Mr. Do - "Sáng nay, anh chủ nhà trọ kêu CA phường nói với anh ấy không nên cho mình thuê nhà nữa. Cái trò hèn này minh đã tiên liệu trước rồi, nên không có gì bất ngờ, việc gì đến đã đến.
Mình nghĩ cái trò này chẳng qua là đùn đẩy trách nhiệm thôi, CA phường cứ mỗi thứ 7, chủ nhật lại phải xuống nhà tìm, nên cũng mệt, đẩy mình đi nơi khác thì có thằng khác lo. hihi. Khỏi bị mấy anh bên an ninh cứ gọi xuống bắt phải đi kiểm tra, xác minh thôi.
Cũng không hiểu nỗi, các anh ấy cũng được học hành đây đủ... sao không dùng cái đầu nghĩ chuyện gì có ích, mà suốt ngày vắt óc để nghĩ ra mấy trò hèn này để đối phó với nhân dân đang đóng thuế nuôi mình ha.
Mình cũng may mắn, gặp anh chủ nhà hiểu biết, tốt bụng và không hèn, nên anh đã không chấp nhận lời yêu cầu của CA phườngi, chứ không là mình phải vô gia cư rồi, hihihi"
Đây là tâm sự mà Phan Nguyên chia sẻ trên Facebook về nỗi phiền toái mới nhất của anh. Điều tôi "kết" nhất ở chàng trai này chính là cái nhìn nhẹ nhàng về những sự việc rất nghiêm trọng.
Sau khi bị vác chạy vào ngày 12.6, anh chàng đã trần tình trên Facebook, trả lời BBC..., tất cả đều với một tông điệu vừa phải, có trách móc cũng thoảng qua chứ không phải là những lời búa bổ giáng thẳng vào mặt những người đã xử tệ với anh.
Trong lời tâm sự mới nhất, khi nói về việc công an phường tác động để chủ nhà trọ "hủy kèo", Phan Nguyên cũng cố tìm một lời giải thích nhẹ nhàng nhất có thể đối với hành động của các anh công an. Anh kết luận những người công an phường đó là "hèn", vì sợ gánh nặng trách nhiệm này nọ, mà không hề nâng quan điểm lên để chỉ trích cả một hệ thống.
Tôi tự hỏi vì sao chàng trai này lại luôn giữ được thái độ bình thản như vậy.
Tôi không bao giờ quên cái buổi sáng ngày 12.6 ấy, khi mọi người đang lạnh sống lưng, thì Nguyên và hai người bạn của mình thản nhiên bước ra bày tỏ thái độ chống hành động bá quyền của Trung Quốc, ngay giữa một rừng công an.
Họ thản nhiên bước vào cuộc biểu tình nóng bỏng và thản nhiên đối mặt với mọi bất trắc chỉ với một lẽ giản đơn rằng, bày tỏ quan điểm yêu nước - hay bày tỏ quan điểm cá nhân một cách ôn hòa - không phải là điều gì to tát, đó chỉ là một việc phải làm của một công dân. Trong xã hội dân sự, bày tỏ quan điểm bằng hình thức ôn hòa là một điều bình thường.
Chính cách tiếp cận vấn đề dung dị như thế, nên Phan Nguyên đã luôn có một cái nhìn nhẹ nhàng, nhẹ nhàng với cả những con người đã từng nặng tay với anh.
Sau khi bị vác chạy vào ngày 12.6, anh chàng đã trần tình trên Facebook, trả lời BBC..., tất cả đều với một tông điệu vừa phải, có trách móc cũng thoảng qua chứ không phải là những lời búa bổ giáng thẳng vào mặt những người đã xử tệ với anh.
Trong lời tâm sự mới nhất, khi nói về việc công an phường tác động để chủ nhà trọ "hủy kèo", Phan Nguyên cũng cố tìm một lời giải thích nhẹ nhàng nhất có thể đối với hành động của các anh công an. Anh kết luận những người công an phường đó là "hèn", vì sợ gánh nặng trách nhiệm này nọ, mà không hề nâng quan điểm lên để chỉ trích cả một hệ thống.
Tôi tự hỏi vì sao chàng trai này lại luôn giữ được thái độ bình thản như vậy.
Tôi không bao giờ quên cái buổi sáng ngày 12.6 ấy, khi mọi người đang lạnh sống lưng, thì Nguyên và hai người bạn của mình thản nhiên bước ra bày tỏ thái độ chống hành động bá quyền của Trung Quốc, ngay giữa một rừng công an.
Họ thản nhiên bước vào cuộc biểu tình nóng bỏng và thản nhiên đối mặt với mọi bất trắc chỉ với một lẽ giản đơn rằng, bày tỏ quan điểm yêu nước - hay bày tỏ quan điểm cá nhân một cách ôn hòa - không phải là điều gì to tát, đó chỉ là một việc phải làm của một công dân. Trong xã hội dân sự, bày tỏ quan điểm bằng hình thức ôn hòa là một điều bình thường.
Chính cách tiếp cận vấn đề dung dị như thế, nên Phan Nguyên đã luôn có một cái nhìn nhẹ nhàng, nhẹ nhàng với cả những con người đã từng nặng tay với anh.
Phản ứng của Phan Nguyên là một trong rất nhiều điều mà tôi học được từ những cuộc biểu tình vừa qua (ý tôi là hai cuộc biểu tình ngày 5 và 12.6 ở Sài Gòn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét