Trung Quốc đang nói lếu láo rất khó tin tưởng được. Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố rằng TQ không có ý định bạo lực trong một khu vực bao gồm Philippines, các đảo của Việt Nam, và những quốc gia khác, nhưng Trung Quốc đã hành động rất khiêu khích, thậm chí hiếu chiến trong vùng biển Nam Hải (còn gọi là Biển Tây Philippines hoặc Biển Đông).
Phát biểu tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) nói rằng “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải.” Trong một bài phát biểu với một hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore, để đáp trả những lời cáo buộc quân đội Trung Quốc gây hấn tại Nam Hải, ông đã cho rằng tự do hàng hải và máy bay bay ngang trong khu vực đã không bao giờ bị cản trở.
Bộ Ngoại giao Philippines gửi một thông điệp tới đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 2 Tháng Sáu, năm 2011, phản đối hoạt động của tàu Trung Quốc, với lý do sự cố lặp đi lặp lại của máy bay và tàu hải quân Trung Quốc vào lãnh thổ Philippines và có hành vi khiêu khích, bao gồm cả việc sử dụng súng của hải quân, chống tàu ngư dân không vũ trang. Trong tháng ba năm 2011, Philippines đã đệ đơn phản đối với Liên Hiệp Quốc về việc tàu Trung Quốc quấy rối một tàu khảo sát trong cùng một khu vực. Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng những hành động này của Trung Quốc làm cản trở “các hoạt động đánh bắt cá bình thường và chính đáng của ngư dân Philippines … và phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực.” Bộ Ngoại Giao Philippines nói thái độ này có thể dẫn đến “những sự cố đáng tiếc.”
Hành động khiêu khích của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Philippines. Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, Chủ Nhật ngày 5 tháng Sáu, đông đảo sinh viên và thanh niên đã biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc mang biểu ngữ “Stop Chinese Invasion of Vietnam’s Islands.” (Trung Quốc hãy ngưng xâm lược các quần đảo của Việt Nam.” Người biểu tình đã hát bài quốc ca Việt Nam khi họ tuần hành qua các đường phố của Hà Nội. Cụ thể là ngày 26 tháng 5, Trung Quốc phá hủy dây cáp của một tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của nhà nước, đại diện cho PetroVietnam lúc đó đang nghiên cứu địa chấn.
Chính phủ Việt Nam lo ngại rằng Trung Quốc là nâng cấp tàu khu trục hải quân và tàu khu trục nhỏ của mình để họ có thể “đi xa hơn và tấn công mạnh hơn nữa.” Theo lời của Việt Nam, Trung Quốc có thể đang chuẩn bị một tàu sân bay.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei có tranh chấp chủ quyền cho các vùng khác nhau của biển Đông Nam Á, bao gồm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các vùng biển lân cận – nơi có thể có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Các văn bản quy định cho các khu vực này bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển Phần 5, Điều 55, trong đó thảo luận các tranh chấp chủ quyền chồng chéo trong khu vực. Văn bản tài liệu nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc thảo luận hiện nay là một Hiệp Ước năm 2002 được Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ký kết, thỏa thuận này không rõ ràng lắm và có thể khó để thực thi. Sau khi tái khẳng định cam kết với các thỏa thuận năm 1982, Văn bản Cam Kết 2002 nhấn mạnh những ý tưởng chẳng hạn như “khuyến khích một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa” và “tin cậy lẫn nhau giữa hai bên” và nhấn mạnh hy vọng rằng các bên liên quan “tiến hành để thực hiện tự hạn chế trong việc tiến hành các hoạt động mà có thể gây phức tạp hay leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. “
Vấn đề tổng thể lấy điểm mấu chốt trên cơ sở ưu thế lớn của Hải quân Trung Quốc, sự bất lực của các đảo quốc và Việt Nam, và vấn đề quan trọng nhất là tài nguyên khoáng sản phong phú ở dưới biển có thể liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét