Mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu giàu có và những người dân nghèo khiến cho việc quản lý của Trung Quốc gặp không ít khó khăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho kinh tế nước này phát triển chậm lại.
Mâu thuẫn giàu nghèo
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc hầu như không tồn tại cho đến khi tái hình thành vào cuối những năm 1990, nhưng bây giờ họ mới là chỗ dựa quan trọng nhất của Trung Quốc.
Cho đến nay, người Trung Quốc đã bắt đầu hình thành một thoả thuận ngầm rằng những cư dân khá giả trong thành phố có thể chi tiền để có những lựa chọn chính trị. Nhưng khi kinh tế phát triển chậm lại trong thập kỷ tới, chính phủ sẽ phải đấu tranh để giữ vững uy thế của mình. Thực tế cho thấy hòa bình và thịnh vượng phụ thuộc nhiều vào công cuộc cải cách chính trị.
Trong suốt 15 năm qua, tầng lớp trung lưu luôn ủng hộ Đảng vì những gì Đảng đã làm cho họ: những luật lệ được ban hành đã mang lại những tiến bộ kinh tế đáng ngạc nhiên, đồng thời khẳng định Trung Quốc là một trong những cường quốc trên thế giới và điều quan trọng là duy trì đất nước không rơi trở lại vào tình trạng hỗn loạn đã ngăn cản sự phát triển của quốc gia này trong suốt thế kỷ 20.
Mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu giàu có và những người dân nghèo khiến cho việc quản lý của Trung Quốc gặp không ít khó khăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho kinh tế nước này phát triển chậm lại. Theo báo cáo đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề này có giải thích, trong thập niên đầu của thế kỷ này, với tốc độ tăng trưởng tăng trưởng hai con số, có thể coi Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển.
Một số sự cố bất ngờ đã xảy ra, đó là nỗ lực bất thành để giải quyết một vấn đề hoặc tình trạng bong bóng tài sản hay những gì mà Thủ tướng nước này gọi là "con hổ xổng chuồng" của lạm phát (chỉ số lạm phát hiện tại là 5,5% - mức cao nhất trong khoảng ba năm gần đây).
Lạm phát và phát triển không bền vững
Tuy nhiên, khó khăn trước mắt chưa chắc sẽ xảy ra: lạm phát vẫn chưa được kiểm soát, mặc dù vậy nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức lạm phát 27,7% vào năm 1994. Điều này nguy hiểm hơn trong trung hạn: tăng trưởng chắc chắn sẽ chậm lại trong thập kỷ tới, khi Trung Quốc là một quốc gia thu nhập trung bình, và gánh nặng phúc lợi cho một số lượng lớn người cao tuổi với một nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp có thể khiến cho đời sống của tầng lớp trung lưu khó khăn hơn.
Trung Quốc sẽ phải có những thay đổi to lớn. Đó là nỗ lực của nước này nhằm thoát khỏi tình trạng phát triển không bền vững hiện nay, sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi những khoản đầu từ lớn và chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu, và hướng việc sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước đóng vai trò quan trọng hơn. Trung Quốc vẫn còn một hành trình dài phía trước trong cố gắng xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe, lương hưu và an ninh - xã hội để trấn an người dân: tất cả những điều này là cần thiết nhằm thuyết phục tầng lớp trung lưu bớt tiết kiệm đi.
Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc luôn khát vốn, nhiều trong số đó lại rất lãng phí.
Hạn chế công ty nhà nước là nhằm đảm bảo sự gắn bó tốt đẹp giữa những người cầm cương và cái đuôi phía sau họ, bao gồm các bộ phận của tầng lớp trung lưu.
Trung Quốc cũng sẽ phải làm nhiều việc hơn để duy trì quá trình đô thị hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Trung Quốc đã hoàn thành phần dễ dàng nhất: thu hút những thanh niên nông thôn thiếu việc làm tới thành thị làm việc. Nhưng việc cung cấp đang bắt đầu chậm lại. Nông dân có thể bán hoặc thế chấp đất nông nghiệp của họ và sử dụng tiền này để có được một chỗ đứng ở các thành phố lớn.
Trung Quốc vẫn rất lo sợ về vấn đề tư nhân hóa đất nông nghiệp, một phần cũng bởi vì những lo ngại cố hữu của tâng lớp dân nghèo, và một phần là vì lý do ý thức hệ.
Thuế và tình trạng bất ổn ở các đô thị
Tệ hơn nữa là hệ thống đăng ký hộ khẩu, nhưng người dân nông thôn di cư ra thành thị sinh sống, thậm chí dân di cư sinh sống dài hạn ở thành phố cũng bị cắt quyền về nhà ở, giáo dục và một số lợi ích khác. Tình hình di cư đang ngày càng bất ổn là điều không thể tránh khỏi. Trong số hàng chục ngàn cuộc biểu tình mỗi năm, hầu hết vẫn diễn ra ở dân nông thôn, đặc biệt là nông dân, họ thường tức giận về việc nhà nước chiếm đoạt đất của họ để xây dựng khu công nghiệp nhưng lại không bồi thường thỏa đáng.
Thêm vào đó, tình trạng bất ổn ở đô thị cũng ngày càng phổ biến hơn chẳng hạn như cuộc bạo động gần đây của công nhân nhà máy ở phía Nam tỉnh Quảng Đông. Nếu muốn giữ hòa bình ở các thành phố và vẫn muốn tiếp tục thu hút người dân nhập cư, Trung Quốc cần phải tìm cách để biến họ thành cư dân thành thị, và được hưởng những quyền lợi xứng đáng.
Thuế tăng trực tiếp chống lại tầng lớp trung lưu. Nỗ lực mang nhà ở và các tiện ích khác cho những người dân nhập cư được giống như dân thành thị và để xây dựng một xã hội an toàn hơn sẽ rất tốn kém. Và nếu giải pháp cho vấn đề này là tăng thuế thì điều tất yếu là tầng lớp trung lưu cũng phải có tiếng nói chính trị lớn hơn. Những lo lắng của tầng lớp trung lưu chưa thực sự lớn mức lên trở thành một cơn thịnh nộ chống chính phủ trên diện rộng.
Vào năm 2012, lãnh đạo Trung Quốc có nhiệm vụ quản lý những vấn đề mới phát sinh, và kiểm soát tình trạng căng thẳng. Sự kiện thay đổi lãnh đạo lần gần đây nhất là vào năm 2002 đã diễn ra thuận lợi. Nhưng trong suốt một thập kỷ trên, những nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo năm 2002 phải đối mặt dường như dễ dàng hơn so sánh với ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét