Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

QUỐC HỘI LÀ CỦA ĐẢNG = L’ETAT C’EST MOI = LOUIS ĐẠI ĐẾ (VUA PHÁP 1638-1715) ?!


Phúc Lộc Thọ.

Bài viết của Ngọc Thư trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22/5/2011, ngày mà Việt Nam tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bài viết với cái tựa đề đầy khiêu khích: Quốc hội là của Đảng; bài báo có nội dung nhằm mục đích Chống diễn biến hòa bình; thế nhưng bài viết này lại giống như hành động tìm cách “đổ dầu vào lửa” khi mà lòng dân bấy lâu nay đang xao xác trước biết bao vấn đề bức xúc…

Qua bài viết “Quốc hội là của Đảng…” Ngọc Thư thật sự muốn làm một người “lính ngự lâm” tham gia chống diễn biến hòa bình, bảo vệ chế độ hay Ngọc Thư đang tìm cách thúc đẩy, tăng tốc quá trình tự diễn biến ???

Quốc hội là của Đảng ư ? Cái tựa đề này khiến cho chúng ta liên tưởng tới một câu nói nổi tiếng của vua Louis Đại Đế (Louis XIV) của nước Pháp: L’Etat c’est moi… Câu nói đã đi vào lịch sử chính trị, lịch sử pháp quyền của thế giới như một vết nhơ về sự tham tàn, bạo ngược của kẻ tìm cách giành đoạt hết thảy quyền lực chính trị về tay mình…

Câu “ L’Etat c’est moi” có nghĩa: Nhà nước là tao; cũng có thể dịch Nhà nước là của tao… Qua khẩu khí của câu nói cho thất: Louis XIV của nước Pháp là một ông vua tham tàn, bạo ngược; ông không chỉ cướp hết mọi quyền sinh quyền sát (quyền chính trị) của cả dân tộc Pháp mà ông còn ăn lẹm sang cả phần con, phần cháu của ông. Vua Louis XIV ở ngôi 72 năm khiến cho cái ngai vàng thơm phưng phức tiền, quyền ấy ông con không được ngửi, đến ông cháu cũng không được màng… mà phải đến ông chắt mới ngoi lên được. 

Người kế vị Louis XIV là Louis XV, cai trị nước Pháp từ 1715 tới 1774. Ông có tên hiệu là Louis Đáng yêu, những thất bại, kém cỏi của ông đã đưa nước Pháp vào tình thế hỗn loạn, để rồi dẫn tới cuộc Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ.

Chính cái phương châm hành động, cái cung cách biến “Nhà nước là tao, Nhà nước là của tao” của Louis XIV ấy đã biến nước Pháp thành một đồng cỏ khô; đó cũng chính là một trong những tiền đề làm cho bùng nổ cuộc Cách mạnh tư sản Pháp 1789 long trời chuyển đất, chấm dứt một sự ngự trị vô lối của một thể chế, một triều đại mà quyền lực chính trị nằm trong tay những ông vua không chỉ riêng ở nước Pháp mà trên phạm vi toàn thế giới…

Nhân loại biết ơn Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 vì: chính cuộc cách mạng này đã có công đặt dấu chấm hết cho một triều đại, một thể chế đồi bại, bất công, cản phá sự tiến bộ của lịch sử…

Ngày nay, không nhẽ Ngọc Thư và Báo Quân đội nhân dân là khuyên Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo con đường, vết xe đổ của các ông vua Louis thời trung cổ của nước Pháp, biến Việt Nam thành đồng cỏ khô ? Ngọc Thư đang tìm cách giúp Đảng chống diễn biến hòa bình hay hay chính Ngọc Thư đang khuyên Đảng đi theo con đường cai trị dân theo lối của các ông vua Louis, biến Việt Nam giống như nước Pháp giai đoạn 1789 ?

Nước Pháp ngày xưa mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử chỉ có mỗi một ông vua tác oai, tác quái; ngày nay theo ông Nguyễn Văn An, Bộ Chính trị là một “ông vua tập thể”: có nghĩa Việt Nam hiện thời có những mười mấy ông vua…

Phải chăng vì thế nên có ông cho Trung Quốc thuê rừng; có ông liên kết với Trung Quốc để khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, có khả năng đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, làm nghèo đất nước vì thua lỗ; Có ông thao túng cho làm thủy điện tràn lan gây nên những trận hồng thủy thời hiện đại; Có ông cho phát triển công nghiệp tràn lan, bất chấp khoa học, hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái dẫn tới bức tử những dòng sông như dòng sông Thị Vải; Có ông ngang ngược tuyên bố: Tàu cao tốc phải làm thôi; phải liên minh với Nhật, với Trung Quốc vay tiền họ để mà làm cho bằng được-khi mà chính ở các nước này tàu cao tốc đang lỗ chỏng vó, người ta tìm cách lừa, xuất khẩu, đẩy khoản nợ này sang Việt Nam; Có ông quyết định đổ gần 100.000 tỷ đồng, tương đương với 4,5 tỷ USD vào cho Vinashin để đi đóng tàu, tàu đâu không thấy chỉ thấy núi nợ to đùng ngày càng phình to ra vì “lãi mẹ đẻ lãi con”…

Nên nhớ, chính Vua Louis XIV, tác giả của cái cương lĩnh điều hành nước Pháp: “L’Etat c’est moi” ấy, ở những giây phút cuối của cuộc đời, khi đã nằm lên giường bệnh, Louis XIV triệu đứa chắt lên 5 tuổi đến truyền ngôi và trăng trối: "Cháu ạ, một ngày cháu sẽ là vị vua vĩ đại. Đừng bắt chước tính hiếu chiến của ta. Hãy luôn hành xử dựa theo Thượng đế và khiến cho thần dân phải trọng vọng Người. Ta đau lòng mà thấy là đã để cho thần dân trong tình trạng như hiện nay."

Xin mời quý vị hãy đọc xem các ông vua Louis cuối cũng của nước Pháp, những kẻ chủ trương: L’Etat c’est moi - Nhà nước là tao ấy, đã hành xử với dân chúng nước nước Pháp như thế nào, số phận cuộc đời của họ kết cục ra sao:

VUA LOUIS XIV:
“Louis XIV (tiếng Pháp: Louis-Dieudonné; 16381715) là vua của Pháp và của Navarre. Louis XIV cũng được biết như Louis Đại đế (Louis le Grand hay Le Grand Monarque). Ông được xem là một trong những nhà chinh phạt lớn trong lịch sử.[1] Triều đại của ông kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp. Ông sinh năm 1638 và lên ngôi khi được 4 tuổi[2]. Lúc ấy, mẹ ông, Anne của Áo làm phụ chính. Khi lên 9, sau những cuộc nổi loạn, ông được dẫn đi ẩn náu khỏi kinh đô Paris. Ông cảm thấy bị sỉ nhục và nhất quyết muốn tự chủ, không để ai chi phối như Hồng y Richelieu đã chi phối cha ông vàHồng y Mazarin đã chi phối mẹ ông. Cũng từ đây trở về sau, ông có ác cảm với kinh đô Paris và không bao giờ muốn trở lại thành phố này.

Louis XIV được biết như Vua Mặt Trời (Le Roi Soleil). Ông luôn là con người của dã ngoại[3]. Trong những năm đầu, ông cùng với quần thần di chuyển qua lại giữa những cung điện hoàng gia bên ngoài Paris. Năm 1666, ông chọn địa điểm của cung điện cho riêng ông, cách Paris 20 kílômét về hướng tây, rồi ra lệnh thi công. Ông huy động 36.000 công nhân, thêm 6.000 ngựa để chuyên chở vật liệu xây dựng. Thương vong của công nhân khá cao. Mỗi đêm, xe goòng đi nhặt xác chết do tai nạn nghề nghiệp. Hàng chục người chết mỗi tuần vì sốt rét. Năm 1682, Điện Versailles hoàn thành, trở thành một cung điện hoàng gia vĩ đại nhất thế giới. Điện Versailles không có thành lũy: vị vua đã xây hoàng cung trị vì không được che chắn, giữa đồng trống, để chứng tỏ một đấng quân vương đủ quyền lực không cần đến hào và tường thành để bảo vệ.

Versailles trở nên biểu tượng của vị thế giàu có và quyền lực của đế chế hùng mạnh nhất châu Âu[2]. Trên toàn lục địa, những quân vương khác – kể cả người đang có chiến tranh với Pháp – thể hiện tình thân hữu, lòng ganh tỵ và thách đố họ bằng cách xây cung điện theo mẫu Versailles. Mỗi quân vương đều muốn xây một Versailles cho riêng mình. Ngay cả những đại lộ dài và hoành tráng ở thủ đôWashington, D.C. của Mỹ, được quy hoạch 100 năm sau, cũng do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế tổng thể theo mẫu Versailles.

Quân đội Pháp bao gồm 15 vạn binh sĩ vào thời bình và 40 vạn quân tinh nhuệ trong thời chiến. Bản thân vua Louis XIV không có kinh nghiệm chiến trường, nhưng ông là nhà chiến lược và quản lý quân sự tài ba. Kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh, nhà vua bàn luận về vĩ mô chiến lược với các tướng lĩnh dày dạn trận mạc của ông, rồi chỉ đạo các hoạt động cung ứng quân nhu, tuyển quân, huấn luyện, tình báo quân đội... Theo thời gian, uy tín của Louis XIV và của nước Pháp dâng cao mỗi năm. Quân đội Pháp trở nên đáng sợ nhất châu Âu. Turenne - vị thống soái được Hoàng đế Napoléon Bonaparte ngợi ca là "vị tướng Pháp vĩ đại nhất..." - đã phò tá dưới triều vua Louis XIV.[4] Vào năm1672, nhà vua sai tướng Turenne mang quân đi đánh Holland nhưng không thành, phải rút lui.[5] Vẻ lộng lẫy của cung điện Versailles dấy lên lòng ngưỡng mộ và ganh tỵ của thế giới. Tiếng Pháp trở nên ngôn ngữ phổ cập trong ngoại giao, xã hội và văn học. Dường như bất kỳ việc gì – mọi việc – đều khả thi, nếu dưới văn bản chỉ thị có mang chữ ký cao to, nguệch ngoạc "Louis".

Những năm cuối của triều đại Louis XIV xảy ra nhiều thảm họa. Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, liên quân Anh - Áo - Phổ do Công tước thứ nhất của Marlborough, Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau và Vương công Eugène xứ Savoie chỉ huy đập tan tác Quân đội vua Louis XIV trong trận đánh lớn tại Blenheim (1704)[6] - một đòn đánh cực kỳ đau vào quân Pháp.[7] Sau chiến bại thê thảm tại Blenheim, Quân đội vua Louis XIV lại bị Quận công Marlborough đại phá trong trận đánh tạiRamilies (1706).[8] Cùng năm đó, liên quân Áo - Phổ của Vương công Leopold và Vương công Eugène đè bẹp trong trận đánh tại Turin.[9] Mãi đến năm 1712, Quân đội Pháp do Thống chế Claude-Louis-Hector de Villars thống lĩnh mới đánh tan tác liên quân Áo - Hà Lan của Eugène trong trận đánh nhỏ tạiDenain.[10][11] Song, người con chính thức độc nhất, người kế vị ngai vàng của nhà vua, qua đời năm1711. Con trai của ông, Quận công của Bourgogne, hiện thân cho niềm hy vọng của nước Pháp trong tương lai, qua đời năm 1711 vì bệnh sởi ở tuổi 30. Đứa con trai trưởng của Quận công, cháu nội của Louis XIV, cũng chết vì bệnh sởi ít ngày sau.

Chỉ còn có một đứa trẻ thuộc dòng dõi kế vị ngai vàng trực tiếp, mới lên 2, là cháu kêu Louis XIV bằng ông cố. Đứa trẻ này cũng mắc bệnh sởi, nhưng thoát chết nhờ người bảo mẫu nhốt kín cậu bé và không cho phép các bác sĩ sờ đến cậu với hai bàn tay mang những bọc mọng nước. Cậu hoàng con này được sống sót để trị vì nước Pháp trong 59 năm dưới tên Louis XV. Trên giường bệnh, Louis XIV triệu đứa chắt lên 5 tuổi đến và nói: "Cháu ạ, một ngày cháu sẽ là vị vua vĩ đại. Đừng bắt chước tính hiếu chiến của ta. Hãy luôn hành xử dựa theo Thượng đế và khiến cho thần dân phải trọng vọng Người. Ta đau lòng mà thấy đã để cho thần dân trong tình trạng như hiện nay."

Vua Louis XIV qua đời năm 1715 sau khi trị vì 72 năm, thọ 76 tuổi. Có lẽ ông là vị vua vĩ đại nhất của Pháp[3]. Những vị vua kế tục ông không tham vọng như ông, và huyền thoại về một lực lượng Quân đội Pháp bất khả chiến bại đã bị phá vỡ tan tành với việc họ bị Quân đội tinh nhuệ Phổ của vuaFriedrich II Đại Đế đè bẹp trong trận đánh lớn tại Rossbach (1757). [12][13]
 
VUA LOUIS XV:
Năm 5 tuổi, ông thừa hưởng ngai vàng từ người ông cố là Louis XIV, trở thành vua nước Pháp. Ngườinhiếp chính của triều đình Pháp khi đó là Công tước Philippe của Orléans. Sau khi Philippe mất vào năm 1723, người có ảnh hướng chính tới Louis là André Hercule de Fleury, thầy của Louis, Thủ tướng nước Pháp.

Năm 1725, vua Louis XV cưới Công chúa Maria Leszczyńska, con gái của cựu vương Ba Lan Stanisław I.

Sau khi André Hercule de Fleury chết năm 1743, Louis XV ít quan tâm đến triều chính và bị ảnh hưởng bởi các quý phi sủng ái của mình. Ban đầu là Nữ Hầu tước Pompadour, sau đó tới Jeanne Bécu, Nữ Bá tước của Barry.

Vào năm 1733, nước Pháp bị cuốn vào cuộc chiến tranh Kế vị Ba Lan với mục đích đưa cựu vương Stanisław I trở lại ngai vàng. Quân đội Pháp giao chiến với quân Nga lần đầu tiên trong cuộc vây hãm Danzig (1734), và liên quân Nga - Sachsen đã đập tan tác liên quân Pháp - Stanisław I - Thụy Điển. Quân Phổ cũng kéo đến giúp liên quân Nga - Áo đánh bại vua Louis XV.Tuy không thành công, nhưng nước Pháp cũng giành được vùng Lorraine.

Vào năm 1740, tới cuộc chiến Kế vị Áo, Pháp liên minh với Vương quốc Phổ chống lại Vương quốc Anhvà Áo. Vua Louis XV được nhân dân ca tụng là "Louis Đáng yêu" vì dù bị bệnh mà ông vẫn cố kéo quân từ Flanders đến biên giới Rhine đang bị đe dọa vào năm 1744. Nhà vua cũng thân chinh trong trận Fontenoy (1745). Sau hàng loạt chiến thắng quân sự, Quân đội Pháp chiếm được Nam Hà Lan. Tuy nhiên sau đó Louis XV trả lại lãnh địa này cho Đế quốc Áo. Hành động này của Louis XV được tán dương ở nước ngoài nhưng lại bị trong nước phê bình mạnh mẽ.

Trong Chiến tranh Bảy năm từ 1756 tới 1763, khối liên minh trước đó đảo ngược. Vương quốc Pháp liên minh với Áo và Nga để chống lại Anh Quốc và Vương quốc Phổ. Các đạo quân hùng mạnh của ba nước Pháp, Áo và Nga đã bị vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đập tan tác. Khác với ông vua huy hoàng Friedrich II Đại Đế (tức "Ông già Fritz"), vua Louis XV chỉ lười nhác chui rúc vào cung điện Versailles, và ra lời bình luận khi có người vào yết kiến và báo tin về trận đánh.Không những thế, Anh Quốc thắng trận, nước Pháp còn mất phần lớn thuộc địa về tay Anh Quốc.

Trong thập niên 1760, Étienne François, Công tước Choiseul giữ chức Thư ký nhà nước, Vương quốc Pháp ổn định trở lại. Louis XV mất ngày 10 tháng 5 năm 1774 tại Versailles. Cháu của Louis thừa hưởng ngôi vua, trở thành Louis XVI.

VUA LOUI XVI:
Louis XVI (23 tháng 8 năm 1754 - 21 tháng 1 năm 1793) là vua Pháp  vua Navarre (1774 – 1792).

Ngày 10 tháng 5 năm 1774, Louis được kế vị ngai vàng từ người ông, Louis XV, vì cha ông, Louis, Thái tử Pháp, qua đời khi mới 36 tuổi (1765). Ngày 16 tháng 5 năm 1770, ông lập gia đình với Công chúaMarie Antoinette - con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh  Franz I. Họ có bốn người con.

Nhà vua là một người thích đi săn. Trong triều đại ông, lúc đầu, Louis XVI rất được lòng dân do trung thực, nhưng về sau, vì ông bảo thủ và sai lầm nên bị dân chống lại. Vào năm 1789, Cách mạng Phápnổ ra, khởi đầu với việc một đám dân chúng Paris tấn công vào pháo đài Bastille - nơi được sử dụng như một nhà tù. Ông cố dẹp loạn nhưng không được, phải bỏ cung điện Versailles mà chạy lên cung điện Tuileries  Paris. Sau đó, ông định cùng vợ trốn chạy sang Đại Công quốc Áo, quê vợ ông. Nhưng không thành, ông và vợ đã bị bắt và giam lỏng ở Paris từ 1791-1792, cũng trong thời gian đó, ông dùng hiệu "Vua của người Pháp".

Trước tình hình này, các nước quân chủ láng giềng tìm cách cứu vãn vị vua xấu số. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1791, vua nước Phổ  Friedrich Wilhelm II và em vợ Louis XVI là Hoàng La Mã Thần thánhLeopold II ra "Tuyên bố Pillnitz", theo đó các quốc gia châu Âu cần phải quan tâm đến số phận của vua Louis XVI. Không những thế, vào năm 1792, Thống chế Phổ là Karl Wilhelm, Quận công xứ Brunswick cũng ra "Tuyên ngôn Brunswick", theo đó ông sẽ đánh phá Paris nếu dân Pháp dám cả gan làm hại đến nhà vua.]

Lời tuyên bố này bị quân Cách mạng xem là bằng chứng của sự "phản quốc" của nhà vua, ông bị quy vào tội "cõng rắn cắn gà nhà". Nó trở thành thùng thuốc súng làm bùng phẫn nộ và là cái cớ chính thức để chế độ quân chủ bị lật đổ, thành lập một chính phủ Cộng hòa Pháp vào ngày 21 tháng 9 năm1792. Liên quân Áo - Phổ cũng tấn công Pháp và tiến về để giải phóng Paris, nhưng họ bị quân Cách mạng - chủ yếu là nhờ vào ưu thế về quân số - chặn đứng.

Ngày 21 tháng 1 năm 1793, vua Louis XVI bị lên máy chém của quân Cách mạng Pháp.

( Phần viết về các ông vua Louis XIV, XV, XVI lấy từ nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia… )
  1. ^ Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660, trang 247
  2. ^ a b Theo cuốn 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới
  3. ^ a b Theo cuốn Lịch sử thế giới
  4. ^ Jay Luvaas, Napoleon on the Art of War, trang 35
  5. ^ Jay Luvaas, Napoleon on the Art of War, trang 36
  6. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XVI
  7. ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 65
  8. ^ Christopher Duffy, The fortress in the age of Vauban and Frederick the Great, 1660-1789, trang 37
  9. ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 32
  10. ^ Christopher Duffy, The fortress in the age of Vauban and Frederick the Great, 1660-1789, trang 44
  11. ^ Jay Luvaas, Napoleon on the Art of War, trang 100
  12. ^ Christopher Duffy, Borodino and the War of 1812, trang 15
  13. ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 230

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét