Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc tại Biển Đông

USN Adm. Robert F. Willard
 
 

 
 
 
 

Trung Quốc đưa tàu hải tuần lớn nhất tới vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/03/2011
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/03/2011

(Tin Reuters)

Hôm nay, 16/06/2011, Bắc Kinh nhật báo, được Reuters trích dẫn, chạy hàng tựa lớn, « Tàu hải tuần lớn nhất của chúng ta đi tuần tra Nam Hải ». Vào lúc căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Trung Quốc hải sự cục, cơ quan quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc, cho biết ngày hôm qua, Hải tuần 31, tàu tuần tra lớn nhất hiện nay của Trung Quốc đã rời khu vực biển phía nam Trung Quốc để tiến về hướng Singapore, đi qua sát khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Báo chí Trung Quốc nói rõ mục đích của chuyến đi của tàu Hải tuần 31 : đó là giám sát các tuyến hàng hải, thanh tra các vùng đang thăm dò dầu khí và bảo vệ an ninh hàng hải.
Hãng Reuters nhận định, tất cả những công việc mà tàu Hải tuần 31 sẽ tiến hành đều có thể gây ra những chạn trán, xung đột với các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Thế nhưng, khi đưa tin tàu Hải tuần 31 được điều động tới khu vực này, báo chí Trung Quốc không hề đả động tới những căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, nghiễm nhiên coi vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Theo Bắc Kinh, nhiệm vụ của tàu Hải tuần 31 là sẽ tuần tra những vùng biển mà Trung Quốc đã phát triển tại Nam Hải và bảo vệ các quyền lợi hàng hải và chủ quyền quốc gia.

Tàu Hải tuần 31 sẽ tới Singapore vào thứ năm tuần tới, sau một hành trình dài khoảng 1400 hải lý, khoảng 2600 km và sẽ sau đó, sẽ quay lại Trung Quốc.

Theo giới chuyên gia, tàu Hải tuần 31 là một trong hai tàu tuần tra dân sự lớn nhất của Trung Quốc. Điểm khác biệt duy nhất với tàu chiến là tàu Hải tuần 31 không trang bị vũ khí hạng nặng.
Tàu Tuần hải 31 có trọng tải 3000 tấn, dài hơn 112 mét, tốc độ 18 hải lý/giờ, được trang bị trực thăng, có thể hoạt động liên tục ở ngoài khơi 40 ngày.

Trong nhiều tuần qua, Việt Nam và Philippines tố cáo Trung Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh hải, đe dọa các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của hai nước. Bắc Kinh đã bác bỏ những lời tố cáo này, cáo buộc Hà NộiManila xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Xin nhắc lại là Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuần trước, Bắc Kinh cho biết sẽ tổ chức tập trận hải quân vào cuối tháng Sáu, ở phía Tây Thái Bình Dương, trong lúc đó hải quân Trung Quốc không dấu diếm ý đồ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên.
Trong tuần, Trung Quốc cảnh báo các nước ngoài khu vực không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sau khi Việt Nam tuyên bố hoan nghênh các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, giúp làm giảm căng thẳng tại vùng biển này.
************************************

Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc tại Biển Đông

Đô đốc Robert F. Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, ông quan ngại về những căng thẳng gần đây liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông.
Bình luận của ông Willard diễn ra sau những vụ việc các tàu Trung Quốc chạm trán với các tàu thăm dò dầu khí đang hoạt động của Việt Nam và Philippines. Tuần trước, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí của tàu Bình Minh O2 thuộc Petro Việt Nam.
“Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã trở nên quan ngại về khả năng các vụ đụng độ ở Biển Đông”, đô đốc Willard nói với báo chí ở Kuala Lumpur, Malaysia. “Vâng, tôi thấy lo lắng bất cứ khi nào chứng kiến căng thẳng gia tăng và va chạm diễn ra ở khu vực rất chiến lược và rất quan trọng với tất cả chúng ta”.

 
Đô đốc Robert F. Willard,
tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ.
Ảnh: Dawn
 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bác bỏ các bên tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia. Exxon Mobil Corp. (XOM), Talisman Energy Inc. và Forum Energy Plc đều có kế hoạch tiến hành các hoạt động thăm dò ở các lô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Cam kết mạnh mẽ

Trong cuộc tiếp xúc với báo chí tại Malaysia, Tư lệnh Mỹ tuyên bố: “Mỹ không đứng về phía nào trong một cuộc tranh chấp. Đó là cam kết mạnh mẽ để thấy rằng các bên tranh chấp gải quyết vấn đề hòa bình và thông qua hội đàm, không đối đầu trên biển hay trên không”.

Tranh chấp hàng hải có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á hàng năm mang tên Đối thoại Shangri-La tại Singapore, bắt đầu từ 3/6. Dự kiến sẽ có bài phát biểu từ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Tại sự kiện này năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định, Mỹ phản đối các nỗ lực “đe dọa” những công ty hoạt động trên biển.

Hải quân Mỹ đã tuần tra vùng biển châu Á - Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã không ngừng củng cố lực lượng của họ trong thập niên qua, mua sắm các tàu ngầm hạt nhân và phát triển một tàu sân bay.

Về hai vụ việc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông:
- Đầu tháng 3, Philippines triển khai hai máy bay chiến đấu (trong đó có một máy bay ném bom) để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.

- Sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”.

 Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: "Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".

Thái An (Theo bloomberg)

Hai lo ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

Hoàng Hạnh
Bộ đôi chính sách đối phó của Trung Quốc:
- Giảm bớt Mỹ can thiệp
- và ngăn chặn ASEAN đoàn kết.

Ngày 11-6, mạng zaobao.com của Singapore đã có bài phân tích về chính sách riêng về Biển Đông của Trung Quốc. Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc lo ngại hai vấn đề.

Thứ nhất, lực lượng bên ngoài có thể can thiệp. Mỹ được coi là đối tác quan trọng của ASEAN, là nước có căn cứ quân sự siêu cấp đồng thời được nhiều nước xem như quốc gia có thể giúp cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Nếu Mỹ thay đổi thái độ trung lập hiện nay, tình hình Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ.

Thứ hai, các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông. Đối với ASEAN, vấn đề Biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa. Biết thế nên Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp.

Thật dễ hiểu khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề Biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa. Nhận thức rõ thách thức của hai vấn đề trên, Trung Quốc cho ra đời bộ đôi chính sách.

Chính sách thứ nhất: Tăng cường giao lưu, hợp tác với Mỹ để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông.
Từ ngày 9 đến 10-5, trong cuộc đối thoại về chiến lược an ninh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đạt được Cơ chế tham vấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức thăm Mỹ và đề xuất xây dựng mối quan hệ quân sự kiểu mới với Mỹ, giúp kéo dài “tấm ván ngắn” về chiến lược an ninh song phương.

Ngày 31-5, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu: “Mỹ cần làm một việc quan trọng trong Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á năm nay. Đó là thể hiện nỗ lực hợp tác với Trung Quốc”. Trong hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vẫn không tách rời vấn đề chủ đạo là hợp tác song phương Mỹ-Trung.

Đối với Trung Quốc, lợi ích cốt lõi trong vấn đề Biển Đông chính là chủ quyền lãnh hải. Còn Mỹ chỉ cần bảo đảm đi lại tự do trên Biển Đông, giữ địa vị lãnh đạo tại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không bị lung lay và không phát sinh đối kháng với Trung Quốc.

Chính sách thứ hai: Ngăn các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông.
Chính sách này do hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc.

Sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động ngày 1-1-2010, mậu dịch song phương phát triển với tốc độ nhanh. Trong ba tháng đầu năm nay, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đạt được đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Bộ phận thứ hai là Trung Quốc nhấn mạnh quyết tâm giải quyết vấn đề Biển Đông theo con đường hòa bình, nỗ lực hợp tác với khu vực.
Trong thời gian dài, khu vực ASEAN tồn tại kết cấu chiến lược nhị nguyên, tức dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Vì vậy nỗ lực của Trung Quốc muốn thông qua hợp tác kinh tế để thúc đẩy hợp tác an ninh với ASEAN đạt được rất ít thành tựu. Thực chất Trung Quốc đang dựa vào lực lượng không quân và hải quân đang lớn mạnh để áp dụng biện pháp ngày càng cứng rắn tại Biển Đông.

—————————————–
 
Nếu tình hình xấu, Philippines sẽ nhờ Mỹ

Báo Inquirer (Philippines) ngày 11-6 đưa tin, bà Abigail Valte, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, tuyên bố Philippines cam kết sẽ theo đuổi con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình với Trung Quốc và các bên cùng tranh chấp Biển Đông; tuy nhiên nếu tình hình xấu đi, Philippines sẽ căn cứ Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951 để đồng minh Mỹ giúp đỡ Philippines.

Bà Abigail Valte cho biết vấn đề Biển Đông có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Oban Jr. với Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, trong cuộc họp về phòng thủ chung giữa hai nước vào tháng 8 này. Hai hôm trước, Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã tuyên bố quân đội Philippines đang hành động rất cẩn thận để tránh hiểu lầm có thể dẫn tới hành vi thù địch trên Biển Đông.

Đây là phản ứng tiếp theo của Philippines sau sự kiện ngày 9-6, trong cuộc họp báo ở Manila (Philippines), Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu đã tuyên bố Trung Quốc ngăn cấm các nước thăm dò và khai thác dầu trên Biển Đông, đồng thời Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực nếu bị tấn công.
Ngày 10-6, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima đã đề nghị chính phủ đệ đơn kiện hình sự bảy tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển tỉnh Palawan (Philippines) hồi tháng 5-2010.
ĐÌNH PHONG – ĐĂNG KHOA

——————————-
 
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố về Biển Đông

Ngày 10-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố an ninh hàng hải ở Biển Đông cũng mang lại lợi ích cho Mỹ và cộng đồng quốc tế, do đó Mỹ lo lắng trước thông tin về các sự cố trên Biển Đông gần đây và các sự cố này không có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình, hợp tác đa phương để giải quyết tranh chấp, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau sự kiện hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon ở Biển Đông và biển Sulu, báo Phil Star của Philippines ngày 11-6 nhận định tàu khu trục Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và chứng minh rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận mâu thuẫn phát sinh từ tranh chấp.

Đại sứ quán Mỹ ở Manila (Philippines) thông báo tàu USS Chung-Hoon đến tham gia cuộc tập trận chung thường niên của hải quân Mỹ và Philippines.
THIÊN ÂN-ĐÌNH PHONG
 *********************************
 
 Quan ngại Trung Quốc dùng vũ lực
ở Biển Đông

Ngày 10/6, Văn phòng Thượng nghị sỹ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông.
 >> Mỹ kêu gọi giải pháp hòa bình ở Biển Đông
 >> Tàu Trung Quốc tiến về Thái Bình Dương, Nhật Bản báo động
Theo Thượng nghị sỹ Webb, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết ngày 9/6 vừa qua, ba tàu của lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của tàu thăm dò Viking II của Việt Nam khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Hành động này xảy ra sau những va chạm hôm 26/5 ở biển Việt Nam và trong tháng Ba ở gần Philippines cũng như một số va chạm hồi năm ngoái tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.

Thông cáo viết: "Hành động đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế."

Ngày 13/6 tới, Thượng nghị sỹ Webb sẽ đệ trình một nghị quyết lên Thượng viện Mỹ lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi tìm ra một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp về lãnh hải tại Biển Đông.
Trước đó, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner ngày 10/6 nói rằng Mỹ lo ngại trước những căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện nay./.
 
***********************
 
  
Mỹ ngày càng lo ngại sức mạnh hải quân Trung Quốc, nhưng chưa có khả năng khắc phục tình trạng mất cân bằng trong thời gian ngắn. Ấn Độ có kế hoạch rút ngắn khoảng cách sức mạnh hải quân.

Ủy ban Điều tra An ninh Kinh tế Mỹ-Trung, cơ quan tư vấn chính sách của Quốc hội Mỹ, ngày 4/2 đã mở phiên điều trần với chủ đề “Hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á và ý nghĩa của hoạt động đó đối với Mỹ” để nghe những lời làm chứng của các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama.

Nỗi lo về chủ trương
Trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, các quan chức cao cấp quốc phòng và ngoại giao của chính quyền Obama và nhiều nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở vùng biển Đông. Các quan chức Mỹ cho rằng hành động này của Trung Quốc cũng gây nguy hiểm cho vận tải hàng hải của Nhật Bản.

Hải quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng số lượng và chất lượng
Hải quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng số lượng và chất lượng
Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher cho rằng cùng với việc tăng cường can dự ngoại giao và kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc còn tăng cường hoạt động quân sự, đặc biệt là tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Đông. Ông Scher cho biết: “Quân đội Trung Quốc đang củng cố căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, tăng cường sức mạnh nhằm đối phó với hoạt động trên không và trên biển của Mỹ”.

Phó trợ lý Scher cho rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền mang tính chiến lược và đơn phương trong tranh chấp biển đảo với 6 nước, trong đó có Việt Nam, Philppines và Malaisia, là điều không chấp nhận được đối với Chính phủ Mỹ. Ông này cũng bác bỏ việc Trung Quốc coi khu đặc quyền kinh tế biển (EEZ) 200 hải lý tính từ thềm lục địa theo Luật về biển của Liên hợp quốc ở biển Đông là lãnh hải thực sự của nước này và áp dụng biện pháp yêu cầu tàu chiến các nước khác phải xin phép Trung Quốc khi hoạt động ở khu vực này.

Còn Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ David Shear nêu vấn đề liên quan đến những tuyên bố của Trung Quốc về biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Mỹ, không được tham gia hoạt động khai thác dầu khí với Việt Nam, cảnh cáo rằng nếu tham gia sẽ chịu những hậu quả nặng nề. Ông Shear cho rằng “việc Trung Quốc đe dọa các công ty Mỹ đã vi phạm nguyên tắc thị trường tự do”.
Hải quân Mỹ hiện đại nhưng mỏng
Hải quân Mỹ hiện đại nhưng mỏng
Hạ nghị sĩ Mỹ Dana Rohrabacher cũng nêu việc Trung Quốc tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với ý đồ mở rộng quyền lợi của nước này ở biển Đông, tăng cường năng lực chi phối quân sự trên tuyến hàng hải từ biển Đông đến Ấn Độ Dương. Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher cảnh báo rằng vụ việc này sẽ đặt Nhật Bản vào thế yếu.

Nỗi lo về mất cân bằng lực lượng trên biển

Tin từ New Dehli cho biết, theo các nhà nghiên cứu Mỹ về hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh hiện có 9 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 3 tàu được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa, 53 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel, 74 khu trục hạm và tàu hộ tống cùng số lượng tương tự tàu đổ bộ và tàu tuần tra ven biển trang bị tên lửa.

Nếu không tính tới các tàu đã cũ, thì lực lượng có khả năng tác chiến hiệu quả của hải quân Trung Quốc sẽ gồm 7 tàu ngầm hạt nhân (trong đó có 3 tàu được trang bị vũ khí hạt nhân), hơn 30 tàu ngầm động cơ diesel và 45 khu trục hạm và tàu hộ tống.

Nếu tính tới các kế hoạch đóng tàu được biết hiện nay của Trung Quốc tới năm 2020, hải quân Trung Quốc có thể sẽ có 2 tàu sân bay, 40-45 tàu ngầm động cơ diesel, khoảng 55 khu trục hạm và tàu hộ tống; số lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, song không chênh lệch quá nhiều.

Ngân sách chi phí cho việc hỗ trợ sức mạnh trên đại dương của Trung Quốc liên tục tăng hàng năm bởi Bắc Kinh coi phát triển sức mạnh của hải quân là yếu tố then chốt trong chương trình hiện đại hoá quân đội nước này.

Trong khi đó, đội tàu ngầm của Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã bị giảm bớt đáng kể. Tuy chính quyền Nga muốn tăng cường sức mạnh hiện diện tại vùng biển này, nhưng ngân sách quân sự bị dàn trải ra trên nhiều lĩnh vực then chốt khác. Lực lượng hải quân Mỹ, nhất là tàu ngầm, bị xem là quá mỏng. Các chuyên gia Mỹ đề xuất kế hoạch đóng thêm 2 tàu ngầm/năm và tăng cường phối hợp hải quân với các nước đồng minh. (xem bài: Trung Quốc thách thức Mỹ dưới đáy Thái Bình Dương).
Ấn Độ nhận thấy hải quân của họ vừa ít số lượng và chất lượng

Ấn Độ nhận thấy hải quân của họ vừa ít số lượng và chất lượng
Hải quân Ấn Độ cần có 3 tàu sân bay vì Viraat – tàu sân bay duy nhất hiện có đã quá cũ kỹ không thể hoạt động nổi thêm 5 năm nữa. Bức tranh về lực lượng khu trục hạm và tàu hộ tống – lực lượng tác chiến chính trên biển cũng không sáng sủa hơn. Hiện hải quân chỉ có 14 tàu hoạt động và 9 tàu đang được đóng, trong đó 3 tàu do Nga đóng và 6 tàu đang được đóng ở các giai đoạn khác nhau tại xưởng đóng tàu Nazagon (MDL) tại Mumbai.

 Tình cảnh của lực lượng tàu ngầm diesel còn u ám hơn. Tới năm 2020, tất cả số tàu ngầm đóng trước năm 1990 cần phải loại bỏ, khiến lực lượng tàu ngầm loại này trong hải quân còn lại vỏn vẹn 4 chiếc.
Để khắc phục tình thế hiện nay, Ấn Độ có kế hoạch đặt hàng đóng tiếp ngay một tàu ngầm hạt nhân tương tự Arihant và một tàu sân bay loại Vikran.

 Ngoài ra, thay đổi kế hoạch đóng 6 tàu hộ tống bằng cách rút bớt số lượng đóng tại hai nhà máy MDL hoặc GRSE (giao cho mỗi nhà máy đóng 2 thay vì 3 chiếc như kế hoạch), 2 chiếc còn lại đặt nhà máy nào đó của nước ngoài có khả năng nhanh chóng thực hiện đơn đặt hàng. Hải quân Ấn Độ đang tính toán đặt hàng đóng thêm 6 tàu ngầm động cơ diesel./.
Linh Hương


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 

Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông

GS Minxin Pei

Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
Vụ bùng nổ tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Nam Trung Hoa từ tháng Năm không chỉ đẩy căng thẳng trong vùng lên cao và tăng nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước tranh chấp, mà còn đặt Hoa Kỳ, nước đóng vai trò đảm bảo hòa bình ở Đông Á, vào một thế khó xử.
Về bề mặt, các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh việc nước nào có chủ quyền về nguồn lợi tự nhiên trong vùng cả hai cùng nói là của mình. Khi hãng dầu khí PetroVietnam của Nhà nước Việt Nam đăng thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, tàu hải quân và tàu cá của Trung Quốc đã can thiệp và phá hủy các dây cáp của tàu thuộc PetroVietnam.

Để đáp lại, Việt Nam cho mở cuộc diễn tập hải quân bắn đạn thật nhằm thể hiện sự không khuất phục Trung Quốc.
Theo luật hay không?
Nhưng về cơ bản, cuộc tranh chấp tại vùng biển này còn xoay quanh một chủ đề lớn hơn: đó là liệu một nước Trung Quốc đang trỗi dậy có cần phải tuân theo các luật pháp quốc tế hay không.

Phản ứng chính thức từ Washington trước sự kiện căng thẳng leo thang trong vùng biển Nam Trung Hoa đã hết sức trung lập. Nước này kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình. Nhưng để thái độ kiểu ngoại giao đó sang một bên, nước Mỹ đang đối mặt với một bước đi cân bằng rất khó trong vụ tranh chấp biển này.

Từ quan điểm của Bắc Kinh, Washington là bên một phần phải chịu lỗi về căng thẳng hiện nay. Chưa đầy một năm trước, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton gây choáng cho phía Trung Quốc khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia quan trọng” tại biển Nam Trung Hoa, và trông đợi mọi bên đang nêu chủ quyền phải tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết các tranh chấp theo đúng luật quốc tế.

Dù về cơ bản, diễn văn của bà Clinton không đi xa khỏi quan điểm đã biết từ lâu của Hoa Kỳ, phát biểu của bà được chú ý nhiều vì chưa có một bộ trưởng ngoại giao nào trước đó của Mỹ tuyên bố rõ về chính sách này, hay nêu ra quyền lợi của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở mức “quyền lợi quốc gia”.

Địa điểm để bà đưa ra tuyên bố là Hà Nội cũng tăng thêm tính biểu tượng về ngoại giao và gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc đừng tự mong đợi sẽ muốn làm gì tại biển Nam Trung Hoa thì làm.
Thời điểm nêu ra quan điểm đó đã khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, vì nó xảy đến ngay sau khi các nước Đông Nam Á than phiền về cách thực thi hung bạo quy định cấm đánh cá Trung Quốc đưa ra, cũng như các hành vi quấy nhiễu khác của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Vụ tàu Bình Minh 02 (trên cùng) của Việt Nam bị hai tàu Trung Quốc phá cáp hôm 26/5 đã làm căng thẳng Biển Đông lên cao

Không nghi ngờ gì nữa, tuyên bố mang tính chính sách mạnh mẽ của Washington đã làm biến đổi nhận thực trong vùng. Hoa Kỳ được xem như đã đặt cho mình vị trí vững chắc bên phía các nước yếu hơn về quân sự trong tranh chấp với Trung Quốc.

Cùng lúc, lời tuyên bố yếu về mặt luật pháp của Trung Quốc rằng họ có chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển đã trở nên khó bảo vệ.

Cho tới một mức độ khá cao, có thể cho rằng ý chí mới được nêu ra của Hoa Kỳ muốn cân bằng lại với đối thủ là Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á đã thúc đẩy sự tự tin của các nước khác cùng nêu chủ quyền trong cuộc tranh chấp, nhất là Việt Nam.

Nước này cũng tuyên bố chủ quyền của toàn bộ khu vực tranh chấp và chưa hề tỏ ra sợ Trung Quốc.

Nay, vì tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đang leo thang lên một mức nguy hiểm, Washington rơi vào vị thế khó khăn.

Trái với cách nhìn được những người theo thuyết âm mưu tại Bắc Kinh vẫn duy trì, mục tiêu của Washington không phải là để dùng các nước láng giềng như Việt Nam nhằm ngăn chặn Trung Quốc hay ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ để chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ thực ra có ba mối lo ngại hàng đầu.

Thứ nhất, Washington muốn thấy các luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (dù Hoa Kỳ hoá ra cũng không ký vào), được nêu cao trong việc dàn xếp tranh chấp.

Nước Mỹ sẽ chống lại việc dùng vũ lực của bất cứ bên nào. Quan điểm này có lợi hơn cả cho các nước như Philippines và Malaysia vốn có những tuyên bố chủ quyền vững nhất về mặt pháp lý, nhưng không có lợi cho Trung Quốc và Việt Nam, hai nước vốn có lý lẽ yếu hơn.

Thứ nhì, vì biển Nam Trung Hoa là một tuyến hải lộ trọng yếu, Washington muốn đảm bảo rằng không có nước nào dùng tuyên bố chủ quyền của họ để ngăn cản quyền tự do hải hành.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton ở Hà Nội năm 2010 đã khiến "Trung Quốc choáng váng"

Quan điểm này ngầm thách thức cách diễn giải bành trướng của Trung Quốc về quyền của họ trong vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý (EEZ). Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động khảo sát của hải quân Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa với lý do những hoạt động này gây hại cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Còn từ góc độ của Hoa Kỳ, việc cho phép Trung Quốc hay nước nào khác đòi chủ quyền quốc gia trên toàn bộ vùng biển tranh chấp, dù trên cơ sở dẫn chứng lịch sử rất mù mờ, mà không phải theo căn bản pháp lý, sẽ gây nguy hiểm về cơ bản cho nguyên tắc Tự do Hàng hải.


Thứ ba, sự vươn dậy của Trung Quốc không nên làm vỡ thế cân bằng quyền lực tại Đông Á hay trung hòa ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Bằng cách đem uy tín ngoại giao và sức mạnh quân sự ra chống đỡ cho các nước Đông Nam Á vốn quá yếu hoặc quá sợ để có thể đối chọi với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể giúp duy trì cán cân quyền lực trong vùng.

Để đạt được những mục tiêu chiến lược này, Hoa Kỳ cần tỏ ra tế nhị. Một mặt Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng yếu hơn trong cuộc tranh chấp biển Nam Trung Hoa, Mỹ cũng không muốn đối mặt trực tiếp với Trung Quốc, nhân danh các nước kia.

Hoa Kỳ cũng không nên cho các nước kia hy vọng hão rằng Mỹ sẽ ủng hộ cho các tuyên bố chủ quyền của họ một cách vô điều kiện. Kiềm chế Trung Quốc không nhất thiết phải gây ra bất hòa hiện là băn khoăn của Washington.

Cho tới nay, Hoa Kỳ đã tỏ ra đủ khả năng duy trì cách tiếp cận cân bằng trước cuộc tranh chấp. Mỹ đã tránh không đứng về bên nào và nhấn mạnh đến giải pháp hòa bình.

Thái độ khá kiềm chế của Hoa Kỳ sau khi Việt Nam cho tập bắn đạn thật có thể đến từ chỗ Bắc Kinh ý thức được rằng Washington đang theo dõi Trung Quốc rất kỹ.

Vì cuộc đấu khẩu ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên cao, khả năng căng thẳng lên cao nữa là khó xảy ra.

 Nhưng nhìn vào nguồn lợi thiên nhiên và tự nhiên to lớn trong vùng, việc đảm bảo có một giải pháp hòa bình tại biển Nam Trung Hoa đang trở thành nhiệm vụ ngày một khó khăn cho Washington.

Giáo sư Bấm Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) giảng dạy tại Claremont McKenna College, Hoa Kỳ. Bài do BBC Tiếng Trung và Tiếng Việt đặt với tác giả và được đăng trên nhiều trang web khác của BBC. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đăng các bài của giới Bấm chuyên gia quốc tế về chủ đề Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét