Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Nghị sĩ Philippines: Trung Quốc phải xuống thang ở biển Đông

Theo hạ nghị sĩ Walden Bello, Trung Quốc phải xuống thang ở biển Đông để tránh can thiệp bằng quân sự của Mỹ vào khu vực.
Hạ nghị sĩ Philippines Walden Bello.
Tờ Nhật báo Inquirer của Philippines vừa đăng tải một bài phỏng vấn giữa tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc với hạ nghị sĩ Walden Bello của Philippines. 

Theo ông Walden Bello, tờ Hoàn cầu Thời báoliên lạc với ông để xin phỏng vấn tuy nhiên sau khi nhận được câu trả lời thì tờ báo này lại không hề có hành động phản hồi hay đăng tải bài phỏng vấn.


Đất Việt Online xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Walden Bello, hạ nghị sĩ của Philippiness và Chủ tịch Liên minh Không mang nợ.

PV - Ông nhận xét ra sao về tình hình căng thẳng hiện tại ở biển Đông? Liệu căng thẳng có tiếp tục leo thang?
Ông Walden Bello - Tôi ngại rằng căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng trên biển Đông và có chiều hướng vượt qua tầm kiếm soát đối với Philippiness cũng như các nước Đông Nam Á khác?

- Trong các vấn đề ở biển Đông, Trung Quốc luôn thực hiện chủ trương đặt sang một bên những tranh chấp và đi tới sự phát triển chung. Theo ý kiến của ông, đó có phải là cách thích hợp để giải quyết vấn đề?
 Cách thích hợp để giải quyết vấn đề là thông qua đàm phán đa phương giữa các bên có liên quan. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) đã chỉ rõ về các vùng  đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đất liền của các nước và giải pháp khả thi duy nhất cho các vùng tranh chấp là đàm phán đa phương giữa các bên. 

Tuy nhiên Trung Quốc từ chối giải pháp này. Thay vào đó, Trung Quốc cố gắng đơn phương giải quyết vấn đề bằng cách thâm nhập vào các vùng đặc quyền kinh tế 
(EEZ) của nước khác hoặc xây dựng các công trình trong các vùng này. 

Ví dụ như vụ việc chiếm đóng Đá Vành Khăn (tên quốc tế: Mischief Reef, tên Philippiness: Panganiban) của Trung Quốc vào năm 1995. Đảo Đá Vành Khăn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippiness nhưng lại cách bờ biển Trung Quốc hơn 1.000 hải lý.

Ngoài ra, yêu sách đường lưõi bò của Trung Quốc còn ngang nhiên bỏ qua Vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý hay các vùng lãnh hải của các nước khác trong khu vực. Thực tế là vùng biển và đảo mà Trung Quốc cho rằng nằm trong lãnh thổ của nước này vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ nước này đến vài nghìn hải lý nếu chiếu theo công ước quốc tế. Có thể thấy Trung Quốc đang lặp lại ví dụ về các nước thực dân châu Âu trước kia.
Hạ nghị sĩ Philippines Walden Bello tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 8/6/2011 tại Manila. Ảnh: Reuters
- Một số ý kiến cho rằng chiến tranh ở biển Đông là không tránh khỏi, ông có đồng ý với nhận định này?
- Không, tôi không cho rằng sẽ xảy ra chiến tranh. Mặc dù có thể xảy ra một số đụng độ giữa hải quân các nước. Trung Quốc phải xuống thang và từ bỏ những hành động hung hăng nếu không trong vài trường hợp có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. 

Hãy nhớ rằng, chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến ngoài ý muốn, và một khi các xung đột quân sự bắt đầu sẽ là vô phương để kềm hãm nó. Ngoại giao đa phương cho một giải quyết toàn diện về vấn đề "biển Tây Philippines" (ông Bello dùng từ "biển Tây Philippiness" để gọi biển Đông - PV), cũng là cách tốt nhất để tránh một cuộc xung đột không mong muốn.

- Đến mức độ nào các tranh chấp biển Đông sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines?
- Những mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể trở thành trái đắng nếu các nước Đông Nam Á nhận thức rằng Trung Quốc đang bắt đầu hành xử giống một bá chủ quân sự kiêu ngạo. 

Một ví dụ có thể kể đến là cách Nhật Bản viện đến vũ lực để giành quyền kiểm soát đất đai và tài nguyên của Đông Nam Á 70 năm trước đây. Thương nhân Nhật Bản, các nhà đầu tư, và người định cư đi đến các quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á trước khi quân đội Nhật Bản đến. 

Tất nhiên, Trung Quốckhông phải là đế chế Nhật Bản, nhưng bạn không thể đổ lỗi cho người dân trong khu vực Đông Nam Á nếu họ lo lắng vì những dấu hiệu của sự bá quyền quân sự đến từ một quyền lực Đông Bắc Á khác.

- Ông có nhận xét gì về vai trò của Mỹ trong căng thẳng ở biển biển Đông, và Mỹ sẽ làm cách nào để gây ảnh hưởng đến sự căng thẳng này?
- Tất cả các quốc gia đã ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đều cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong tuyến đường thủy chính của thế giới, trong đó có biển "Tây Philippines" (biển Đông). Philippines phải dựa vào ASEAN như những đồng minh chiến lược để giải quyết vấn đề trên biển "Tây Philippines" với Trung Quốc. 

Theo tôi việc đem tàu sân bay của Mỹ vào khu vực sẽ biến căng thẳng trên biển Đông thành xung đột giữa những siêu cường. Tuy nhiên, tôi không đổ lỗi cho các chính phủ trong hành động. Theo tôi, lỗi là ở các hành vi hung hăng của Trung Quốc. 

Cách tốt nhất để tránh sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông là Trung Quốc phải dừng ngay các hành vi gây hấn và tiếp tục các cuộc thương lượng trên bàn ngoại giao. Một giải pháp ngoại giao sẽ tránh được sự can thiệp quân sự của Mỹ vì lợi ích tốt nhất của cả Trung Quốc và Philippines.

- Vấn đề biển Đông sẽ là một vấn đề đau đầu trong thời gian dài đối với các nước liên quan và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương? Theo ông, điểm đột phá để giải quyết vấn đề này là gì?
- Đúng vậy, vấn đề xung đột biển "Tây Philippines" sẽ là một vấn đề trong thời gian dài nếu chúng ta không giải quyết vấn đề bằng đàm phán đa phương. 

Một biển "Tây Philippines" phi quân sự nơi mà các đường biên giới được nhất trí giữa các bên như cách mà Việt Nam và Trung Quốc giải quyết ở Vịnh Bắc Bộ và đường biên giới trên bộ là sự bảo đảm tốt nhất cho hòa bình trong khu vực.

Nếu Trung Quốc có thể giải quyết một cách hòa bình các đường biên giới với Việt Nam, tại sao họ không làm điều tương tự trong các cuộc thảo luận đa phương với các nước giáp với biển "Tây Philippines"?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét