Lạm phát khiến công nhân Việt Nam đình công -336 lần trong bốn tháng đầu năm.
Trong tháng Năm, nhà sản xuất động cơ Nhật Bản, Minebea, đã bắt đầu công trình xây dựng một nhà máy sử dụng 5000 công nhân tại Phnom. Công ty này trước đó đã để ý đến Việt Nam nhưng loại bỏ vì những cuộc đình công đã trở nên ngày càng phổ biến tại Việt Nam. “Một cuộc đình công sẽ là rắc rối,” Yasunari Kuwano, phát ngôn viên tại trụ sở tại Tokyo Minebea, cho biết các nhà máy trị giá 62 triệu đô-la sản xuất động cơ cho các máy gia dụng và thiết bị kỹ thuật số. “Lao động là trọng tâm quan trọng đối với chúng tôi trong việc chọn Campuchia.”
Giờ tan sở ở khu Công nghệ Thăng Long (ngoại ô Hà Nội) Nguồn: Justin Mott/Bloomberg |
Việt Nam đã có 336 cuộc đình công trong bốn tháng đầu năm 2011, theo Tổng Liên đoàn Lao động: Theo đa này thì 2001 sẽ phá kỷ lục 762 vụ đình công của năm 2008. Nhiều vụ đình công không có tính hợp pháp, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở Geneva. “Mỗi ngày, đều có một cuộc đình công ở một nơi nào đó tại Việt Nam,” ông Youngmo Yoon, một chuyên gia lao động Việt Nam cho ILO nói. Lương trung bình sẽ tăng khoảng 12 phần trăm trong năm nay.
Các cuộc đình công đã làm sứt mẻ chính sách 25-năm qua của Việt Nam là cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài lực lượng lao động ổn định với mức lương tối thiểu là 85 đô-la/một tháng, vẫn còn bằng một nửa của Trung Quốc. Đó là một chính sách hiệu quả, cho đến hôm nay. Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã giảm 48 phần trăm trong năm tháng đầu năm 2011 xuống 4,7 tỷ đô-la Mỹ. “Quốc gia này là ở ngã ba đường,” Victoria Kwakwa ở Hà Nội, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói. “Việt Nam không thể giả định rằng FDI sẽ tiếp tục đổ vào đây mãi.Tiền có thể đi nơi khác.”
Trong tháng Ba chính phủ chuyển tập trung sang vấn đề lạm phát hơn là phát triển và đã giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2011 xuống 6 phần trăm từ 7,5 phần trăm. Từ khi cơ quan xếp hạng tín dụng xuống hạng con nợ của Việt Nam hồi tháng 12, một số nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên cẩn thận hơn khi tính đến việc đầu tư dài hạn. Trong tháng Sáu, Srithai Superware, nhà sản xuất các bộ đồ ăn của Bangkok quyết định đình chỉ kế hoạch mở rộng nhà máy trị giá 5.000.000 đô-la ở miền Nam Việt Nam vì “sự bất ổn kinh tế”, Santi Sakgumjorn, Tổng giám đốc của nhà máy tại Việt Nam cho hay. Công ty này cho biết sẽ thành lập một công ty con bên cạnh tại nước Lào. "Trong ngắn hạn, chúng tôi không có tin vào tình hình kinh tế tại Việt Nam,” Sakgumjorn viết trong một e-mail. Chi phí sản xuất đã tăng lên sau hai lần tăng lương năm nay, ông nói.
Công nhân Việt Nam nói rằng họ phải đình công. Tại khu công nghiệp tại Hà Nội, tay nghề Lê Kiên đọc bảng thong báo tuyển dụng để tìm việc trả lương tốt hơn. Ông vừa xong việc của mình tại một nhà máy lắp ráp dây cáp dung trong xe máy Honda (HMC) và Yamaha. “Giá cả của tất cả mọi thứ thực phẩm, khí đốt, điện đã tăng nhiều hơn so với mức tăng lương của tôi,” Kiên, 24 tuổi, với lương hàng tháng tương đương với 87 đô-la, nói. “Tôi thậm chí không đủ khả năng để bắt đầu xây dựng một gia đình; tôi sẽ không có đủ tiền để mua sữa cho con tôi.”
Kết luận: Việt Nam phải kiểm soát mức lạm phát và kiềm chế tăng lương hoặc có nguy cơ mất tiếng là quốc gia đáng tin cậy có thể là nơi gia công thay thế Trung Quốc.
Hà là trưởng văn phòng Việt Nam cho Bloomberg News. Phạm là một phóng viên Bloomberg News
© DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét