Lòng tin và niềm tin là hai khái niệm không hoàn toàn giống nhau mặc dù chúng có chung một cơ sở là sự tin cậy, sự chờ đợi những hành động như mong đợi. Lòng tin và niềm tin, nói như một ví dụ đầy tính ẩn tượng của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami, giống như đầu tàu và đuôi tàu: Lòng tin là đầu tàu, niềm tin là đuôi tàu. Từ lòng tin (đầu tàu) phải đi một quãng đường mới đến được niềm tin (đuôi tàu). Quãng đường ấy có thể dài có thể ngắn, có thể đi hết cuộc đời có thể trong chớp mắt của tia nắng hạ bừng lên....
Lòng tin có thể mất rất nhanh, đôi khi là do sự bực bội, không vừa lòng nhau, hoặc có thể do những lý do rất ầu ơ của con người. Niềm tin là cái gì đó bền chặt hơn, để có nó phải mất thời gian chiêm nghiệm, từng trải, lật lên lật xuống; để mất đi cái niềm tin thì cũng phải vật vã đau đớn lên xuống, vào sinh ra tử, phải đánh đổi có khi bằng nhiều thứ hay cả mạng sống con người.
Lòng tin và niềm tin trong câu chuyện yêu nước ngày hôm nay cũng thế. Trước diễn biến mới trên biển Đông, những phản ứng gần đây của Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trước những hành động ngang ngược và đê hèn của phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phần nào đã khiến cho lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân về tư thế, ý chí bảo vệ tổ quốc Việt Nam của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thêm có cơ sở thực tế. Lòng tin ấy là vốn quý của nhân dân Việt Nam truyền từ đời trước sang đời sau từ hàng ngàn năm nay. Nó không bao giờ mất đi mà chỉ có thể bị che mờ đi, ẩn đi, chếch đi trong những hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác. Nó là thứ linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, lòng tin ấy có thể bị đặt câu hỏi. Nhớ lại sự kiện vào năm 2007 khi có những phản ứng của nhân dân trước những vấn đề lịch sử về Hoàng Sa và Trường Sa được phủi lớp bụi thời gian, các cuộc tuần hành và bày tỏ ý chí yêu nước và giữ nước liên tiếp xuất hiện. Phản ứng của Nhà nước lúc bấy giờ, nay nhìn lại vẫn trong quy chiếu của hệ yêu nước, dường như đã không thực sự cấu kết lòng yêu nước của nhân dân. Lòng tin lúc đó như bị xé lẻ ra, pha loãng.
Vì thế, từ lòng tin của ngày hôm nay để khẳng định ngay một niềm tin là quá vội vàng.
Nhất là, như đã nói, không phải lúc nào, lòng tin của nhân dân về quyết tâm giữ nước được đối xử và chắp cánh ngang tầm dân tộc.
Nhất là khi gần đây những thông tin về phe thân Bắc đang nắm quyền bính.
Người ta đang tự hỏi, trước thềm của cuộc bầu bán vào tháng 7 các chức vụ chủ chốt của Quốc hội và Chính phủ, có chăng một cái bẫy đang giăng ra: xới các nhân tố kiên quyết bảo vệ tổ quốc trước sự đe dọa ngày càng cao của phương Bắc để rồi một mẻ lười sẽ được tung ra từ xa một cách lắt léo. Nếu như thế, lòng yêu nước không hơn một con tin chính trị.
Khoảng ở giữa của lòng tin và niềm tin là sự nghi ngờ có giá trị y như lòng tin và niềm tin bởi nó kiểm chứng lòng tin và cấu thành nên niềm tin bất diệt. Những ngày này, lòng tin của mỗi người dân Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó như đang sôi sục trong huyết quản mỗi con người. Nhưng, từng người dân Việt luôn có quyền đặt câu hỏi đến những người cầm quyền về quyết tâm của họ. Chỉ có sự cộng hưởng liên tục và thường xuyên từ hai phía, chính quyền và nhân dân, mới là minh chứng sinh động nhất cho niềm tin.
Mong rằng mọi sự nghi ngờ là sai để niềm tin luôn đúng. Nếu không, quả là bất hạnh cho dân tộc ta.
Lòng tin có thể mất rất nhanh, đôi khi là do sự bực bội, không vừa lòng nhau, hoặc có thể do những lý do rất ầu ơ của con người. Niềm tin là cái gì đó bền chặt hơn, để có nó phải mất thời gian chiêm nghiệm, từng trải, lật lên lật xuống; để mất đi cái niềm tin thì cũng phải vật vã đau đớn lên xuống, vào sinh ra tử, phải đánh đổi có khi bằng nhiều thứ hay cả mạng sống con người.
Lòng tin và niềm tin trong câu chuyện yêu nước ngày hôm nay cũng thế. Trước diễn biến mới trên biển Đông, những phản ứng gần đây của Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trước những hành động ngang ngược và đê hèn của phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phần nào đã khiến cho lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân về tư thế, ý chí bảo vệ tổ quốc Việt Nam của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thêm có cơ sở thực tế. Lòng tin ấy là vốn quý của nhân dân Việt Nam truyền từ đời trước sang đời sau từ hàng ngàn năm nay. Nó không bao giờ mất đi mà chỉ có thể bị che mờ đi, ẩn đi, chếch đi trong những hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác. Nó là thứ linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, lòng tin ấy có thể bị đặt câu hỏi. Nhớ lại sự kiện vào năm 2007 khi có những phản ứng của nhân dân trước những vấn đề lịch sử về Hoàng Sa và Trường Sa được phủi lớp bụi thời gian, các cuộc tuần hành và bày tỏ ý chí yêu nước và giữ nước liên tiếp xuất hiện. Phản ứng của Nhà nước lúc bấy giờ, nay nhìn lại vẫn trong quy chiếu của hệ yêu nước, dường như đã không thực sự cấu kết lòng yêu nước của nhân dân. Lòng tin lúc đó như bị xé lẻ ra, pha loãng.
Vì thế, từ lòng tin của ngày hôm nay để khẳng định ngay một niềm tin là quá vội vàng.
Nhất là, như đã nói, không phải lúc nào, lòng tin của nhân dân về quyết tâm giữ nước được đối xử và chắp cánh ngang tầm dân tộc.
Nhất là khi gần đây những thông tin về phe thân Bắc đang nắm quyền bính.
Người ta đang tự hỏi, trước thềm của cuộc bầu bán vào tháng 7 các chức vụ chủ chốt của Quốc hội và Chính phủ, có chăng một cái bẫy đang giăng ra: xới các nhân tố kiên quyết bảo vệ tổ quốc trước sự đe dọa ngày càng cao của phương Bắc để rồi một mẻ lười sẽ được tung ra từ xa một cách lắt léo. Nếu như thế, lòng yêu nước không hơn một con tin chính trị.
Khoảng ở giữa của lòng tin và niềm tin là sự nghi ngờ có giá trị y như lòng tin và niềm tin bởi nó kiểm chứng lòng tin và cấu thành nên niềm tin bất diệt. Những ngày này, lòng tin của mỗi người dân Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó như đang sôi sục trong huyết quản mỗi con người. Nhưng, từng người dân Việt luôn có quyền đặt câu hỏi đến những người cầm quyền về quyết tâm của họ. Chỉ có sự cộng hưởng liên tục và thường xuyên từ hai phía, chính quyền và nhân dân, mới là minh chứng sinh động nhất cho niềm tin.
Mong rằng mọi sự nghi ngờ là sai để niềm tin luôn đúng. Nếu không, quả là bất hạnh cho dân tộc ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét