Trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục có hành động muốn biến Biển Đông thành ao nhà gây căng thẳng với Việt Nam và Philippines, thì tại Việt Nam, người dân đã sử dụng mạng thông tin xã hội trả đũa Trung Quốc. Khác với phản ứng dè dặt của chính quyền, dân « Facebook » lên án láng giềng phương Bắc với những lập luận bốc lửa dường như muốn thúc giục giới lãnh đạo chính trị phải kiên quyết hơn.
Theo AFP, trong hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn, hôm chủ nhật vừa qua, 05/06/2011, người dân Việt Nam đã lên án Bắc Kinh có hành động xâm lược. Cả hai cuộc biểu tình này đều được kêu gọi qua mạng thông tin xã hội internet và không bị chế độ toàn trị ngăn cấm.
Trên Facebook, hàng loạt thông điệp lên án hành động “cướp biển” của Trung quốc và tố cáo hàng hóa Trung Quốc là một loại « ung thư » theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đây là những món hàng độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng, cạnh tranh tiêu diệt ngành sản xuất của Việt Nam.
Một người biểu tình giải thích “Facebook là kênh thông tin chủ yếu” động viên lực lượng quần chúng và người dân nói chung muốn chính phủ phải đi theo đường lối “cứng rắn” đối phó với Trung Quốc hoặc ít ra phải tỏ ra mạnh dạn hơn.
Từ nhiều thập niên, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thường xuyên tạo căng thẳng trong quan hệ hai bên. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ vụ tàu « hải giám » Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, gây hư hại cho tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 2 của tập đoàn dầu khí nhà nước ngày 26/05/2011.
Bắc Kinh lên án ngược phía Việt Nam « thăm dò dầu khí » bất hợp pháp và phải chấm dứt ngay.
Một vụ tương tự đã xảy ra vào ngày hôm qua 09/06/2011 và chính quyền hai bên đỗ lỗi cho nhau.
Tuy nhiên, phản ứng của công luận Việt Nam trên internet đã đẩy cuộc khủng hoảng vào một kích thước rộng lớn hơn. Hà Nội gần như không bao giờ cho phép biểu tình và luôn kiểm soát chặt chẽ internet. Khi cho dân chúng xuống đường hôm chủ nhật vừa qua, chính phủ Việt Nam gián tiếp sử dụng sự kiện này như một “thông điệp gởi cho Bắc Kinh”.
Nhưng giới quan sát thẩm định, tình hình rất có thể sẽ “bốc lửa” nếu xảy ra nhiều cuộc biểu tình trong tương lai.
Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam thì “đến một mức độ nào đó, biểu tình chống Trung Quốc phục vụ lợi ích cho Việt Nam. Nhưng cùng lúc nó sẽ buộc Bắc Kinh phải tỏ thái độ”.
Ông Thayer nhắc lại vụ việc năm 2007. Nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong hai tuần liên tiếp. Khi Bắc Kinh tuyên bố quan hệ song phương bị đe dọa thì Hà Nội lập tức cấm biểu tình.
Nhà phân tích Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nêu lên một khía cạnh khác. Ông cho rằng sinh viên Việt Nam sẽ nhân cơ hội này tranh đấu cho các mục tiêu khác và sẽ đặt ra nhiều vấn đề trong lãnh vực đối nội. Một người biểu tình đã liên tưởng đến “cách mạng Hoa Nhài”như ở Bắc Phi.
Theo AFP, thì khó khăn của chính quyền Việt Nam hiện nay là làm sao vừa tránh không “khiêu khích” Trung Quốc, vừa không để bị dân chúng xem là yếu hèn trước kẻ thù.
Trên một trang blog được nhiều người đọc có lời nhắn gọi :“Hỡi đồng bào, chúng ta chịu nhục mãi sao”.
Ngày Chủ Nhật dài nhất tại Việt Nam
Cuộc biểu tình ngày Chúa Nhật 5 tháng 6 có lẽ là một tiếng nói tập thể lớn nhất Việt Nam từ sau năm 1975.
Cuộc biểu tình này cho thấy sự lớn mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và âm vang của nó khó thể từ chối. Sự hiện diện của một số lãnh tụ sinh viên Sài Gòn ngày xưa đã làm chính quyền bối rối nhưng cũng không thể ngăn cản được lòng yêu nước của nhân dân trước những táo tợn của Trung Quốc. Liệu những lần biểu tình sắp tới có thể xảy ra hay không sau khi vụ Viking tiếp nối Bình Minh hai tuần trước đây? Mặc Lâm có bài viết sau đây về vấn đề này.
Phản ứng rất bình thường của người dân
Bất cứ người Việt Nam nào có theo dõi cặn kẽ việc tàu Bình Minh 2 bị tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xông vào cắt giây cable thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình đều rất khó mà giữ được sự nóng giận. Đó là phản xạ một cách tự nhiên khi bị kẻ lạ vào nhà tấn công.
Riêng những người trẻ tuổi, nguồn năng lực chính của nguyên khí quốc gia thì sự giận dữ ấy nhiều lần hơn. Giận dữ vì cảm thấy bị xúc phạm danh dự và chủ quyền quốc gia đã khiến hàng ngàn người bất chấp sợ hãi xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn.
Buổi sáng hôm ấy là ngày Chúa Nhật 5 tháng 6 năm 2011.
Từ Hà Nội Kiến trúc sư Trần Thanh Vân theo dõi diễn tiến này cho biết nhận xét của bà trước nguyên nhân cùng hình ảnh cuộc biểu tình như sau:
Riêng những người trẻ tuổi, nguồn năng lực chính của nguyên khí quốc gia thì sự giận dữ ấy nhiều lần hơn. Giận dữ vì cảm thấy bị xúc phạm danh dự và chủ quyền quốc gia đã khiến hàng ngàn người bất chấp sợ hãi xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn.
Buổi sáng hôm ấy là ngày Chúa Nhật 5 tháng 6 năm 2011.
Từ Hà Nội Kiến trúc sư Trần Thanh Vân theo dõi diễn tiến này cho biết nhận xét của bà trước nguyên nhân cùng hình ảnh cuộc biểu tình như sau:
Tôi cho rằng có lẽ một cái đèn xanh đã bật nhưng các chú công an phải bảo vệ cơ quan ngoại giao, phải làm bổn phận một cách gượng gạo thôi còn những kẻ theo Trung Quốc đã không còn dám công khai nữa và chính bọn chúng đang run sợ đấy. Tôi có cảm giác bản thân nội bộ Trung Quốc cũng không còn vững vàng nữa.Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Biểu tình chống Trung Quốc ở Saigon ngày Chúa Nhật 5 tháng 6, 2011
-Tôi cho rằng người Trung Quốc cuống lên rồi và nó muốn thử mọi kiểu nhưng mỗi lần thử thì nó lại thất bại hơn. Tôi sống ở Hà nội và tôi chứng kiến nhiều chuyện. Tôi thấy rằng dân có lo lắng nhiều hơn nhưng nếu như tình hình xã hội thì hôm nay dân mạnh hơn năm 2007. Tôi cho rằng có lẽ một cái đèn xanh đã bật nhưng các chú công an phải bảo vệ cơ quan ngoại giao, phải làm bổn phận một cách gượng gạo thôi còn những kẻ theo Trung Quốc đã không còn dám công khai nữa và chính bọn chúng đang run sợ đấy. Tôi có cảm giác bản thân nội bộ Trung Quốc cũng không còn vững vàng nữa.
Tại thành phố HCM nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội kể lại những ghi nhận của ông về buổi sáng này:
Hôm ấy tôi ra từ sớm ngồi ở café chỗ số 7 Nguyễn Văn Chiêm tức nó nằm ngay sau nhà Văn hóa thanh niên đối diện với Diamond Plaza. Sau cái đoàn có các nhân vật cựu trào của phong trào học sinh sinh viên trước đây như ông Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập..cái đoàn ấy đựơc mấy ông Thành ủy mời vào trong Thành đoàn nói chuyện đối thoại như anh Đỗ Trung Quân đã mô tả, cái đoàn đó đi trước sau đó là đoàn của thanh niên là đợt đầu đi qua. Tôi ra trước để chụp ảnh và gia nhập đoàn
Tại thành phố HCM nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội kể lại những ghi nhận của ông về buổi sáng này:
Hôm ấy tôi ra từ sớm ngồi ở café chỗ số 7 Nguyễn Văn Chiêm tức nó nằm ngay sau nhà Văn hóa thanh niên đối diện với Diamond Plaza. Sau cái đoàn có các nhân vật cựu trào của phong trào học sinh sinh viên trước đây như ông Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập..cái đoàn ấy đựơc mấy ông Thành ủy mời vào trong Thành đoàn nói chuyện đối thoại như anh Đỗ Trung Quân đã mô tả, cái đoàn đó đi trước sau đó là đoàn của thanh niên là đợt đầu đi qua. Tôi ra trước để chụp ảnh và gia nhập đoàn
Cả đoàn vừa đi vừa giơ cao biểu ngữ, khẩu hiệu như: Không được xâm phạm lãnh hải Việt Nam, Tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam. Đoàn vừa đi vừa hát các bài hát từ quốc ca cho đến “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn”…không khí phải nói là rất trẻ, rất thanh niên. Một lúc họ lại hát, một lúc họ lại hô khẩu hiệu. Vẫn có người dẫn đường tức là có đội hình. Đi nửa phía bên phải để tránh ảnh hưởng giao thông. Khi tới một ngã tư thì lúc đầu có xe cảnh sát đứng chặn lại, đến một lúc thì sự chặn ấy nới lỏng ra và đoàn người đi qua được.
-Nói chung tụi tôi đi một nhóm cũng mấy chục anh em thôi mình đi cũng rất là đàng hoàng. Công an có ông hung hăng nhưng tụi tôi hỏi ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà lại đứng về phía Trung Quốc? Cuối cùng thì mấy ổng im luôn! Tức là cũng phải đấu tranh cuối cùng thì mình cũng đạt mục tiêuLuật gia Lê Hiếu Đằng
Việc Thành ủy TPHCM mời một nhóm trong đoàn biểu tình vào đối thoại có thể xem là một việc hoàn toàn bất ngờ. Thế nhưng theo lời kể của nhà thơ Đỗ Trung Quân thì diễn tiến ấy cũng không ngoài sự lo lắng cho một cuộc tập hợp mà chính quyền lo ngại sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát khi có sự hiện diện của một số lớn những khuôn mặt có quá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc biểu tình chống Mỹ trước đây, nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết:
-Đối với những nhân vật chủ chốt Thành ủy, Thành đoàn thì phải ghi nhận là họ nhã nhặn. Sự nhã nhặn của họ có thể giải thích đựơc vì những nhân vật mà họ tiếp như tôi đã kể tên là những người mà họ không xa lạ gì trong phong trào (sinh viên học sinh) trước đây. Chỉ có một nhân vật mà tôi đã nêu tên là ông Sáu Quang tỏ ra hơi thiếu khiêm tốn thì ông Lê Hiếu Đằng đã phản ứng một cách đúng đắn
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam của TPHCM, một trong những khuôn mặt rất nổi tiếng do tham gia những cuộc biểu tình của phong trào sinh viên trước năm 1975 cho
-Đối với những nhân vật chủ chốt Thành ủy, Thành đoàn thì phải ghi nhận là họ nhã nhặn. Sự nhã nhặn của họ có thể giải thích đựơc vì những nhân vật mà họ tiếp như tôi đã kể tên là những người mà họ không xa lạ gì trong phong trào (sinh viên học sinh) trước đây. Chỉ có một nhân vật mà tôi đã nêu tên là ông Sáu Quang tỏ ra hơi thiếu khiêm tốn thì ông Lê Hiếu Đằng đã phản ứng một cách đúng đắn
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam của TPHCM, một trong những khuôn mặt rất nổi tiếng do tham gia những cuộc biểu tình của phong trào sinh viên trước năm 1975 cho
Các tàu hải giám Trung Quốc trang bị dụng cụ tối tân có tốc độ cao tuần tiêu thường xuyên quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. AFP
biết sự có mặt của ông trong cuộc biểu tình lần này:
-Nói chung tụi tôi đi một nhóm cũng mấy chục anh em thôi mình đi cũng rất là đàng hoàng. Công an có ông hung hăng nhưng tụi tôi hỏi ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà lại đứng về phía Trung Quốc? Cuối cùng thì mấy ổng im luôn! Tức là cũng phải đấu tranh cuối cùng thì mình cũng đạt mục tiêu của mình.
Điều quan trọng nhất là sau đó số anh em học sinh sinh viên họ cũng tham gia để đi biểu tình. Cũng có mấy ngàn người đi khắp các ngã đường Sài Gòn, hô khẩu hiệu, cờ quạt rất khí thế.
-Nói chung tụi tôi đi một nhóm cũng mấy chục anh em thôi mình đi cũng rất là đàng hoàng. Công an có ông hung hăng nhưng tụi tôi hỏi ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà lại đứng về phía Trung Quốc? Cuối cùng thì mấy ổng im luôn! Tức là cũng phải đấu tranh cuối cùng thì mình cũng đạt mục tiêu của mình.
Điều quan trọng nhất là sau đó số anh em học sinh sinh viên họ cũng tham gia để đi biểu tình. Cũng có mấy ngàn người đi khắp các ngã đường Sài Gòn, hô khẩu hiệu, cờ quạt rất khí thế.
Tiếng nói của nhiều thế hệ
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn và cũng là người tổ chức, đi đầu trong các cuộc xuống đường chống Mỹ cũng có mặt trong cuộc biểu tình hôm 5 tháng 6. Ông cho biết nguyên nhân dẫn ông tới cuộc biểu tình này, nó không những chính đáng mà còn gợi nhớ cho ông một thời tranh đấu.
Nói chung các bạn trẻ thời nào cũng vậy. Đã đi biểu tình thì rất hăng hái rất mạnh mẽ. Có mấy tấm pano thôi, anh em họ đi một vòng vậy thôi chứ đâu có gì mà ghê gớm đâu. Như vậy là chính quỳên cũng thấy và không đàn áp gì cả. Tôi cho cái đó là việc làm đúngông Huỳnh Tấn Mẫm
-Đối với dư luận người ta rất là hoang mang trong khi mình cứ phải chờ đợi chỉ đạo thì rất là chậm. Nói thực ra tụi tôi với mấy anh Lê Hiếu Đằng cũng như mấy anh em trong lần này cũng phải nói là lần đầu tiên, còn so với mấy anh em hồi trước thì thời này cũng như hồi trước thôi chứ không có gì khác. Nhưng khi anh em biểu tình cũng rất trật tự, không có bạo động gì cả đó là điều rất hay. Nều đi biểu tình mà thứ tự như hôm vừa qua thì tôi cho rằng không có lý do gì để mà ngăn chặn hết
Nói chung các bạn trẻ thời nào cũng vậy. Đã đi biểu tình thì rất hăng hái rất mạnh mẽ. Có mấy tấm pano thôi, anh em họ đi một vòng vậy thôi chứ đâu có gì mà ghê gớm đâu. Như vậy là chính quỳên cũng thấy và không đàn áp gì cả. Tôi cho cái đó là việc làm đúng
Một khuôn mặt nữa là ông Lê Công Giàu, Phó bí thư thành đoàn TPHCM cũng có mặt tại cuộc biểu tình, ông
Nói chung các bạn trẻ thời nào cũng vậy. Đã đi biểu tình thì rất hăng hái rất mạnh mẽ. Có mấy tấm pano thôi, anh em họ đi một vòng vậy thôi chứ đâu có gì mà ghê gớm đâu. Như vậy là chính quỳên cũng thấy và không đàn áp gì cả. Tôi cho cái đó là việc làm đúng
Một khuôn mặt nữa là ông Lê Công Giàu, Phó bí thư thành đoàn TPHCM cũng có mặt tại cuộc biểu tình, ông
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm. Source damlambao-photo: Cao Lập
cho biết lý do mà ông và nhóm cựu sinh viên Sài Gòn có mặt:
-Thật ra cái chuyện mà tụi tôi làm vừa qua thì nó cũng không có gì là ghê gớm, đó chỉ là biểu lộ thái độ của một người dân bình thường. Tụi tôi ới nhau đi chứ không có một sự tổ chức như hồi xưa, Hồi xưa tụi tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Thành đoàn thì có bài bản lớp lang tổ chức thế này thế nọ. Còn đây chỉ là rủ nhau để mà coi anh em thanh niên tới nó làm gì rồi mình cũng nhân đó mình biểu lộ cái ý của mình là phản đối chuyện Trung Quốc họ xâm phạm chủ quyền của mình. Tất nhiên người bình thường từ trẻ đến già ai cũng đều có suy nghĩ giống như tụi tôi thôi.
Trong khi dư âm của cuộc biểu tình ngày Chúa Nhật 5 tháng Sáu vẫn còn nóng hổi trong lòng mọi người thì lúc 6 giờ sáng ngày 9 tháng Sáu, tức chỉ bốn ngày sau khi cuộc biểu tình diễn ra, tàu của Trung Quốc lại tiếp tục thực hiện lại trò cũ là cắt dây cable thăm dò dầu khí của con tàu Viking thuộc tập đoàn dầu khí PetroVN. Trước hành động được báo chí gọi là táo tợn này thì liệu sẽ còn những phản đối nào khác của tuổi trẻ Việt Nam hay không?
-Thật ra cái chuyện mà tụi tôi làm vừa qua thì nó cũng không có gì là ghê gớm, đó chỉ là biểu lộ thái độ của một người dân bình thường. Tụi tôi ới nhau đi chứ không có một sự tổ chức như hồi xưa, Hồi xưa tụi tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Thành đoàn thì có bài bản lớp lang tổ chức thế này thế nọ. Còn đây chỉ là rủ nhau để mà coi anh em thanh niên tới nó làm gì rồi mình cũng nhân đó mình biểu lộ cái ý của mình là phản đối chuyện Trung Quốc họ xâm phạm chủ quyền của mình. Tất nhiên người bình thường từ trẻ đến già ai cũng đều có suy nghĩ giống như tụi tôi thôi.
Trong khi dư âm của cuộc biểu tình ngày Chúa Nhật 5 tháng Sáu vẫn còn nóng hổi trong lòng mọi người thì lúc 6 giờ sáng ngày 9 tháng Sáu, tức chỉ bốn ngày sau khi cuộc biểu tình diễn ra, tàu của Trung Quốc lại tiếp tục thực hiện lại trò cũ là cắt dây cable thăm dò dầu khí của con tàu Viking thuộc tập đoàn dầu khí PetroVN. Trước hành động được báo chí gọi là táo tợn này thì liệu sẽ còn những phản đối nào khác của tuổi trẻ Việt Nam hay không?
Còn đây chỉ là rủ nhau để mà coi anh em thanh niên tới nó làm gì rồi mình cũng nhân đó mình biểu lộ cái ý của mình là phản đối chuyện Trung Quốc họ xâm phạm chủ quyền của mình. Tất nhiên người bình thường từ trẻ đến già ai cũng đều có suy nghĩ giống như tụi tôi thôi.Ông Lê Công Giàu
Ông Lê Công Giàu cho chúng tôi biết:
-Tôi nghĩ việc làm này một lần nữa chứng tỏ cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc họ làm như thế là có chủ đích có chuẩn bị trước. Rõ ràng họ cố tình gây rối ở biển Đông nói chung và gây khó khăn cho Việt Nam nói riêng. Mọi người sẽ thấy rõ hơn bản chất của những người cầm quyền Trung Quốc và như thế tôi nghĩ chính phủ phải có những hành động quyết liệt hơn.
Nói chung người dân cũng như thanh niên sẽ ủng hộ những hành động quyết liệt của chính phủ và chắc chắn nguời dân cũng sẽ có biểu thị thái độ của mình như đã biểu thị vừa rồi mà nhất là trong giới thanh niên
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ kinh nghiệm của ông từ cuộc biểu tình vừa rồi, ông nói:
-Thông thường thì Việt Nam mình chưa quen với những cuộc tụ tập, bao giờ người ta cũng e ngại nó sẽ thành tiền lệ. Tôi cho là giới trẻ Việt Nam nên làm quen với hình thái như thế này. Nếu thái độ của các bạn bày tỏ rõ ràng như lần vừa rồi là chúng tôi chống ngoại xâm, phản đối ngoại xâm, không ai có thể ngăn cản chuyện anh em trẻ người ta bày tỏ thái độ yêu nước chống ngoại xâm cả. Những người ngăn cản thì họ cũng tự giới thiệu họ là ai thôi.
Tuy cuộc biểu tình sắp tới không ai biết sẽ diễn ra như thế nào nhưng hành động cản trở, đàn áp hay bắt giam những người có thành tích biểu tình chống Trung Quốc trước khi cuộc biểu tình xảy ra nếu có, sẽ được người dân và công luận quốc tế phán xét đúng như lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói: “Những người ngăn cản đã tự giới thiệu họ là ai”.
Qua lần cắt dây cable mới nhất này Trung Quốc đã đưa ra một tin nhắn rõ ràng với cộng đồng trong khu vực: Họ sẽ dùng mọi khả năng, mọi thủ đoạn để biến đường lưỡi bò thành hiện thực! Con đường dẫn tới chiến tranh ngày càng được Trung Quốc rút ngắn thêm, và như vậy liệu Việt Nam đã chuẩn bị cuộc chiến không cân sức này như thế nào?
-Tôi nghĩ việc làm này một lần nữa chứng tỏ cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc họ làm như thế là có chủ đích có chuẩn bị trước. Rõ ràng họ cố tình gây rối ở biển Đông nói chung và gây khó khăn cho Việt Nam nói riêng. Mọi người sẽ thấy rõ hơn bản chất của những người cầm quyền Trung Quốc và như thế tôi nghĩ chính phủ phải có những hành động quyết liệt hơn.
Nói chung người dân cũng như thanh niên sẽ ủng hộ những hành động quyết liệt của chính phủ và chắc chắn nguời dân cũng sẽ có biểu thị thái độ của mình như đã biểu thị vừa rồi mà nhất là trong giới thanh niên
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ kinh nghiệm của ông từ cuộc biểu tình vừa rồi, ông nói:
-Thông thường thì Việt Nam mình chưa quen với những cuộc tụ tập, bao giờ người ta cũng e ngại nó sẽ thành tiền lệ. Tôi cho là giới trẻ Việt Nam nên làm quen với hình thái như thế này. Nếu thái độ của các bạn bày tỏ rõ ràng như lần vừa rồi là chúng tôi chống ngoại xâm, phản đối ngoại xâm, không ai có thể ngăn cản chuyện anh em trẻ người ta bày tỏ thái độ yêu nước chống ngoại xâm cả. Những người ngăn cản thì họ cũng tự giới thiệu họ là ai thôi.
Tuy cuộc biểu tình sắp tới không ai biết sẽ diễn ra như thế nào nhưng hành động cản trở, đàn áp hay bắt giam những người có thành tích biểu tình chống Trung Quốc trước khi cuộc biểu tình xảy ra nếu có, sẽ được người dân và công luận quốc tế phán xét đúng như lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói: “Những người ngăn cản đã tự giới thiệu họ là ai”.
Qua lần cắt dây cable mới nhất này Trung Quốc đã đưa ra một tin nhắn rõ ràng với cộng đồng trong khu vực: Họ sẽ dùng mọi khả năng, mọi thủ đoạn để biến đường lưỡi bò thành hiện thực! Con đường dẫn tới chiến tranh ngày càng được Trung Quốc rút ngắn thêm, và như vậy liệu Việt Nam đã chuẩn bị cuộc chiến không cân sức này như thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét