Trúc Xanh
Con nối nghiệp cha là điều thường thấy, cha bác sĩ con bác sĩ, cha kiến trúc sư con cũng kiến trúc sư, còn nếu cha là cha diễn viên con nhiều phần cũng thành diễn viên. Ấy vậy mà tôi đã rất xúc động khi nghe tin nghệ sĩ Trường Sơn từ Việt Nam qua California trình diễn với 5 người con của ông. Tại sao thế? Trường Sơn là một nghệ sĩ Cải lương không nổi tiếng lắm, nhưng nếu ai đã từng coi Trường Sơn biểu diễn và nếu biết được những nỗi khó khăn cơ cực của các nghệ sĩ Cải lương dưới chế độ Cộng Sản ắt cũng sẽ xúc động như tôi khi thấy nghệ sĩ Trường Sơn, dù đã hơn 50, diễn chung với các con trên cùng một sân khấu.
Tôi đã được xem Trường Sơn hát một lần. Lúc đó là những năm sau 1975, như nhiều gia đình khác, trong nhà tôi không còn cái tivi nào nữa, nhưng tôi vẫn không buồn vì chỉ toàn những vở diễn, bài hát sặc mùi tuyên truyền chán ngắt (Vẫn có vài ngoại lệ như tuồng Cải lương “Người Ven Đô” (1), trong đó có nhân vật Tám Khoẻ, do Út Trà Ôn thủ vai, nổi tiếng với câu tuyên bố “Tôi là Tám Khoẻ , tôi xin tuyên bố từ nay ly khai với Việt Cộng!”, tuồng hát sau đó bị cấm diễn có lẽ vì câu nói quá “khoẻ” này).
Một ngày nọ tôi được người bạn cho cái vé Cải lương Hồ quảng; gì chứ Cải lương Hồ quảng tôi rành lắm, trước kia vẫn coi chiếu trên tivi, thích nhất cặp Bửu Truyện - Bạch Lê, họ đóng chung với nhau thiệt dễ thương. Mãi về sau mới biết ngoài đời họ không là vợ chồng! Tôi háo hức nghĩ tới cảnh sân khấu xanh đỏ lấp lánh chắc chắn phải đẹp hơn tivi đen trắng, chỉ hơi buồn vì không phải các tuồng vui như “Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ”, hay “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”, mà là “Trảm Trịnh Ân”, một tuồng tuy hào hùng nhưng rất buồn.
Thanh Thế đóng vai nữ tướng Đào Tam Xuân. Thanh Thế nổi tiếng lắm, một quán ăn trên Sài Gòn có cùng tên với cô, vậy mà Thanh Thế không được bà con đón chào nhiệt liệt bằng Trường Sơn. Trường Sơn thủ vai Cao Hoài Đức. Khi ở trên xướng tên “Trường Sơn”, bên dưới vỗ tay rầm rầm làm tôi ngạc nhiên quá, không biết anh kép này sao được ái mộ đến vậy. Nhưng rồi tôi hiểu ra, Trường Sơn diễn hay thật. Cao Hoài Đức là một vai diễn khó vì không mùi cũng không độc, một chính nhân quân tử nhưng không dính dáng tới mỹ nhân nên không có dịp trổ tài lãng mạn. Diễn viên đóng không khéo sẽ làm nhân vật võ tướng này thành khô khan, nhạt nhẽo, khó hấp dẫn, khó gây ấn tượng. Vậy mà Trường Sơn đã làm khán giả thích thú hết sức, ít ra cho một người đó là tôi, tuy chỉ coi đúng một lần nhưng nhớ hoài hằng mấy chục năm sau.
Trường Sơn không đẹp trai như Hùng Cường, Thành Được, cũng không cao ráo như Hữu Cảnh, Thanh Tòng nhưng có khuôn mặt và vóc dáng thanh tú. Giọng Trường Sơn sang sảng nhưng hơi khan khan rất đặc biệt (bây giờ không thấy nghệ sĩ Cải lương nào có được chất giọng như thế). Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là vũ bộ của người nghệ sĩ này, với lỉnh kỉnh nào mũ mãng, nào cờ xí, lại mang hia dày cả tấc, vậy mà Trường Sơn có thể mấy lần nhảy lên nhảy xuống mấy cái càng cao gần tới bụng. (Xem Trường Sơn trong vai Cao Hoài Đức ở đây)
Trường Sơn tuổi Canh Dần (1950). Cha ông là nghệ sĩ Bảy Đực, tay trống rất giỏi của đoàn hát bội Vĩnh Xuân - Khánh Hồng, rồi tiếp luôn là đoàn hồ quảng Minh Tơ - Khánh Hồng, vì thế Trường Sơn được theo học đoàn Đồng Ấu Minh Tơ cùng với Bửu Truyện, Thanh Tòng, Thanh Loan, Xuân Yến...Trường Sơn thuộc thế hệ thứ 4 của nền Cải lương Hồ quảng Việt Nam (còn có tên khác là Cải lương Tuồng cổ), một nghệ thuật đang có nguy cơ bị hủy diệt.
Có nghe soạn giả Nguyễn Phương (một nghệ sĩ kỳ cựu trong làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam) kể lại mới thấy quãng đời gian nan của các nghệ sĩ Cải lương sau cái-gọi-là “Ngày Giải Phóng” (2). Các đoàn hát tư nhân đều bị “tập thể hóa” (một mỹ từ dối trá của Cộng Sản nhằm mục đích nắm trọn mọi hoạt động của người dân). Các cán bộ Đảng không biết tí gì về nghệ thuật thì được đưa vào làm trưởng đoàn trong khi các soạn giả Cải Lương bị cấm hành nghề để cải tạo tư tưởng và học tập đường lối mới của “cách mạng”. Các nghệ sĩ con cháu của bầu gánh cũ không chịu nổi cảnh lãnh lương theo quy định phải chạy xuống các đoàn hát tỉnh để “hát chui”. Đa số nghệ sĩ phải làm thêm ban ngày mới đủ sống, Trường Sơn cũng có lúc phải chạy xe ôm.
Khi tất cả các vở tuồng Cải lương đều phải qua sự kiểm duyệt của Đảng thì chắc chắn không thể nào thu hút được khán giả. Người nghệ sĩ Cải lương thiếu kịch bản hay thì dù giọng ca có ngọt, nhan sắc có đẹp cũng không hấp dẫn nổi người xem. Rồi vì sự sống nghệ sĩ Cải lương phải nhảy qua hát tấu hài, hay chỉ hát các trích đoạn, hát cải lương diễu... mà cứ hát theo kiểu chạy sô đứt khúc thì làm sao diễn viên sĩ trau dồi được tài nghệ? Bị o ép đủ bề như thế nên sân khấu Cải lương nói chung, Cải lương Tuồng cổ nói riêng càng ngày càng lụn bại.
Người nghệ sĩ Cải lương mất rạp hát, mất khán giả cũng chịu cảnh lao đao không khác những người dân oan mất ruộng, họ sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu, không biết ngày mai rồi sẽ ra sao. Trường Sơn và gia đình sống trong con hẻm của đình Cầu Quan, Quận 1, Sài Gòn. Thật ra, đó chỉ là khu sân đình được ngăn ra bằng những lớp ván mỏng để chia ranh giới gian phòng, và những người đang tá túc trong các căn phòng đó là những nghệ sĩ, con cháu, hoặc công nhân một thời của đoàn Minh Tơ - Khánh Hồng. Vậy mà ở cái nơi chật hẹp đó, với biết bao khó khăn sóng gió, Trường Sơn và vợ, nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Loan, đã nuôi dạy nên 5 người con là Tuấn Sang, Thanh Uyên, Ngọc Trinh, Tú Sương, và Thanh Thảo nối nghiệp mẹ cha.
Nếu trong một xã hội tự do thoải mái, việc “cha truyền con nối” không có gì đáng nói, nhưng trong xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi con người thường xuyên bị đẩy vào bước đường cùng, phải chấp nhận làm những điều dối trá để sống còn thì giữ vững lương tâm nghề nghiệp là một cố gắng phi thường rồi, nói gì đến truyền cho con nghề ca Cải lương, cái nghề không có tương lai. Tôi cảm phục nghệ sĩ Trường Sơn vì lẽ đó, tự hỏi điều gì đã khiến cho người nghệ sĩ ấy vẫn giữ được niềm tin vào nghiệp tổ ông cha trong những năm dài đen tối? Niềm tin ấy hẳn phải bắt gốc sâu chặt với tình yêu gia đình, tình yêu nghề nghiệp, tình yêu cái đẹp trong từng mỗi vai diễn; một thứ tình yêu phải đánh đổi bằng mồ hôi và tim óc của chính người nghệ sĩ.
Tình yêu
không phải là kề vai mơ
sầu mộng dưới trăng mòn;
mà phải sống,phải cởi trần, mưa nắng,
phải mồ hôi, chảy đẫm tận buồng gan.(3)
Ở trên là một chuyện “cha và con” mấy năm về trước. Nhưng gần đây tôi còn xúc động hơn với một chuyện “mẹ và con”,người mẹ không truyền cho con tình yêu mà truyền cho con ước mơ.
Người mẹ tôi muốn nói ở đây là chị Phương - mẹ bé Phan, người đã viết lá thơ “Mẹ không muốn con đi biểu tình”. Như bao người mẹ thương con khác, chị Phương mong muốn đứa con bé bỏng của mình được sống hồn nhiên và ngây thơ trong tình yêu, yêu cả đến những “chú” công an! Chị Phương còn là một người mẹ biết tôn trọng tự do của con, chị muốn chờ bé Phan đủ lớn, đủ hiểu biết và rồi bé có quyền chọn lựa thái độ cho chính mình. Thế nhưng sau khi nghe mẹ nói mẹ đi biểu tình vì muốn chống Trung Quốc “xấu quá, hư quá”, bé Phan nhất định đòi theo. Và thế là mẹ và con cùng dắt nhau đi, dưới cái nắng như thiêu đốt của bầu trời Hà Nội.
Tôi ngưỡng mộ chị Phương, một người mẹ trẻ nhưng có suy nghĩ chính chắn và tâm hồn khoáng đạt. Tôi tự hỏi cớ làm sao người mẹ ấy dám truyền cho con những ước mơ nguy hiểm quá khi nói: “Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm.”. Phải chăng qua những dòng tâm tình thương mến chị muốn truyền lại cho con tinh thần bất khuất của tiền nhân, của dân tộc?
Cũng trong cuộc biểu tình chống Tàu vừa qua, nhưng tại Sài Gòn, có lẽ không chỉ mình tôi mà rất nhiều người đã rất xúc động khi nghe một người đàn ông nói với công an, “Tại sao các anh ngăn cản chúng tôi chống Trung Quốc? Tại sao các anh không hiểu chúng tôi chống Trung Quốc là để bảo vệ con cái chúng tôi và cũng là để bảo vệ con cái các anh”.
Tình thân thương cha-con, mẹ-con giúp giữ gìn những thành quả khó nhọc của dòng tộc trong thời bình, nhưng khi đất nước lâm nguy, cái tình gắn bó cha mẹ với con cái ấy sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất để đánh tan ý đồ bành trướng của bọn phương Bắc xâm lăng.
© DCVOnline
Con nối nghiệp cha là điều thường thấy, cha bác sĩ con bác sĩ, cha kiến trúc sư con cũng kiến trúc sư, còn nếu cha là cha diễn viên con nhiều phần cũng thành diễn viên. Ấy vậy mà tôi đã rất xúc động khi nghe tin nghệ sĩ Trường Sơn từ Việt Nam qua California trình diễn với 5 người con của ông. Tại sao thế? Trường Sơn là một nghệ sĩ Cải lương không nổi tiếng lắm, nhưng nếu ai đã từng coi Trường Sơn biểu diễn và nếu biết được những nỗi khó khăn cơ cực của các nghệ sĩ Cải lương dưới chế độ Cộng Sản ắt cũng sẽ xúc động như tôi khi thấy nghệ sĩ Trường Sơn, dù đã hơn 50, diễn chung với các con trên cùng một sân khấu.
Tôi đã được xem Trường Sơn hát một lần. Lúc đó là những năm sau 1975, như nhiều gia đình khác, trong nhà tôi không còn cái tivi nào nữa, nhưng tôi vẫn không buồn vì chỉ toàn những vở diễn, bài hát sặc mùi tuyên truyền chán ngắt (Vẫn có vài ngoại lệ như tuồng Cải lương “Người Ven Đô” (1), trong đó có nhân vật Tám Khoẻ, do Út Trà Ôn thủ vai, nổi tiếng với câu tuyên bố “Tôi là Tám Khoẻ , tôi xin tuyên bố từ nay ly khai với Việt Cộng!”, tuồng hát sau đó bị cấm diễn có lẽ vì câu nói quá “khoẻ” này).
Một ngày nọ tôi được người bạn cho cái vé Cải lương Hồ quảng; gì chứ Cải lương Hồ quảng tôi rành lắm, trước kia vẫn coi chiếu trên tivi, thích nhất cặp Bửu Truyện - Bạch Lê, họ đóng chung với nhau thiệt dễ thương. Mãi về sau mới biết ngoài đời họ không là vợ chồng! Tôi háo hức nghĩ tới cảnh sân khấu xanh đỏ lấp lánh chắc chắn phải đẹp hơn tivi đen trắng, chỉ hơi buồn vì không phải các tuồng vui như “Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ”, hay “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”, mà là “Trảm Trịnh Ân”, một tuồng tuy hào hùng nhưng rất buồn.
Thanh Thế đóng vai nữ tướng Đào Tam Xuân. Thanh Thế nổi tiếng lắm, một quán ăn trên Sài Gòn có cùng tên với cô, vậy mà Thanh Thế không được bà con đón chào nhiệt liệt bằng Trường Sơn. Trường Sơn thủ vai Cao Hoài Đức. Khi ở trên xướng tên “Trường Sơn”, bên dưới vỗ tay rầm rầm làm tôi ngạc nhiên quá, không biết anh kép này sao được ái mộ đến vậy. Nhưng rồi tôi hiểu ra, Trường Sơn diễn hay thật. Cao Hoài Đức là một vai diễn khó vì không mùi cũng không độc, một chính nhân quân tử nhưng không dính dáng tới mỹ nhân nên không có dịp trổ tài lãng mạn. Diễn viên đóng không khéo sẽ làm nhân vật võ tướng này thành khô khan, nhạt nhẽo, khó hấp dẫn, khó gây ấn tượng. Vậy mà Trường Sơn đã làm khán giả thích thú hết sức, ít ra cho một người đó là tôi, tuy chỉ coi đúng một lần nhưng nhớ hoài hằng mấy chục năm sau.
Trường Sơn không đẹp trai như Hùng Cường, Thành Được, cũng không cao ráo như Hữu Cảnh, Thanh Tòng nhưng có khuôn mặt và vóc dáng thanh tú. Giọng Trường Sơn sang sảng nhưng hơi khan khan rất đặc biệt (bây giờ không thấy nghệ sĩ Cải lương nào có được chất giọng như thế). Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là vũ bộ của người nghệ sĩ này, với lỉnh kỉnh nào mũ mãng, nào cờ xí, lại mang hia dày cả tấc, vậy mà Trường Sơn có thể mấy lần nhảy lên nhảy xuống mấy cái càng cao gần tới bụng. (Xem Trường Sơn trong vai Cao Hoài Đức ở đây)
Trường Sơn tuổi Canh Dần (1950). Cha ông là nghệ sĩ Bảy Đực, tay trống rất giỏi của đoàn hát bội Vĩnh Xuân - Khánh Hồng, rồi tiếp luôn là đoàn hồ quảng Minh Tơ - Khánh Hồng, vì thế Trường Sơn được theo học đoàn Đồng Ấu Minh Tơ cùng với Bửu Truyện, Thanh Tòng, Thanh Loan, Xuân Yến...Trường Sơn thuộc thế hệ thứ 4 của nền Cải lương Hồ quảng Việt Nam (còn có tên khác là Cải lương Tuồng cổ), một nghệ thuật đang có nguy cơ bị hủy diệt.
Trường Sơn và cha Nguồn: Soạn giả Nguyễn Phương |
Khi tất cả các vở tuồng Cải lương đều phải qua sự kiểm duyệt của Đảng thì chắc chắn không thể nào thu hút được khán giả. Người nghệ sĩ Cải lương thiếu kịch bản hay thì dù giọng ca có ngọt, nhan sắc có đẹp cũng không hấp dẫn nổi người xem. Rồi vì sự sống nghệ sĩ Cải lương phải nhảy qua hát tấu hài, hay chỉ hát các trích đoạn, hát cải lương diễu... mà cứ hát theo kiểu chạy sô đứt khúc thì làm sao diễn viên sĩ trau dồi được tài nghệ? Bị o ép đủ bề như thế nên sân khấu Cải lương nói chung, Cải lương Tuồng cổ nói riêng càng ngày càng lụn bại.
Người nghệ sĩ Cải lương mất rạp hát, mất khán giả cũng chịu cảnh lao đao không khác những người dân oan mất ruộng, họ sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu, không biết ngày mai rồi sẽ ra sao. Trường Sơn và gia đình sống trong con hẻm của đình Cầu Quan, Quận 1, Sài Gòn. Thật ra, đó chỉ là khu sân đình được ngăn ra bằng những lớp ván mỏng để chia ranh giới gian phòng, và những người đang tá túc trong các căn phòng đó là những nghệ sĩ, con cháu, hoặc công nhân một thời của đoàn Minh Tơ - Khánh Hồng. Vậy mà ở cái nơi chật hẹp đó, với biết bao khó khăn sóng gió, Trường Sơn và vợ, nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Loan, đã nuôi dạy nên 5 người con là Tuấn Sang, Thanh Uyên, Ngọc Trinh, Tú Sương, và Thanh Thảo nối nghiệp mẹ cha.
Nếu trong một xã hội tự do thoải mái, việc “cha truyền con nối” không có gì đáng nói, nhưng trong xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi con người thường xuyên bị đẩy vào bước đường cùng, phải chấp nhận làm những điều dối trá để sống còn thì giữ vững lương tâm nghề nghiệp là một cố gắng phi thường rồi, nói gì đến truyền cho con nghề ca Cải lương, cái nghề không có tương lai. Tôi cảm phục nghệ sĩ Trường Sơn vì lẽ đó, tự hỏi điều gì đã khiến cho người nghệ sĩ ấy vẫn giữ được niềm tin vào nghiệp tổ ông cha trong những năm dài đen tối? Niềm tin ấy hẳn phải bắt gốc sâu chặt với tình yêu gia đình, tình yêu nghề nghiệp, tình yêu cái đẹp trong từng mỗi vai diễn; một thứ tình yêu phải đánh đổi bằng mồ hôi và tim óc của chính người nghệ sĩ.
Tình yêu
không phải là kề vai mơ
sầu mộng dưới trăng mòn;
mà phải sống,phải cởi trần, mưa nắng,
phải mồ hôi, chảy đẫm tận buồng gan.(3)
Ở trên là một chuyện “cha và con” mấy năm về trước. Nhưng gần đây tôi còn xúc động hơn với một chuyện “mẹ và con”,người mẹ không truyền cho con tình yêu mà truyền cho con ước mơ.
Người mẹ tôi muốn nói ở đây là chị Phương - mẹ bé Phan, người đã viết lá thơ “Mẹ không muốn con đi biểu tình”. Như bao người mẹ thương con khác, chị Phương mong muốn đứa con bé bỏng của mình được sống hồn nhiên và ngây thơ trong tình yêu, yêu cả đến những “chú” công an! Chị Phương còn là một người mẹ biết tôn trọng tự do của con, chị muốn chờ bé Phan đủ lớn, đủ hiểu biết và rồi bé có quyền chọn lựa thái độ cho chính mình. Thế nhưng sau khi nghe mẹ nói mẹ đi biểu tình vì muốn chống Trung Quốc “xấu quá, hư quá”, bé Phan nhất định đòi theo. Và thế là mẹ và con cùng dắt nhau đi, dưới cái nắng như thiêu đốt của bầu trời Hà Nội.
Tôi ngưỡng mộ chị Phương, một người mẹ trẻ nhưng có suy nghĩ chính chắn và tâm hồn khoáng đạt. Tôi tự hỏi cớ làm sao người mẹ ấy dám truyền cho con những ước mơ nguy hiểm quá khi nói: “Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm.”. Phải chăng qua những dòng tâm tình thương mến chị muốn truyền lại cho con tinh thần bất khuất của tiền nhân, của dân tộc?
Cũng trong cuộc biểu tình chống Tàu vừa qua, nhưng tại Sài Gòn, có lẽ không chỉ mình tôi mà rất nhiều người đã rất xúc động khi nghe một người đàn ông nói với công an, “Tại sao các anh ngăn cản chúng tôi chống Trung Quốc? Tại sao các anh không hiểu chúng tôi chống Trung Quốc là để bảo vệ con cái chúng tôi và cũng là để bảo vệ con cái các anh”.
Tình thân thương cha-con, mẹ-con giúp giữ gìn những thành quả khó nhọc của dòng tộc trong thời bình, nhưng khi đất nước lâm nguy, cái tình gắn bó cha mẹ với con cái ấy sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất để đánh tan ý đồ bành trướng của bọn phương Bắc xâm lăng.
© DCVOnline
(1) . Về tuồng Cải lương “Người Ven Đô”, blogger HoaiLang kể: “Chỉ đêm trước tivi phát hình vở nầy sáng hôm sau chỗ khu phố của tui ở đám con nít thò lò mủi xanh cứ rủ nhau oang oang đầu trên xóm dưới: ‘Tui là Tám Khỏe, tui tuyên bố ly khai với Việt Cộng!’ Đám người lớn cười rân như được xì ấm ức. Tối lại cả khu phố bị gom đi xuống chùa học tập. Mấy nhà có mấy thằng nhóc con nhóc đóng vai Tám Khỏe bị kêu lên kiểm điểm. Đa phần là những người cùng khổ loại trọc tóc nên không sợ bị nắm đầu, nên không thèm sợ. Mấy bà óng óng cải lại viện cớ chính là tuồng cách mạng diển công khai trên tivi: Cha Út Trà Ôn hô được sao đám con nít hổng hô được? Giỏi bắt ổng đi cải tạo đi thì tụi tui mới phục!”
(2) . Tình hình Cải lương sau 1975
Ai Giết Chết Cải Lương, Sg Nguyễn Phương, 2010.
Vang bóng một thời: Trường Sơn – lấy đình làm nhà, Hoàng Kim, thanhnien.com, 24/06/2011.
Nữ nghệ sĩ Xuân Yến, Sg Nguyễn Phương, 2008
(3) . Tình yêu (Trần Dần)
(2) . Tình hình Cải lương sau 1975
Ai Giết Chết Cải Lương, Sg Nguyễn Phương, 2010.
Vang bóng một thời: Trường Sơn – lấy đình làm nhà, Hoàng Kim, thanhnien.com, 24/06/2011.
Nữ nghệ sĩ Xuân Yến, Sg Nguyễn Phương, 2008
(3) . Tình yêu (Trần Dần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét