Thủ tướng đã chỉ đạo chuyển một số hồ sơ vụ Vinashin sang Bộ Công an.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ trước diễn đàn Quốc hội vào tháng 10/2010 và tháng 3/2011 là: “Có thành viên Chính phủ nào phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của Vinashin hay không?”.
Giờ đây, câu hỏi đó đã có câu trả lời, khi Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo Thanh tra Chính phủ, ba bộ Giao thông Vận tải, Tài chính và Nội vụ đều phải “gánh” trách nhiệm là “chưa kiên quyết”.
Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải chưa kiên quyết yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) xây dựng, trình Thủ tướng ban hành điều lệ tổ chức hoạt động; trong nhiều năm phát hiện chưa kịp thời những yếu kém và cố ý làm trái tại Vinashin.
Bộ Tài chính chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin xây dựng quy chế tài chính; chưa có giải pháp kiên quyết, hiệu quả trong kiểm soát, sử dụng vốn trái phiếu quốc tế mà Vinashin vay lại của Chính phủ.
Bộ Nội vụ chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm, thuê tổng giám đốc điều hành, để tình trạng chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc kéo dài nhiều năm.
Các kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến trách nhiệm của các bộ không mới. Bởi nó đều là những vấn đề đã từng được xới xáo nhiều lần tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII. Nhưng tại kỳ họp này, chỉ có mình Bộ Giao thông Vận tải nhận lỗi, Bộ Nội vụ im lặng, còn Bộ Tài chính thì kiên quyết “từ chối” trách nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khi đó nhận về mình trách nhiệm rằng: “Việc giám sát có những khiếm khuyết mà chúng tôi tự nhận thấy rằng trong việc thực hiện chức năng, thực hiện đại diện chủ sở hữu của mình cũng chưa tốt về vấn đề này” và “trong giám sát đầu tư, nhiều vấn đề không phát hiện được, nhiều vấn đề phát hiện chậm, thậm chí tất cả những vấn đề cố ý làm sai trái là hoàn toàn không phát hiện được, cái đó là khuyết điểm của Bộ”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì luôn khẳng định Bộ Tài chính đã làm hết sức mình. Đối với khoản 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ cho Vinashin vay lại, vào thời điểm năm 2005, trách nhiệm của Bộ Tài chính cũng đã được ông Ninh nói rõ: “Bộ Tài chính chủ trì cùng với các bộ có liên quan thẩm định, hiện nay chúng tôi vẫn lưu giữ được văn bản của các bộ có tham gia. Trên cơ sở thẩm định phương án đó phù hợp với mục đích sử dụng vốn, phù hợp với cơ chế chính sách, phù hợp với đề án, phù hợp với chiến lược thì Bộ Tài chính có trình với Thủ tướng Chính phủ và trình Chính phủ có nghị quyết về việc phát hành vốn cho Vinashin vay lại.
Khi cho vay lại thì cho vay theo một chương trình dự án tổng thể và chúng tôi cũng đã ban hành Quyết định số 36 ngày 7/7/2006 về quy chế giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005, trong đó có phân công trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của Vinashin và trách nhiệm của các ngân hàng phục vụ, định kỳ có kiểm tra và giám sát với nguồn vốn trái phiếu này. Đối chiếu với các quy định của Nhà nước thì việc cho vay thực hiện đấy là phù hợp với quy định”.
Bộ trưởng Ninh cũng khẳng định: “Bắt đầu từ các năm 2007, 2008, 2009, 2010 chúng tôi có 4 cuộc kiểm tra định kỳ và một cuộc kiểm tra đột xuất. Trong quá trình triển khai như vậy cũng có phát hiện ra Vinashin sử dụng vốn chưa đúng với những cam kết ban đầu và cũng đã có hiện tượng dàn trải. Khi phát hiện ra, chúng tôi có phúc tra, lập biên bản yêu cầu Vinashin phải thực hiện những kiến nghị của cơ quan Thanh tra và cơ quan kiểm tra. Trong đó có những việc Vinashin thực hiện, cũng có những việc thực hiện một phần, cũng có những việc chưa thực hiện, hoặc không thực hiện. Trước tình hình như vậy, chúng tôi có báo cáo lên Thủ tướng”.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý với Thanh tra Chính phủ. Nhưng các bộ trưởng có thực sự “tâm phục, khẩu phục” với kết luận này của Thanh tra Chính phủ hay không, là điều chưa thể khẳng định được.
Nhất là khi báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, vào hồi tháng 3 rồi, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có dẫn lại kết luận của Bộ Chính trị: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót khuyết điểm. Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân”.
Còn nhớ, tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2010, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã thốt lên: “Vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm, làm thất thoát trên 100 tỷ đồng, mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức”.
Với Vinashin, có tới ba bộ trưởng đã liên quan. Đại biểu Quốc hội và nhân dân đã nhận được câu trả lời về việc “có thành viên Chính phủ nào phải chịu trách nhiệm cùng Vinashin hay không?”.
Nhưng, vẫn còn một câu hỏi nữa: “Có bộ trưởng nào dũng cảm như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây mấy năm không?”.
Giờ đây, câu hỏi đó đã có câu trả lời, khi Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo Thanh tra Chính phủ, ba bộ Giao thông Vận tải, Tài chính và Nội vụ đều phải “gánh” trách nhiệm là “chưa kiên quyết”.
Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải chưa kiên quyết yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) xây dựng, trình Thủ tướng ban hành điều lệ tổ chức hoạt động; trong nhiều năm phát hiện chưa kịp thời những yếu kém và cố ý làm trái tại Vinashin.
Bộ Tài chính chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin xây dựng quy chế tài chính; chưa có giải pháp kiên quyết, hiệu quả trong kiểm soát, sử dụng vốn trái phiếu quốc tế mà Vinashin vay lại của Chính phủ.
Bộ Nội vụ chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm, thuê tổng giám đốc điều hành, để tình trạng chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc kéo dài nhiều năm.
Các kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến trách nhiệm của các bộ không mới. Bởi nó đều là những vấn đề đã từng được xới xáo nhiều lần tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII. Nhưng tại kỳ họp này, chỉ có mình Bộ Giao thông Vận tải nhận lỗi, Bộ Nội vụ im lặng, còn Bộ Tài chính thì kiên quyết “từ chối” trách nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khi đó nhận về mình trách nhiệm rằng: “Việc giám sát có những khiếm khuyết mà chúng tôi tự nhận thấy rằng trong việc thực hiện chức năng, thực hiện đại diện chủ sở hữu của mình cũng chưa tốt về vấn đề này” và “trong giám sát đầu tư, nhiều vấn đề không phát hiện được, nhiều vấn đề phát hiện chậm, thậm chí tất cả những vấn đề cố ý làm sai trái là hoàn toàn không phát hiện được, cái đó là khuyết điểm của Bộ”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì luôn khẳng định Bộ Tài chính đã làm hết sức mình. Đối với khoản 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ cho Vinashin vay lại, vào thời điểm năm 2005, trách nhiệm của Bộ Tài chính cũng đã được ông Ninh nói rõ: “Bộ Tài chính chủ trì cùng với các bộ có liên quan thẩm định, hiện nay chúng tôi vẫn lưu giữ được văn bản của các bộ có tham gia. Trên cơ sở thẩm định phương án đó phù hợp với mục đích sử dụng vốn, phù hợp với cơ chế chính sách, phù hợp với đề án, phù hợp với chiến lược thì Bộ Tài chính có trình với Thủ tướng Chính phủ và trình Chính phủ có nghị quyết về việc phát hành vốn cho Vinashin vay lại.
Khi cho vay lại thì cho vay theo một chương trình dự án tổng thể và chúng tôi cũng đã ban hành Quyết định số 36 ngày 7/7/2006 về quy chế giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005, trong đó có phân công trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của Vinashin và trách nhiệm của các ngân hàng phục vụ, định kỳ có kiểm tra và giám sát với nguồn vốn trái phiếu này. Đối chiếu với các quy định của Nhà nước thì việc cho vay thực hiện đấy là phù hợp với quy định”.
Bộ trưởng Ninh cũng khẳng định: “Bắt đầu từ các năm 2007, 2008, 2009, 2010 chúng tôi có 4 cuộc kiểm tra định kỳ và một cuộc kiểm tra đột xuất. Trong quá trình triển khai như vậy cũng có phát hiện ra Vinashin sử dụng vốn chưa đúng với những cam kết ban đầu và cũng đã có hiện tượng dàn trải. Khi phát hiện ra, chúng tôi có phúc tra, lập biên bản yêu cầu Vinashin phải thực hiện những kiến nghị của cơ quan Thanh tra và cơ quan kiểm tra. Trong đó có những việc Vinashin thực hiện, cũng có những việc thực hiện một phần, cũng có những việc chưa thực hiện, hoặc không thực hiện. Trước tình hình như vậy, chúng tôi có báo cáo lên Thủ tướng”.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý với Thanh tra Chính phủ. Nhưng các bộ trưởng có thực sự “tâm phục, khẩu phục” với kết luận này của Thanh tra Chính phủ hay không, là điều chưa thể khẳng định được.
Nhất là khi báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, vào hồi tháng 3 rồi, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có dẫn lại kết luận của Bộ Chính trị: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót khuyết điểm. Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân”.
Còn nhớ, tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2010, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã thốt lên: “Vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm, làm thất thoát trên 100 tỷ đồng, mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức”.
Với Vinashin, có tới ba bộ trưởng đã liên quan. Đại biểu Quốc hội và nhân dân đã nhận được câu trả lời về việc “có thành viên Chính phủ nào phải chịu trách nhiệm cùng Vinashin hay không?”.
Nhưng, vẫn còn một câu hỏi nữa: “Có bộ trưởng nào dũng cảm như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây mấy năm không?”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét