Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Các Quốc gia láng giềng của Trung Quốc Lo Lắng Truy Vấn Lời Cam Kết Hòa Bình ở Biển Đông

Ngày 06 tháng 6 (Bloomberg) – Trung Quốc cam kết giữ hòa bình ở Biển Đông đã không làm yên lòng các nước láng giềng, với Bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam và Philippines nói rằng sự quấy rối các tàu thăm dò khí đốt, dầu mỏ và tàu cá đã tạo nên những nghi ngờ về ý định của Trung Quốc.

Trung Quốc “không bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào,” Bộ trưởng Quốc phòng TQ, ông Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) đã nói với một diễn đàn khu vực tại Singapore ngày hôm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói hành động của Trung Quốc trong vùng biển này làm các nước láng giềng “lo lắng và quan tâm.” Giới trẻ Việt Nam ngày hôm qua đã tuần hành qua Hà Nội phản đối chính sách hàng hải của Trung Quốc.
Trung Quốc phát triển các phương tiện hiện đại của hải quân và tên lửa chống tàu biển đã nâng cao mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển Đông, một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Vấn đề quan trọng là sự kiểm soát các mỏ năng lượng ở dưới lòng biển mà các công ty bao gồm Exxon Mobil Corp, Talisman Energy Inc và Diễn đàn Năng lượng Plc đã ký hợp đồng để khám phá.
“Sự cố có thể sẽ gia tăng trong vài năm tới” trong khi Trung Quốc tăng số lượng tàu giám sát hàng hải hoạt động trong vùng biển này, ông Gary Li, một nhà phân tích của công ty Exclusive Analysis Ltd., một doanh nghiệp công ty tư vấn có trụ sở tại London. “Chúng ta có khả năng để thấy được nhiều hơn nữa những sự tuần tra có tính gây hấn trong khu vực” của Trung Quốc.
Hành động cắt dây cáp:
Việt Nam cho biết các tàu Trung Quốc vào ngày 26 tháng 5 cắt cáp của một tàu khảo sát của công ty Dầu khí Việt Nam, hoặc PetroVietnam, và tuần trước đã chính thức phản đối Trung Quốc đe dọa của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Hành động này của Trung Quốc đã gây ra một cuộc biểu tình của hàng trăm người dân ở Hà Nội ngày hôm qua thúc đẩy bởi lời kêu gọi trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác.
Philippines phản đối tàu Trung Quốc di chuyển vào vùng biển gần quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền hồi tháng trước và đuổi đi một tàu khảo sát Diễn đàn Năng lượng của Trung Quốc vào tháng Ba năm nay.
Chúng tôi thực sự mong đợi không có sự lặp lại sự cố tương tự,” Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh cho biết hôm qua, với sự hổ trợ của các đối tác đến từ Philippines và Malaysia tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á IISS được tổ chức hàng năm gọi là: Hội thoại Shangri-La. Việt Nam mua sáu tàu ngầm của Nga là một phần thiết kế nhằm là “một răn đe đối với những người có ý định vi phạm và xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam“, Thanh nói.
“Chủ quyền tuyệt đối”
Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” gần hết toàn bộ Biển Đông, bao gồm các mỏ dầu khí cách xa gấp ba lần từ bờ biển của Trung Quốc so với từ bờ biển của Việt Nam. Thăm dò trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc là vi phạm “chủ quyền và lợi ích và là bất hợp pháp“, Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh cho biết ngày 12 tháng 5.
Ông Thanh cho biết nước ông “không thể chấp nhận” bản đồ của Trung Quốc trên Biển Đông như là cơ sở để phát triển chung các nguồn tài nguyên dầu khí bởi vì nó “không có căn cứ pháp lý.”
Nhu cầu khí đốt của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng gấp ba vào năm 2025, theo Ngân hàng Thế giới ước tính, làm tăng sự cần thiết phải khoan dò. Philippines sẽ tăng trữ lượng dầu khí lên 40 phần trăm trong 20 năm tới để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu, theo một kế hoạch của cơ quan năng lượng Philippines. Dự trữ dầu của Trung Quốc đã bị thu hẹp gần 40 phần trăm kể từ năm 2001 trong khi nền kinh tế tăng 10,5 phần trăm bình quân mỗi năm, theo số liệu của Bloomberg.
Cảnh báo của ông Gates
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, người đã phát biểu vào ngày 4 tháng 6 tại hội nghị, cảnh báo rằng nhiều cuộc đụng độ sẽ xảy ra trên biển nếu Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á không đồng ý về một quy tắc ứng xử trong vùng biển. Ông cho biết sự cắt giảm ngân sách và sự mệt mỏi của công chúng Mỹ về chiến tranh sẽ không là một trở ngại để mở rộng sự tham gia của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về khả năng vũ khí của Trung Quốc, Gates nói rằng Mỹ đang “đầu tư một khoản tiền đáng kể” để đối trọng các mối đe dọa. “Mỹ, như châm ngôn thương nói, ‘đặt tiền của chúng tôi nơi nào có miệng của chúng tôi’ (1) liên quan đến với khu vực này của thế giới.”
Hoa Kỳ, đã tuần tra các vùng nước châu Á-Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II, có Hiệp ước quốc phòng với Philippines và Thái Lan, và đảm bảo an ninh của Đài Loan. Trung Quốc đã củng cố lực lượng quân sự trong thập kỷ qua, mua sắm tàu ngầm dùng năng lượng hạt nhân và phát triển một tàu sân bay, theo một báo cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong tháng Tám.
Quân sự của Trung Quốc lên kế hoạch chi tiêu 601.1 tỉ đồng nhân dân tệ ($92,8 tỉ đô-la) trong năm nay, một con số mà các nhà phân tích Hoa Kỳ nói rằng là đánh giá thấp chi tiêu thực tế của Trung Quốc. Lầu Năm Góc yêu cầu $671 tỉ đô-la cho tài khóa năm 2012. 
Chi tiêu quốc phòng

Trong năm 2010, Việt Nam đã chi $2,4 tỉ đô-la về quốc phòng và Philippines $1,5 tỉ đô-la, theo Stockholm International Peace Research Institute (Cơ quan Quốc tế nghiên Cứu Hòa bình của Stockholm) trụ sở ở Brussels.
Tôi biết nhiều người có xu hướng tin rằng với sự tăng trưởng của nền kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự,” ông Lương cho biết trong một phiên hỏi đáp dài 42 phút với các học giả trong khu vực, các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành. “Nó không phải là lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi không tìm đến và chúng tôi sẽ không tìm kiếm sự bá quyền.
Sự cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc thuộc vào “trong nhu cầu chính đáng để tự vệ của Trung Quốc,” ông nói. Ông bác bỏ mối lo ngại rằng vũ khí tiên tiến của Trung Quốc đe dọa sự truy cập của Mỹ vào khu vực, và ông Lương nói rằng tự do hàng hải “chưa bao giờ bị cản trở.
Trung Quốc đã không chịu ký kết một quy tắc ứng xử cho các vùng biển với các nước ASEAN được xây dựng dựa trên một thỏa thuận năm 2002 để giải quyết tranh chấp mà không sử dụng vũ lực.
Tôi không thấy bất kỳ khả năng nào của Trung Quốc và các quốc gia khác hợp tác để khai thác tài nguyên thiên nhiên“, ông Lý Minh Giang (Li Mingjiang), một giáo sư của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Singapore đã nhận định. “Nếu không có khả năng hợp tác, kết quả chỉ là sự xung đột và căng thẳng.
Nguồn: http://www.businessweek.com/news/2011-06-06/china-s-worried-neighbors-query-south-china-sea-peace-pledge.html
(1) putting your money where your mouth is: một châm ngôn có ý nói là hổ trợ, ủng hộ cho những gì bạn tin tưởng, hoặc có nghĩa là ‘lời nói đi đôi với việc làm’. Ở đây ông Gate ám chỉ là Mỹ đã nói thì Mỹ sẽ giữ lời hứa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét