Donald Kirk/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Không nghi ngờ gì về điều đó, lần này những người Bắc Triều Tiên đang tháo gỡ tất cả các trở ngại trong một nỗ lực muốn thuyết phục cả hai đồng minh thân cận nhất và đối thủ tệ hại nhất của mình rằng họ thực sự muốn trở nên tốt đẹp.
Có cách nào khác để giải thích những trùng hợp bất thường của Lãnh tụ Kính yêu Kim Jong-il đổi hướng đi của mình, đi đến các khu công nghệ cao cấp của miền đông và đông bắc Trung Quốc, kết thúc bằng cuộc ăn nằm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong khi đặc sứ Hoa Kỳ về nhân quyền Robert King lại đã ở Bình Nhưỡng trong một sứ mạng "tìm hiểu thực tế" ?
Trong phiên bản sau đó của cuộc hành hương đã được tính toán kỹ càng là khấu đầu trước hoàng đế Trung Quốc như các vị vua triều Chosun đã thường phủ phục, lãnh tụ kính yêu sẽ hấp thụ những bài học về sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc trong chuyến thăm đến các khu công nghệ cao trước khi đảm bảo vói Hồ là mình muốn gần như tất cả mọi thứ mà Trung Quốc muốn.
Đó sẽ là một sự tập trung vào "phát triển kinh tế" cùng với việc trở lại cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của miền Bắc từng bị trì hoãn, phần thưởng tức thì sẽ là những hứa hẹn của một dòng chảy thực phẩm không ngừng sau một trong những mùa đông đói khổ khắc nghiệt nhất trong những năm gần đây.
Còn đối với những vận dụng mà người Bắc Triều Tiên mang ra chào mời ông King, một lần nữa tất cả vẫn là thuyết phục người Mỹ về lòng tin và thiện chí của họ như một khúc nhạc dạo đầu cho việc nối lại viện trợ lương thực mà Mỹ đã ngừng ngay sau khi Nam Hàn cắt chương trình thực phẩm hơn ba năm trước đây.
King, với tư cách là đặc sứ về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, đã phải trình bày cho người chủ nhà của ông một loạt các cáo buộc và tuyên bố, tất cả những điều mà chắc chắn người Bắc Triều Tiên phải phản bác như họ đã từng phản bác vì lợi ích của tất cả mọi người khác từng được tham quan miền Bắc trong nhiều năm.
Rất muốn cho thấy mình đã tìm được điều đáng tìm trong trò chơi của những người Bắc Triều Tiên, một vài thành viên đoàn tùy tùng của King đang ở lại trong vài ngày sau khi King rời đi vào cuối tuần này để tra vấn nhiều câu hỏi mà người chủ nhà sẽ có những câu trả lời xuông xẻ vì đã từng được tập dượt kỹ càng.
Không ai nghi ngờ Bắc Triều Tiên về việc dấu diếm một khát vọng bí mật là hoặc từ bỏ chương trình hạt nhân hoặc mở cửa nền kinh tế của mình, nhưng tất cả các cuộc bàn luận đều có một mặt nổi. Hiện nay Bắc Triều Tiên không có tâm trạng để thâm nhập hơn những hồi kịch như các vỡ diễn trong biển Hoàng Hải năm ngoái, trong đó có 46 thủy thủ thiệt mạng trong vụ đánh đắm một tàu hải quân Nam Hàn và bốn quân nhân khác bị sát hại trong một cuộc pháo kích vào hòn đảo cách bờ biển Bắc Triều Tiên vài cây số.
Trong khi những tiên đoán về dự định của Bắc Triều Tiên luôn luôn là hết sức rủi ro, có vẻ không hẳn là Kim Jong-il sẽ nôn nóng muốn tiến hành một vụ thử hạt nhân theo trình tự của hai vụ nổ dưới lòng đất đã làm rung chuyển thế giới vào tháng Mười năm 2006 và một lần nữa vào tháng 5 năm 2009. Các vụ thử nghiệm tên lửa có thể là một vấn đề khác, nhưng chuyến đi thăm tuần này cũng khá đủ để loại bỏ những dự báo về những điều như thế này. Dù sao, chưa phải là lúc này.
Lý do rõ ràng nhất cho chiến dịch bày tỏ thiện chí của Bắc Triều Tiên là ngoài sự nguy hiểm của nạn đói đang đến với mức thê thảm của những năm 1990, còn là sự cần thiết để hiển thị đất nước như một câu chuyện thành công trong chuẩn bị cho đợt lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha Kim Jong Il, nhà lãnh tụ vĩ đại Kim Il Sung, người đã qua đời vào tháng Bảy năm 1994.
Dịp lễ kỷ niệm đó đưọc hứa hẹn sẽ là một sự kiện long trời lở đất, sẽ vượt qua tất cả các chương trình phô diễn mà Bắc Triều Tiên từng có trong nhiều tuần mỗi năm tại Sân vận động May Day. Dịp lễ này sẽ kéo dài nhiều tháng tại Bình Nhưỡng và các trung tâm tỉnh thành xa xôi hẻo lánh trong một cuộc tuyên truyền trác táng về những thứ đại loại mà chưa ai từng thấy bao giờ.
Tuy nhiên, để chắc chắn thành công được công việc hoành tráng này, Bắc Triều Tiên đã phải xoay sở cách nào đó để quay lại nói chuyện được với Nam Hàn. Điều đó sẽ là khó khăn khi xem xét đòi hỏi của người Tổng thống bảo thủ Lee Myung-bak yêu cầu Bắc Triều Tiên cho thấy dấu hiệu giữ lời về những thoả thuận trước đây hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình - và sau đó phải "xin lỗi" về việc đánh chìm tàu hải quân Cheonan, cũng như vụ pháo kích vào hòn đảo của Nam Hàn.
Bắc Triều Tiên rõ ràng hy vọng sẽ đưa Lee vào tình thế khiến ông đã phải chấp nhận một số công thức cứu vãn thể diện để phải đồng ý thương thảo bất kể là Bắc Triều Tiên có từ chối bất cứ điều gì đã làm với hồi kịch Cheonan.
Người Mỹ vẫn tiếp tục đòi hỏi Bắc Triều Tiên phải đàm phán trước với Hàn Quốc như một điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán sáu bên, chứ không phải là bất cứ cuộc thương thảo nào với Hoa Kỳ, nhưng sự hiện diện của phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Triều Tiên cho thấy mong muốn tìm một cách khác để tháo gỡ bế tắc này của Washington.
Washington không tuyên bố gì về nhu cầu phải xin lỗi và về việc có thể tái tục một số viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Cuối cùng thì Lee có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải từ bỏ sự phản đối của chính mình và có thể sẽ phải tái tục viện trợ của Nam Hàn - dù có thể không ở mức 500.000 tấn lương thực và phân bón mỗi năm, như đã dâng biếu hàng năm trong thập kỷ của chính sách "ánh dương" trước khi ông nhậm chức vào năm 2008.
Cũng không phải chỉ Trung Quốc và Washington là nguồn áp lực duy nhất vào Nam Hàn.
Dân chúng Nam Hàn sẽ đi bỏ phiếu vào tháng năm tới để bầu tổng thống mới thay thế Lee, bị giới hạn vào một nhiệm kỳ năm năm theo "hiến pháp dân chủ" của đất nước này vào năm 1987, và cầm quyền đảng Đại dân tộc phải đối diện với khả năng phản ứng của của một cánh tả/ tự do mạnh mẽ.
Thánh 12 năm 1997, Lee đã giành được một đa số phiếu áp đảo trước một ứng cử viên đảng tự do, nhân vật hoàn toàn không muốn gì ngoài việc duy trì chính sách "ánh dương" để hoà hợp hòa giải như hai người tiền nhiệm từng đưa ra, nhưng hiện nay đảng của ông phải đối phó với một sự đột biến tình cảm trong một thời đại mà việc Bắc-Nam xích lại gần nhau là mốt thời thượng của những người từng có suy nghĩ suông.
Sứ mạng của Kim ở Trung Quốc còn là về vấn đề lãnh đạo - đó là về việc thừa kế ở Bắc Triều Tiên. Tuần trước, khi đoàn tàu của mình vừa vượt qua biên giới vào Trung Quốc, Kim Jong Un, con trai thứ ba và là nhân vật sẽ thừa kế, được báo cáo là có mặt trên đoàn tàu - những báo cáo ban đầu cho biết là Jong-eun đã tự mình đi đến vùng đông bắc Trung Quốc.
Đến một vài tiếng đồng hồ sau nguồn tin tình báo Nam Triều Tiên mới loan truyền rằng ở trên đoàn tàu là chính Lãnh tụ Kính yêu, chứ không có cậu con trai, để đi tiếp thu các hiển biết về kinh tế trong sứ mạng tới Trung Quốc lần thứ ba của ông trong khoảng hơn một năm. Không có lời bàn gì về việc liệu có cậu bé đi cùng xe hay không.
Nếu có Jong-eun trên đoàn tàu, sự hiện diện của anh ta là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Không một ống kính máy ảnh tầm xa nào bắt gặp được anh ta lên hoặc xuống xe lửa, và không có dấu hiệu gì về việc anh ta ở đâu trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Vậy điều gì đã xảy ra với suy đoán ban đầu rằng Kim Jong-il sẽ sử dụng chuyến đi để tìm kiếm sự chấp nhận đưá trẻ từ các nhà lãnh đạo thận trọng của Trung Quốc? Phải chăng họ không muốn thấy anh ta - hay nói rõ là họ hoàn toàn không hài lòng về anh ta ?
Đó là những câu hỏi không có câu trả lời nhanh chóng. Kim Jong-il thực đã có vẻ khỏe mạnh - phục hồi nhiều, để có xuất hiện ra bên ngoài, sau cơn đột quỵ mà ông đã phải chịu đựng vào tháng Tám năm 2008. Nếu được may mắn, ông có thể được ở trong phong độ để kỷ niệm sinh nhật người cha già của mình, dù có hoặc không có người con mình ở bên cạnh.
Nguồn: Asia Times Online
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Không nghi ngờ gì về điều đó, lần này những người Bắc Triều Tiên đang tháo gỡ tất cả các trở ngại trong một nỗ lực muốn thuyết phục cả hai đồng minh thân cận nhất và đối thủ tệ hại nhất của mình rằng họ thực sự muốn trở nên tốt đẹp.
Có cách nào khác để giải thích những trùng hợp bất thường của Lãnh tụ Kính yêu Kim Jong-il đổi hướng đi của mình, đi đến các khu công nghệ cao cấp của miền đông và đông bắc Trung Quốc, kết thúc bằng cuộc ăn nằm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong khi đặc sứ Hoa Kỳ về nhân quyền Robert King lại đã ở Bình Nhưỡng trong một sứ mạng "tìm hiểu thực tế" ?
Trong phiên bản sau đó của cuộc hành hương đã được tính toán kỹ càng là khấu đầu trước hoàng đế Trung Quốc như các vị vua triều Chosun đã thường phủ phục, lãnh tụ kính yêu sẽ hấp thụ những bài học về sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc trong chuyến thăm đến các khu công nghệ cao trước khi đảm bảo vói Hồ là mình muốn gần như tất cả mọi thứ mà Trung Quốc muốn.
Đó sẽ là một sự tập trung vào "phát triển kinh tế" cùng với việc trở lại cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của miền Bắc từng bị trì hoãn, phần thưởng tức thì sẽ là những hứa hẹn của một dòng chảy thực phẩm không ngừng sau một trong những mùa đông đói khổ khắc nghiệt nhất trong những năm gần đây.
Còn đối với những vận dụng mà người Bắc Triều Tiên mang ra chào mời ông King, một lần nữa tất cả vẫn là thuyết phục người Mỹ về lòng tin và thiện chí của họ như một khúc nhạc dạo đầu cho việc nối lại viện trợ lương thực mà Mỹ đã ngừng ngay sau khi Nam Hàn cắt chương trình thực phẩm hơn ba năm trước đây.
King, với tư cách là đặc sứ về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, đã phải trình bày cho người chủ nhà của ông một loạt các cáo buộc và tuyên bố, tất cả những điều mà chắc chắn người Bắc Triều Tiên phải phản bác như họ đã từng phản bác vì lợi ích của tất cả mọi người khác từng được tham quan miền Bắc trong nhiều năm.
Rất muốn cho thấy mình đã tìm được điều đáng tìm trong trò chơi của những người Bắc Triều Tiên, một vài thành viên đoàn tùy tùng của King đang ở lại trong vài ngày sau khi King rời đi vào cuối tuần này để tra vấn nhiều câu hỏi mà người chủ nhà sẽ có những câu trả lời xuông xẻ vì đã từng được tập dượt kỹ càng.
Không ai nghi ngờ Bắc Triều Tiên về việc dấu diếm một khát vọng bí mật là hoặc từ bỏ chương trình hạt nhân hoặc mở cửa nền kinh tế của mình, nhưng tất cả các cuộc bàn luận đều có một mặt nổi. Hiện nay Bắc Triều Tiên không có tâm trạng để thâm nhập hơn những hồi kịch như các vỡ diễn trong biển Hoàng Hải năm ngoái, trong đó có 46 thủy thủ thiệt mạng trong vụ đánh đắm một tàu hải quân Nam Hàn và bốn quân nhân khác bị sát hại trong một cuộc pháo kích vào hòn đảo cách bờ biển Bắc Triều Tiên vài cây số.
Trong khi những tiên đoán về dự định của Bắc Triều Tiên luôn luôn là hết sức rủi ro, có vẻ không hẳn là Kim Jong-il sẽ nôn nóng muốn tiến hành một vụ thử hạt nhân theo trình tự của hai vụ nổ dưới lòng đất đã làm rung chuyển thế giới vào tháng Mười năm 2006 và một lần nữa vào tháng 5 năm 2009. Các vụ thử nghiệm tên lửa có thể là một vấn đề khác, nhưng chuyến đi thăm tuần này cũng khá đủ để loại bỏ những dự báo về những điều như thế này. Dù sao, chưa phải là lúc này.
Lý do rõ ràng nhất cho chiến dịch bày tỏ thiện chí của Bắc Triều Tiên là ngoài sự nguy hiểm của nạn đói đang đến với mức thê thảm của những năm 1990, còn là sự cần thiết để hiển thị đất nước như một câu chuyện thành công trong chuẩn bị cho đợt lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha Kim Jong Il, nhà lãnh tụ vĩ đại Kim Il Sung, người đã qua đời vào tháng Bảy năm 1994.
Dịp lễ kỷ niệm đó đưọc hứa hẹn sẽ là một sự kiện long trời lở đất, sẽ vượt qua tất cả các chương trình phô diễn mà Bắc Triều Tiên từng có trong nhiều tuần mỗi năm tại Sân vận động May Day. Dịp lễ này sẽ kéo dài nhiều tháng tại Bình Nhưỡng và các trung tâm tỉnh thành xa xôi hẻo lánh trong một cuộc tuyên truyền trác táng về những thứ đại loại mà chưa ai từng thấy bao giờ.
Tuy nhiên, để chắc chắn thành công được công việc hoành tráng này, Bắc Triều Tiên đã phải xoay sở cách nào đó để quay lại nói chuyện được với Nam Hàn. Điều đó sẽ là khó khăn khi xem xét đòi hỏi của người Tổng thống bảo thủ Lee Myung-bak yêu cầu Bắc Triều Tiên cho thấy dấu hiệu giữ lời về những thoả thuận trước đây hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình - và sau đó phải "xin lỗi" về việc đánh chìm tàu hải quân Cheonan, cũng như vụ pháo kích vào hòn đảo của Nam Hàn.
Bắc Triều Tiên rõ ràng hy vọng sẽ đưa Lee vào tình thế khiến ông đã phải chấp nhận một số công thức cứu vãn thể diện để phải đồng ý thương thảo bất kể là Bắc Triều Tiên có từ chối bất cứ điều gì đã làm với hồi kịch Cheonan.
Người Mỹ vẫn tiếp tục đòi hỏi Bắc Triều Tiên phải đàm phán trước với Hàn Quốc như một điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán sáu bên, chứ không phải là bất cứ cuộc thương thảo nào với Hoa Kỳ, nhưng sự hiện diện của phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Triều Tiên cho thấy mong muốn tìm một cách khác để tháo gỡ bế tắc này của Washington.
Washington không tuyên bố gì về nhu cầu phải xin lỗi và về việc có thể tái tục một số viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Cuối cùng thì Lee có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải từ bỏ sự phản đối của chính mình và có thể sẽ phải tái tục viện trợ của Nam Hàn - dù có thể không ở mức 500.000 tấn lương thực và phân bón mỗi năm, như đã dâng biếu hàng năm trong thập kỷ của chính sách "ánh dương" trước khi ông nhậm chức vào năm 2008.
Cũng không phải chỉ Trung Quốc và Washington là nguồn áp lực duy nhất vào Nam Hàn.
Dân chúng Nam Hàn sẽ đi bỏ phiếu vào tháng năm tới để bầu tổng thống mới thay thế Lee, bị giới hạn vào một nhiệm kỳ năm năm theo "hiến pháp dân chủ" của đất nước này vào năm 1987, và cầm quyền đảng Đại dân tộc phải đối diện với khả năng phản ứng của của một cánh tả/ tự do mạnh mẽ.
Thánh 12 năm 1997, Lee đã giành được một đa số phiếu áp đảo trước một ứng cử viên đảng tự do, nhân vật hoàn toàn không muốn gì ngoài việc duy trì chính sách "ánh dương" để hoà hợp hòa giải như hai người tiền nhiệm từng đưa ra, nhưng hiện nay đảng của ông phải đối phó với một sự đột biến tình cảm trong một thời đại mà việc Bắc-Nam xích lại gần nhau là mốt thời thượng của những người từng có suy nghĩ suông.
Sứ mạng của Kim ở Trung Quốc còn là về vấn đề lãnh đạo - đó là về việc thừa kế ở Bắc Triều Tiên. Tuần trước, khi đoàn tàu của mình vừa vượt qua biên giới vào Trung Quốc, Kim Jong Un, con trai thứ ba và là nhân vật sẽ thừa kế, được báo cáo là có mặt trên đoàn tàu - những báo cáo ban đầu cho biết là Jong-eun đã tự mình đi đến vùng đông bắc Trung Quốc.
Đến một vài tiếng đồng hồ sau nguồn tin tình báo Nam Triều Tiên mới loan truyền rằng ở trên đoàn tàu là chính Lãnh tụ Kính yêu, chứ không có cậu con trai, để đi tiếp thu các hiển biết về kinh tế trong sứ mạng tới Trung Quốc lần thứ ba của ông trong khoảng hơn một năm. Không có lời bàn gì về việc liệu có cậu bé đi cùng xe hay không.
Nếu có Jong-eun trên đoàn tàu, sự hiện diện của anh ta là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Không một ống kính máy ảnh tầm xa nào bắt gặp được anh ta lên hoặc xuống xe lửa, và không có dấu hiệu gì về việc anh ta ở đâu trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Vậy điều gì đã xảy ra với suy đoán ban đầu rằng Kim Jong-il sẽ sử dụng chuyến đi để tìm kiếm sự chấp nhận đưá trẻ từ các nhà lãnh đạo thận trọng của Trung Quốc? Phải chăng họ không muốn thấy anh ta - hay nói rõ là họ hoàn toàn không hài lòng về anh ta ?
Đó là những câu hỏi không có câu trả lời nhanh chóng. Kim Jong-il thực đã có vẻ khỏe mạnh - phục hồi nhiều, để có xuất hiện ra bên ngoài, sau cơn đột quỵ mà ông đã phải chịu đựng vào tháng Tám năm 2008. Nếu được may mắn, ông có thể được ở trong phong độ để kỷ niệm sinh nhật người cha già của mình, dù có hoặc không có người con mình ở bên cạnh.
Nguồn: Asia Times Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét