Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

NHỮNG LỖ HỔNG KHỔNG LỒ CỦA THUYẾT TIẾN HÓA

Nước Mỹ là một nước tôn trọng quyền Tự Do Phát Biểu nhất thế giới. Người Mỹ có quyền viết, tạo hình để chống đối chính phủ hoặc vị lãnh đạo của chính phủ mà không sợ phải bị trừng trị. Nhiều tranh biếm họa vẫn được phổ biến trong các tờ báo địa phương về mọi chính sách của chính phủ và ngay cả những đại diện của dân chúng trong Quốc Hội. Trong năm 2011, lợi dụng quyền Tự Do Phát Biểu, một nữ chính trị gia đã phổ biến một tấm hình giễu cợt Tổng Thống Obama, trong đó, bà ghép hình đầu ông Tổng Thống Obama vào thân của một con khỉ, bên cạnh các con khỉ khác. Từ tấm hình này, người đọc sẽ thấy ý của tác giả là muốn diễu cợt người da đen là con cháu của khỉ.

Ý tưởng của sự mạ lị này cũng không xa lắm với ý tưởng cho rằng Nhân Loại là hậu duệ của giống Khỉ, phát xuất từ thuyết Tiến Hóa mà Darwin đã phổ biến sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, sưu tầm trên các mẫu khoáng thạch, các di chỉ, các đốt xương của người và vật tiền sử cũng như sự nghiên cứu về sinh hoạt của nhiều loại sinh vật đang tồn tại trên trái đất.
Từ cuối thế kỷ thứ 19, Thuyết Tiến Hóa của Darwin đã được nhiều nhà khoa học, triết học xưng tụng và cho rằng đó là một khám phá đáng tuyên dương nhất của mọi thời đại. Ngược lại, cũng có hàng trăm các khoa học gia và triết gia khác phản biện lại và khẳng định rằng thuyết này sai lầm về nhiều phương diện. Trong số các sách phản bác lại thuyết Tiến Hóa, có một số sách đã được cho vào các trường đại học của Mỹ như cuốn”Refuting Evolution” của Tiến Sĩ Jonathan Sarfati, “Darwin on Trial” của Phillip E Johnson, cuốn “The Battle of beginnings” của Del Ratzsch, và cuốn “Finding Darwin’s God” của Kenneth R Miller. Những cuốn sách phản biện này đều được viết bởi những nhà khoa học, triết học nổi tiếng vì thế, cho đến hiện nay, lý thuyết về sự Tiến Hóa vẫn chỉ là một Lý Thuyết, tuy vẫn được dậy tại các trường học trên thế giới. Hiện nay, chương trình học của các sinh viên về các khoa Nhân Văn, Nhân Chủng, Triết Học…vẫn được thảo luận song song hai lý thuyết Tiến Hóa và Sáng Tạo. Các Giáo Sư dậy môn này đều xác định rằng đó là hai lý thuyết (theory) chứ không phải là sự kiện thực tế (facts) mà các sinh viên phải tuân theo một cách máy móc.
Trong một phạm vi hiểu biết hạn hẹp, người viết bài này xin gửi đến môt vài nhận định thô thiển về “những lỗ hổng khổng lồ” (huge gaps) mà thuyết Tiến Hóa, cho đến nay, đang được dậy trong các trường Đại Học Mỹ, vẫn chưa lấp đầy được.
1-Lỗ hổng về khoảng cách: Thuyết Tiến Hóa có một lỗ hổng rất lớn về khoảng cách, về sự liền lạc của các biến hóa (missing links). Một cách đơn giản, Darwin đã sắp xếp và bầy biện ra những hóa thạch của nhiều chủng loại tương tự với những sinh vật có tuổi trẻ hơn những sinh vật có tuổi già hơn, rồi từ đó lý luận rằng các sinh vật đã có một sự biến thể từ một sinh vật đơn bào sang đa bào, rồi từ đa bào sang những sinh vật có những tế bào càng ngày càng phức tạp hơn. Về Con Người, vì ông đã tìm thấy những bộ xương và các hóa thạch có những điểm tương tự giữa Người và Khỉ, mà Khỉ thì có tuổi già hơn, nên kết luận là Con Người bởi Khỉ mà ra. Rất tiếc, ông không chứng minh được những điều ông nói.
a-Về các sinh vật: Darwin cho rằng loài Lưỡng Thê (Amphibians) tiến hóa từ Cá (Rhipidistian fish) có mặt trên trái đất từ 70 triệu năm trước. Loài cá thủy tổ có vây ở hai bên, sau đó, tập tễnh bước vào mặt đất, các vây biến thể thành chân (như cóc, nhái). Từ loài lưỡng thê (cóc, nhái), có sự đột biến thành loài bò sát. Từ bò sát biến thành loại có vú, rồi thành Khỉ , rồi Con Người! Darwin đã tỏ ra thiếu sót lớn về ý kiến này. Ông không chứng minh được cái xuất hiện sau là con của cái xuất hiện trước! Hơn nữa, ông đã sai lầm khi nói loài lưỡng thê là con cháu của loài cá: Sau này, người ta phát hiện ra có loài lưỡng thê mang tuổi đến 280 triệu năm, lâu thật lâu trước loài cá (Rhipidistian fish) chỉ có 70 triệu tuổi! Lý thuyết Tiến Hóa ở đây đã bị gẫy đổ! (Bài viết này, vì sự giới hạn của độ dài, không thể kể thêm hàng trăm sự kiện chứng minh ngược lại thuyết tiến hóa của chim, của cá, và các loại bò sát cũng như các sinh vật trên cạn khác.)
b-Về Con Người và Khỉ: Thuyết cho rằng Con Người bởi Khỉ mà ra, thực tế, không phải phát khởi từ Darwin. Từ 1863, Thomas Huxley và Richard Owen đã cho rằng Người bởi Khỉ qua cuốn “Evidence as to Man’s place in Nature”. Mãi cho đến 1871, Darwin mới áp dụng lý thuyết này vào sự nghiên cứu của ông khi ông viết cuốn “The Descent of Man”. Từ đó, nhiều người thuộc thế hệ sau đã gán cho Darwin là chủ của Thuyết Tiến Hóa! Dựa trên các xương được khai quật và các hóa thạch, thuyết này cho rằng Con Người Cổ Đại (Human) tiến hóa từ các chủng loại “Hominids” như Australopithecines chỉ có tuổi khoảng 2,3 triệu năm đến 2,4 triệu năm trước đây, trong khi đó, giống Khỉ Chimpanzee có tuổi từ 5 đến 7 triệu năm trước. Con Người (Archaic Homo Sapiens) biết đi bằng hai chân bên cạnh leo trèo mới được xuất hiện khoảng 400 ngàn năm đến 250 ngàn năm nay. Vì Con Người xuất hiện sau, có tuổi non hơn Khỉ, nên Con Người là con cháu của Khỉ! Thuyết này, một lần nữa bị bẻ gẫy bằng một khám phá mới đây, xương của một phụ nữ được đặt tên là Lucille, có tuổi 3,2 triệu năm! Nhưng chưa hết, trong năm 2010, người ta lại mới đào được một bộ xương người có tuổi già hơn nữa, khoảng 3,5 đến 4 triệu năm về trước! Sự sai biệt hàng triệu năm như vậy đã đẩy thuyết
Tiến Hóa vào chỗ đáng nghi ngờ. Giữa một triệu năm và trăm ngàn năm có biết bao nhiêu điều đã xẩy ra, trong khi đời sống của chúng ta thì nhỏ bé như một hạt cát trong một bãi biển mênh mông. Tại sao lại không nói đến sự giao cấu giữa một con khỉ và người khi tìm thấy một bộ xương có đặc tính giữa Người và Khỉ? Chuyện này xẩy ra rất nhiều trong nhiều nơi, nhiều nước. Nói một cách tóm tắt, không thể chỉ vì tuổi của sinh vật sau trẻ hơn sinh vật trước mà cho rằng sinh vật sau là con của sinh vật trước. Một ngày nào đó, nếu đào được một cái sọ của người Tầu ở Lạng Sơn có tuổi 5000 năm bên cạnh một cái sọ người Việt có tuổi 4000 năm, thì không thể nói người Tầu là ông cố nội của người Việt và đất Lạng Sơn vốn là của Tầu được.
2-Lỗ hổng về sự thông minh: Có ai trong chúng ta là nhân chứng cho một người đang ngu đần đột nhiên trở thành thông minh tuyệt thế không? Có cá nhân nào sinh ra từ một gia đình ngu si cũng tự nhiên trở thành bác học không? Có con cá, con tôm nào đang có bộ não bé tỉ tì ti, bỗng tự dưng đầu bự ra, có bộ óc lớn gấp bội và thông minh hẳn lên không? Chắc chắn là không, trừ truyện chưởng! Như thế, làm sao chứng minh được những con người thông minh như chúng ta, biết chế tạo ra những “máy móc thông minh”, những “robot” cực kỳ nhậy cảm, biến hóa vô song, và những phát minh về mọi phương diện khoa học thực nghiệm đến khoa học nhân văn, một khi chúng ta là con cháu của loài khỉ thiệt ngu độn?
Nhiều thí nghiệm cho thấy hai điều quan trọng liên hệ với sự thông minh của khỉ và người.
a-Trình độ thông minh của khỉ bị giới hạn. Những con khỉ thông minh nhất, được huấn luyện nhiều năm cũng chỉ biết lặp lại điều gì mà người ta dậy, chứ không hề có sáng kiến! Một con khỉ được dậy lấy nước từ một cái xô để dập tắt lửa. Người dậy để một cái xô nước cạnh đống lửa, rồi chỉ cho con khỉ biết lấy nước trong xô để dập lửa. Nhưng khi con khỉ này bị đặt ở ngay cạnh bờ sông, mà không có xô nước, con khỉ này chạy lanh quanh, cuống quit tìm nước mà không hề biết lấy nước ở ngay bờ sông gần đống lửa! Một con khỉ khác được dậy lấy đủ thứ đồ cho chủ, từ báo chí đến cà phê, thực phẩm… Nhưng khi người chủ thay đổi vị trí của các món đồ, hoặc thay đổi cái hộp đựng đồ rồi để ngay gần chỗ cũ, con khỉ không biết tìm đâu ra món đồ kia, dù vật ấy ở gần ngay trước mắt. Vậy khỉ làm sao mà là “ông tổ” của loài người thông minh tuyệt thế được?
b-Trong giới loài vật, khỉ không phải là thông minh nhất. Cá heo mới cực kỳ thông minh. Trong khi khỉ chỉ biết bắt chước, cá heo còn biết “đánh lừa” chủ, còn biết giỡn đùa với chủ rồi cười “he he”. Vì thé, Quân đội Mỹ đã dùng cá heo làm gián điệp. Trong trận chiến Việt Nam, Quân Đội Mỹ đã mang sang Việt Nam một “đại đội” 50 con cá heo để làm gián điệp. Cá heo có thể mang “mìn” vào gần doanh trại địch, bỏ đấy và sau khi bơi ra xa, bấm nút cho “mìn” nổ! Giống chó còn thông minh ác liệt. Có con chó đi trả thù cho chủ. Nhiều con chó được tôn thờ. Ở nước Anh, vẫn còn một bia đá tưởng niệm một con chó của Bá Tước “Không bao giờ Cười” (Never-smiled Count). Ông đi săn mang theo đứa bé còn nằm trong nôi, và một con chó trung thành. Tới một địa điểm râm mát, ông để con trong nôi và dặn con chó phải ở lại canh gác tiểu chủ để ông đi bắn một con gì về nhậu. Sau một khoảng thồi gian và bắn được một con thỏ, về tới địa điểm đã để con lại, ông hốt hoảng vì không thấy con đâu, chỉ thấy những vết máu chan hòa đầy trên mặt đất! Ông gọi chó một vài tiếng thì thấy con chó nhẩy bổ về, quấn quit lấy ông, và nhe răng ra mừng ông với một hàm răng đầy máu! Không thấy con mà chỉ thấy máu đầy miệng chó, ông đột nhiên lạnh người nghĩ rằng con chó đã ăn thịt con mình. Giận dữ quá, ông lấy súng ra bắn chết con chó. Vừa nghe tiếng súng nổ, lập tức có tiếng trẻ con khóc. Ông vội chạy đi tìm, và trước cặp mắt kinh hãi của ông, đứa bé còn an toàn trong cái nôi của mình đã được con chó thông minh lôi vào chỗ khuất chỉ có một lối ra vô. Bên cạnh đó là xác một con chó sói khổng lồ đã bị con chó của ông bá tước cắn chết! Lúc đó, ông mới biết là trước khi con chó sói tới tấn công, con chó quý của ông đã lôi kéo cái nôi vào chỗ khuất và đứng gác ngay đàng trước. Khi chó sói tấn công, chó của ông đã chống trả mãnh liệt và giết chết chó sói. Bá Tước hối hận quá, thì đã không kịp. Từ đó, ông không bao giờ cười nữa, và người ta đặt tên cho ông là “Bá Tước không bao giờ cười”.
Nhiều con vật khác thông minh như con người. Có những loại chim biết tán gái, đi kiếm những miếng gì có ánh sáng, lóng lánh thì mang về bầy biện ở tổ của mình, sau đó, đi mời cô bạn gái về nhà chơi, nếu “nàng” chịu thì ở lại, cùng nhau xây tổ. Một loại rái cá biết xây đập ngăn nước cao cả thước. Nếu so với con người thì cái đập náy phải cao vài cây số! Còn khỉ, “thủy tổ” của loài người đó biết làm gì? Con đực đầu đàn chỉ biết làm tình với tất cả các chị trong đàn, rồi bỏ đi, hưởng lạc, không hề biết chăm sóc con cái. Tất cả các loại khỉ trên thế giới, dù là: Marmosets, Tamarins, Capuchins, Squirrel Monkeys (gồm 56 chủng loại), Night Monkeys, Owl Monkeys, Douroucoulis (8 chủng loại), Titis, Sakis, Uakaris (41 chủng loại), Spider and Woolly Monkeys (24 chủng loại), hay Baboons, Colobus, Langurs, Macaques, Mandrills, Mangabeys, và những loại lớn như Gibbons, Orangutan, Gorillas, Chimpanzees, Bonobos.. đều là những giống Vô Tích Sự, không hề biết sáng tạo ra trò gì đặc biệt ngoài ăn, ngủ, làm tinh, và khọt khẹt! Người ta đã cố công dậy khỉ đọc chữ, viết chữ, nhưng thật hoài công, vì chúng chỉ biết bắt chước như một cái máy, không bao giờ biết sáng tạo!
Từ vài ngàn năm nay, khi con người đã biết viết chữ trên giấy, chưa hề có một con khỉ nào đột nhiên thông minh như con người. Cho nên, nếu nói vì “khỉ thông minh giống người nên khỉ là thủy tổ của loài người” thì không đúng bằng nói “cá heo, chó, chim… thông minh hơn người nên cá heo, hoặc chó, hoặc chim mới đúng là thủy tổ nhân loại.” Xin xem một đoạn video dưới đây để thấy một con chim nhỏ cũng có tình mẫu tử và thông minh hơn loài khỉ gấp bội. http://vimeo.com/moogaloop.swf?clip_id=9479342&server=vimeo.com&show_title=0&show_byline=0&show_portrait=0&color=00ADEF&fullscreen=1
3-Lỗ hổng về di truyền “genetic”: Khi cho rằng có những đột biến từ đơn bào sang đa bào, thì đã chứng tỏ chẳng hiểu gì về sự di truyền với “genes” cả, cũng như cầm một miếng thủy tinh trong vắt rồi bảo nó tự biến thành một căn nhà chọc trời với hàng vạn miếng kính. Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã hiểu rằng “genes” hay “nhiễm thể mang tính di truyền” trong tế bào chính là yếu tố tạo nên con người và nhân cách. Chỉ cần một “gene” đột biến, các tế bào rối loạn, và con người chết vì chứng bệnh gọi là “ung thư” ngay. Vậy, làm sao mà có đột biến “gene” từ một con này sang con khác?
Mà lại biến từ con khỉ xấu xí thành con vật xinh đẹp và thông minh như con người?
Hiện nay, DNA là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các môn Tội Phạm học. Từ DNA, các thám tử đã có thể xác định ai là thủ phạm cho một vụ sát nhân, vì trong hàng triệu mẫu mã về DNA, chỉ có thể có một DNA nào đó tương tự với một DNA có sẵn tại hiện trường. Vì sự phức tạp của DNA như vậy mà khoa học gia hiện đại không thể chấp nhận lý thuyết có sự biến thái toàn bộ DNA từ một con vật này qua con vật khác được. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học đã cố chứng minh rằng DNA có thể chuyển biến qua “gene flow” (sự giao phối giữa hai con tương cận) và “genetic drift” (sự chuyển biến của nhiễm sắc thể) theo “nhu cầu để sinh tồn”. Đã bao nhiêu chứng minh được trình làng, nhưng kết cục, không một nhà bác học nào có thể khẳng định chỉ vì “nhu cầu để sinh tồn”, vì “ước muốn sống còn” mà “tự nhiên” các sinh vật biến thái tốt hơn, hợp lý hơn với môi trường mới. Thực tế, con người, cho dù với ý chí mạnh gấp ngàn lần con vật, trong nhiều môi trường nguy hiểm muốn thoát thân hay muốn hội nhập với môi trường mới để sống còn, cũng đành bó tay chịu chết mà không thể biến hóa được một ly trên ngón tay, ngón chân, trên da, trên thịt, hay tại đầu, cổ…
Thực tế, có nhiều dân tộc, sau một thời gian chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đã biến mất không để lại một dấu tích gì. Thực tế, có nhiều cuộc giao hoan giữa hai giống tương cận, nhưng phần đông con vật được sinh ra (offsprings) đã chết ngay khi chào đời, trừ Ngựa + Lừa = La, và một số ít con vật khác. Người (đực) + Khỉ (cái) có thể cho ra sinh vật nửa người nửa khỉ. Những bộ xương Người-Khỉ mà các nhà khoa học đào được có thể là kết quả của các cuộc giao cấu giữa Người (đực) và Khỉ (cái). Ngược lại, Người (cái) + Khỉ (đực) thì không bao giờ sinh sản. Rất nhiều trường hợp Khỉ dã nhân hiếp dâm phụ nữ, nhưng chưa nghe nói người bị hiếp dâm có thai (?). Tuyệt đối, không thể hình dung được Cá lên cạn, biến vây thành chân tay của Khỉ như trong thuyết Tiến Hóa đã trình bầy. Cá giao cấu với giống nào mà thành Khỉ? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
4-Lỗ hổng về nguyên ủy của cấu trúc mới:
Ai cũng biết muốn có một tác phẩm nghệ thuật từ một miếng gỗ, một miếng nhựa, cũng phải mất thời gian chau truốt. Theo Darwin, chỉ vì “nhu cầu cạnh tranh để sống còn” mà các sinh vật phải tự biến hóa cho hợp với môi trường. Con chim cánh dài vì không còn bay được ở Nam cực nên tự “cắt cụt” cánh đi để đi bộ! Con chim có mỏ ngắn, vì không thể gắp đồ ăn ở chỗ có nhiều đá sỏi, nên tự dài thêm cái mỏ cho đủ để gắp mồi giữa các khe đá! Con rắn con vì không thể chạy nhanh trong sa mạc, nên tự mọc bốn chân lên cao để chạy cho lẹ!
Ở Việt Nam ngày nay, có phong trào kéo dài chân ra cho cao lên. Kẻ muốn cao lên phải chịu cưa xẻ đau đớn khiếp đảm trong các cuộc giải phẫu gọi là “kéo xương”. Tuy ý muốn của những người này lên tới cực đại, chấp nhận thương đau để được dài thêm, cao hơn, nhưng hỏi ai có vì “muốn, mong” như thế mà tự nhiên chân dài ra không? Có người nào vì đói quá, muốn có một thức ăn để qua thời, tự nhiên biến hóa tay chân mình thành những dụng cụ kiếm cơm?
Vậy mà Darwin cho rằng vì “nhu cầu cạnh tranh để sống còn” mà mọi sinh vật “phải” tự tìm cách thay đổi diện mạo, mầu sắc, và cấu trúc của cơ thể cho hợp với môi trường (natural selection process)! Người ta có thể chấp nhận trường hợp một kẻ bị nhốt dưới sâu, thấy một khe hở có ánh sáng trên cao, thì cứ cố với tay lên cái khe hở đó, lâu ngày thì cánh tay ấy dài hơn cánh tay không với. Nhưng chỉ có thế mà thôi, nghĩa là phải nỗ lực trong một số điều kiện, chứ không phải chỉ “muốn” là lập tức có biến hóa.
5-Lỗ hổng về mầu sắc: Hãy xem mầu sắc của các loại chim dưới đây để thấy chúng đẹp tuyệt vời như thế nào.
Còn các mầu sắc của hoa, và bướm nữa… Con người dù cho có thông minh đến đâu chăng nữa, cũng không bao giờ có thể chế tạo ra được những hình dáng đẹp như thế.
Darwin đã để một lỗ hổng khổng lồ về sự tiến hóa của các mầu sắc trên nhiều chủng loại từ côn trùng đến chim, đến bướm, đến hoa cỏ… Ông không thể giải thích tại sao chúng lại có sắc mầu đẹp. Ông đã giải thích “vì nhu cầu muốn trốn các loại thú khác ăn thịt mình, nên tắc kè đổi mầu khi đậu ở cây…”, nhưng ông không thể nào giải thích tại sao chim và bướm lại quá lộng lẫy mặc dù đó là yếu điểm cho chúng dễ bị tấn công và ăn thịt!
6-Lỗ hổng về tình cảm: Thường thì các sinh vật có vóc dáng to lớn hơn chủng loại côn trùng đều có một số tình cảm như con người: hỉ (vui), nộ (giận), ái (yêu), ố (ghét), ai (buồn), cụ (sợ), dục (muốn). Đại đa số sinh vật “mẹ” đều có tình mẹ và biết bảo vệ con của mình, đôi khi chiến đấu đến sức cùng lực kiệt để chống lại kẻ muốn ăn thịt con mình. Giống chim quạ cũng biết yêu, biết ghen. Những con đực lạng quạng tới gần một con chim vợ đều bị chim chồng đánh đuổi dữ dội. Có chim quạ, sau khi đuổi tình địch đi khỏi, liền quay lại cắn con chim vợ vì ghen tức. Giống chó thể hiện nhiều tình cảm nhất. Giống ngựa đôi khi cũng biết chết theo chủ. Vài trường hợp cho thấy một số chim có thể yêu nhau đến “đầu bạc răng long” và “tự tử” chết theo nhau, một khi một trong hai con chết trước. Người ta đã chứng kiến một con thiên nga trống, sau khi thấy bạn mình chết thật rồi thi vỗ cánh bay lên, rồi lao đầu xuống một tảng đá gần đó và chết theo bạn.
Tuy nhiên, giống Khỉ, cho dù khôn ngoan đến đâu cũng không thể có những tình cảm mà Con Người có được. Cũng trong vấn đề tình cảm, chỉ có Con Người mới có “Sự tích lũy tình cảm và nhân giống tình cảm”. Chỉ có con người biết kêu gọi mọi người thương yêu nhau. Ngoài tình thương nam nữ, vợ chồng, còn tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu tổ quốc, tình thương với người hoạn nạn, và tình đối với xã hội. Giống vật không bao giờ có được những tình cảm này. Giống Khỉ mà thuyết Tiến Hóa cho là ông Tổ của Loài người, thật sự là giống vô tâm nhất trong mọi loài. Theo nhiều cuộc nghiên cứu, hoặc ở ngay tại rừng nguyên sinh nơi khỉ sinh sống, hoặc ở trong vùng thí nghiệm, giống khỉ không có tình cảm chung. Trừ tình thân thiện với những nhà chuyên môn hay kẻ cho chúng ăn, khỉ hoàn toàn không có tình cảm chi ngoài sự độc đoán ái tình của khỉ đực đầu đàn. Con khỉ đực đầu đàn thì như một ông hoàng, muốn làm tình với bất cứ khỉ cái nào cũng được, nhưng nếu khỉ con mà lạng quạng với nàng khỉ cái nào mà khỉ đầu đàn đã để ý, đã làm tình rồi, thì sẽ bi khỉ đầu đàn tấn công và có khi giết chết. Ngoài ra, chúng tha hồ sinh hoạt tình dục bừa bãi. Những con khỉ con, sau khi trưởng thành cũng làm tình với mẹ chúng một cách tỉnh bơ. Một vài trường hợp, người “nữ” nuôi khỉ bị khỉ đòi làm tình, không cho, thì chúng giêt chết!
Ngoài ra, cũng không có một giống vật nào biết đến “Sự hy sinh cho một lý tưởng” của loài người. Không có một sinh vật nào có lý tưởng phục vụ xã hội, hoặc yêu Tổ Quốc đến phải mất mạng, đầu rơi, máu chẩy. Có con Khỉ nào chấp nhận bước lên máy chém chỉ vì truyền giảng tình yêu nước không? Tuyệt đối, không một giống vật nào biết quan tâm đến thân phận của cùng chủng loại. Giống khỉ, như đã nói trên, sống vật vờ qua ngày chờ qua đời. Nếu là ông Tổ của loài người, làm sao có thể truyền lại cho “hậu duệ” của chúng những đặc tính mà chúng không có?
Và, một vấn đề quan trọng nữa mà Khỉ không có: Tình Cha. Bên cạnh tình mẹ mà nhiều sinh vật, muông thú cũng sở hữu, Tình Cha là một thứ tình cảm lạ lùng, đặc biệt mà không một sinh vật nào có được. Vài giống cá có thể có cha lẩn quẩn bơi bảo vệ cho trứng cá con nở ra, không bị cá khác ăn thịt, rồi mới bỏ đi. Vài loại chim bố cũng đi kiếm mồi về nuôi con. Nhưng không có môt sinh vật đực nào lại biết hy sinh sức khỏe, tinh thần, và ngay cả tính mạng mình để mong cho con nên Người. Đến sau khi con đã trưởng thành rồi, lại lo cho cháu nội, cháu ngoại. Giống khỉ thì tệ hại nhất, tất cả những con đực, sau khi đã thỏa mãn tính dục rồi, thì mặc kệ con cái mang bầu, đẻ con, nuôi con…Chúng không bao giờ có trách nhiệm với con cái, thì làm sao là ông Tổ của loài người được?
Nói chung, tình cảm của con người là lỗ hổng lớn nhất mà Darwin không thể minh chứng được là đã phát xuất từ một sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên trái đất.
Thuyết Tiến Hóa chỉ là một hệ thống ý tưởng, tuy được sắp xếp thật công phu, có thể nói là một công trình hiếm có, vĩ đại, nhưng không phải là lời giải cho tất cả những câu hỏi về Sự Sống, về sự hiện diện của Con Người trong Vũ Trụ. Hãy xem đoạn phim dưới đây để thấy rằng, nếu không chấp nhận có một Đấng Toàn Năng là chủ đạo của Vũ Trụ thì không thể nào giải thích được hàng tỷ sự kiện kỳ bí xẩy ra trên mặt đất, trong không gian và dưới lòng biến sâu được.
Chu Tất Tiến. 6/2011.
Tham khảo:
Darwin, Charles. On the Origin of Species (1st ed.). London: John Murray. 1859.
Jonathan Sarfati, Ph. D. Refuting Evolution, Answers in Genesis, Brisban, Australia, 1999, 2000.
Kenneth R. Miller, Finding Darwin’s God. HarperCoolins Publishers Inc. New York, 2000.
Del Ratzsch, The Battle of Beginnings. InterVarsity Press, Illinois.1996
Phillip E. Johnson. Darwin On Trial. InterVarsity Press, Illinois. 1991, 1993.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét