Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Tiếng súng chưa vang trên bầu trời biên giới

Nguyễn Nghĩa (danlambao) - Sự kiện xảy ra hôm 26/05/2011 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động dư luận cả trong và ngoài nước. Tiếng súng chưa vang trên bầu trời biên giới, nhưng tiếng súng sẽ vang trên lãnh hải Việt Nam.
Ngày 26/05/2011, PetroVietnam tố cáo ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam,vào sâu 80 hải lý, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.

Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam.

Bắc Kinh đã lên tiếng trả lời. Ngày 28/05 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định:

"Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động thực thi pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc".

Như vậy nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã chính thức khẳng định trước dư luận thế giới rằng vùng biển mà Việt Nam đang nắm chủ quyền là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc .

3 tàu hải giám TQ xâm phạm vào vùng biển VN và tấn công tàu Bình Minh 02
Trung quốc đã chính thức trở lai học thuyết " Biển đông là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc".

Trung Quốc đã chính thức triển khai học thuyết này bằng việc dùng vũ lực cư sử với một quốc gia có chủ quyền , được LHQ công nhận, như một tên côn đồ bắt nạt người lương thiện .

Thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc đã tạo ra một nguy cơ chiến tranh lớn tại Biển Đông .

Việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang tới hồi quyết liệt .

Hành động của Trung Quốc ngày 26/5 mới chỉ là phép thử bước đầu .

Ho thử xem ý chí Việt Nam , thử xem sự ủng hộ Việt Nam của các nước trong khối ASEAN , và sự ủng hộ Việt Nam các nước khác trên thế giới .

Họ thử xem phản ứng của Hoa Kỳ trước sự việc này .

Nếu chính quyền Việt Nam nhu nhược như từ trước tới nay , thì việc mất hoàn toàn Biển Đông là điều chắc chắn trong tương lai không xa .

 
Cho đến ngày hôm nay , vẫn chưa có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam .

Hoa Kỳ cũng chưa tỏ thái độ .

Tất cả còn phụ thuộc vào Việt Nam.

Đây là quyền lợi của Việt Nam , nếu Việt Nam không tranh đấu thì ai sẽ tranh đấu hộ VN?

Câu trả lời là :Không ai cả .

Trước sự bành trướng mạnh mẽ của Trung Quốc , Việt Nam cần một chiến lược đối phó hết sức thông minh .

Việc có xẩy ra hải chiến tại Biển Đông hay không, phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc .

Nhưng sách lược của Việt Nam cũng có phần quyết định vào quyết định của Trung Quốc .

Về đối nội , trước hết phải làm cho nội lực Việt Nam mạnh lên .

Mạnh về kinh tế , mạnh về quốc phòng: trang bị vũ khí , kỹ thuật chiến trận, mạnh về đoàn kết toàn dân .

Do đó, Việt Nam phải chọn cho được bộ phận lãnh đạo lãnh đạo nhà nước Việt Nam hoàn toàn trong sạch, có lòng yêu nước nồng nàn ,đoàn kết được toàn dân, văn võ song toàn.

Để đoàn kết được toàn dân tộc trước họa bành trướng , cải cách dân chủ ngay lập tức phải là nội dung thảo luận của Quốc hội Việt Nam ngay trong những khóa họp đầu tiên. Cải cách dân chủ bao gồm thông qua Hiến pháp dân chủ, xóa bỏ độc đảng, xóa bỏ kiểm duyệt , cho phép thực thi quyền tự do thành lập các đảng phái có chính kiến khác nhau .

Đảng cộng sản Việt Nam cần từ bỏ ngay học thuyết Mác - Lênin với nội dung đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản.

Lý do được tóm tắt như sau :

Học thuyết Mác - Lênin loại bỏ tư hữu , thay bằng công hữu là trái với quyền được mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân , mỗi con người khi sinh ra .

Học thuyết Mác- Lênin phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau , đối xử khác nhau, gây chia rẽ dân tộc .

Học thuyết Mác - Lênin với chủ thuyết Quốc tế vô sản đã là lá bùa cho các nước cộng sản lớn cụ thể là Trung quốc , dùng để lệ thuộc các nước cộng sản nhỏ hơn . Nó ủng hộ bản chất đế quốc của Trung Quốc . Nó tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc của các nước nhỏ.

Chủ nghĩa Mác - Lênin với học thuyết chuyên chính vô sản đã khủng bố cả dân tộc Việt Nam, dẫn đến độc đảng ,dẫn đến toàn trị .

Nó không phát triển sự đóng góp của từng cá nhân cho xã hội . Nó dọa nạt ,bắt con người phải khuất phục trước bạo lực . Nó phát triển một xã hội vô nhân tính , luôn mượn danh quyền lợi của đảng cộng sản để triệt hại quyền lợi của từng con người .

Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Mao là chủ nghĩa hiếu chiến cực đoan coi thường tính mạng con người. Chủ nghĩa này cộng thêm tính thực dụng của Đặng Tiểu Bình : Méo trắng , mèo đen đều tốt , miễn bắt được chuột ,đã dẫn đến tham nhũng đại trà trong xã hội Việt Nam hiện nay . Làm suy nhược dân tộc Việt Nam .

Từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được các đảng cộng sản Liên xô và các nước Đông Âu thực hiện trên 20 năm trước .

Giờ đây, trước sự an nguy của Đất nước , việc luyến tiếc một chủ nghĩa cho phép lãnh đạo được đứng trên pháp luật , cho phép họ tham nhũng không bị trừng phạt, là một điều tiệm cận với phản bội tổ quốc , với bán nước .

Cái tội này Đảng cộng sản Việt Nam , các đảng viên , gánh không nổi.

Đây là cơ hội để các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam trả thẻ đang viên .

Đây là thời điểm thích hợp để đảng viên tiên tiến của ĐCS VN đứng ra thành lập Đảng cánh tả theo mô hình Thụy Điển .

Phương sách đối nội là phương sách cơ bản để Việt Nam có đủ tài lực , nhân lực. Có đủ ý chí , quyết tâm và sự thông minh sáng suốt cần có trong cuộc đấu tranh sinh tồn này .

Ngoài phương sách đối nội , một phương sách đối ngoại tích cực phải được thực thi .

Đó là phương sách đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ .

Chỉ có một nước Việt Nam không cộng sản , dân chủ, thì đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ mới mang đầy đủ nội dung, bảo vệ hữu hiệu chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam .

Ngược lại , nó chỉ là một liên minh hình thức , không ủng hộ được Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ , lãnh hải .

Thứ nữa là phải thành lập một Liên hiệp những nước có quyền lợi tại Biển Đông, cùng ủng hộ ,bảo vệ nhau khi bị Trung Quốc lấn chiếm , uy hiếp .

Để làm được điều này, lãnh đạo Việt Nam phải là những người có uy tín cao .

Thử hỏi một lãnh đạo cao cấp Việt Nam có quá khứ nhận hối lộ của Trung Quốc, liệu có khả năng thuyết phục được Nhật Bản, Nam Hàn tham gia Liên hiệp này không ?

Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam đã định hình một sách lược bảo vệ lãnh thổ hữu hiệu .

Sách lược đó là :

Khi Trung quốc còn do dự chưa tiến hành chiến tranh xâm lược, thì tranh thủ mọi phương pháp ngoại giao nhằm kéo dài thời gian ,tích cực chuẩn bị lực lượng. Thi hành đoàn kết toàn dân [như hội nghị Diên hồng ]. Phải chọn được ban lãnh đạo tài giỏi xuất chúng .

Khi Trung quốc đã lộ rõ ý định , quyết tâm gây chiến ngày một , ngày hai, thì trên dưới phải đồng lòng , phải có một đội quân như cha với con mà chống lại địch .

Lý Thường Kiệt đã đánh thẳng sang Trung quốc tiêu hao lực lượng địch .

Trần Hưng Đạo thì dàn thế trận cọc ở cửa sông Bạch đằng mà diệt địch mạnh .

Lê Lợi lấy ít địch nhiều , dùng yếu thắng mạnh …

Đấy là chuyện lịch sử , khi mà trên thế giới này, Việt Nam chỉ biết đến Trung quốc .

Nay Việt Nam là thành viên của khối ASean , của Liên Hợp Quốc .

Trung quốc không thể ỷ nước lớn mà lộng hành ngang ngược bất chấp luật quốc tế .

Vả lại Trung quốc không phải là vô địch . Nếu họ cố tình để chiến tranh xẩy ra thì hại với Trung quốc không nhỏ .

Cơ hội để phấn đấu đóng một vai trò quan trong trên thế giới đang trở thành hiện thực đối với Trung quốc .Đây là cơ hội lịch sử có một không hai với nước đông dân và hay xâu xé lãn nhau này .

Nếu chiến tranh , xã hội Trung quốc có xáo động, nền kinh tế sẽ mất đà phát triển . Nhiều vấn đề sẽ vuột tầm kiểm soát như kinh nghiệm Cách mạng văn hóa những năm 60 thế kỷ trước .

Có thể Trung quốc sẽ không thắng nổi cuộc chiến này và tự hại chính mình .

Trung Quốc và bè lũ bán nước ở Việt Nam phải biết rằng :

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” .[ Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.6, tr.171].

Nguyễn Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét