-Ông Giang Trạch Dân vào tắm biển Đà Nẵng năm 2002 nhằm mục đích gì ?
Ngày 27.02.2002, Giang Trạch Dân qua Hà Nội gấp rút, bất ngờ, không cần nghi lễ giành cho một thời gian chuẩn bị cần thiết cho một cuộc thăm viếng chánh thức và cao cấp như vậy…
Mục đích của cuộc viếng thăm này không được tiết lộ công khai. Trong cuộc viếng thăm ấy, Giang Trạch Dân đã vào Ðà Nẵng và Hội An không phải viếng thăm Đảng bộ Cộng Sản Việt Nam ở Ðà Nẵng, mà để tắm biển Hội An.
Tại sao Giang Trạch Dân lại chọn biển vùng Ðà Nẵng để tắm?
Một sự chọn lựa phải mang một ý nghĩa sâu sắc nào đó? Theo cái nhìn của Tàu thì Hoàng Sa là đất của Tàu nên biển vùng Ðà Nẵng là biển của Tàu.
Giang Trạch Dân đến Ðà Nẵng và Hội An là đi thăm viếng vùng đất thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chớ không phải đi thăm viếng một địa phương của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em. Tắm biển là tắm biển Trung Quốc; “ Ta về ta tắm ao ta”…Sự viếng thăm chính thức Ðà Nẵng của Giang Trạch Dân và ông ta đem cái thân đáng giá ngàn vàng ra phơi mình trên biển Hội An mang ý nghĩa rõ ràng là: Giang Trạch Dân muốn long trọng hóa việc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này?!
Một nhà ngoại giao Hà Nội có mặt tại Âu Châu đã mô tả ‘’phong thái’’ của Giang Trạch Dân trong lúc tắm biển Hội An: ‘’trông thấy Giang Trạch Dâm tắm biển ở Hội An và phơi mình mà lấy làm căm giận. Nó làm như đang tắm biển và biển đó là biển của nhà nó vậy.’’ Và cũng chính nhà ngoại giao này đã tiết lộ thêm những điều vẫn được giữ kín, đó là nội dung chủ yếu của cuộc viếng thăm Việt Nam của y.
Tại Hà Nội, Giang Trạch Dân đã yêu cầu, có tính gần như là chỉ thị, Hà Nội phải chấp nhận, trong việc thi hành thỏa thuận về vùng đánh cá, để cho tàu đánh cá Trung Quốc mỗi ngày 900 chiếc vào hoạt động tại vùng vịnh Bắc Việt.
Về mặt lịch sử, Việt Nam phải hủy bỏ tất cả các sách giáo khoa nói về chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây hồi năm 1979. Đây là chính sách nhằm để xóa bỏ tận gốc sự hiềm khích giữa hai dân tộc gieo rắc trong đầu óc trẻ con nhằm xây dựng tình hữu nghị thắm thiết lâu dài, bền vững giữa hai nước.
Giang Trạch Dân rất quan tâm và lo ngại trước phản ứng chống đối hai thỏa thuận về biên giới và lãnh hải của nhân dân Việt Nam; Ở trong nước, đó là hàng ngũ đảng viên Cộng sản, và người Việt ngoài nước. Giang Trạch Dân yêu cầu chính quyền Việt Nam phải khẩn trương tìm mọi cách dập tắt những sự chống đối ấy.
Vụ xét xử Khơ me đỏ ở Cămpuchia trước tòa án quốc tế đã làm Bắc Kinh đau đầu. Nay vụ lấn chiếm đất và biển ở Việt Nam, nếu bị phản ứng mạnh của nhân dân Việt Nam, nhất là người Việt hải ngoại, sẽ làm Bắc Kinh lo sợ thêm vì bộ mặt đầy máu xâm lược của Tàu trước thế giới. Trước nhất, các quốc gia trong khối ASIAN sẽ lo sợ và phải đề phòng vì số phận của họ sẽ là số phận của Việt Nam ngày hôm nay.
Về điểm chiến lược quân sự, Giang Trạch Dân đã chỉ thị nghiêm khắc cho Hà Nội là không được để cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng Cam Ranh trong ý đồ có thể biến Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự có khả nãng xâm phạm đến an ninh lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc.
Bốn bài học chết người này đã được viết từ cái thời ông 16 chữ vàng Giang Trạch Dân sang thăm và tắm biển Hội An-Đà Nẵng…
-------------------------------------------------------------
Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Huế, Đà Nẵng?
Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, nguyên Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Việt Nam Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu đã lần lượt hội kiến thân mật với Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân và các vị trong đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc.
Trưa cùng ngày, Thủ tướng Phan Văn Khải đã hội kiến với Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Phủ chủ tịch. Thủ tướng Phan Văn Khải chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe Thủ tướng Chu Dung Cơ và các vị lãnh đạo khác của Trung Quốc; cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã giúp Việt Nam cải tạo Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, từ chỗ làm ăn thua lỗ nay bước đầu có lãi.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, đẩy mạnh hợp tác và phát triển trong khu vực và trong các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Buổi chiều, ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các vị trong đoàn đã rời Hà Nội, đi thăm Huế và Đà Nẵng. Lễ tiễn chính thức được tổ chức tại Phủ Chủ tịch.
Sau đó, chiếc chuyên cơ B-2472 của hãng Hàng không Air China chở ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đã hạ cánh xuống sân bay Phú Bài (Huế). Cùng đi với đoàn có ông Vũ Khoan, Bí thư T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, và phu nhân. Hơn 1.500 đại biểu các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại sân bay, với cờ hai nước và nhiều hoa chào đón các vị khách Trung Quốc.
Chủ tịch Giang Trạch Dân và phu nhân cùng đoàn đã đến thăm khu di tích lịch sử Đại Nội, một trong những khu di tích thuộc quần thể Di sản văn hóa thế giới; thăm di tích Ngọ Môn. Tại đây, các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mời ngài Giang Trạch Dân đánh hồi trống và hồi chuông tại lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn) và đi thăm Điện Thái Hòa là điện chính của Hoàng Thành, được xây dựng từ năm 1804. Ngài Giang Trạch Dân cùng đoàn đã đến thăm di tích Thế Tổ Miếu được xây dựng từ năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là một trong 5 ngôi miếu thuộc khu vực Hoàng Thành Huế, nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn và tại đây có Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh được đúc bằng đồng năm 1835, dưới thời Vua Minh Mạng). Đến thăm di tích Hiển Lâm Các, một trong những công trình kiến trúc cao và đẹp nhất bên trong Hoàng Thành, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã trân trọng ghi dòng lưu bút: Giang Trạch Dân, ngày 28 tháng 2 năm 2002.
18h15" chiều qua, đoàn lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới thăm thành phố Đà Nẵng. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chiêu đãi chào mừng đoàn.
Sáng nay, ngài Giang Trạch Dân và đoàn đi thăm phố cổ Hội An (Quảng Nam) và Công ty Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng).
Sáng qua, bà Vương Dã Bình, phu nhân Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã tới thăm trường dạy trẻ khiếm thính PTCS Xã Đàn, Hà Nội. Thay mặt nhà trường, Hiệu trưởng Trần Thị Minh Phương đã trao tặng bà Vương Dã Bình bức tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nhân dịp này, bà Vương Dã Bình tặng trường PTCS Xã Đàn 10 bộ tivi - video, giúp nhà trường trong công tác giảng dạy trẻ khiếm thính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét