Chặng Cuối Hành Trình Không Tưởng Của Chủ Nghĩa Xã Hội là chuyển ngữ tiếng Việt của nguyên bản tiếng Pháp mang tên là “La Grande Parade, Essai sur la Survie de l’ Utopie socialiste”, (Plon, 2000, Paris), bản dịch tiếng Anh của Diarmid V. C. Cammell mang tên là“Last Exit to Utopia, The Survival of Socialism in a post-soviet era”(Encounter Books, 2009, New York, London), tác phẩm của nhà văn Pháp Jean Francois Revel.
“Jean Francois Revel là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Pháp ở hậu bán thế kỷ 20. J. F. Revel là thành viên của Viện Hàn Lâm nước Pháp và là giáo sư Triết học đặc biệt lưu tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính trị.
Những tác phẩm gây nhiều tiếng vang nhất trên trường quốc tế của J. F. Revel là những ấn phẩm đãchuyển ngữ sang tiếng Anh như Without Marx and Jesus (Phi Marx phi Jésus), How Democracies Perish (Dân Chủ Tàn Lụi Như Thế Nào), The Totalitarian Temptation (Sự Cám Dỗ Của Chế ĐộToàn Trị) và gần đây là cuốn Anti-Americanism (Tinh Thần Bài Mỹ, nguyên tác của J. F. Revel là L’obsession anti-américaine). Qua các công trình biên soạn này, đối tượng độc giả mà J. F. Revel chủ tâm tranh thủ là thành phần tả khuynh trong giới trí thức nước Pháp”.Có chút tình cờ khi tôi chứng kiến một cuộc tranh luận về cách dùng chử Ảo Tưởng cho chử Utopie thay vì là Không Tưởng. Ở đây người viết chỉ muốn nhân cơ hội để đề cập đến một khiá cạnh nhân bản khác của danh từ.
Tôi không phải là một nhà ngôn ngữ học và cũng không phải là một học giả để thẩm định giá trị của những danh từ. Nhưng nói cho cùng ai mới là người có thẩm quyền quyết định ý nghĩa của những danh từ này? Ngôn ngữ ngày nay là một sự thỏa thuận của con người. Lúc khởi đầu người ta có chấp nhận một số quy luật, đặt để, để làm nền tảng của cấu trúc như chử A là chử A, chử B là chử B vì nếu không thì không có gì để quy chiếu cả – cũng như luật lệ, hiến pháp vậy. Nhưng theo thời gian và nhu cầu, hiến pháp cũng như ngôn ngữ cũng phải thay đổi để đáp ứng với những biến chuyển trong tư duy và hoàn cảnh. Những danh từ mới được chấp nhận để diễn tả những hoàn cảnh mới, những khám phá mới . Người Mỹ, để chỉ tính năng động của ngôn ngữ và hiến pháp họ đã dùng những từ ngữ như “Living Language” hay “Living Constitution” là vì vậy(?).
Nhưng tại sao một sự chọn lựa danh từ CNXH là một Không Tưởng thay vì Ảo tưởng lại quan trọng như thế? Theo cảm nghỉ của người viết, sự chọn lựa là một thiện ý mà nếu được chấp nhận thì sẽ giải quyết được một số tiền đề của những suy luận lẩn quẩn nhưng hậu quả là đã gây nên biết bao máu và nước mắt cho nhân loại… Thật ra chử Không Tưởng được dịch ra từ chử Utopia có nghĩa là (một nơi) toàn thiện, lý tưởng tuyệt đối. Nhưng vì là toàn thiện, tuyệt đối nên nó mang ý nghĩa của không tưởng – là không thể có thật. Ảo Tưởng (Illusion, an erroneous perception or concept of reality) là sự lầm lẩn của quan điểm nên tự ảo tưởng là không có thật nhưng đối tượng của sự tưởng tượng đó có thể là có thật. Tôi nằm mơ, tôi mang ảo tưởng tôi là một triệu phú là không có thật vì tôi đang nghèo xơ xác nhưng tình trạng triệu phú là có thật và đã xãy ra cho rất nhiều người. Khi nói Chủ nghĩa Cộng Sản là một không tưởng ta đã xác định cái thiên đường mà chủ nghĩa này vẽ vời là không có thực để chấm dứt mọi áo tưởng, nguỵ biện về tính hiện thực của thiên đường này. Hiểu như thế, sự chọn lựa còn mang một thiện ý nhân bản, vượt qua những lý luận không cần thiết trong tranh cải. Tôi đã có đọc qua một bản dịch của tác phẩm La Grande Parade, Essai sur la Survie de l’ Utopie socialiste để thấy được cái tàn nhẫn của những vòng lẫn quẫn trong những suy luận. Cái bóng ma thiên đường XHCN như thế mà đã chập chờn bay nhảy qua cả 2 thế kỷ, khi mạnh bạo , khi lu mờ, từ thế kỷ thứ 19 khi cuộc cách mạng kỷ nghệ của các nước Âu Châu ra đời. Thậm chí ngay cả khi nó “gần chết” hết là lúc Liên Sô và các khối CS Đông Âu sụp đổ thì vẫn còn có triết gia Âu Châu la hoảng là nếu để nó chết hết thì thế giới sẽ bị toàn trị bằng chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên, dưới cái nhìn của những người cộng sản, chủ nghĩa tư bản là một chế độ độc tài.
Cách đây vài năm tôi có dịp coi một cuốn phim Việt-Nam có tựa đề “Blue Trắng”, một cuốn phim tình cảm xã hội Việt-Nam với sự quy trách nhiệm cho những xáo trộn gây ra bởi sự chuyển tiếp vào nền Kinh Tế Thị Trường. Tôi đã có viết một bài châm biếm sự đổ tội này với lý lẽ rằng nếu đã biết như vậy thì tại sao vẫn phải làm trong khi đảng CSVN hoàn tòan có sự chọn lựa một mô hình ưu việt của XHCN? Nhưng trong tận cùng suy nghĩ, tôi vẫn tự hỏi tại sao lại liên hệ vấn đề này với những lý luận thượng tầng của CNXH? Thật là lý thú khi tìm thấy một đoạn về những phàn nàn của chính Engels khi cho rằng Kinh Tế Thị Trường đã làm rối loạn vai trò của phụ nữ và của cả đàn ông khi … thất nghiệp! (Frederic Engels trong tác phẩm nổi tiếng Situation des classes laborieuses en Angleterre (Tình trạng giới lao động ở Anh Quốc) ấn hành năm 1845).
Tại sao những lý luận ma quái như thế vẫn có thể là những đề tài tranh luận của những bậc “đại thức giả”? Đối với các bậc trí thức, học giả Âu Châu, của Tây Phương, sự tranh luận đôi khi chỉ mang một tính thuần lý, một món ăn tinh thần và những hơn thua của kiến thức. Tòa án, trong cuộc chơi của bậc trí thức Âu Châu là nơi đấu trí của chánh án và luật sư. Nhưng cái vòng lẫn quẫn của những tư duy như thế này, trong tranh chấp chính trị và xã hội, là cả những bể máu và nước mắt. Một Jean Paul Sartre nghỉ rằng ông ta có thể giải phóng cả loài người từ trong 4 bức tường của tư duy? Một Jane Fonda múa may ở Hà Nội, đâm cả sau lưng chiến sĩ của mình vì nhân danh nhân bản và cuối cùng chỉ cần nói một câu “tôi rất tiếc” là đủ? Cái giá quá đắc cho những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản có thể tránh được từ đây nếu người ta hiểu một cách rõ ràng rằng CNCS quả là một không tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét