Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam mặc dù bị đàn áp

Tin AFP
Hà Nội - Khoảng 100 người biểu tình chống Trung Quốc tuần hành trong ôn hoà hôm nay Chủ Nhật ngày 3 tháng Bảy năm 2011 ở Hà Nội Việt Nam bất chấp sự đàn áp dữ dội về mặt an ninh và lời hứa của cả hai nước là kềm chế công luận về những căng thẳng xảy ra ở vùng biển Nam Hải.
Biểu tình -- vốn không mấy phổ biến ở nước Việt Nam độc tài – đã xảy ra ở thủ đô Hà Nội trong năm buổi cuối tuần liên tiếp vì sự tranh chấp lãnh hải.

Công an chìm cũng như nổi đổ vào khu vực quanh toà đại sứ Trung Hoa và ngăn cấm giao thông tất cả những con đường chung quanh, nhưng có khoảng 40 người biểu tình đã lọt qua được hàng rào kiểm soát để tụ tập lại được ở một địa điểm không xa từ toà đại sứ. Họ tuần hành hướng về phía trung tâm Hà Nội, với công an chuyên trị bạo động và các nhân viên an ninh khác theo sau.
Có thêm nhiều người tham gia cuộc tuần hành trên đường đi, họ la lớn khẩu hiệu “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”
“Trung Quốc phải tôn trọng đặc khu kinh tế của Việt Nam,” theo một tấm bích chương của những người biểu tình.
“Chống Trung Quốc,” một bích chương khác nói một cách đơn giản, và bằng tiếng Anh.
Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng nhà nước Việt Nam cho phép những cuộc biểu tình chống Trung Quốc này xảy ra, trong những lần trước đây lên tới 300 người, vì những người biểu tình này đã đáp ứng nhu cầu cần bày tỏ sự bất bình đối với Bắc Kinh của nhà nước Việt Nam trong việc tranh chấp này.
Đã có hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng lần cuối là ngày 11 tháng Sáu. Một người liên quan đến những cuộc biểu tình cho hãng thông tấn AFP hay là lực lượng an ninh đã “hăm dọa” người tham gia biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Hà Nội, một số nhà hoạt động cảm nhận rằng sự biểu tình của họ sẽ “không đi đến đâu” sau khi Trung Quốc và Việt Nam có những cuộc hội đàm hôm 25 tháng Sáu ở Bắc Kinh, theo nguồn tin của AFP nhưng không muốn tiết lộ danh tánh.
Báo chí nhà nước của cả Trung Quốc và Việt Nam đều nói là cả hai phía đồng ý ở buổi hội đàm (ở Bắc Kinh) là giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa hai bên một cách ôn hoà “qua thương thảo và hội đàm thân hữu.”
Báo Tin tức Việt Nam (Vietnam News) chính thức của nhà nước Việt Nam nói Bắc Kinh và Hà Nội “cũng đã nhấn mạnh nhu cầu cần tăng cường định hướng đúng đắn dư luận.”
Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải kềm chế những cuộc biểu tình trong lúc Trung Quốc kiểm soát truyền thông của họ, nhắm vào những lời bình luận về vấn đề tranh chấp ở biển làm phật lòng Việt Nam, theo ông Carl Thayer, một chuyên viên nghiên cứu Việt Nam ở Úc.
“Tầm mức những cuộc biểu tình ở Việt Nam tuồng như ngày càng nhỏ lại,” ông Thayer nói hôm thứ Sáu.
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam rập khuôn những gì họ làm đối với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bốn năm trước đây, “công an sẽ đến trường trung học cũng như đại học và cảnh cáo sinh viên sẽ bị đuổi học” vì tham gia biểu tình, ông Thayer nói thêm.
Trung Quốc là đối tác thương mãi lớn nhất của Việt Nam nhưng người Việt vẫn nhớ đến một cách đắng cay về 1.000 năm bị người Tàu đô hộ, và mới gần đây, là cuộc chiến biên giới, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu trong năm 1979.
Nguồn:
1) Anti-China demo in Vietnam despite clampdown. AFP, by Ian Timberlake, 3 July 2011
Theo DVC online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét