Nepokoje propukly v pátek, když policie nutila těhotnou pouliční prodavačku opustit své místo. Když jim žena odmítla vyhovět, srazili ji na zem. Ostatní prodejci okamžitě obvinili policii z násilného jednání a ulici zaplnil dav.
Na ulici se objevili především lidé ze severozápadní provincie S´čchuan, kteří přišli do města za prací, protože jde o jedno z hlavních center textilního průmyslu.
Demonstranti v ulicích Ceng-čchengu
Demonstranti v ulicích Ceng-čchengu
FOTO: Reuters
Dav zablokoval silnici a házel na představitele moci láhve a cihly. Během víkendu počet demonstrantů narůstal, v neděli jich bylo už několik desítek tisíc a zablokovali nájezd na dálnici.
Zapálili asi dvacet vozidel policie a záchranné služby, bojovali s policisty i milicemi, řekl jeden z lidí pracujících v městě v textilce Ruilog. „Byly to hrozné scény,“ řekl Wang a dodal: "Nedokážete si to představit, když jste tam nebyl."
Číňané u vyhořelého policejního vozidla v Ceng-čchengu
Číňané u vyhořelého policejního vozidla v Ceng-čchengu.
FOTO: Reuters
Některým dělníkům a dělnicím bylo zabráněno účastnit se protestů, zaměstnavatelé jim nedovolili opustit továrnu. „V ulicích bylo mnoho lidí, křičeli a pokoušeli se vyvolat chaos. Někteří z nich dokonce rozmlátili policejní auta,“ uvedla jedna ze svědkyň. Místní úřady se snažily incident banalizovat. "Byl to jen obyčejný střet pouličních prodavačů a místních bezpečnostních složek, ale zneužila ho hrstka lidí, kteří chtějí působit problémy," řekl cengčchengský starosta Jie Niou-pching deníku China Daily.
Policejní transportér v ulicích Ceng-čchengu
Policejní transportér v ulicích Ceng-čchengu.
FOTO: Reuters
V pondělí nicméně deník China Daily ve svém internetovém vydání napsal, že cengčchengská vláda rozeslala do vesnic a továren pracovní skupiny, které občanům střet s pouličními prodavači vysvětlují. Šéf komunistické strany ve městě Ceng-čcheng těhotnou ženu navštívil v sobotu ráno v nemocnici, kam byla převezena na kontrolní vyšetření, a přinesl jí košík ovoce. Manžel postižené sdělil, že matka i ještě nenarozené dítě jsou v pořádku.

Strach Číny z protestů

Vládnoucí čínská komunistická strana věnuje v poslední době demonstracím zvýšenou pozornost v obavách, aby pod vlivem povstání v arabských zemích nepřerostly v protesty ohrožující státní moc. Množství občanských nepokojů také v Číně rok od roku stoupá. Zatímco v roce 2006 Čína zaznamenala přes 60 000 "masových incidentů", následující rok jich bylo již více než 80 000, připomíná ČTK.
.
Policisté v ulicích Ceng-čchengu
Policisté v ulicích Ceng-čchengu
FOTO: Reuters
Autonomní oblast Vnitřní Mongolsko v květnu zažila největší nepokoje za poslední dvě desítky let. Koncem května Číňan, kterého rozhořčily zábory půdy, zase odpálil před vládní budovou v jihočínském městě Fu-čou tři podomácku vyrobené bomby, tři lidi zabil a dalších devět zranil. [celá zpráva]
Letos se obyvatelka Pekingu pokusila upálit na protest proti stržení svého domu. [celá zpráva]
V centrálním městě Li-čchuan minulý týden tisíce obyvatel zaútočily na vládní budovy poté, co slyšeli, že jeden člen městské rady byl v policejní vazbě údajně umlácen k smrti.
Převrácené policejní vozidlo v Ceng-čchengu
Převrácené policejní vozidlo v Ceng-čchengu
FOTO: Reuters .
Nguyễn Xuân Diện-Blog đề nghị bác nào biết tiếng Tiệp, dịch giùm bản tin trên. Đa tạ!  
CÒN DƯỚI ĐÂY LÀ BẢN TIN CỦA RFI :
Công an mạnh tay với phụ nữ mang thai:  rối loạn xã hội miền Nam Trung Quốc 

Một xe cảnh sát bị đốt cháy tại thị trấn Tăng Thành, Quảng Đông. Ảnh chụp ngày 11/6/2011.
Reuters

Tú Anh
 
Nhiều vụ xung đột giữa đám đông và công an thị trấn Tăng Thành, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra cuối tuần qua. Chính quyền thừa nhận lực lượng an ninh đã phải vất vả trấn áp những hành động bạo lực từ dân chúng sau khi một phụ nữ 20 tuổi mang thai bán hàng rong bị cảnh sát xô ngã.
Theo nhiều nhân chứng, hơn một ngàn người đã xuống đường thách thức lực lượng công an và cảnh sát chống bạo động. Đài truyền hình Hong Kong tường thuật hình ảnh người biểu tình tấn công vào cơ quan chính quyền thị trấn Tăng Thành, đốt xe cảnh sát và cướp bóc nhiều cửa hiệu.
Vụ việc xảy ra từ chiều thứ sáu 10/06/2011 và bắt nguồn từ một ngôi làng bên cạnh. Một nhóm cảnh sát xua đuổi một phụ nữ bán hàng rong đang mang thai. Nạn nhân bị xô ngã xuống đường. Vụ đụng chạm này đã biến thành bạo loạn với sự tham gia của nhiều trăm người lao động di cư gốc Tứ Xuyên. Họ xung đột với cảnh sát, đốt xe của an ninh, tấn công đập phá trụ sở chính quyền.
Đến tối chủ nhật, cảnh sát chống bạo động sử dụng lựu đạn cay, huy động xe bọc thép trên đường phố. Một số người biểu tình bị bắt. Thị trưởng Tăng Thành cho đây là một vụ xung khắc giữa một người bán hàng rong với cảnh sát và đã bị một nhóm « phần tử xấu » lợi dụng để gây bạo loạn.
Trong khi đó tại Hồ Bắc trong tuần qua cũng xảy ra xung đột giữa hàng ngàn dân và lực lượng công an. Theo tường thuật của hãng tin công giáo Asia News, khoảng 2000 dân huyện Lợi Xuyên, tỉnh Hồ Bắc, đã bày tỏ lòng tức giận bằng hành động, sau khi một viên chức địa phương vì chống tham nhũng đã bị công an bắt điều tra hôm 26/5 và đến ngày 4/ 6 thì ông này chết trong đồn công an.
Theo báo chí địa phương, ông Nhiễm Kiến Tân, 49 tuổi, bị tố cáo là nhận tiền hối lộ, bất tuân lệnh cấp trên, không thi hành lệnh giải tòa nhà dân. Ông bị công tố viên địa phương bắt giam để điều tra, nhưng đã chết trong tù và trên người có dấu tích bị tra tấn.
Trong một bức thư để lại trước khi bị bắt, ông tố cáo các biện pháp của công an địa phương cô lập ông, không cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp cho tiếp xúc với ông. Những người này còn bị « làm việc » với công an đôi khi đến 20 tiếng đồng hồ liên tiếp.
Trong ba ngày từ thứ ba đến thứ năm tuần trước, hơn 2000 dân đã xuống đường xung đột với cảnh sát chống bạo động. Để xoa dịu dân chúng, chính quyền cấp trên đã ra lệnh điều tra ít nhất 5 cán bộ liên can, trong đó người đứng đầu viện kiểm sát địa phương. Ông này đã phải « từ chức ».
Theo thẩm định của giáo sư Borge Bakken, chuyên gia về vấn đề tội ác tại Hoa Lục, thuộc đại học Hong Kong, thì trong năm 2010, đã xảy ra 127 ngàn vụ dân chúng biểu tình phản đối Nhà nước, mà phần đông là chống tham ô và trưng thu đất đai.
Nguồn: RFI

Bất bình đẳng, vấn đề nghiêm trọng của Trung Quốc

SGTT.VN - Những vụ đánh bom liên tiếp trong ba tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động nhập cư và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu... phần nào cho thấy bất ổn xã hội đang gia tăng ở Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân sâu xa là hố sâu bất bình đẳng ngày càng sâu hơn.
Chiều 12.6, khu ngoại ô Zengcheng, cảnh sát chống bạo động phun hơi gas để giải tán đám đông công nhân nhập cư phản đối sự ngược đãi của những nhân viên bảo vệ đối với một phụ nữ trẻ bán hàng rong đang mang thai. Ảnh: Reuters
Hai tin mới đây về Trung Quốc đã lôi cuốn sự chú ý của các phương tiện truyền thông phương Tây: Quốc vụ viện của Trung Quốc vừa đề nghị thay đổi các tỷ lệ thuế thu nhập để giảm bớt gánh nặng cho công nhân và tăng thêm tiền thuế mà những người giàu phải trả. Theo tờ New York Times, ở một số thành phố, chính quyền giới hạn mức đồ sộ của các ngôi mộ để ngăn cản người giàu xây lăng mộ quá nguy nga khiến dân chúng bất bình. Dù mức độ quan trọng rất khác nhau, cả hai tin đều cho thấy là hố sâu bất bình đẳng xã hội đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Hệ thống thuế “luỹ thoái”!
Đối với những ai biết rõ các sự tinh tế của chính sách thuế má ở Trung Quốc, thì đáng ra nước này đã phải thay đổi từ lâu các tỷ suất thuế, dù đó chưa phải là phương tiện hữu hiệu nhất để giảm các bất bình đẳng về thu nhập. Nhìn chung, hệ thống thuế Trung Quốc thực ra không mấy tiến bộ vì mấy lý do sau đây: nó có tính “luỹ thoái”, nghĩa là thu nhập càng cao thì tỷ lệ thuế phải trả càng thấp; thuế giá trị gia tăng và các thứ thuế khác đánh vào người tiêu dùng chiếm khoảng một phần ba tổng số tiền thuế thu được; các loại thuế khác đánh vào lương (như các đóng góp bảo hiểm xã hội), cũng “luỹ thoái”. Phần thuế thu nhập trong tổng số tiền thuế thu được không vượt quá 5,8%. Như vậy hệ thống thuế của Trung Quốc hoàn toàn không phải là một công cụ phân phối lại có hiệu quả.
Việc tăng ngưỡng đóng thuế từ 2.000 NDT (310 USD) hiện nay lên 3.000 NDT (450 USD) sẽ không có tác dụng mấy.
Nói chung, cũng như ở các nước đang phát triển khác, việc thu thuế thu nhập ở Trung Quốc là tốn kém, không hiệu quả và khó khăn, chủ yếu vì người dân thích trả bằng tiền mặt trong các giao dịch thương mại, vì các khiếm khuyết của ngành kế toán và nhất là vì tầm quan trọng của khu vực kinh tế không chính thức. Kết quả là, cho dù cải cách thuế triệt để, nghĩa là có tính luỹ tiến cao, nó vẫn không đạt được các tác dụng chờ đợi.
Phân phối thu nhập bất công, phân phối của cải còn bất công hơn
Theo nhiều chuyên gia, để giảm các bất bình đẳng về thu nhập, Bắc Kinh cần có các biện pháp như tăng lương, phân phối thu nhập. Từ gần 20 năm nay, lương của người lao động tăng chậm hơn mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP): từ 53,3% vào năm 1990, phần của lương trong GDP giảm xuống chỉ còn 39,7% vào năm 2007. Sự giảm lương tương đối kìm hãm sự tăng trưởng tiêu dùng và đào sâu thêm các bất bình đẳng về thu nhập, bởi vì người lao động là kẻ bị thiệt thòi nhiều nhất.
Để tăng lương, có lẽ phải tăng quyền thương lượng của người đi làm ăn lương đối với người chủ, phải bảo vệ các quyền lợi của người lao động và đầu tư vào vốn con người. Một số biện pháp đã được đề nghị theo hướng đó, nhưng chưa đưa đến tiến bộ thực sự nào.
Tiếp theo, việc biến xã hội Trung Quốc thành một xã hội thực sự “hài hoà”, theo đúng các khẩu hiệu mà chính quyền Trung Quốc đã đề ra, đòi hỏi phải có sự phân phối lại các của cải, chứ không phải chỉ phân phối lại thu nhập. Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phân chia của cải bất công hơn rất nhiều so với phân chia thu nhập. Thế mà, về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được, bằng cách dùng một phần của số ngoại tệ dự trữ khổng lồ (gần 3.000 tỉ USD) vào việc thực hiện các chính sách xã hội thực sự tiến bộ.
Tham nhũng chiếm 1/3 GDP
Biện pháp quan trọng thứ ba là phải đấu tranh chống tham nhũng. Theo nghiên cứu do Vương Tiểu Lỗ, phó chủ nhiệm viện Nghiên cứu kinh tế thuộc quỹ Cải cách Trung Quốc thực hiện, số tiền tham nhũng có thể lên đến 9.600 tỉ NDT (khoảng 1.500 tỉ USD), tức chiếm đến một phần ba GDP. Cũng theo điều tra trên, 10% các hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc chia nhau 51,9% tổng thu nhập: họ kiếm được gấp 26 lần so với 10% số người nghèo nhất, chứ không phải gấp chín lần, như thống kê chính thức.
Dĩ nhiên, chống tham nhũng là một nhiệm vụ dài hơi và rất khó thực hiện. Nhưng việc đề ra các quy tắc bắt các nhà lãnh đạo và các công chức phải khai đúng gia tài của mình và nhất là bắt họ phải triệt để tôn trọng các quy tắc đó nên là bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn theo đúng hướng.
Trung Quốc sẽ hoàn toàn có lợi khi làm chậm lại, nếu không phải là đảo ngược, diễn biến đáng lo âu của các bất bình đẳng từ ba mươi năm nay. Không những gây ra các căng thẳng xã hội, các bất bình đẳng còn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức tìm cách, với bất cứ giá nào để tránh rơi vào cái bẫy của những nước có thu nhập trung bình (khi thu nhập hàng năm của người dân ở vào khoảng từ 3.000 đến 10.000 USD, thì mức tăng trưởng của GDP thường bị đình trệ). Thế mà, theo các nghiên cứu ở châu Mỹ Latinh, các bất bình đẳng quá lớn thường là các yếu tố chính của cái bẫy nói trên.
NGUYÊN THANH (SOUTH CHINA MORNING POST, NEW YORK TIMES,
LE COURRIER INTERNATIONAL…)
Liên tiếp xảy ra bạo động
Hàng loạt các vụ bạo động xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây báo động tình trạng bất ổn của Trung Quốc đang xảy ra trong toàn xã hội. Đáng chú ý nhất là những vụ đánh bom trong ba tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Thiên Tây vào ngày 26.5, 9.6 và 10.6, tất cả đều có nguyên nhân chung là do tâm lý thất vọng và bất mãn của một bộ phận dân chúng đối với các cấp chính quyền về vấn đề đất đai và nạn tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo.
Vấn đề sức khoẻ, một ngòi nổ của bạo loạn xã hội Trung Quốc, lại tiếp tục trở thành đề tài gây bức xúc khi Tân Hoa xã chủ nhật 12.6 đưa tin chính quyền tỉnh Chiết Giang, thuộc khu vực ven biển phía đông Trung Quốc, đã báo cáo có hơn 600 người, gồm 103 trẻ em bị phát hiện nhiễm độc chì.
Đêm thứ bảy 11.6, 25 người lao động di cư đã bị bắt trong vụ đụng độ với cảnh sát ở thị trấn Xintang, gần thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc.
Căng thẳng sắc tộc, tôn giáo ở các khu vực tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc cũng đang tăng lên và được đánh dấu bằng cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ diễn ra vào ngày 28.5, nhằm phản đối việc một tài xế xe tải gốc Trung Quốc cố ý cán chết người đàn ông chăn cừu thuộc sắc tộc Nội Mông thiểu số, vì lý do cản đường xe tải chở than chạy qua đồng cỏ.
TUYẾT HẠNH (WSJ)