Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Báo TQ: “Bốn điều hiểu lầm về tranh chấp ở Nam Hải”

LTS: Bài viết dưới đây đăng trên một tờ báo Trung Quốc. Nó đương nhiên là quan điểm của “địch”, chứ không phải  của “ta” và càng không phải của tờ báo chúng tôi. Trên góc độ thông tin đa chiều, chúng tôi đăng tải bài dịch này để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm quan điểm của đối phương về những tranh chấp ở Biển Đông.
—————————-
Tại sao tranh chấp ở Nam Hải leo thang? Các chính trị gia thì nói về vấn đề quốc tế, công chúng thì có tiếng nói riêng cho quốc gia họ, những nhà buôn vũ khí thì đang hy vọng và cầu mong có nhiều cuộc chiến hơn, trong khi các chiến lược gia đang phân tích thông qua lăng kính địa chính trị. Nhưng vẫn còn quan điểm của một nhóm người đáng chú ý, đó là các học giả. Họ cho rằng, chủ yếu là do bốn điều hiểu lầm đang đẩy các cuộc ẩu đả lên cao.

Điều hiểu lầm đầu tiên là Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên TOÀN BỘ Nam Hải. Đây là một sự hiểu lầm rất lớn, hoặc thậm chí cố tình bóp méo việc đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải.
Điều hiểu lầm thứ hai là Trung Quốc có thể CHỈ sử dụng giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Đầu năm 1984, ông Đặng Tiểu Bình đã đề xuất hai lựa chọn cho tranh chấp trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), một là, tạo ra sức mạnh quân sự để lấy lại quần đảo. Lựa chọn thứ hai là, gác lại những khác biệt và cùng khai thác chung. Trung Quốc đã chọn điều vừa nhắc (gác tranh chấp, cùng khai thác) dựa trên nguyên tắc hòa bình, nhưng điều này KHÔNG có nghĩa là Trung Quốc không có quyền lấy lại các hòn đảo thông qua các biện pháp quân sự.
Điều hiểu lầm thứ ba là sự can thiệp của một cường quốc có quyền hành vượt ra khỏi lãnh thổ (tức Mỹ), sẽ giúp làm dịu các tranh chấp. Một số nước đang mời gọi các cường quốc phương Tây để “cân bằng Trung Quốc”. Tuy nhiên, điều này chỉ gia tăng căng thẳng và xung đột, có nghĩa là những rủi ro cao hơn cho những kẻ khiêu khích.
Những điều như thế không có gì là miễn phí cả – cuối cùng phải trả cho sự giúp đỡ.
Và điều hiểu lầm thứ tư là chủ trương “cùng khai thác” là chủ trương không khả thi. Rõ ràng việc đơn phương tìm kiếm sự “hợp tác” với những kẻ có quyền hành xuyên biên giới (ý nói Mỹ) chỉ có thể làm cho rủi ro tăng cao, trong khi phát động việc khai thác chung hợp pháp dựa trên các thỏa thuận, chắc chắn là giải pháp được ưa chuộng.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.peopleforum.cn/viewthread.php?tid=105977&extra=page%3D1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét