SGTT.VN - Bài bình luận trên báo Jakarta Post (Indonesia) của Jessica Brown, chuyên gia trung tâm Nghiên cứu độc lập (CIS) tại Sydney, Úc cho rằng khối ASEAN cũng như chủ tịch khối là Indonesia khó có thể tự giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông nếu không kêu gọi Mỹ tham gia vào vấn đề này. SGTT lược dịch.
Theo tác giả bài báo, khối ASEAN tự mình không thể giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông mà nên cần sự tham gia của Mỹ. Ảnh: Tại cuộc họp với ngoại trưởng Philippines ngày 23.6, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tái khẳng định Mỹ có lợi ích ở khu vực biển Đông. Ảnh: AP |
Sau thất bại trong việc tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới gần đây giữa Thái Lan và Campuchia, Indonesia đang im lặng hướng mối quan tâm về các tranh chấp gần đây trên Biển Đông. Jakarta biết rằng chỉ có thông qua các cuộc thảo luận rộng hơn mang tính khu vực, trong đó phải bao gồm cả Mỹ, các tranh chấp mới có thể được giải quyết.
Vụ bùng nổ giao tranh giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền tranh chấp Preah Vihear trong tháng 2.2011, dẫn đến kết quả 10 người thiệt mạng, ngoại trưởng Indonesia Natalegawa bay đến Bangkok và Phnom Penh để cố gắng tìm kiếm một giải pháp. Trong tư cách là chủ tịch ASEAN, Jakarta đã đồng ý gửi các quan sát viên không vũ trang Indonesia để theo dõi tình hình ở hai bên biên giới.
Tuy nhiên, dù các nỗ lực ngoại giao kéo dài hàng tháng, bao gồm một cuộc họp giải quyết khủng hoảng bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Jakarta vào tháng Năm, cuộc tranh chấp giữa hai nước nói trên vẫn chưa được giải quyết. Bất chấp những nỗ lực của Indonesia về một giải pháp trung gian của khu vực, Campuchia đã đưa vụ tranh chấp này ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Sự lựa chọn duy nhất cho ASEAN trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, và với Indonesia ở vị trí chủ tịch của khối, là tiếp tục khuyến khích Mỹ đóng một vai trò tích cực trong khu vực để làm đối trọng với sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Điều này không có nghĩa là ASEAN là không thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở song phương. Nhưng các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp – gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - nhận ra rằng chỉ bằng cách cùng nhau liên kết hành động thì mới có thể hy vọng đứng vững trước người hàng xóm phía bắc đầy sức mạnh.
Tuy nhiên, dù các nỗ lực ngoại giao kéo dài hàng tháng, bao gồm một cuộc họp giải quyết khủng hoảng bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Jakarta vào tháng Năm, cuộc tranh chấp giữa hai nước nói trên vẫn chưa được giải quyết. Bất chấp những nỗ lực của Indonesia về một giải pháp trung gian của khu vực, Campuchia đã đưa vụ tranh chấp này ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Sự lựa chọn duy nhất cho ASEAN trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, và với Indonesia ở vị trí chủ tịch của khối, là tiếp tục khuyến khích Mỹ đóng một vai trò tích cực trong khu vực để làm đối trọng với sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Điều này không có nghĩa là ASEAN là không thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở song phương. Nhưng các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp – gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - nhận ra rằng chỉ bằng cách cùng nhau liên kết hành động thì mới có thể hy vọng đứng vững trước người hàng xóm phía bắc đầy sức mạnh.
Trung Quốc gia tăng hoạt động hải quân trên Biển Đông, nơi họ ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần hết khu vực này. Ảnh: AP |
Sự lựa chọn duy nhất cho ASEAN trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, và với Indonesia ở vị trí chủ tịch của khối, là tiếp tục khuyến khích Mỹ đóng một vai trò tích cực trong khu vực để làm đối trọng với sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ảnh: navsource.org |
Sức mạnh về số lượng từ lâu đã là lý do cho sự tồn tại của ASEAN. Thành lập vào năm 1967 ở đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh, năm thành viên sáng lập ASEAN nghĩ rằng liên kết với nhau sẽ cho họ cơ hội tốt nhất để đứng cạnh các siêu cường.
Một hiệp ước không can thiệp vào các vấn đề an ninh nội bộ của nhau cho phép họ đặt các thù địch của mình sang một bên. Nhưng điều này cũng có nghĩa là hợp tác an ninh luôn luôn tụt lại phía sau của việc hội nhập kinh tế. Hiệp ước này được thông qua một hệ thống mạng lưới liên kết do Mỹ cầm đầu qua các mối quan hệ song phương, đa phương hơn là các thỏa thuận chính thức, và việc hợp tác an ninh ở Đông Nam Á phần lớn đã được diễn ra. Vai trò quan trọng của ASEAN đã mang các thành viên lại với nhau.
Điều này một lần nữa cần được thể hiện vai trò của nó trong tranh chấp trên Biển Đông.
Một hiệp ước không can thiệp vào các vấn đề an ninh nội bộ của nhau cho phép họ đặt các thù địch của mình sang một bên. Nhưng điều này cũng có nghĩa là hợp tác an ninh luôn luôn tụt lại phía sau của việc hội nhập kinh tế. Hiệp ước này được thông qua một hệ thống mạng lưới liên kết do Mỹ cầm đầu qua các mối quan hệ song phương, đa phương hơn là các thỏa thuận chính thức, và việc hợp tác an ninh ở Đông Nam Á phần lớn đã được diễn ra. Vai trò quan trọng của ASEAN đã mang các thành viên lại với nhau.
Điều này một lần nữa cần được thể hiện vai trò của nó trong tranh chấp trên Biển Đông.
Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam tháng 5.2011 làm trầm trọng thêm tình hình tranh chấp tại Biển Đông. Ảnh: PetroTimes |
Indonesia, chủ tịch ASEAN, có thể thúc đẩy giải quyết vấn đề này trong một diễn đàn đa phương rộng lớn hơn do ASEAN chủ trì, như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hoặc Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), nơi mà sự hiện diện của Mỹ có thể buộc Trung Quốc phải kiềm chế bớt hành vi của mình. Jakarta hiểu rằng việc giữ cả Trung Quốc và Mỹ ở bên trong ASEAN là rất quan trọng.
Năm ngoái, Indonesia hoan nghênh Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đưa ra đề xuất làm trung gian giải quyết các tranh chấp, để đáp lại tuyên bố của Trung Quốc cho rằng "lợi ích cốt lõi" của họ ở Biển Đông được xem xét ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Năm ngoái, Indonesia hoan nghênh Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đưa ra đề xuất làm trung gian giải quyết các tranh chấp, để đáp lại tuyên bố của Trung Quốc cho rằng "lợi ích cốt lõi" của họ ở Biển Đông được xem xét ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Lời mời tiếp theo của ASEAN đối với Mỹ (cùng với Nga) để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được nhiều người hiểu như là một cố gắng để pha loãng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong nhóm, để cho các quốc gia Đông Nam Á có thêm khả năng thương lượng trong các lĩnh vực như tranh chấp ở Biển Đông.
ASEAN chỉ có thể đóng vai trò mang các cường quốc khu vực đến với nhau, và cho các nước nhỏ ở Đông Nam Á có tiếng nói lớn hơn so với đứng ở vị trí riêng lẻ từng nước.
Sự im lặng gần đây của Indonesia về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ cho thấy họ đã nhận ra điều này.
Sự im lặng gần đây của Indonesia về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ cho thấy họ đã nhận ra điều này.
H.S (THEO JAKARTA POST, 7.4.2011)
Nhật lên tiếng về căng thẳng biển Đông Hãng tin Kyodo dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto cho biết ngày 4.7, nước này đã bày tỏ với phía Trung Quốc những quan ngại của mình về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông. Nhật Bản đồng thời cho thấy Tokyo "rất quan tâm" tới những hoạt động Hải quân Trung Quốc trong khu vực này thời gian qua. Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông Matsumoto nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế "có cùng quan tâm tới vấn đề tự do và an toàn hàng hải" và rằng ông tìm kiếm sự hợp tác của Bắc Kinh để ngăn không để căng thẳng leo thang hơn nữa. Trung Quốc hiện có tranh chấp với Việt Nam và Philippines về chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông. Trong cuộc gặp nói trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto cũng đã nhất trí kêu gọi tăng cường quan hệ giữa hai nước. Phát biểu tại cuộc hội đàm, ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Đáp lại, Ngoại trưởng Matsumoto cũng cho rằng sự ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước. VIETNAM+ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét