Đức vẫn đề phòng việc Tào Tháo có thể mưu hại, nên thường ra vườn sau trồng rau, tự tay xới đất tưới cây, làm kẻ giả ngây giả dại. 

Quan, Trương thấy thế, hỏi rằng: 

- Huynh trưởng sao không lưu tâm tới việc lớn thiên hạ, lại đi làm cái việc nhỏ mọn của kẻ tầm thường thế này? 

Huyền Ðức chỉ trả lời vắn tắt: 

- Việc này hai em không thể biết được. 

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

...Huyền Ðức nói:

- Bị vô tài thiển học, từ lâu sống trong tăm tối, nay nhờ ơn ThừaTướng, Bị được vào triều làm quan. Quả thật chẳng biết những ai là anhhùng trong thiên hạ...

Tháo gặng hỏi:

- Dù không biết mặt đi nữa, cũng có nghe tiếng chứ?

Bấy giờ, Huyền Ðức mới làm bộ suy nghĩ, rồi kể ra:

- Kìa như Everton ở Goodison Park, nhiều cầu thủ chất lượng, hiên ngang đứng thứ 5, có thể gọi là anh hùng?

ANH HÙNG THỜI NAY

Tác giả: Hoacomay236

Bill Gates sau mấy chục năm tung hoàng ngang dọc xây dựng cơ đồ, về già lòng cảm thấy e ngại sẽ bị người khác trả thù nên lui về ở ẩn. Hàng ngày lấy thú tải Porn làm vui, chơi game online làm sở thích, ngay đến đồng nghiệp thân cận của Bill cũng lấy làm lạ đánh liều hỏi:

- Anh là anh hùng trong thiên hạ, sao lại đóng cửa hàng ngày tiêu khiển bằng mấy trò hạ đẳng này?

Tào Tháo luận anh hùng

…Ngày nọ Tào Tháo cho mời Huyền Đức đến Tào phủ uống rượu. Rượu được nửa chừng Tào Tháo hỏi:
“Sứ quân lịch duyệt hồ hải ắt rõ ai là bậc thanh niên anh hùng thời nay?”. Huyền Đức thưa: “Thời trước cứ bước ra ngõ là gặp anh hùng, thời nay thì hơi bị hiếm. Lưu Bị này mắt thịt không nhận biết được”. Tháo gặng hỏi: “Dù không biết mặt thì cũng phải nghe tiếng chứ?”. Huyền Đức suy nghĩ một lúc rồi kể: “Có doanh nhân trẻ họ Nguyễn gốc gác vốn miệt cao nguyên, sưu tập toàn xe ôtô loại khủng, xài đôla như xài giấy vụn, đốn ngã hàng loạt gái đẹp như lâm tặc phá rừng, có thể gọi là anh hùng chăng?”.

Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ?

vài lời tâm huyết của dịch giả Nguyễn Duy Chính

Vài chục năm trước đây, những ai không mê truyện chưởng được coi như hiếm có và có lẽ thế hệ của tôi ? những người trên dưới năm mươi tuổi ? đều biết đến những truyện kiếm hiệp của Kim Dung.
Khoảng 1964, một người anh họ ở trọ nhà tôi để đi học, vì nhà tôi chỉ cách trường Bách Khoa Phú Thọ một quãng ngắn. Mỗi buổi chiều chúng tôi thường hay đi lên phố Tàu để ăn một chén chè hay uống một ly nước mía. Tuy nhiên, trước khi đi, bao giờ anh ấy cũng dừng chân nơi sạp báo đầu đường để mua một tờ báo, hình như tờ Tiếng Chuông thì phải. Mục đầu tiên anh giở ra không phải là những tin tức ở trang ngoài mà là một truyện đăng tải liên tục ở trang hai, truyện Anh Hùng Xạ Điêu, mà thuở ấy tôi nhớ là đang đến chương "Âu Dương công tử bị đá đè".