Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Trung Quốc toan tính tiến ra biển Đông với 3 mũi tiến công

Trung Quốc đang chủ trương tạo sức ép với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, vừa để ngỏ cánh cửa đàm phán tiến tới mục tiêu “cùng khai thác”.
>> Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn tới xung đột
>> ‘Không cường điệu hóa xung đột ở Biển Đông’

Khi đó, dựa vào công nghệ lẫn tiềm lực tài chính Trung Quốc chiếm phần lớn lợi ích khai thác nguồn tài nguyên ở biển Đông. 

Để thực hiện chủ trương trên, bước vào năm 2011, Trung Quốc đã triển khai thực hiện ba mũi tiến công:

Tăng cường giao lưu, giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông
Sau những cọ xát căng thẳng với Mỹ tại 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải và biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong năm 2010, đầu năm 2011, Trung Quốc chủ động mở cánh cửa hòa hoãn với Mỹ. Cuộc gặp thượng đỉnh Trung Quốc - Mỹ hồi tháng 1/2011 diễn ra sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng R.Gates tới Trung Quốc.

Qua 2 chuyến thăm liên tiếp trong tháng 5/2011, 2 bên đã thiết lập được khuôn khổ cho quan hệ mới với một số nhượng bộ lẫn nhau. 

Cụ thể, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế thương mại, bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập các cơ chế tham vấn Trung Quốc - Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trọng tâm mà Trung Quốc hướng tới là trung lập hóa Mỹ, để Mỹ không can dự vào vấn đề biển Đông. Tại đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần 3 ở Mỹ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc gợi ý, “Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng thống trị châu Á - Thái Bình Dương”.
Mọi nước cờ được Trung Quốc tính toán nhằm đạt mục đích tối thiểu là "cùng khai thác" trên biển Đông.
Về phía Mỹ, phát biểu của Ngoại trưởng Hilary Clinton tại Hà Nội tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến chính sách của Mỹ đối với biển Đông từ trung lập sang can dự, nhưng những tuyên bố của các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ ngay sau các chuyến thăm đơn phương của Trung Quốc tới Mỹ cho thấy, dường như vì lợi ích của mình, Mỹ chưa dứt khoát với lập trường trung lập.
Dùng lợi ích kinh tế chia rẽ ASEAN
Đối với ASEAN, biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa, Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp. Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa. 

Bởi vì thế, Trung Quốc lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc. Khi đó, lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông.

Vì vậy, ngay sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN khởi động ngày 1/1/2010, mậu dịch song phương Trung Quốc - ASEAN phát triển với tốc độ nhanh; đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Gia tăng hành động nhằm khuất phục các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông
Năm 2011, Trung Quốc gia tăng các hoạt động diễn tập quân sự, nhằm phô trương sức mạnh, răn đe các nước trong khu vực. 

Đặc biệt, trong nửa đầu tháng 6/2011, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tổ chức 6 cuộc diễn tập trên  phạm vi trên không, trên biển và đất liền, với sự tham gia của các tàu quân sự, như tàu khu trục, trinh sát chống ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra, trực thăng vũ trang và các lực lượng Không quân của Hải quân, Hải quân đánh bộ..., nhằm huấn luyện thích ứng với các tình huống tác chiến trên biển.
Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự, nhằm phô trương sức mạnh, răn đe các nước trong khu vực.
Cùng với đó, Trung Quốc gia tăng các hoạt động gắn mác "dân sự" như Ngư Chính, Hải Giám, Hải tuần... để gây phức tạp tình hình trên biển Đông. 

Cùng với đó, đầu tháng 3/2011, tại buổi họp báo về Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 11, phát ngôn viên Hội nghị Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là khoảng 91,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2010.
Ông này cũng khẳng định, Chính phủ Trung Quốc đã luôn cố gắng hạn chế chi tiêu quân sự và chi tiêu ở mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa quốc phòng và phát triển kinh tế; chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là minh bạch và mang mục đích phòng thủ; ngân sách quốc phòng năm 2011 tăng, chủ yếu dùng để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, huấn luyện quân sự và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cho quân đội, điều chỉnh mức lương, trợ cấp nhằm cải thiện đời sống cho bộ đội.
Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, trọng tâm trong việc tăng ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là phát triển lực lượng Hải quân và điều này, sẽ khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hết sức quan ngại và cho rằng, con số chi tiêu quốc phòng thực tế lớn hơn những gì được công bố.

Ngoài ra, năm 2011, Trung Quốc đã phô trương trình diễn những loại vũ khí mới hiên đại như, máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 và KJ-200, máy bay ném bom hạng nặng H-6K, tên lửa đường đạn chống hạm tiên tiến DF-21D, tàu ngầm thế hệ mới.

Đáng chú ý, ngày 6/4/2011, Trung Quốc đã công bố chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay đầu tiên Varyag, vốn được xem là trụ cột của chính sách hiện đại hóa quân đội và tham vọng Hải quân của Trung Quốc.

Xung quanh sự kiện này, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế cho rằng, đối với Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hải quân nước này tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm, là bước cần thiết để Trung Quốc đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác một cách hoàn chỉnh hơn. Khi tàu sân bay Varyag hạ thủy, đối với các nước có chấp chủ quyền ở biển Đông, Trung Quốc có thể hăm dọa, ngăn cản một cách có hiệu quả, khiến các nước không còn dám ngang ngược, từ đó kiếm thêm ưu thế trong đàm phán tranh chấp biển đảo. 

Song song với đó, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư phát triển lực lượng tuần tra và khẩn trương chuẩn bị đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Dầu 981 vào hoạt động ở biển Đông.
Năm 2011, Trung Quốc, đẩy mạnh phát triển lực lượng tuần tra chấp pháp trên biển, đáng chú ý là sự đầu tư phát triển của lực lượng Hải giám.
Ngày 17/6, Tổng đội Hải giám quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung 100 tàu và 5 máy bay cho lực lượng này, để thực hiện nhiệm vụ tuần tra chấp pháp bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia Trung Quốc.
Nam Hoàng (theo Kyodo News, India Times, New York Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét