Một nhà máy lọc dầu ở Texas của tập đoàn ExxonMobil. Ảnh: Reuters |
Người ta dự đoán Trung quốc sẽ chi ra hàng chục tỷ đô-la để tiến hành mục đích chiến lược này.
Theo kế hoạch của Cục Diện mạo và Phủ xanh đô thị Thượng Hải, 76 triệu USD sẽ được chi cho việc biến một phần diện tích của 30 công viên trở thành khu trú ẩn khẩn cấp, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Mục đích của dự án là bảo đảm cho người dân có nơi sinh sống trước những thiên tai bất ngờ. Các khu trú ẩn mới sẽ được xây dựng ở 16 công viên, trong khi đó 14 khu trú ẩn hiện có được cải tạo. Các nhà vệ sinh, hệ thống tín hiệu và băng ghế sẽ được xây dựng tại các khu trú ẩn. Ngoài ra, thiết bị giám sát và màn hình kỹ thuật số cũng được cài đặt để cập nhật thông tin về tình huống khẩn cấp. Tại khu trú ẩn, chất thải sẽ được tái chế, nước mưa được thu gom để sử dụng lại và năng lượng mặt trời được tận dụng nhằm tạo ra điện. Nhưng dư luận cho rằng đây là hầm có khả năng chống hỏa tiễn từ Đài loan hay trước một cuộc tấn công của Hoa kỳ hoặc một thế lực nào khác từ bên ngoài nã vào Trung quốc. Đặc biệt có những địa điểm nhạy cảm ở Thượng Hải và Bắc kinh còn có khu hầm chống được một cuộc tấn công bằng hạt nhân. Cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Triều tiên hoặc giữa Mỹ và Trung quốc về tranh chấp biển Đông đang làm cho Trung quốc thấy cần phải đào nhiều hầm kiên cố như vậy để đối phó. Có người đã hỏi đây là đường hầm Tần Thủy Hoàng hay Vạn Lý Địa Đạo. Chắc chắn Hoa kỳ đang phải khó khăn đối phó với tình trạng này một khi Trung quốc quyết định khai hỏa hạm đội Mỹ trên biển bằng hỏa tiễn đất đối hạm. Đây là dấu hiệu mới sau khi Trung quốc tuyên bố không để cho bất kỳ một quốc gia nào lấy biển đảo của họ (hàm ý đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam lẫn cả khu vực biển Đông theo đường lưỡi bò mà họ đã công bố). Tình hình đang đặt Mỹ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á phải cảnh giác. Người ta còn lưu ý Trung quốc dùng viện trợ kinh tế hay liên kết sản xuất hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung với Indonexia để gây chia rẽ trong nội bộ các quốc gia Đông Nam Á. Cũng tương tự như thế, họ giúp Lào xây dựng nhà máy thủy điện để tách Lào ra khỏi ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam.
ViệcViệt Nam nhiều năm qua đã vì nâng niu quá mức tình hữu nghị giữa hai nước, đã có các cuộc họp cả song phương và đề nghị giải quyết vấn đề nhức nhối về lãnh hải, đảo biển với Trung quốc và các nước trong khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền nhưng đã liên tục bị phía Trung quốc bác bỏ, không những thế lại tăng cường võ trang lực lượng hải quân, đổ tiền của và đưa lính ra chiếm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là Bắc Kinh đã chi hàng chục tỷ đô la để xây dựng khu vực Vịnh Bắc bộ mà phần lớn là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã như giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Ngay Philipine cũng không chịu nhường nhịn với Bắc Kinh khi các cuộc đàm phán không đi đến kết quả nào, họ cũng đã đưa quân đội và bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí tại Nam biển đông. Rõ ràng thời kỳ đàm phán đơn phương đã bị phá sản và chỉ là cơ hội để Trung Quốc có thời gian chuẩn bị sức mạnh độc quyền xâm chiếm biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực này.
Giờ là lúc Việt Nam phải thể hiện rõ quan điểm của mình về chủ quyền chính đáng của mình. Dư luận rất hoan nghênh việc Việt Nam và tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở Biển Đông, ngoài khơi bờ biểnViệt Nam kể từ tháng Tư tới, là thể hiện rõ ý chí đó.
Việt nam với dải bờ biển dài trước sự hung hăng của hàng ngàn hạm đội và tầu chiến nước lạ chuyên khát khao dầu hỏa và đảo biển, chắc chắn ngoài việc phải tăng cường lực lượng pháo và hỏa tiễn thì việc xây hầm kiên cố cũng là lá chắn để tự bảo vệ mình. Còn cách nào khác cũng là để “chống lại sóng thần” một khi nã vào bờ. Rõ ràng ở bên cạnh một ông “bạn” rất bất thường này là sự nhức nhối và nhiều khi đến khổ đau của đất nước hình chữ S rất đỗi hiền hòa này. Nhưng biết làm sao được? Tốt nhất như cha ông ta vẫn dạy: “yêu thương nhau rào dậu cho kín”.
Người Tây nguyên có câu: “sống trong rừng nhiều hổ báo dữ phải có cung nỏ và giáo mác không dời tay”. Thật là câu nói chí lý!
© Nguyễn Hoàng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét