HANOI/SAIGON (VB) -- Tàu Trung Quốc hôm Thứ Năm 9-6-2011 lại tiến vào biển Việt Nam để cắt dây cáp tàu thăm dò địa chấn của công ty dầu khí Việt Nam, và hôm Thứ Sáu 10-6-2011 Bộ Ngoại Giao TQ lên án VN đã đưa tàu khảo sát dầu khí vào biển TQ, và các tàu cá TQ đã bị nhiều tàu vũ trang VN dí rượt làm lưới cá tàu TQ vướng vào dây cáp tàu thăm dò dầu khí VN.
Trong khi đó, quân lực VN sẽ lần đầu tiên tập trận với quân lực Mỹ, theo tin Bangkok Post, trong một chiến dịch đa quốc để gìn giữ hòa bình gồm 13 quốc gia, trong đó có VN và Mỹ, nhưng không có Trung Quốc.
Mức độ căng thẳng ở Biển Đông đã lên cao hôm Thứ Năm, theo tin thông tấn VIT từ Hà Nội, cho biết Trung Quốc sẽ có tiến hành tập trận huấn luyện hải quân tại phía Tây Thái Bình Dương vào tháng này.
Theo nhận định của AFP, thông tin này đưa ra trong bối cảnh các quốc gia láng giềng của Trung Quốc quan ngại về các tham vọng quân sự của Bắc Kinh.
Khi nhìn vào bản đồ Biển Đông, sẽ thấy phía Tây Thái Bình Dương có thể hiểu là vùng ven biển Việt Nam, và như thế, có thể hiểu là một hăm dọa vùng biển VN.
Bản tin báo Bangkok Post hôm 9-6-2011 ghi rằng Cam Bốt sẽ tham dựï cuộc tập trận có tên là Ayara Guardian 2011, một chiến dịch quân sự tại tỉnh Prachuap Khiri Khan từ ngày 13-6 tới ngày 1-7-2011, theo lời phát ngôn nhân Quân Lực Hoàng Gia Thái Lan Sithichai Makkunchorn hôm Thứ Năm.
Đaị Tá Sithichai nói rằng quân đội 13 quốc gia -- Úc, Bangladesh, Cam Bốt, Nhật Bản, Mã Lai, Mông Cổ, Nepal, Phi Luật Tân, Rwanda, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ sẽ tham dự tập trận tại Trung Tâm Quân bộ Chiến ở tỉnh Prachua Khiri Khan.
Trong khi đó, bản tin đài RFI dưạ theo tin AFP cho biết, ngày 10/6 Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam phải dừng mọi hoạt động mà Bắc Kinh nói là xâm phạm chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tuyên bố này được đưa ra sau vụ tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp vào sáng thứ Năm 9/6. Hà Nội tố cáo tàu cá Trung Quốc đã «cố tình» cắt đứt cáp chuyên dụng của chiếc tàu trên, được tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê để thăm dò địa chấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động này là «hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng».
Nhưng Tân Hoa Xã trong bản tin sáng thứ Sáu 10/6 thì thuật lại khác hẳn. Hãng thông tấn nhà nước trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, tức Trường Sa, và vùng biển xung quanh. Theo ông Hồng Lỗi, thì các tàu cá Trung Quốc đã bị các tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi vào sáng thứ Năm. Lưới của một trong các tàu cá này đã bị vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mà theo Bắc Kinh là hoạt động bất hợp pháp trong khu vực.
Cũng theo lời mô tả của Bắc Kinh, thì tàu thăm dò Việt Nam vẫn tiếp tục lôi chiếc tàu cá đi hơn một tiếng đồng hồ bất chấp sự an toàn của những người trên tàu cá . Các ngư dân Trung Quốc trên tàu đành phải cắt đứt lưới. Ông Hồng Lỗi tuyên bố : «Điều này hết sức nguy hiểm cho sự an toàn của ngư dân Trung Quốc ». Ông nói rằng việc thăm dò dầu khí trong khu vực và các hành động của tàu Việt Nam đã xâm phạm thô bạo đến chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hà Nội chấm dứt mọi hoạt động tương tự.
RFI cũng ghi rằng, tờ Wall Street Journal trích nhận định của chuyên gia Carl Thayer cho rằng, ngòi nổ của các tranh chấp đang có vẻ ngày càng xấu đi, chủ yếu là từ nguyên nhân kinh tế. Khu vực các hòn đảo nửa chìm nửa nổi và các bãi đá ngầm tại Biển Đông, đặc biệt là tại Trường Sa và Hoàng Sa, được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Trung Quốc đang mưu toan kiểm soát nguồn lợi này vì dồi dào và lại gần hơn Trung Đông. Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ được việc vận chuyển dầu theo con đường hàng hải này, để đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Bản tin VietnamNet từ Hà Nội hôm Thứ Năm ghi rằng website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị hackers tấn công, trong đó “Website của Trung tâm biên phiên dịch bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này khó truy cập.”
Đặc biệt, VietnamNet cũng ghi rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vào đêm 8-6-2011 tại Nha Trang, “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Thông tấn này cũng nhắc lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi đến thăm đảo Cô Tô ngày 7/6: "...quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo".
Bản tin VOA hôm Thứ Năm cũng ghi rằng, Trung Quốc cảnh cáo các quốc gia Châu Á lân cận ngưng tìm kiếm thăm dò dầu khí gần quần đảo tranh chấp Trường Sa đồng thời quyết tâm khẳng định chủ quyền tại khu vực dồi dào dầu mỏ trên Biển Đông bất chấp tuyên bố tranh chấp của các nước khác.
Đó là lời của đại sứ Trung Quốc taị Phi Luật Tân, Lưu Kiến Siêu, rằng “Bắc Kinh chưa khởi sự khoan dầu tại khu vực tranh chấp và các nước có tuyên bố chủ quyền ở đây nên ngừng mọi hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí không được Bắc Kinh cho phép trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Trả lời câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nước bất chấp lời tuyên bố của Trung Quốc, đại sứ Lưu nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ khẳng định quyền của mình đối với khu vực tranh chấp bằng đường lối ngoại giao và không dùng võ lực trừ khi bị tấn công.”
Đặïc biệt, TQ hù dọa Mỹ. VOA ghi lại: “Đại sứ Lưu cũng khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông mà hãy để cho các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ôn hòa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.”
Mỹ đưa tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương
TTO - Nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Chung Hoon đã rời căn cứ Trân Châu Cảng tại Hawaii vào đầu tháng này đến Tây Thái Bình Dương.
Tàu khu trục USS Chung Hoon - Ảnh: US Navy |
Tàu khu trục Chung Hoon có trọng tải 9.200 tấn được trang bị nhiều tên lửa chống phi cơ, tàu chiến, tàu ngầm, ngư lôi, do đại tá Stephen S.Erb chỉ huy. 280 thủy thủ trên tàu sẽ cùng hợp tác với các nước cùng liên minh trong khu vực.
Theo BBC, đến ngày 8-6, tàu Chung Hoon vẫn đang ở giữa Thái Bình Dương, sau khi đi qua đảo Midway.
Trang tin Pan Orient News của Nhật Bản cho biết nhiệm vụ của tàu Chung Hoon là để "răn đe", thúc đẩy "hòa bình và an ninh", đảm bảo tự do lưu thông đường biển và cung cấp các hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Khi tàu Chung Hoon đến Philippines năm 2010, đã cùng tham gia huấn luyện cùng đội phòng vệ bờ biển của Philippines trên biển Sulu.
AP cho biết mục đích của chuyến đi là nhằm cung cấp hỗ trợ của Mỹ cho những nỗ lực chống phiến quân nổi loạn tại miền nam Philippines. Tàu Chung Hoon cũng tập trận chung với lực lượng Mỹ ở đảo Guam và với Hải quân Singapore.
Cũng trong năm ngoái, tàu Chung-Hoon đã tham gia cuộc tập trận trên biển và trên không trong có tên Invincible Spirit của Hàn Quốc tại bán đảo Triều Tiên từ 25-28 tháng bảy.
Năm 2009, tàu Chung Hoon đã hộ tống tàu giám sát Impeccable của Hải quân Mỹ sau khi tàu này xảy ra rắc rối với các tàu Trung Quốc trên biển Đông.
TẤN KHOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét