The Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn - X-CafeVN chuyển ngữ
Đông Nam Á cần Hoa Kỳ hỗ trợ để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.
Các hình thức biểu tình chống đối công khai rất hiếm xảy ra ở Việt Nam, nơi chính phủ cộng sản theo dõi và hạn chế tất cả những cuộc tụ họp ngoài chốn công cộng, đặc biệt là khi có thể có một mục đích chính trị. Do đó, khi có các cuộc biểu tình xảy ra, đó là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ ở đây đã đối phó khá nghiêm túc với vấn đề để phải chấp nhận một chút bất ổn.
Trong cuối tuần qua, hàng trăm người đã tụ tập tại Hà Nội để phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Ngày 26 Tháng 5, một tàu tuần tra của Trung Quốc bị cáo buộc đã cắt cáp khảo sát của một tàu Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam cũng cho biết hồi tháng Một, các tàu Trung Quốc đã bắn cảnh cáo vào những ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lãnh hải. Cuối tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những cuộc biểu tình tương tự và báo chí của Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã gia tăng chỉ trích hành vi bắt nạt của Bắc Kinh.
Từ lâu, các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Nam Trung Hoa đã là điểm nóng cho mối căng thẳng trong khu vực, nhưng trong những năm gần đây, ngoại giao đã chuyển sang một hướng hiếu chiến. Ngay cả trước khi Trung Quốc chỉ định các biển giàu khoáng sản như một "quyền lợi chủ yếu" vào năm ngoái, chính sách hàng hải của Bắc Kinh đã dẫn đến những xây sát ngắn nhưng đôi lúc đẫm máu khiến dường như báo trước một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.
Giữa mối căng thẳng này chủ yếu là Việt Nam đã giữ im lặng. Mối quan hệ với Trung Quốc của đất nước này từng có một lịch sử của việc bị xâm lược lâu dài, mặc dù mối quan hệ hai nước được cải thiện trong thời gian gần đây đã khiến Hà Nội không muốn tự biểu hiện sự chống đối quá mạnh mẽ đến kẻ thù từ thời cha ông của mình. Điều này có vẻ đã sẵn sàng thay đổi. Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam từng đã bỏ tù các blogger và các nhà đấu tranh vì dám chỉ trích chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc. Bây giờ dường như Hà Nội đang sẵn sàng chuẩn bị để kêu gọi một sự chú ý rộng rãi hơn cho trường hợp của Việt Nam.
Vấn đề là đất nước này đang mạo hiểm nâng cao các quyền lợi của mình trong một phương cách dễ bị tổn thương. Mặc dù sáu nước đều có những khiếu nại chồng chéo ở các quần đảo giữa biển Nam Hải, ngoại giao trong khu vực chủ yếu đã thực hiện theo hình thức thỏa thuận song phương giữa các bên khiếu nại. Nhưng tương tự như những nước tranh chấp khác, Philippines, Malaysia và Brunei trong khu vực, Việt Nam không có dũng khí để tự mình tấn công vào những mối làm ăn từng có hiệu quả với Trung Quốc. Thoả thuận về nguyên trạng dựa trên những khiếu nại về tập quán lịch sử, vốn chỉ có thể thi hành một cách không rõ ràng.
Vì vậy, đối với Hà Nội, nếu mạo hiểm mối quan hệ song phương hoà bình nhưng giả tạo bằng việc ủng hộ tình cảm chống Trung Quốc nơi công chúng của mình có lẽ là một việc tự sát - dĩ nhiên là trừ khi, Việt Nam có lý do để tin rằng mình có thêm nhiều đồng mình ở bên cạnh hơn là một ràng buộc thuần túy song phương. Tại cuộc Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hòa thanh với đối tác Phi Luật Tân và Mã Lai Á của mình để nhấn mạnh rằng mối tranh chấp của đất nước mình với Trung Quốc sẽ được giải quyết không có sự can thiệp của những thành phần thứ ba.
Tuy nhiên, một chiều hướng mạnh khác gần đây là loại chiều hướng có vai trò rõ ràng cho thành phần thứ ba cụ thể. Hà Nội có thể đã ủng hộ ngoài miệng cho tầm quan trọng của loại đàm phán song phương với Trung Quốc, nhưng từ lâu cũng đã vận dụng để đảm bảo có được sự ủng hộ dự phòng của Hoa Kỳ. Ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết một trung gian hòa giải từ bên ngoài sẽ là chìa khóa để giải quyết tranh cãi. "Tôi lo sợ rằng sẽ có những đụng độ nếu không có quy tắc của lộ trình và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này".
Sự ủng hộ của Hoa Kỳ chắc chắn là được hoan nghênh. Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay ASEAN, bao gồm bốn nước khiếu nại lẫn nhau nhưng đã đấu tranh để đặt những mâu thuẫn nội bộ sang một bên hầu đáp ứng với Trung Quốc như một mặt trận thống nhất. Một quy tắc ứng xử đa phương chính thức cho vùng biển Nam Trung Hoa, từng tiến hành gần một thập kỷ, gần đây đã được hồi sinh nhưng có vẻ như lại trở về với người tạo dựng lên một lần nữa. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Mỹ, ASEAN có thể tập hợp được đủ sự thống nhất để ngăn chặn một cuộc xung đột.
Đối với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt cho biết ở Singapore hôm thứ sáu rằng "Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông" và lưu ý rằng các hành động gần đây của hải quân Trung Quốc trong khu vực đã được thực hiện trong việc theo đuổi một "tiến triển hòa bình." Một cách cực hay để đảm bảo cho việc các quốc gia khác trong khu vực đang cùng nhau, với Hoa Kỳ, chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc trong khu vực.
Nguồn: Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn - X-CafeVN chuyển ngữ
Đông Nam Á cần Hoa Kỳ hỗ trợ để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.
Các hình thức biểu tình chống đối công khai rất hiếm xảy ra ở Việt Nam, nơi chính phủ cộng sản theo dõi và hạn chế tất cả những cuộc tụ họp ngoài chốn công cộng, đặc biệt là khi có thể có một mục đích chính trị. Do đó, khi có các cuộc biểu tình xảy ra, đó là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ ở đây đã đối phó khá nghiêm túc với vấn đề để phải chấp nhận một chút bất ổn.
Trong cuối tuần qua, hàng trăm người đã tụ tập tại Hà Nội để phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Ngày 26 Tháng 5, một tàu tuần tra của Trung Quốc bị cáo buộc đã cắt cáp khảo sát của một tàu Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam cũng cho biết hồi tháng Một, các tàu Trung Quốc đã bắn cảnh cáo vào những ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lãnh hải. Cuối tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những cuộc biểu tình tương tự và báo chí của Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã gia tăng chỉ trích hành vi bắt nạt của Bắc Kinh.
Từ lâu, các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Nam Trung Hoa đã là điểm nóng cho mối căng thẳng trong khu vực, nhưng trong những năm gần đây, ngoại giao đã chuyển sang một hướng hiếu chiến. Ngay cả trước khi Trung Quốc chỉ định các biển giàu khoáng sản như một "quyền lợi chủ yếu" vào năm ngoái, chính sách hàng hải của Bắc Kinh đã dẫn đến những xây sát ngắn nhưng đôi lúc đẫm máu khiến dường như báo trước một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.
Giữa mối căng thẳng này chủ yếu là Việt Nam đã giữ im lặng. Mối quan hệ với Trung Quốc của đất nước này từng có một lịch sử của việc bị xâm lược lâu dài, mặc dù mối quan hệ hai nước được cải thiện trong thời gian gần đây đã khiến Hà Nội không muốn tự biểu hiện sự chống đối quá mạnh mẽ đến kẻ thù từ thời cha ông của mình. Điều này có vẻ đã sẵn sàng thay đổi. Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam từng đã bỏ tù các blogger và các nhà đấu tranh vì dám chỉ trích chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc. Bây giờ dường như Hà Nội đang sẵn sàng chuẩn bị để kêu gọi một sự chú ý rộng rãi hơn cho trường hợp của Việt Nam.
Vấn đề là đất nước này đang mạo hiểm nâng cao các quyền lợi của mình trong một phương cách dễ bị tổn thương. Mặc dù sáu nước đều có những khiếu nại chồng chéo ở các quần đảo giữa biển Nam Hải, ngoại giao trong khu vực chủ yếu đã thực hiện theo hình thức thỏa thuận song phương giữa các bên khiếu nại. Nhưng tương tự như những nước tranh chấp khác, Philippines, Malaysia và Brunei trong khu vực, Việt Nam không có dũng khí để tự mình tấn công vào những mối làm ăn từng có hiệu quả với Trung Quốc. Thoả thuận về nguyên trạng dựa trên những khiếu nại về tập quán lịch sử, vốn chỉ có thể thi hành một cách không rõ ràng.
Vì vậy, đối với Hà Nội, nếu mạo hiểm mối quan hệ song phương hoà bình nhưng giả tạo bằng việc ủng hộ tình cảm chống Trung Quốc nơi công chúng của mình có lẽ là một việc tự sát - dĩ nhiên là trừ khi, Việt Nam có lý do để tin rằng mình có thêm nhiều đồng mình ở bên cạnh hơn là một ràng buộc thuần túy song phương. Tại cuộc Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hòa thanh với đối tác Phi Luật Tân và Mã Lai Á của mình để nhấn mạnh rằng mối tranh chấp của đất nước mình với Trung Quốc sẽ được giải quyết không có sự can thiệp của những thành phần thứ ba.
Tuy nhiên, một chiều hướng mạnh khác gần đây là loại chiều hướng có vai trò rõ ràng cho thành phần thứ ba cụ thể. Hà Nội có thể đã ủng hộ ngoài miệng cho tầm quan trọng của loại đàm phán song phương với Trung Quốc, nhưng từ lâu cũng đã vận dụng để đảm bảo có được sự ủng hộ dự phòng của Hoa Kỳ. Ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết một trung gian hòa giải từ bên ngoài sẽ là chìa khóa để giải quyết tranh cãi. "Tôi lo sợ rằng sẽ có những đụng độ nếu không có quy tắc của lộ trình và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này".
Sự ủng hộ của Hoa Kỳ chắc chắn là được hoan nghênh. Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay ASEAN, bao gồm bốn nước khiếu nại lẫn nhau nhưng đã đấu tranh để đặt những mâu thuẫn nội bộ sang một bên hầu đáp ứng với Trung Quốc như một mặt trận thống nhất. Một quy tắc ứng xử đa phương chính thức cho vùng biển Nam Trung Hoa, từng tiến hành gần một thập kỷ, gần đây đã được hồi sinh nhưng có vẻ như lại trở về với người tạo dựng lên một lần nữa. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Mỹ, ASEAN có thể tập hợp được đủ sự thống nhất để ngăn chặn một cuộc xung đột.
Đối với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt cho biết ở Singapore hôm thứ sáu rằng "Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông" và lưu ý rằng các hành động gần đây của hải quân Trung Quốc trong khu vực đã được thực hiện trong việc theo đuổi một "tiến triển hòa bình." Một cách cực hay để đảm bảo cho việc các quốc gia khác trong khu vực đang cùng nhau, với Hoa Kỳ, chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc trong khu vực.
Nguồn: Wall Street Journal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét