(VTC News) - Tình trạng chủ đầu tư tùy tiện đặt tên tây cho các công trình xây dựng, trong đó có các khu đô thị mới đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý vẫn làm ngơ. Đáng nói là, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến việc đặt tên này.
Đô thị mang tên 'tây' sẽ là nguyên nhân làm mất tình cảm xóm giềng |
Trong khi đó, bàn về phương pháp hạn chế các dự án mang tên nước ngoài, TS Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên thường vụ Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cựu hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cho rằng, việc đặt tên Tây cho các dự án đô thị mới là điều rất nguy hiểm vì đây cũng là yếu tố khiến tình cảm xóm giềng đáng quý của người Việt sẽ bị mất đi.
"Chúng ta có nên lạm dụng tên 'tây' không khi những người hàng xóm láng giềng đang tư duy, cảm xúc thông qua tiếng mẹ đẻ và gắn với bản sắc văn hóa tiếng Việt? Ở một nơi mang tên Việt sẽ làm khiến hàng xóm láng giềng gắn bó với nhau hơn”.
“Các cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc để có những đề xuất kiến nghị và quyết định phù hợp. Ở nhiều nước cũng có quy định về sử dụng tiếng nước ngoài trên đất nước họ” – TS Hùng kiến nghị.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng bày tỏ, việc các dự án mang tên nước ngoài nhiều như hiện nay đó chỉ là một chiêu tiếp thị rẻ tiền của các đơn vị doanh nghiệp. Theo ông Liêm, chính việc làm này đã làm giảm đi tính bản sắc văn hóa của dân tộc.
“Chính quyền địa phương cần có có biện pháp sớm can thiệp về vấn đề này. Nhà nước và Chính phủ cũng nên có một chỉ thị hoặc một thông tư rõ ràng quy định về việc sử dụng tên ở các dự án xây dựng tràn lan như hiện nay” – Ông Liêm đề xuất.
'Không nên để chủ đầu tư tự quyết trong vấn đề này. Cái tên gắn lên công trình đó phải là tên mang bản sắc văn hóa Việt, thể hiện được tinh thần của dân tộc Việt Nam. Còn quá chăng đi nữa, nếu muốn đính tên nước ngoài vào công trình đó thì nên đính nhỏ bên dưới dòng chữ Việt.
Chưa có chế tài nào
Một lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định Bộ vẫn chưa có bất cứ văn bản, quy chế nào quản lý việc đặt tên cho các dự án. “Cái này (việc đặt tên tên cho dự án) hoàn toàn là ý muốn của các chủ đầu tư. Bộ không can thiệp”.
Một cán bộ ở Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) cũng xác nhận, đến thời điểm này, Cục Quản lý nhà chưa có bất cứ chế tài cũng như quy định nào bắt buộc chủ đầu tư các dự án xây dựng là phải đặt tên dự án của mình như thế này hoặc như thế kia. “Việc đặt tên dự án ngoại hay nội đó là do chủ đầu tư dự án đó họ tự nghĩ ra mà thôi”.
Trước đó, Luật sư Phạm Quốc Thanh - VP Luật sư Quốc Thái - Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, người dân khi quan tâm đến các dự án mang tên nước ngoài cũng cần phải cân nhắc, chọn lựa cho chuẩn xác, tránh tình trạng bị các nhà đầu tư, chủ dự án đeo mác ngoại lừa đảo. Đến thời điểm này vẫn chưa có quy đinh nào bắt buộc việc đặt tên dự án là phải mang tên ngoại.
Trong khi đó, trao đổi với PV VTC News, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lại cho rằng, tiền lệ từ trước đến nay chủ đầu tư khi đặt tên dự án hoàn toàn không tham vấn ý kiến của Bộ về vấn đề này. “Bộ không quản lý vấn đề này”, vị lãnh đạo cho biết.
Trong khi đó, trao đổi với PV VTC News, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lại cho rằng, tiền lệ từ trước đến nay chủ đầu tư khi đặt tên dự án hoàn toàn không tham vấn ý kiến của Bộ về vấn đề này. “Bộ không quản lý vấn đề này”, vị lãnh đạo cho biết.
Trả lời câu hỏi của PV VTC News về việc liệu đặt tên các dự án nước ngoài nhiều như hiện nay có ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc hay không? Vị lãnh đạo trên nói rằng việc đặt tên dự án mang tên nước ngoài hay tên Việt đó là phụ thuộc và chủ dự án.
”Có chăng Bộ chỉ xem xét những cái tên nào quá phản cảm. Mà chủ đầu tư dự án phải nắm rõ hơn ai hết việc đặt tên như thế là có lợi hại ra sao đối với họ để đưa cách xử lý phù hợp nhất", ông nói.
Đô thị nội sính tên Tây: Sự sỉ nhục văn hóa Việt
VTC News) - Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà văn hóa, kiến trúc sư cho rằng, việc các dự án nội mang tên ngoại nhiều như hiện nay là biểu hiện quay lưng với văn hóa Việt. Thậm chí, một số chuyên gia văn hóa còn nói thẳng, đây là sự sỉ nhục đối với văn hóa Việt của nhiều chủ đầu tư.
Quay lưng lại với văn hóa Việt |
Tiến sĩ Lê Quý Đức, Viện Văn hóa phát triển Việt Nam cho rằng, xét về phương diện nào đó việc đặt tên các công trình, dự án bất động sản mang tên ngoại phản ánh xu thế hội nhập của nước ta với thế giới. “Chủ đầu tư muốn tên các công trình bằng tiếng nước ngoài để dễ dàng vươn ra, hội nhập với thế giới".
Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng người đang chạy theo mốt và chủ đầu tư vì lợi nhuận quên đi cái hồn văn hóa Việt. "Dân mình cũng có xu hướng chạy theo mốt. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản lại chạy theo mốt mà quên đi cái hồn văn hóa Việt trong các công trình xây dựng”.
“Nói thật, với nhiều công trình mang tên nước ngoài thì ngay cả đến người trình độ như tôi cũng còn chẳng biết đến. Nó rất khó nhớ và xa lạ. Chắc chắn người dân sẽ cảm thấy hết sức lạ lẫm với các tên gọi này” – Tiến sĩ Đức nhấn mạnh.
Theo ông Đức, để tránh tình trạng “ngoại’ hóa tên ở các dự án bất động sản trong nước hiện nay, các chủ đầu tư cần chú trọng đặt một cái tên phù hợp với người Việt Nam. Phù hợp với thói quen và lối sống, phong cách của người Việt, có như vậy cái tên đó sẽ dễ đi vào lòng người và tâm thức của người Việt Nam hơn.
“Một công trình phục vụ cho người nước ngoài đặt một cái tên nước ngoài là điều hợp lý. Nhưng những công trình được xây dựng cho người Việt thụ hưởng thì việc nên có một cái tên gần gũi là điều đáng phải quan tâm. Đó chính là văn hóa của dân tộc chúng ta” - TS Đức giải thích.
Một công trình được xây dựng cho người Việt cần mang tâm hồn văn hóa Việt. |
Không có lòng tự trọng
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Thanh (Hà Nội) cũng đánh giá, một phần nào đó tên “tây” cho các dự án trong nước tạo cho người Việt niềm tin vào đẳng cấp của hàng ngoại. Tuy nhiên, trong đó cũng sẽ nảy sinh tâm lý hoài nghi ở các dự án mang nhãn ngoại. Bởi hễ cứ ra ngõ lại gặp công trình ngoại sẽ khiến người ta sẽ đặt câu hỏi, chất lượng ở những dự án ngoại này như thế nào?
“Đây không phải xu hướng tất yếu của hội nhập phát triển. Nếu một chủ đầu tư nào đó hoạt động trong lĩnh vực này muốn tạo dựng thương hiệu cho riêng mình thì cần phải tự khẳng định chính mình. Cái tên chỉ là hình thức bề ngoài, ban đầu. Nó không thể hiện được gì nhiều ở đây. Tôi cho rằng, trong thời gian tới nhà nước chúng ta cần có cơ chế, chính sách hoạch định, quản lý vấn đề này một cách cụ thể. Việc trao quyền “tự quyết” quá lớn cho các chủ đầu tư cũng là một vấn đề”, ông Thanh cho biết.
Dưới con mắt của một người làm xây dựng, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, bày tỏ: “Tôi cho rằng đây là một vấn nạn của đất nước ta. Nó không chỉ phản ánh riêng về các dự án, các công trình sính ngoại mà đó còn là tâm lý sính ngoại chung của người dân chúng ta. Đó là một sự “sĩ diện”! Nhưng trước hết đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Tại sao lại đồng ý nó? Chúng ta bảo vệ văn hóa Việt Nam như thế nào? Đó là một sự “sỉ nhục” không có tự trọng”.
“Chúng ta cần tôn trọng ngôn ngữ của người Việt và trách nhiệm đầu tiên là các cơ quan quản lý nhà nước. Sự chủ quan và buông lỏng của cơ quan quản lý chính là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này. Cần phải có sự phối hợp giữa các bộ ngành và đi đầu gương mẫu thực hiện vấn đề này" - Ông Vạn nhấn mạnh.
Việc đặt tên tây đối với các dự án xây dựng, trong đó có các dự án đô thị mới diễn ra nhiều năm nay, nhưng dường như các cơ quan quản lý vẫn đang làm ngơ để mặc các chủ đầu tư quay lưng lại với văn hóa Việt.
Đô thị nội gắn tên Tây: Vấn nạn của đất nước
(VTC News) - Việc đặt tên tiếng nước ngoài cho các dự án xây dựng chung cư cao cấp hoặc tổ hợp văn phòng dành cho chính người Việt dường như đã trở thành một xu thế tất yếu.
Bài 1: Đánh trúng tâm lý sính ngoại
Tại Hà Nội, đi từ nội đô ra ngoại ô, người ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng, khu trung tâm thương mại có tên rất “tây” như: Sunsight Building; Hà Nội Plaza; Fitness; Somerset Grand Ha Noi; Ha Noi Towers; Savico Plaza; Usilk City, The Pride…
Những dự án mang tên “tây” này đều nằm phân bố rải rác ở các quận trung tâm Hà Nội như: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng… Điều đặc biệt, các dự án “nội” này không chỉ được chủ đầu tư đặt bằng tiếng Anh mà nó còn được gắn mác với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Italy, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Hàng loạt dự án đang trong quá trình xin cấp phép cũng đã đặt tên cho những dự án của mình bằng những cái tên “tây” như: Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp chung cư, dịch vụ và bãi đỗ xe tọa lạc trên đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội mang tên Star City. Tiếp giáp với dự án này là tổ hợp văn phòng, nhà ở, chung cư mang tên The Manor.
Dự án Tricon Tower nằm ở vị trí trung tâm của KĐT Bắc An Khánh (Hà Nội) - khu đô thị hiện đại nhất miền Bắc hiện nay cũng được đặt gắn cái tên thật khó hiểu với người Việt. Ngoài ra, còn có vô số hàng loạt các dự án, tổ hợp chung cư, văn phòng, nhà ở với quy mô lớn nhỏ khác nhau cũng được gán mác tên ngoại. Việc đính kèm tên ngoại vào tên các dự án dường như đã trở thành một xu thế tất yếu của các dự án xây dựng bất động sản ở Việt Nam hiện nay.
Có thể kể đến những dự án đang ra rả quảng cáo trên truyền hình suốt ngày đêm: Ecopark, Splendora, Mandarin, Royal City...
Tại TP.HCM, hàng loạt dự án bất động sản, tòa nhà cao tầng với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng đều được gắn tên nước ngoài. Dự án Trung Đông Plaza tọa lạc tại một vị trí khá đẹp trên đường Trịnh Đình Thảo, bên cạnh Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM; Dự án Saigon SunBay (do Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (C.T.C) làm chủ đầu tư); Dự án Sunrise City tọa lạc tại Khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7…
Qua tìm hiểu PV VTC News, phần lớn các dự án bất động sản, tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê này có chủ đầu tư là người Việt Nam. Trong số đó có những tên tuổi trong làng xây dựng như: Vinaconex; Sudico, Nam Cường, HUD…
Dự án ở tỉnh lẻ cũng phải tên 'tây'
Tại các thành phố loại hai, phong trào sính tên ngoại này cũng tỏ ra không thua kém nhiều chủ đầu tư khi bung ra không ít các dự án gắn mác tên ngoại rất kêu.
Ở Phú Thọ, siêu dự án Dream City với tổng diện tích hơn 2.000ha được xây dựng tại huyện Tam Nông vừa được UBND tỉnh Phú Thọ duyệt QHCT 1/2000 cũng khiến không ít người dân nơi tỉnh lẻ này phải ngán ngẩm với tên gọi của nó. Tại Long An, dự án lớn mang tên ngoại Mekong Riverside nằm tọa lạc ngay giữa lòng trung tâm đô thị mà khi xướng tên cũng khiến cho nông dân Nam Bộ phải “méo cả mồm” để phát âm.
Có một thực tế nhãn tiền hiện nay đó là việc các chủ đầu tư, dự án (kể cả trong nước lẫn ngoài nước) đều muốn đặt tên cho đứa con tinh thần đầu tiên, thứ nhất, thứ hai và thứ 10… và nhiều lần sau đó nữa những cái tên mang âm hưởng, sắc màu của nước ngoài trong khi khách hàng của họ đang chính là những người Việt Nam, được xây dựng trên đất nước Việt Nam.
Đánh vào tâm lý sính ngoại
Trao đổi với PV VTC News, bà Diễm Quỳnh, Giám đốc Công ty Bất động sản trực tuyến Việt Nam cho biết, việc hàng loạt các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng trong nước gắn tên nước ngoài là điều dễ hiểu.
“Nguyên nhân chính của việc làm này là chủ đầu tư muốn đánh vào tâm lý “thích hàng ngoại” của người dân. Thực tế, dân mình thích chơi sang, thích mua sắm những thứ gì liên quan đến nước ngoài. - Bà Quỳnh nhấn mạnh - Người ta quan niệm rằng: Cái gì có mác ngoại thì chất lượng sẽ tốt hơn, quý phái và sang trọng hơn. Vì thế mới dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nội ào ạt đặt tên ngoại cho các dự án của mình để thu hút khách hàng”.
Bà Quỳnh cho biết thêm, phần lớn các đối tác, chủ đầu tư, các công ty môi giới qua làm ăn, đặt hàng với công ty của bà khi tìm hiểu các dự án mua bán, tìm thuê các khu chung cư, tòa nhà văn phòng hỗn hợp đều thường để ý đến việc các dự án này mang tên ngoại hay nội. Nếu là ngoại thì kiểu gì cũng sẽ được chú ý hơn.
“Sự phân biệt này tuy không nhiều song cũng cho thấy được tâm lý của khách hàng trong việc đầu tư, lựa chọn sản phẩm ở các dự án là rất kỹ càng.Thông thường, cái tên của dự án nó thể hiện hầu như toàn bộ ý tưởng của các chủ đầu tư vào các dự án đó.” – Bà Quỳnh nói.
Ông Nguyễn Mạnh Huy, nhà quản lý thuộc tập đoàn Nam Cường cho rằng, tên tiếng Anh của các dự án xây dựng tạo ra tính gợi mở, lạ và làm khách hàng tò mò, tìm hiểu về dự án nhiều hơn. Song theo ông Huy, người làm việc và nghiên cứu về bất động sản, tỷ lệ ghi nhớ những dự án có tên tiếng Anh thấp hơn so với dự án tên tiếng Việt.
Một nhân viên môi giới ở Sàn bất động sản Vinaconex, nói trong điều kiện không cung cấp danh tính, cho hay những dự án mang tên tây còn được khách hàng ưa chuộng nhiều hơn. "Những dự án có vốn nước ngoài thường đem đến kỳ vọng có tiến độ nhanh, trong khi đó thương hiệu Việt Nam đang còn là vấn đề phải bàn. Cũng có những dự án tên tiếng Anh nhưng được xây dựng hoàn toàn từ nguồn vốn trong nước, cái mác Tây tạo thuận lợi cho việc bán hàng. Người nước ngoài dễ tiếp cận để thuê, còn người Việt Nam cũng dễ có niềm tin, cảm tình nhiều hơn với những cái tên này" - Nhân viên môi giới trên cho biết.
Nhận xét về các công trình xây dựng mang tên tây nhan nhản mọc lên, nhiều chuyên gia xây dựng, nhà văn hóa cho rằng việc này đã trở thành vấn nạn của đất nước. Một số chuyên gia còn nói thẳng đây là sự sỉ nhục đối với văn hóa Việt của các chủ đầu tư.
Bài 1: Đánh trúng tâm lý sính ngoại
Tại Hà Nội, đi từ nội đô ra ngoại ô, người ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng, khu trung tâm thương mại có tên rất “tây” như: Sunsight Building; Hà Nội Plaza; Fitness; Somerset Grand Ha Noi; Ha Noi Towers; Savico Plaza; Usilk City, The Pride…
Những dự án mang tên “tây” này đều nằm phân bố rải rác ở các quận trung tâm Hà Nội như: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng… Điều đặc biệt, các dự án “nội” này không chỉ được chủ đầu tư đặt bằng tiếng Anh mà nó còn được gắn mác với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Italy, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Nhiều dự từ khi còn trên giấy đã mang cho mình một cái tên rất "tây". |
Hàng loạt dự án đang trong quá trình xin cấp phép cũng đã đặt tên cho những dự án của mình bằng những cái tên “tây” như: Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp chung cư, dịch vụ và bãi đỗ xe tọa lạc trên đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội mang tên Star City. Tiếp giáp với dự án này là tổ hợp văn phòng, nhà ở, chung cư mang tên The Manor.
Dự án Tricon Tower nằm ở vị trí trung tâm của KĐT Bắc An Khánh (Hà Nội) - khu đô thị hiện đại nhất miền Bắc hiện nay cũng được đặt gắn cái tên thật khó hiểu với người Việt. Ngoài ra, còn có vô số hàng loạt các dự án, tổ hợp chung cư, văn phòng, nhà ở với quy mô lớn nhỏ khác nhau cũng được gán mác tên ngoại. Việc đính kèm tên ngoại vào tên các dự án dường như đã trở thành một xu thế tất yếu của các dự án xây dựng bất động sản ở Việt Nam hiện nay.
Có thể kể đến những dự án đang ra rả quảng cáo trên truyền hình suốt ngày đêm: Ecopark, Splendora, Mandarin, Royal City...
Một siêu dự án mang tên 'tây' tại tỉnh Phú Thọ mới được phê duyệt. |
Tại TP.HCM, hàng loạt dự án bất động sản, tòa nhà cao tầng với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng đều được gắn tên nước ngoài. Dự án Trung Đông Plaza tọa lạc tại một vị trí khá đẹp trên đường Trịnh Đình Thảo, bên cạnh Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM; Dự án Saigon SunBay (do Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (C.T.C) làm chủ đầu tư); Dự án Sunrise City tọa lạc tại Khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7…
Qua tìm hiểu PV VTC News, phần lớn các dự án bất động sản, tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê này có chủ đầu tư là người Việt Nam. Trong số đó có những tên tuổi trong làng xây dựng như: Vinaconex; Sudico, Nam Cường, HUD…
Dự án ở tỉnh lẻ cũng phải tên 'tây'
Tại các thành phố loại hai, phong trào sính tên ngoại này cũng tỏ ra không thua kém nhiều chủ đầu tư khi bung ra không ít các dự án gắn mác tên ngoại rất kêu.
Ở Phú Thọ, siêu dự án Dream City với tổng diện tích hơn 2.000ha được xây dựng tại huyện Tam Nông vừa được UBND tỉnh Phú Thọ duyệt QHCT 1/2000 cũng khiến không ít người dân nơi tỉnh lẻ này phải ngán ngẩm với tên gọi của nó. Tại Long An, dự án lớn mang tên ngoại Mekong Riverside nằm tọa lạc ngay giữa lòng trung tâm đô thị mà khi xướng tên cũng khiến cho nông dân Nam Bộ phải “méo cả mồm” để phát âm.
Có một thực tế nhãn tiền hiện nay đó là việc các chủ đầu tư, dự án (kể cả trong nước lẫn ngoài nước) đều muốn đặt tên cho đứa con tinh thần đầu tiên, thứ nhất, thứ hai và thứ 10… và nhiều lần sau đó nữa những cái tên mang âm hưởng, sắc màu của nước ngoài trong khi khách hàng của họ đang chính là những người Việt Nam, được xây dựng trên đất nước Việt Nam.
Đánh vào tâm lý sính ngoại
Trao đổi với PV VTC News, bà Diễm Quỳnh, Giám đốc Công ty Bất động sản trực tuyến Việt Nam cho biết, việc hàng loạt các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng trong nước gắn tên nước ngoài là điều dễ hiểu.
“Nguyên nhân chính của việc làm này là chủ đầu tư muốn đánh vào tâm lý “thích hàng ngoại” của người dân. Thực tế, dân mình thích chơi sang, thích mua sắm những thứ gì liên quan đến nước ngoài. - Bà Quỳnh nhấn mạnh - Người ta quan niệm rằng: Cái gì có mác ngoại thì chất lượng sẽ tốt hơn, quý phái và sang trọng hơn. Vì thế mới dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nội ào ạt đặt tên ngoại cho các dự án của mình để thu hút khách hàng”.
Các dự án gắn mác ngoại chỉ để thu hút khách hàng. |
Bà Quỳnh cho biết thêm, phần lớn các đối tác, chủ đầu tư, các công ty môi giới qua làm ăn, đặt hàng với công ty của bà khi tìm hiểu các dự án mua bán, tìm thuê các khu chung cư, tòa nhà văn phòng hỗn hợp đều thường để ý đến việc các dự án này mang tên ngoại hay nội. Nếu là ngoại thì kiểu gì cũng sẽ được chú ý hơn.
“Sự phân biệt này tuy không nhiều song cũng cho thấy được tâm lý của khách hàng trong việc đầu tư, lựa chọn sản phẩm ở các dự án là rất kỹ càng.Thông thường, cái tên của dự án nó thể hiện hầu như toàn bộ ý tưởng của các chủ đầu tư vào các dự án đó.” – Bà Quỳnh nói.
Ông Nguyễn Mạnh Huy, nhà quản lý thuộc tập đoàn Nam Cường cho rằng, tên tiếng Anh của các dự án xây dựng tạo ra tính gợi mở, lạ và làm khách hàng tò mò, tìm hiểu về dự án nhiều hơn. Song theo ông Huy, người làm việc và nghiên cứu về bất động sản, tỷ lệ ghi nhớ những dự án có tên tiếng Anh thấp hơn so với dự án tên tiếng Việt.
Một nhân viên môi giới ở Sàn bất động sản Vinaconex, nói trong điều kiện không cung cấp danh tính, cho hay những dự án mang tên tây còn được khách hàng ưa chuộng nhiều hơn. "Những dự án có vốn nước ngoài thường đem đến kỳ vọng có tiến độ nhanh, trong khi đó thương hiệu Việt Nam đang còn là vấn đề phải bàn. Cũng có những dự án tên tiếng Anh nhưng được xây dựng hoàn toàn từ nguồn vốn trong nước, cái mác Tây tạo thuận lợi cho việc bán hàng. Người nước ngoài dễ tiếp cận để thuê, còn người Việt Nam cũng dễ có niềm tin, cảm tình nhiều hơn với những cái tên này" - Nhân viên môi giới trên cho biết.
Nhận xét về các công trình xây dựng mang tên tây nhan nhản mọc lên, nhiều chuyên gia xây dựng, nhà văn hóa cho rằng việc này đã trở thành vấn nạn của đất nước. Một số chuyên gia còn nói thẳng đây là sự sỉ nhục đối với văn hóa Việt của các chủ đầu tư.
Quang Tùng – Phan Mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét