Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Ai sẽ chịu trách nhiệm thiệt hại nếu đập Xayaburi gây ra?

Sau khi Ủy hội Sông Mekong ra quyết định tạm hoãn dự án xây đập Xayaburi, mới đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã phát hành một thông cáo báo chí liên quan đến vấn đề này.
RFA
Bản đồ chỉ vị trí sẽ được xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong
Trong thông cáo, WWF cho biết, các tài liệu liên quan đến công trình xây đập đã không đạt tiêu chuẩn quốc tế. WWF cũng đưa ra cảnh báo dành cho các nhà tư vấn và khuyến cáo họ sử dụng những biện pháp và công cụ tốt nhất để đánh giá tác động môi trường của đập Xayaburi.
 Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn Tiến sĩ Jian-hua Meng, chuyên gia về thủy điện bền vững quốc tế của WWF, từ châu Âu. Mời quý vị cùng nghe.

Không theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngọc Trân: Trong thông cáo báo chí gần đây của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, ông có nói rằng, những tài liệu quan trọng do các nhà tư vấn soạn thảo cho những người ủng hộ xây đập Xayaburi, đã không tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và “thể hiện sự tham vấn nghèo nàn”. Đánh giá tác động môi trường (EIA) theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các nhà tư vấn nghiên cứu ở thượng lưu và hạ lưu trong phạm vi bao xa, thưa ông?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm thiết lập ranh giới thực hiện dự án sơ bộ về tình trạng của mọi phương diện môi trường như: con người, động vật, thực vật, đất, nước, không khí, khí hậu, phong cảnh, tài sản văn hóa, kinh tế và các tương tác tương ứng của nó. Bước kế tiếp, đánh giá tác động môi trường ước tính ảnh hưởng của dự án đối với tất cả các khía cạnh này và, một lần nữa, các tương tác qua lại. Cuối cùng, đánh giá tác động môi trường đưa ra các biện pháp để tránh ảnh hưởng, để
Thác Khone thuộc dòng sông Mekong trên địa phận Lào.RFA
Thác Khone thuộc dòng sông Mekong trên địa phận Lào.RFA
giảm thiểu ảnh hưởng, và để đền bù cho các ảnh hưởng.
Dựa trên cơ sở đánh giá này để ra quyết định có nên thực hiện xây dựng dự án hay không. Nếu đánh giá tác động môi trường không đạt tiêu chuẩn, sẽ không thích hợp để ra quyết định đúng đắn.
Công việc này xác định rõ khu vực phác thảo để đánh giá tác động: bất cứ nơi nào dự án sắp thực hiện dẫn đến sự thay đổi so với tình trạng ban đầu, cần được nêu ra trong một đánh giá tác động môi trường thích đáng.
khu vực dẫn nước trên thượng lưu không được nghiên cứu (chẳng hạn như, các loài cá ở các nhánh sông phụ trên thượng lưu sinh sản trên dòng chính, có nguy cơ bị biến mất, khi hồ chứa thay đổi môi trường sinh sản của chúng), tác động của ít nhất 2/3 hồ chứa nước không được nghiên cứu...
Trường hợp các con đập, điều này có nghĩa là: bất cứ nơi nào sự thay đổi, ví dụ như, dòng chảy, mực nước lũ, môi trường sống, sự di cư của các loài cá và các loài sinh vật khác, nguồn thực phẩm, sự vận chuyển trầm tích và sự lắng đọng phù sa, xảy ra, phải được đánh giá đúng và chuyên nghiệp. Phạm vi vượt khỏi khu vực chứa nước của hồ chứa trong tương lai. Không cần phải nói đến khía cạnh sinh kế, là khía cạnh quan trọng, như nguồn cung cấp thực phẩm của con người, cần phải được đánh giá thật kỹ.
Nếu có nghi ngờ các tác động có thể xảy ra, ở xa dưới hạ lưu của dự án, chẳng hạn như, ở biển hồ Tonle Sap, hay Đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam, thì chắc chắn điều này cần phải được nêu ra một cách thích đáng. Và những tác động trên thượng lưu trải rộng tới các tuyến đường di cư của cá, nếu con đập ngăn chặn cá vào những khu vực trên thượng lưu, các hệ sinh thái và cộng đồng dân cư phụ thuộc vào chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, rõ ràng là điều này cần phải được đánh giá đúng.
Những loại cá chép, cá tra khổng lồ ở vùng sông Mekong ngày càng nguy cơ bị tuyệt chủng vi các công trình trên sông. Source WWF
Những loại cá chép, cá tra khổng lồ ở vùng sông Mekong ngày càng nguy cơ bị tuyệt chủng vi các công trình trên sông. Source WWF
Ngược lại với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường của đập Xayaburi chỉ giới hạn một vùng, khoảng một km về phía hạ lưu của con đập và năm vùng khác trải dài 22 km về phía thượng lưu của hồ chứa nước dài 60 - 90 km.
Điều này có nghĩa là khu vực dẫn nước trên thượng lưu không được nghiên cứu (chẳng hạn như, các loài cá ở các nhánh sông phụ trên thượng lưu sinh sản trên dòng chính, có nguy cơ bị biến mất, khi hồ chứa thay đổi môi trường sinh sản của chúng), tác động của ít nhất 2/3 hồ chứa nước không được nghiên cứu, và không có tác động nào dưới hạ lưu được nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường.

Bài học từ đập Pak Mun

Ngọc Trân: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên quan tâm đến nghề cá mà đánh giá tác động môi trường của con đập Xayaburi đã bỏ qua. Giả sử có một nghiên cứu mới được mở rộng, sử dụng phương pháp tốt nhất và thiết kế con đập đúng theo quy định để bảo vệ các loài cá. Điều gì sẽ xảy ra, nếu những nghiên cứu này sai?
Trường hợp cá không thích nghi với thiết kế của con đập và biện pháp khắc phục không đạt kết quả như mong đợi, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những sai lầm này? Trong trường hợp mức thiệt hại rất lớn, liệu con đập này có bị đập bỏ?

Tiến sĩ Jian-hua Meng: Câu hỏi của bạn rất quan trọng. Trước hết, cá không thích nghi. Bạn không thể huấn luyện một con cá nhảy vào đường máng dẫn cá, vì điều này không phù hợp. Nếu lượng ô-xy trong nước xuống quá thấp, bạn không thể dạy một con cá thở ít hơn. Nếu cá chỉ biết sống trong các điều kiện ven sông, nó sẽ
Do khai thác nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mekong, vao mùa khô cạn các vùng hạ lưu thường bị ảnh hưởng. RFA
Do khai thác nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mekong, vao mùa khô cạn các vùng hạ lưu thường bị ảnh hưởng. RFA
không tồn tại hoặc đi qua điều kiện của hồ chứa nước. Nếu cá không vào được khu vực đẻ trứng, cá không thể học cách đẻ trứng ở một nơi khác.
Cá sẽ tránh xa và nhanh chóng biến mất! 
Vì vậy, nếu các biện pháp giảm nhẹ, như đường đi của cá, không thực thi hoặc không thể thích nghi nhanh chóng, thì mọi nỗ lực đều vô ích: khoa học và tài liệu của đánh giá tác động môi trường, cũng như việc xây dựng các biện pháp giảm thiểu.
không thể huấn luyện một con cá nhảy vào đường máng dẫn cá, vì điều này không phù hợp. Nếu lượng ô-xy trong nước xuống quá thấp, bạn không thể dạy một con cá thở ít hơn. Nếu cá chỉ biết sống trong các điều kiện ven sông, nó sẽ không tồn tại hoặc đi qua điều kiện của hồ chứa nước. Nếu cá không vào được khu vực đẻ trứng, cá không thể học cách đẻ trứng ở một nơi khác.
Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Theo như sự hiểu biết của chúng tôi, không con đập nào mới xây lại bị đập bỏ vì những lý do như vậy. Cho nên, điều này không có khả năng xảy ra. 
Tuy nhiên, hai kịch bản khác nhau nhưng rất có thể xảy ra: hoặc con đập gây thiệt hại vẫn được hoạt động bất chấp hoặc không đếm xỉa tới các tác hại của nó, với tất cả mọi thiệt hại kèm theo quyết định này. 
Hoặc con đập có thể giống như tình trạng con đập nổi tiếng, đập Pak Mun. Con đập này đã phá hủy sản lượng cá vô cùng nghiêm trọng, mà bây giờ các cửa đập phải mở trong thời gian khá lâu trong năm. Điều đó làm cho Pak Mun trở thành con đập hoàn toàn vô dụng, với cơ sở hạ tầng rất tốn kém, mà chẳng giúp ích gì, không sản xuất được điện năng hay bất kỳ mục đích hữu ích nào khác. Rõ ràng, đây không phải là một ví dụ tốt để làm theo.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đã đánh giá tác động môi trường hiện tại cho dự án đập Xayaburi và chứng minh rằng, nó hoàn toàn không theo các tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận, liên quan đến cá và thủy sản, và do đó biện pháp giảm thiểu thiệt hại về cá hiện hành được Colenco, một công ty tư vấn quốc tế, có trụ sở ở Thụy Sĩ, đề xuất, trong việc thiết kế con đập là hoàn toàn không thích hợp cho việc giảm nhẹ tác động đến nghề cá nội địa ở hạ lưu Mekong, là nơi sản xuất cá lớn nhất trên thế giới.  
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyến cáo, một đánh giá có tiêu chuẩn thế giới phải được tiến hành, về mọi khía cạnh đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả thi, và do đó sẽ theo dõi chặt chẽ công ty tư vấn mà chính phủ Lào sẽ thuê để xem xét các tài liệu về các yêu cầu cơ bản của chính phủ các nước hạ lưu sông Mekong, và xã hội dân sự trong khuôn khổ của tiến trình Quy chế Thông báo Tham vấn và Đồng thuận trước (PNPCA) của Ủy hội sông Mekong.
Các đập thủy điện, bên cạnh lợi ích cung cấp điện năng, còn gây thiệt hại đáng kể cho môi trường, nhất là phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sống của các cư dân trong khu vực.
Source internationalrivers
Khu vực được chọn lựa để xây đập Xayaburi trên sông Mekong.
Trách nhiệm của những người có liên quan đến con đập Xayaburi, sẽ được giám sát ra sao? Cơ chế chia sẻ lợi ích và đền bù thiệt hại giữa những người có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ở sông Mekong sẽ như thế nào? Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc phỏng vấn giữa Thông tín viên Ngọc Trân và tiến sĩ Jian-hua Meng, chuyên gia về thủy điện bền vững quốc tế, thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.

Quyền lợi phải đi kèm trách nhiệm

Ngọc Trân: Thưa tiến sĩ, có thể nào một nhà tư vấn có đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn quốc tế, nhưng thực hiện công việc không đạt tiêu chuẩn và không chịu trách nhiệm về những sai lầm và bất cẩn của mình? Các chuyên gia tư vấn sắp thực hiện, có nên bị ràng buộc trách nhiệm về mặt pháp lý, do những lỗi lầm và thiếu sót mà họ gây ra?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Rõ ràng là một số chuyên gia tư vấn vẫn tin rằng họ có thể trốn tránh trách nhiệm khi áp dụng tiêu chuẩn nước đôi (double standards). Ở thị trường trong nước, họ phấn đấu cung cấp chất lượng tốt nhất cho khách hàng của họ, và họ rất tự hào về khả năng cải tiến của họ, có lẽ đúng như vậy. 
Nhưng cũng công ty đó, thực hiện công việc không đạt tiêu chuẩn, ở những nơi mà họ cảm thấy, có thể do họ không bị giám sát chẳng? Hoặc họ có cảm giác rằng các khu vực mà họ thực hiện thì xa nhà, nên không đáng để cố gắng hết sức? 
Ở các nước như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các cơ quan chính phủ có khả năng kỹ thuật kém hơn - ví
Bản đồ ghi vị trí của đập thủy điện Xayaburi
Bản đồ ghi vị trí của đập thủy điện Xayaburi. RFA
dụ như - các nước châu Âu, thì trách nhiệm của các công ty tư vấn thậm chí phải lớn hơn. Làm sao bạn có thể thực sự đánh giá chính sách trách nhiệm công ty của họ, và khám phá ra nếu họ thực sự quan tâm đến người và thiên nhiên? Ngoài vấn đề trách nhiệm pháp lý, hoặc vấn đề lừa dối khách hàng của họ - trong mắt chúng tôi, đây là cách hành xử thiếu tính chuyên nghiệp cao.
Làm sao bạn có thể thực sự đánh giá chính sách trách nhiệm công ty của họ, và khám phá ra nếu họ thực sự quan tâm đến người và thiên nhiên? Ngoài vấn đề trách nhiệm pháp lý, hoặc vấn đề lừa dối khách hàng của họ - trong mắt chúng tôi, đây là cách hành xử thiếu tính chuyên nghiệp cao
Ngọc Trân: Giả sử như những công cụ tốt nhất đã được sử dụng và một phương pháp tốt nhất được áp dụng trong vấn đề xây đập Xayaburi, đánh giá tác động môi trường của một dự án, ở mức độ nhất định nào đó, sẽ gây thiệt hại cho một quốc gia nhưng có lợi cho một quốc gia khác. Sự phân phối không công bằng giữa lợi và hại đó sẽ được giải quyết giữa các quốc gia và giữa các cư dân bị ảnh hưởng như thế nào?
Chẳng hạn như, việc đánh bắt cá ở biển hồ Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị giảm, các ngư dân sẽ được bồi thường ra sao? Lượng phù sa bị hạn chế do con đập, nông dân ở các nước hạ nguồn cần bón thêm phân để duy trì năng suất cho cây trồng, chuyện đó sẽ giải quyết như thế nào? Hồ chứa quá nhiều nước và việc xả lượng nước dư thừa có thể dẫn đến lũ lụt, gây thiệt hại về người và của cho các cư dân trong vùng, những cư dân này sẽ được giúp đỡ ra sao?

Tiến sĩ Jian-hua Meng: Một sự thất bại hoàn toàn về cấu trúc của con đập là một thảm họa lớn, rất hiếm khi xảy ra nhờ có kỹ thuật tốt. Trường hợp này sẽ là tình trạng khẩn cấp của một quốc gia hoặc có thể là khu vực, mà sẽ phải được xử lý như vậy.
Tuy nhiên, về vấn đề chi phí, gánh nặng và lợi ích, dẫn đến vấn đề cơ chế chia sẻ lợi ích. Một cơ chế chia sẻ lợi ích, nhằm bảo đảm nguồn tài nguyên thích đáng, được dành để trang trải chi phí thiệt hại cho những người khác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghị định này đã được phát triển ở Việt Nam nhưng nó cần phải được thiết lập ở các nước hạ lưu Mekong.  
Ở Việt Nam, nghị định này buộc mỗi đập thủy điện sẽ phải đóng góp 2% doanh thu từ điện năng vào một quỹ, do một cơ quan chính phủ độc lập quản lý, để hỗ trợ những người mất kế sinh nhai, hỗ trợ nguồn nước bị ảnh hưởng và hỗ trợ thiệt hại có liên quan đến môi trường, tại hiện trường của con đập và hồ chứa, ở thượng lưu và quan trọng hơn là ở hạ lưu. Tất cả mọi điều này là để bổ sung cho các hạn chế hiển nhiên của việc bồi thường một lần theo phương pháp truyền thống. Thách thức đó là, nghị định này phải được thực thi đầy đủ. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đang giám sát quá trình này.
Thách thức quan trọng của cơ chế như thế nằm ở cơ chế tái phân phối, chẳng hạn như, nhận diện và giám sát việc đòi bồi thường thiệt hại. Vì vậy, cơ chế tái phân phối của quốc gia đầu tiên cần phải thực hiện tại chỗ, và sau đó có thể phục vụ như cơ sở để nâng cấp thành lợi ích ngoài biên giới, cơ chế chia sẻ giữa các nước hạ lưu Mekong. Ủy hội sông Mekong đã khởi xướng khái niệm này giữa các nước, nhưng việc này cần có thời gian.
mỗi đập thủy điện sẽ phải đóng góp 2% doanh thu từ điện năng vào một quỹ, do một cơ quan chính phủ độc lập quản lý, để hỗ trợ những người mất kế sinh nhai, hỗ trợ nguồn nước bị ảnh hưởng và hỗ trợ thiệt hại có liên quan đến môi trường, tại hiện trường của con đập và hồ chứa, ở thượng lưu và quan trọng hơn là ở hạ lưu.
Đây là một trong những lý do tại sao Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên và các tổ chức khác mạnh mẽ đề nghị hoãn kế hoạch xây dựng các con đập trên dòng chính của sông Mekong trong 10 năm.

Cơ chế giám sát độc lập phải được thiết lập

Ngọc Trân: Hoạt động của con đập phải duy trì mực nước tối thiểu và tối đa theo mùa, mức trầm tích và chất lượng nước ở một tiêu chuẩn nhất định nào đó cho các nước hạ nguồn. Liệu đánh giá tác động môi trường có khảo sát và định rõ các thông số này để nghiên cứu không? Các nhà điều hành con đập có bị buộc phải tuân theo các thông số hay không? Nếu không, đánh
Những cư dân sống dọc sông Mekong bị thiệt thòi khi quá nhiều đập được xây trên sông này, chưa kể đến vấn đề môi trường. RFA photo.
Những cư dân sống dọc sông Mekong bị thiệt thòi khi quá nhiều đập được xây trên sông này, chưa kể đến vấn đề môi trường. RFA photo.
giá tác động môi trường đưa ra cách thực hiện, nhưng những người điều hành con đập có thể không thực hiện theo cách đó thì sao?

Tiến sĩ Jian-hua Meng: Chắc chắn, không có đánh giá tác động môi trường nào sẽ được chấp nhận mà không giải quyết thỏa đáng những vấn đề quan trọng mà bạn vừa đề cập. Và vấn đề quản lý dòng chảy và lớp trầm tích là trung tâm của các quyết định về việc xây dựng đập. Trường hợp Xayaburi, vấn đề trầm tích đặc biệt quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nước khác, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. 
Chắc chắn các nhà điều hành đập phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình, ví dụ như, khi xả nước do các mục đích và yêu cầu cụ thể nào đó.  
Điều này thường được giải quyết bằng việc thiết lập các cơ chế giám sát độc lập thích hợp, và qui định khung bảo đảm tuân thủ. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó tuỳ thuộc vào những người sở hữu, quản lý và vận hành con đập để làm cho mọi việc phù hợp với lợi ích công cộng. Một nhà điều hành con đập có trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp cao, không chỉ thấy rằng chính mình giữ vai trò là một người sử dụng con sông, mà còn là một công dân tốt và là một người chăm sóc tài sản công có trách nhiệm, đó là con sông mà xã hội đã tin tưởng giao phó cho mình chịu trách nhiệm chăm sóc.
Một nhà điều hành con đập có trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp cao, không chỉ thấy rằng chính mình giữ vai trò là một người sử dụng con sông, mà còn là một công dân tốt và là một người chăm sóc tài sản công có trách nhiệm, đó là con sông mà xã hội đã tin tưởng giao phó cho mình chịu trách nhiệm chăm sóc.

Không có chỗ cho những quyết định vội vàng

Ngọc Trân: Do yếu tố địa chính trị và môi trường, vấn đề sông Mekong không chỉ là vấn đề của một quốc gia, của khu vực, mà còn là vấn đề toàn cầu. Các tổ chức quốc tế có thể làm gì để bảo vệ con sông? Chính phủ của các nước trong khu vực nên làm gì để giúp bảo vệ nó?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Khu vực Đông Nam Á phụ thuộc vào sông Mekong về thực phẩm, kinh tế và di sản
Loại cá "Catfish" khổng lồ sông Mekong là một trong những loài catfish lớn nhất thế giới
Loại cá "Catfish" khổng lồ ở sông Mekong là một trong những loài catfish lớn nhất thế giới. Source mekongculture
văn hóa. Không có điều gì nghi ngờ, rằng việc tái tạo điện là cần thiết. Nhưng chỉ "tái tạo" không thôi thì không đủ, cần phải phát triển năng lượng bền vững. 
Ổn định và thịnh vượng của cả khu vực liên quan rất nhiều đến sự vẹn toàn của sông Mekong. Trong bối cảnh này, để cân bằng tất cả các khía cạnh liên kết với nhau thì vô cùng quan trọng: xã hội, môi trường và kinh tế. Không có chỗ cho những quyết định vội vàng dựa trên lời khuyên không đúng hoặc dựa trên các lợi ích một chiều về mọi mặt, mà đặc biệt là cho các kế hoạch và các dự án về tác động tiềm tàng như thế về cơ sở hạ tầng nước.
Mekong là điểm nóng đa dạng sinh học thứ hai trên thế giới sau Amazon, với khoảng 1.000 loài cá. Không có nơi nào trên thế giới, các loài sinh vật chưa từng biết, vẫn thường xuyên được phát hiện ở đó. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người 
Mekong là điểm nóng đa dạng sinh học thứ hai trên thế giới sau Amazon, với khoảng 1.000 loài cá. Không có nơi nào trên thế giới, các loài sinh vật chưa từng biết, vẫn thường xuyên được phát hiện ở đó. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người, bảo vệ một điểm nóng đa dạng sinh học như thế, và chắc chắn nhiệm vụ của một tổ chức bảo tồn quốc tế, như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, nhấn mạnh đến những rủi ro sẽ phải chuốc lấy, nếu một dự án thủy điện như dự án Xayaburi, được xây dựng mà thiếu các nghiên cứu thích hợp và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Ngọc Trân: Xin cám ơn tiến sĩ đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn.

Liên minh cứu trợ sông Mekong kêu gọi hủy xây đập Xayaburi

2011-05-17
Nhân cuộc họp thượng đỉnh các nước ASEAN tại Jakarta lần này, Liên minh cứu trợ sông Mekong đã ra thông cáo báo chí kêu gọi ASEAN lập tức hành động để hủy bỏ việc xây dựng đập Xayaburi của Lào trên sông Mekong.
RFA
Bản đồ chỉ vị trí sẽ được xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong
Khánh An phỏng vấn ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, có trụ sở tại Hà Nội, về vấn đề này.

Hài hòa các lợi ích

Trước hết, ông Trịnh Lê Nguyên cho biết:
Thông cáo báo chí của Liên Minh cứu trợ sông Mekong được đưa ra nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo ASEAN vừa qua. Đây cũng là một trong những hoạt động của Liên minh liên quan đến việc vận động các chính phủ, các tổ chức trong khu vực về vấn đề các đập trên dòng chính sông Mekong.
Khánh An: Trong thông cáo báo chí lần này có nội dung kêu gọi bỏ việc xây dựng đập Xayaburi, vậy nguyên nhân tại sao từ đề nghị hoãn xây mà bây giờ lại trở thành đề nghị bỏ hẳn việc xây đập?
Ông Trịnh Lê Nguyên: Trong vấn đề thủy điện dòng chính sông Mekong cũng như việc xây đập Xayaburi, có nhiều bên tham gia khác nhau. Mỗi bên có một cách tiếp cận riêng, chẳng hạn phía chính phủ Việt Nam thì trong các cuộc đàm phán vừa rồi kêu gọi phía Lào hoãn 10 năm theo như khuyến nghị, đánh giá môi trường chiến lược của bên Ủy hội sông Mekong thực hiện.
Nhưng các tổ chức khác, chẳng hạn như các tổ chức trong Liên minh cứu trợ sông Mekong thì trong các cuộc thảo luận, có nhiều tổ chức đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ hơn là đề nghị hủy chứ không phải là hoãn nữa. Vì vậy trong thông cáo báo chí vừa rồi gửi các lãnh đạo ASEAN, Liên minh đưa ra kiến nghị hủy kế hoạch này.
Khánh An: Đồng thời với việc kêu gọi hủy bỏ xây dựng các đập trên sông Mekong, điều này có nghĩa là một số lợi ích rất lớn của Lào cũng bị hủy bỏ, vậy các tổ chức, hiệp hội có đưa ra biện pháp nào thay thế để giúp cho Lào khi họ từ bỏ những lợi ích trên dòng Mekong không?
Khi Lào từ bỏ kế hoạch của họ thì có nghĩa là các quốc gia trong lưu vực cũng như trong hiệp hội ASEAN cũng nên có các biện pháp đền bù cho lợi ích mất đi của Lào.
Ông Trịnh Lê Nguyên
Ông Trịnh Lê Nguyên: Cũng phải khẳng định là Lào có quyền lợi chính đáng trong việc sử dụng dòng sông trên đất nước họ. Lợi ích của họ là chính đáng, tuy nhiên trên cơ sở hợp tác của sông Mekong thì cũng như tôi vừa nói, nguyên tắc là hài hòa các lợi ích. Vì thế khi Lào từ bỏ kế hoạch của họ thì có nghĩa là các quốc gia trong lưu vực cũng như trong hiệp hội ASEAN cũng nên có các biện pháp đền bù cho lợi ích mất đi của Lào.
Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh rằng sự tham gia của các nhà tài trợ cho Ủy hội sông Mekong cũng như các nhà tài trợ của Lào như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á châu chẳng hạn, những nhà tài trợ đó cũng nên tham gia vào để giúp Lào có những lợi ích khác, đền bù cho lợi ích mà phía Lào bị thiệt hại khi bỏ các dự án trên dòng chính của sông Mekong.
Trong câu chuyện này, nhiều nhà quan sát trong khu vực cũng như quốc tế đánh giá rất cao vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc đưa ra các đàm phán đối với các nhà tài trợ, có thể là khuyến khích hoặc đưa ra các giải pháp để các nhà tài trợ quốc tế có thể giúp Lào bù lại những thiệt hại khi họ từ bỏ Xayaburi cũng như các dự án đập trên dòng chính.

Hoãn hay hủy

asean-summit-jakarta05072011-250.jpg
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 18 khai diễn tại Jakarta hôm 7-5-2011. AFP PHOTO
Khánh An: Sau việc đưa ra thông cáo báo chí kỳ này kêu gọi Lào chấm dứt xây đập trên sông Mekong, các hiệp hội và tổ chức có biện pháp nào khác để làm mạnh hơn lời kêu gọi này đến các chính phủ, đặc biệt là chính phủ Lào không?
Ông Trịnh Lê Nguyên: Trong bản văn thư Liên minh cứu trợ sông Mekong có nhiều tổ chức xã hội dân sự trong khu vực và trong các tổ chức khác có liên quan hay có quan tâm, chúng tôi đang trong quá trình trao đổi, thảo luận các bước tiếp theo. Hiện tại, mục tiêu trước mắt là kêu gọi các chính phủ các quốc gia trong khu vực cân nhắc, có thể tạm dừng, hoãn các dự án trên dòng chính để nghiên cứu các biện pháp thay thế.
Tuy nhiên, có một tin rất mới là trong buổi gặp gỡ chiều qua ở Jakarta, thủ tướng Lào đã thông báo cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Lào đã quyết định hoãn kế hoạch xây dựng Xayaburi để có các nghiên cứu, cân nhắc, thận trọng tiếp theo.  
Khánh An: Việc hoãn lại có phải là sẽ có nhiều khả năng hủy bỏ luôn việc xây dựng các con đập không?
Hủy cũng là một trong những khả năng, nếu như những nghiên cứu trong thời gian tạm hoãn đưa ra các kết quả chứng minh thuyết phục là việc xây đập Xayaburi có hại nhiều hơn có lợi.
Ông Trịnh Lê Nguyên
Ông Trịnh Lê Nguyên: Việc hoãn lại đồng nghĩa với việc có nhiều khả năng xảy ra, trong đó việc trước mắt là phía chính phủ Lào cũng như chính phủ Việt Nam và các chính phủ trong lưu vực sẽ có các biện pháp nghiên cứu như tuyên bố hôm qua của hai thủ tướng là sẽ kêu gọi sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học quốc tế và khu vực để đưa ra các kết quả, các khuyến nghị vững chắc trong việc có xây dựng đập Xayaburi hay không, hay là hủy hoặc có biện pháp thay thế như thế nào.
Tôi nghĩ, hủy cũng là một trong những khả năng, nếu như những nghiên cứu trong thời gian tạm hoãn đưa ra các kết quả chứng minh thuyết phục là việc xây đập Xayaburi có hại nhiều hơn có lợi.
Khánh An: Vâng, cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho Đài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét