Đặng Khương |
Khoảng 100 người biểu tình chống Trung Quốc đã tuần hành ôn hòa tại Việt Nam ngày chủ nhật vừa qua, mặc dù an ninh tiếp tục gây khó khăn và hai nước đã đồng thuận kiềm chế dư luận liên quan đến căng thẳng ở biển Đông. Biểu tình – chuyện không phải là phổ biến trong một nền chính trí một đảng tại Việt Nam – đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội trong năm ngày chủ nhật liên tiếp liên quan đến tranh chấp biển đảo ở biển Đông. Biểu tình tại Hà Nội ngày 3 tháng 7, 2011 Cả nhân viên an ninh mặc thường phục và đồng phục đều đổ vào khu vực xung quanh Đại sứ quán Trung Quốc và niêm phong các tuyến đường lân cận, nhưng có khoảng 40 người biểu tình xâm nhập vào các hàng rào bên cạnh đại sứ quán. Họ tuần hành về phía trung tâm Hà Nội, cùng với đông đảo cảnh sát chống bạo động và nhân viên an ninh khác kềm theo bên cạnh. Nhiều người khác đã hoà vào tham gia cuộc biểu tình trên đường đi, hét lên rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Hai nước đã từ lâu tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo có tiềm năng giàu dầu mỏ, và cũng nằm giữa tuyến đường biển thương mại quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Căng thẳng bùng lên và cuộc biểu tình bắt đầu vào cuối tháng 5, sau khi Hà Nội tố cáo tàu giám sát tàu của Trung Quốc cắt các dây cáp của một tàu thăm dò khảo sát dầu trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong một vụ việc thứ hai, Hà Nội tố cáo rằng một chiếc thuyền đánh cá Trung Quốc đâm các loại cáp của các tàu khác trong khu vực 200 hải lý của Việt Nam. Việt Nam sau đó đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển miền Trung nước này. “Trung Quốc phải tôn vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam”, một người biểu tình viết và giăng cao biểu ngữ trong cuộc tuần hành ở Hà Nội. Một biểu ngữ khác chỉ ghi đơn giản bằng tiếng Anh là, “Chống Trung Quốc” [Anit-China]. Giới phân tích cho rằng chính quyền Việt Nam đã bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mà trong quá khứ đã thu hút lên hơn 300 người, có thể bởi vì họ phục vụ mục đích thể hiện sự không hài lòng của chính phủ đối với Bắc Kinh trong việc tranh chấp biển đảo ở khu vực biển Đông. Hai cuộc biểu tình khác cũng đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh từ cuối tháng 5, nhưng các cuộc biểu tình đã không thành công kể từ ngày 11 tháng 6. Một người tham gia biểu tình nói với AFP rằng các lực lượng an ninh đã “đe dọa” những người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Môt người giấu tên tại Hà Nội cho biết, một số nhà hoạt động đã cảm thấy rằng các cuộc biểu tình của họ trở nên “vô ích” sau khi Trung Quốc và Việt Nam có hội đàm kín vào ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh. Phương tiện truyền thông nhà nước từ cả hai phía cho biết hai bên nhất trí tại cuộc đàm phán rằng sẽ giải quyết tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình “thông qua đàm phán và tham vấn thân thiện”. Các quan chức thuộc Tin tức Việt Nam [Vietnam News] nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội “cũng đặt áp lực về sự cần thiết để chỉ đạo công luận theo hướng đúng”. Điều đó có nghĩa rằng Việt Nam phải kiềm chế những người biểu tình, trong khi Trung Quốc phải kiểm soát phương tiện truyền thông của họ, ông Carl Thayer, một nhà phân tích lâu năm về Việt Nam có trụ sở tại Úc cho biết. Ông Thayer cho biết thêm rằng các quan chức có thể chưa đồng thuận về cách thức “làm thế nào để thực hiện định hướng dư luận”. Điều này cũng thể hiện sự ngạc nhiên của họ rằng một cuộc biểu tình mới đã xảy ra sau khi các cuộc đàm phán Bắc Kinh-Hà Nội. “Có lẽ còn quá sớm, và Hà Nội và Bắc Kinh đang theo dõi những bước khác,” ông nói. Ông Thayer lưu ý rằng quy mô các cuộc biểu tình ngày càng nhỏ dần, và nếu chính quyền theo một tiền lệ thiết lập trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc bốn năm trước đây, “quan chức an ninh sẽ tới thăm các trường trung học, các trường đại học và cảnh báo rằng học sinh có nguy cơ trục xuất” nếu họ tham gia biểu tình. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam, nhưng Việt Nam cay đắng nhớ lại 1.000 năm đô hộ bởi Trung Quốc và gần đây hơn, một cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng liên tục tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Ian Timberlake, AFP Đặng Khương chuyển ngữ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét