Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Trung Quốc biến Belorussia thành bàn đạp của mình vào Châu Âu

Китай превращает Беларусь в свой плацдарм в Европе


Kichbu 

Новость на Newsland: Китай превращает Беларусь в свой плацдарм в Европе
Để “xâm lược Châu Âu” Trung Quốc cần trong thế giới Cựu ước bàn đạp riêng. Phương án lý tưởng – đó là một quốc gia nhỏ, gần gủi  về ý thức hệ, mà buộc nền kinh tế của nó phụ thuộc đất nước Thiên tử không khó khăn gì.
Vấn đề ở chỗ rằng Châu Âu hiện các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác kém hơn Hoa Kỳ hoặc Nga. Bởi vậy bây giờ Liên minh Châu Âu – vector chủ yếu của sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc nhằm tìm kiếm các thị trường tiêu thụ - Châu Âu.

Quan trọng là để ban lãnh đạo của quốc gia này không đưa ra các vấn đề về  nhân quyền, tuân thủ sở hữu trí tuệ, trợ cấp nhà nước cho nền kinh tế cho các đồng cấp Trung Quốc.
Sinh thời Mao Trạch Đông trong các tác phẩm của mình viết rằng cuối cùng Trung Quốc cần mở rộng trên khắp hành tinh. Và chính bản thân những người Trung Quốc không che giấu và phủ nhận điều này, “Ngày mai đất nước tôi” chuyên gia khoa học chính của Viện phương đông học Viện hàn lâm khoa học Nga Vadim Pevsov nói. – Họ hành động bình tĩnh theo phong cách Á Đông, không vội vã, và kéo dài nhiệm vụ này cho nhiều thế hệ khác nhau.
Và trên thực tế, tại mỗi khu vực những người Trung Quốc quan tâm, họ trước hết chiếm một dạng bàn đạp, đầu tư vào đó, mở các nhà máy xí nghiệp của mình tại đó, đưa công dân của mình đến đó trú ngụ. Vị trí này trở thành pháo đài, cơ sở cho cả các doanh nhân Trung Quốc, và cho các các cơ quan tình báo. Các China-towns có mặt ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới. 
Chúng cũng xuất hiện ngay cả ở Belorussia – chỉ cần chuyển qua một số dân chúng nào đó, Vadim Pevsov dự báo. – Những người Trung Quốc hoạt động như châu chấu – sức nhỏ, nhưng số lượng lớn. 

Về thực chất, Trung Quốc lặng lẽ, không vội vã, biến Belorussia thành bàn đạp của mình tại Châu Âu, nhà phương Đông học nhận xét. Hơn nữa, không chỉ là bàn đạp kinh tế. Đã nghe ngay cả các tuyên bố chính trị. Chẳng hạn, ban lãnh đạo Belorussia nhiều lần nói không công nhận độc lập của Đài Loan, và cũng như rằng Tây Tạng và Tân Cương (Sintszyan) – là bộ phận hợp pháp và không tách rời của Trung Quốc. Về phía mình, Pekin chính thức thường phản đối “áp lực” đối với Belorussia từ phía Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng như bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên hiệp quốc phê phán các nhà lãnh đạo Belorussia. 
Trong số “các cử chỉ hữu nghị” gần đây – cuộc gặp gỡ của tổng thống Alexander Lucashenko cuối tháng sáu với nhóm các chuyên gia Trung Quốc do giám đốc cục thị trường tài chính Ngân hàng nhà nước Trung Quốc Se Do dẫn đầu. Chính sau cuộc gặp gỡ này tổng thốngBelorussia tuyên bố về các kế hoạch làm theo kinh nghiệm của Trung Quốc điều chỉnh tiền tệ và thực tế cấm tự do trao đổi ngoại tệ trong nước.

Tuy vậy, không phải tất cả các chuyên gia cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc tại Belorussia trong thời gian sắp đến sẽ tăng tốc. Bình luận viên chính trị  Yury Drakohrust, nói riêng, nghi ngờ vấn đề này:
- Những người Trung Quốc rất thận trọng. Để có được bàn đạp nào đó nhằm bành trướng kinh tế tiếp theo vào Châu Âu, có lẽ, cần phải trở nên hấp dẫn đối với họ. Mặc dù không rất khó hiểu rằng công thức địa chính trị thâm thúy có thể xảy ra trong thực tế.
Chuyên gia nhận xét: thậm chí nếu có hạt nhân hợp lý trong vấn đề này, thì bằng việc thực thi quá lộ liễu của dự án như vậy Pekin sẽ có thể đụng chạm đến chỗ đau của người láng giềng phía bắc của mình.
 Moscow sẽ nổ lực giữ  Belorussia trong phạm vi ảnh hưởng của mình để bỏ liều những người Trung Quốc xâm nhập vào đó không vì điều đó, - Yury Drakohrust nhấn mạnh. – Không phải để ý kiến của Nga làn hài lòng những người Trung Quốc như vậy, mà nguy cơ xung đột cần phải được cân đối với những lợi ích có thể, mà những lợi ích đó thật không lớn đến thế.
Không loại trừ rằng chính những tư tưởng này đã trở thành nguyên nhân của vấn đề rằng khoản tín dụng khổng lồ của Trung Quốc khoảng 15 tỷ dollars mà Minsk chính thức tâng bốc đã “sọp xuống” thế nào đó. 
- Có thể, khoản tín dụng này chỉ tồn tại trong suy nghĩ của phía Belorussia, -  Yury Drakohrust nói. – Nhưng có thể rằng ngay chính những người Trung Quốc hạn chế nhịp độ bành trướng và ưa các hình thức ít ấn tượng hơn.
Đồng thời, Trung Quốc ngày càng thường tuyên bố hai mặt về các lợi ích của mình tại Châu Âu. Ngày 27 tháng sáu thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng Trung Quốc cho các nước Châu Âu vay tiền mà hiện ở họ đang có những vấn đề trả nợ. Những lời nói của nhà lãnh đạo Trung Quốc phát ra tại Birminghem Vương quốc Anh trong khuôn khổ chuyến công du Châu Âu.-Kichbu- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét