Mục Lục
Lời Mở Ðầu
Chương 1. Đối Diện Chế Độ Độc Tài Một Cách Thực Tế
Chương 2. Những Nguy Hiểm Của Thương Lượng
Chương 3. Thế Lực Dến Từ Ðâu ?
Chương 4. Nhược Điểm Của Chế Độ Độc Tài
Chương 5. Sử Dụng Thế Lực
Chương 6. Tại Sao Cần Hoạch Ðịnh Chiến Lược
Chương 7. Hoạch Ðịnh Chiến Lược
Chương 8. Áp Dụng Phản Kháng Chính Trị Vào Thực Tiễn
Chương 9. Làm Tan Rã Chế Độ Độc Tài
Chương 10. Tạo dựng nền tảng cho một thể chế dân chủ vững bền
Phụ Bản. Những Phương Cách Đấu Tranh Bất Bạo Động
Một Hệ Thống Ý Niệm Về Giải Phóng
Chương 1 - Đối Diện Chế Độ Độc Tài Một Cách Thực Tế 1
Vấn Nạn Còn Tiếp Diễn 2
Giành Tự Do Bằng Bạo Lực? 4
Ðảo Chánh, Bầu Cử, hay trông chờ Cứu Tinh Ngoại Quốc? 5
Đối diện với một sự thật đầy khó khăn 7
Chương 2 - Những Nguy Hiểm Của Thương Lượng 9
Những ưu điểm và hạn chế của thương lượng 10
Ðầu hàng qua thương lượng? 10
Thế lực và công lý trong thương lượng 11
Những nhà độc tài “dễ tính” 12
Loại hòa bình nào? 13
Những lý do để hy vọng 14
Chương 3 - Thế Lực Ðến Từ Ðâu? 16
Chuyện ngụ ngôn “Hầu Công” 16
Những nguồn thế lực chính trị cần thiết 17
Những trung tâm thế lực dân chủ 20vi
Chương 4 - Nhược Điểm Của Chế Độ Độc Tài 22
Nhận dạng gót chân Achilles 22
Nhược Điểm Của Nền Độc Tài 23
Tấn Công Vào Nhược Điểm Của Chế Ðộ Độc Tài 24
Chương 5 - Sử Dụng Thế Lực 25
Ðấu tranh bất bạo động vận hành ra sao? 26
Đấu tranh bất bạo động: vũ khí và kỷ luật 26
Công khai, bí mật và tiêu chuẩn gắt gao 29
Thay đổi tương quan lực lượng 30
Bốn phương cách tạo thay đổi 30
Tác động dân chủ hóa của phản kháng chính trị 32
Tính phức tạp của đấu tranh bất bạo động 33
Chương 6 - Tại Sao Cần Hoạch Ðịnh Chiến Lược 34
Hoạch định một cách thực tiễn 35
Những Trở Ngại Trong Việc Lên Kế Hoạch 35
Bốn từ ngữ quan trọng trong hoạch định chiến lược 38
Chương 7 - Hoạch Ðịnh Chiến Lược 41
Lựa chọn phương tiện 42
Lên kế hoạch cho một thể chế dân chủ 43
Hỗ trợ từ bên ngoài 43
Ðề xướng một chiến lược tổng thể 44
Hoạch định chiến lược cho từng chiến dịch 46
Truyền bá ý niệm bất hợp tác 48
Đàn áp và cách đối phó 48
Bám sát kế hoạch chiến lược 49
Chương 8 - Áp Dụng Phản Kháng Chính Trị
Vào Thực Tiễn 51
Đối kháng chọn lọc 51
Những hình thức thách đố tượng trưng 52 vii
Trải rộng trách nhiệm 53
Nhắm vào thế lực của các kẻ độc tài 54
Ðiều chỉnh chiến lược 56
Chương 9 - Làm Tan Rã Chế Độ Độc Tài 57
Leo thang các quyền tự do 58
Làm tan rã chế độ độc tài 60
Đón nhận thành công trong tinh thần trách nhiệm 60
Chương 10 - Tạo Dựng Nền Tảng Cho Một Thể Chế
Dân Chủ Vững Bền 62
Nguy cơ phát sinh một chế độ độc tài mới 63
Ngăn chận đảo chánh 63
Soạn thảo hiến pháp 64
Chính sách quốc phòng dân chủ 65
Trách nhiệm đáng khen 65
Phụ Bản - Những Phương Cách Đấu Tranh Bất Bạo Động
Phương thức phản đối và thuyết phục bất bạo động 68
Phương thức bất hợp tác về xã hội 70
Phương thức bất hợp tác kinh tế (1): Tẩy chay kinh tế 71
Phương thức bất hợp tác kinh tế (2): Đình công 72
Phương thức bất hợp tác chính trị 73
Phương thức can dự bất bạo động 75
Lời Giới Thiệu
Sau gần nửa thế kỷ chiến đấu vô cùng anh dũng kể từ khi quân Pháp nổ phát
đại bác đầu tiên nhắm vào nước ta năm 1858, hầu hết giới sĩ phu nước Việt
đã nhận chân lời cảnh báo tha thiết của các nhà ái quốc tinh anh Nguyễn
Trường Tộ và Bùi Viện. Cảnh bi hùng của hàng hàng lớp lớp thanh niên
Việt hô vang lời thề quyết chiến chỉ để tiến lên và ngã gục trước các họng
súng đại bác, đại liên, trung liên của địch đã buộc cha ông chúng ta đối
diện với một sự thật, đó là khoảng cách lạc hậu giữa nước ta và thế giới đã
quá lớn. Lớn đến độ lòng can đảm và yêu nước ngất trời của dân tộc cũng
không băng qua được.
Chính từ nhận thức này cơn sốt xuất ngoại tìm cách cứu nước đã bùng
lên vào đầu thế kỷ 20, mà đứng đầu là các nỗ lực của hai cụ Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh. Tuy đây đã là một bước khai phá lớn lao, nhưng rất tiếc,
khoảnh trời được xem là “thế giới bên ngoài” vào lúc đó vẫn còn quá nhỏ,
tập trung vào Nhật Bản, Pháp, và một phần Trung Hoa của Tôn Dật Tiên.
Nói cách khác, hiểu biết của cha ông chúng ta về thế giới bên ngoài vào
thời đó phần lớn là những hình ảnh phản chiếu lại từ hai tấm gương lớn của
Nhật, Pháp, và tấm gương nhỏ hơn của Tôn Văn. Mỗi tấm gương này có độ
hội tụ ngầm khác nhau, được sản xuất theo ý định riêng của từng chủ nhân,
nên không dẫn những đoàn sĩ phu An Nam đi bao xa trên con đường cứu
nước; và tệ hơn nữa, còn biến nhiều người thành nạn nhân trên bàn cờ mặc
cả giữa Pháp và Nhật.
Phải công nhận rằng những người Việt đầu tiên tách ra khỏi tuyến
đường Hà Nội - Quảng Châu - Đông Kinh và bung ra bên ngoài biên giới
nước Pháp để thực sự nhìn toàn cảnh thế giới là những nhân vật mà sau đó
khởi xướng phong trào cộng sản tại Việt Nam. Lại một điều bất hạnh cho
dân tộc. Thay vì tổng hợp những phương cách hay nhất của thế giới để giải
phóng dân tộc, những người cộng sản gốc Việt đầu tiên lại khệ nệ bưng trọn
vẹn một lời giải vừa không đúng với bài toán của xã hội Việt Nam vừa đưa
đất nước vào một vòng nô lệ mới. Thật vậy, khi đem khuôn mẫu từ Liên Xô
về, đảng CSVN tuyên xưng mình đại diện và tranh đấu cho một giai cấp
công nhân chưa có trong xã hội Việt Nam. Khi đem khuôn mẫu từ Trung x
Quốc vào, đảng CSVN nhất định đấu tố một giai cấp địa chủ ác ôn không
có trong truyền thống sinh sống làng xã Việt Nam. Và 6 thập niên đưa đất
nước ra làm ngọn cờ đầu cho làn sóng cộng sản quốc tế sau đó đã để lại một
đất nước khập khiễng, bệnh hoạn và tụt hậu hôm nay.
Những bài học đau thương của đất nước trong thế kỷ 20 dẫn đến hai nhu
cầu quan trọng và khá hiển nhiên của dân tộc chúng ta hôm nay. Đó là phải
thoát hẳn ra khỏi thái độ tự ti hay tự tôn dân tộc, để tìm kiếm, học hỏi trên
khắp thế giới những phương cách hữu hiệu nhất nhằm giải quyết các vấn
nạn của đất nước. Cùng lúc lại phải chọn lọc kỹ lưỡng và hoạch định con
đường riêng cho đất nước, dựa trên thước đo thực trạng xã hội, khả năng
hiện có, và truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Chính trong tinh thần và hoài bão này mà Việt Nam Canh Tân Cách
Mạng Đảng xin trân trọng giới thiệu tập tài liệu Từ Độc Tài Đến Dân Chủ
của Tiến Sĩ Gene Sharp đến mọi giới đồng bào, đặc biệt là những vị đang
mưu cầu tự do, dân chủ cho dân tộc.
Tài liệu này không chứa đựng một chủ nghĩa hay học thuyết chính trị,
nhưng là bài học tổng hợp từ những kinh nghiệm và phương pháp đấu tranh
bất bạo động hữu hiệu của nhiều dân tộc trên thế giới trong hậu bán thế kỷ
20, do tiến sĩ Gene Sharp, một viện sĩ của học viện Albert Einstein, chuyên
nghiên cứu và hỗ trợ việc xây dựng thể chế dân chủ trên khắp thế giới, thu
thập. Và từ đó, nhiều qui luật cốt lõi được rút ra, như:
- Không chỉ đấu tranh để lật đổ chế độ độc tài đương thời mà
- còn phải cùng lúc kiến tạo một xã hội không cho phép độc tài
- trở lại.
- Phải mời gọi mọi thành phần dân tộc tham gia vào cuộc đấu
- tranh, và đấu tranh trên mọi mặt.
- Phải hiểu đúng tinh thần quyết liệt của đấu tranh bất bạo động;
- không khoan nhượng trước những giải pháp chắp vá.
- Phải đấu tranh với mục tiêu nhân bản, phục hồi dân khí, tránh
- tối đa thiệt hại về con người và tiềm năng của đất nước.
- Phải dựa vào sức dân tộc là chính tuy không từ chối các hỗ trợ quốc tế.v.v....
Các bài học này đang được nhiều dân tộc khác áp dụng ngay tại đầu thế
kỷ 21, đặc biệt tại Bosnia, Georgia, Ukraine, và Kyrgystan.
Chính vì chỉ chứa đựng những qui luật cốt lõi rút từ kinh nghiệm của
nhiều nước chứ không dựa riêng vào trường hợp đặc thù của một nước nào,
mà những qui luật này có thể áp dụng làm nền tảng suy nghĩ và tiết giảm
Cùng lúc, các qui luật này lại không quyết định các việc làm theo kiểu
“kinh điển”, nhưng dành cho mỗi dân tộc tự hoạch định chiến lược riêng,
phù hợp với hoàn cảnh nước mình.
Trước sự lần lượt ra đi của các chế độ độc tài tại Đông Âu và Liên Xô
cũ, người Việt chúng ta không thể không hỏi nhau: tại sao các dân tộc này
thành công mà chúng ta vẫn chưa đến đích? Chúng tôi ước mong tài liệu
này sẽ là câu trả lời đúng lúc cho dân tộc chúng ta, góp phần hoạch định
một kế sách khả thi và hữu hiệu cho đại khối quần chúng không vũ trang
chống lại bạo quyền.
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
(Bản in tháng 9 năm 2006)
Lời Mở Ðầu
Một trong những quan tâm chính của tôi trong nhiều năm trời là làm sao
người ta có thể ngăn ngừa hay phá đổ các chế độ độc tài. Tôi nuôi dưỡng
ước mơ này một phần vì tin rằng không thể để con người bị lấn áp hay hủy
hoại bởi những chế độ như vậy. Niềm tin đó ngày càng thêm mãnh liệt sau
khi tôi tìm đọc những bài viết về mức hệ trọng của tự do, về bản chất của
các chế độ độc tài (từ những tư tưởng của Aristotle đến các phân tích về chủ
nghĩa toàn trị), và về diễn trình lịch sử của các chế độ độc tài (cách riêng là
những hệ thống cai trị kiểu Ðức Quốc Xã và Stalin).
Trong những năm qua, tôi có nhiều cơ hội quen biết với những người
từng khổ sở dưới sự cai trị của Ðức Quốc Xã, kể cả những người còn sống
sót sau những năm tháng trong trại tập trung. Tại Na Uy tôi gặp những
người còn sống sau những ngày tháng đứng lên chống lại phát-xít và được
kể về những đồng đội của họ đã hy sinh. Tôi đã trò chuyện với những
người Do Thái vượt thoát bàn tay Quốc Xã và những ân nhân đã giúp họ
trốn chạy.
Sự hiểu biết của tôi về nỗi kinh hoàng tại nhiều nước dưới chế độ Cộng
Sản đến từ sách vở nhiều hơn là qua các tiếp cận với con người. Ðối với tôi,
nỗi kinh hoàng từ những hệ thống cai trị này còn cay đắng hơn nhiều vì nó
được thi hành nhân danh giải phóng con người khỏi áp bức và bóc lột.
Trong những thập niên gần đây, qua giao tiếp với những người sống tại
các nước bị cai trị độc tài như Panama, Ba Lan, Chi Lê, Tây Tạng, Miến
Ðiện, đặc tính của những chế độ độc tài ngày nay hiện ra càng lúc càng
rõ hơn. Từ kinh nghiệm của những người Tây Tạng đã từng chống lại sự
hung hãn của Cộng Sản Trung Quốc, những người Nga từng chặn đứng ý
định đảo chánh của cánh ngoan cố vào tháng 8 năm 1991, và những người
Thái từng dùng cách bất bạo động để chặn đứng cánh quân đội trở lại nắm
quyền, tôi dần dần thu thập được nhiều góc nhìn rất đáng lo về bản chất tai
hại ngấm ngầm của các chế độ độc tài.
Niềm phẫn uất trong tôi trước những hành vi thô bạo cùng với lòng
ngưỡng phục những con người quá điềm tĩnh, anh hùng và can đảm càng
thêm mạnh mẽ sau những chuyến tìm hiểu của tôi tại một số vùng nguy xiv
hiểm mà nỗ lực chống cự của những con người can đảm vẫn tiếp diễn. Ðó
là đất nước Panama dưới tay ông Noriega; vùng Vilnius thuộc Lithuania
dưới sự áp bức triền miên của Liên Xô; quảng trường Thiên An Môn tại
Bắc Kinh trong những ngày tưng bừng tung hô tự do và trong đêm oan
nghiệp mà chiếc thiết vận xa đầu tiên tiến vào; và sau hết, đó là tổng hành
dinh giữa rừng già của lực lượng dân chủ phản kháng tại Manerplaw trong
vùng “Miến Ðiện giải phóng”.
Thỉnh thoảng tôi có dịp thăm viếng những nơi có các nhà đấu tranh đã
ngã gục, như trạm phát hình và nghĩa địa tại Vilnius, công viên Riga nơi dân
chúng bị bắn hàng loạt, trung tâm Ferrara tại Bắc Ý Ðại Lợi nơi phát-xít
giàn các nhà kháng cự ra xử tử, và một nghĩa trang đơn sơ tại Manerplaw
đầy xác những thanh niên còn quá trẻ. Một nhận thức buồn thảm là mọi chế
độ độc tài đều để lại đằng sau đầy chết chóc và tàn phá như vậy.
Từ những quan tâm và kinh nghiệm này, nảy sinh trong tôi niềm hy
vọng mạnh mẽ rằng ngăn chặn độc tài là việc có thể làm được, rằng những
cuộc đấu tranh chống độc tài có thể đạt tới thành công mà không phải chịu
cảnh chém giết tràn lan từ mọi phía, rằng các chế độ độc tài có thể bị phá
hủy và ngăn chận không trỗi dậy được nữa.
Tôi đã cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những cách mang hiệu quả cao nhất
để làm tan rã chế độ độc tài với tối thiểu tổn thất về sinh mạng và khổ đau.
Trong nỗ lực này tôi đã tham khảo kết quả nghiên cứu nhiều năm của tôi về
các chế độ độc tài, những phong trào kháng cự, các cuộc cách mạng, những
giòng tư tưởng chính trị, các hệ thống chính phủ, và đặc biệt về đấu tranh
bất bạo động trong thực tiễn.
Tài liệu này là kết quả của nỗ lực nêu trên. Tôi chắc chắn là nó chưa hoàn
hảo, nhưng có lẽ nó đề ra được một số khung sườn để giúp suy nghĩ và hoạch
định ra những phong trào giải phóng mãnh liệt hơn và hiệu quả hơn.
Vì nhu cầu và cũng do chủ ý của tôi, tài liệu này chỉ tập trung vào các
nguyên tắc chung làm sao phá bỏ một chế độ độc tài và ngăn chận một chế
độ độc tài khác nổi lên. Tôi không thể soạn ra một bản phân tích chi tiết
hay một toa thuốc cho từng quốc gia. Tuy nhiên, tôi hy vọng những phân
tích chung này sẽ hữu ích cho những dân tộc đang sống dưới ách độc tài
tại nhiều quốc gia. Họ sẽ là người xét xem các phân tích này có đúng với
trường hợp của họ không và các đề nghị có thể áp dụng vào cuộc đấu tranh
giải phóng của họ không.
Tôi mang ơn nhiều người trong quá trình hình thành tài liệu này. Bruce
Jenkins, người phụ tá đặc biệt của tôi, đã đóng góp vô kể qua việc nhận
dạng các khiếm khuyết trong nội dung và cách trình bày, và qua những góp
ý của ông để các ý tưởng khó được trình bày rõ hơn và mạnh hơn, cũng
như các góp ý về bố cục và sửa chữa. Tôi cũng rất biết ơn sự giúp đỡ biên xv
soạn của Stephen Coady. Tiến sĩ Christopher Kruegler and Robert Helvey
đã cung cấp nhiều phê bình và góp ý quan trọng. Tiến sĩ Hazel McFerson
và tiến sĩ Patricia Parkman đã cung cấp cho tôi dữ kiện về các cuộc đấu
tranh tại Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Mặc dù được nhận những hỗ trợ
tử tế và rộng lượng đó, tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những phân tích và
kết luận trong tài liệu này.
Không một chỗ nào trong bài phân tích này mà tôi tự cho là việc phản
kháng lại các kẻ độc tài là chuyện dễ hay không tốn gì cả. Mọi cuộc đấu
tranh đều có rắc rối và tổn thất. Chống lại các kẻ độc tài dĩ nhiên cũng
không tránh khỏi có thương vong. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng bài phân tích
này sẽ thúc đẩy các vị lãnh đạo phản kháng quan tâm đến những chiến lược
vừa gia tăng sức mạnh đấu tranh lại vừa giảm thiểu mức độ thương vong.
Bài phân tích này cũng không hàm ý rằng khi một chế độ độc tài chấm
dứt thì mọi vấn đề khác cũng sẽ biến mất. Sự sụp đổ của một chế độ cai trị
không biến một nước thành địa đàng. Ðúng hơn, nó chỉ mở ra con đường
cho những nỗ lực kiên trì và trường kỳ để xây dựng những mối quan hệ
chính trị, kinh tế, và xã hội công bằng hơn, và xóa đi những hình thức bất
công và áp bức. Tôi hy vọng bài khảo sát ngắn gọn này về phương cách làm
tan rã một chế độ độc tài sẽ ích lợi cho bất cứ dân tộc nào đang sống dưới sự
khống chế và đang khao khát tự do
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét