Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

TÁCH VIỆTCỘNG RA KHỎI TAY TẦUCỘNG ƯU TIÊN CẤP BÁCH CỦA VIỆTNAM

Bất kể vì lý do gì, hay bởi thủ đoạn thâm độc của bất cứ thế lực đen tối nào, đang đẩy Tầucộng, hay do chính Tầucộng vì khát dầu khí, hay vì nhu cầu bành trướng ra ngoài để ổn định bên trong, mà phải hung hãn đe dọa các nước Áchâu, bất chấp công pháp quốc tế và công luận thế giới để định nuốt trọn Biển Đông, thì lập tức Việtnam bị đặt thành đối tượng phải thanh toán đầu tiên của Tầucộng. Dù cho Tầucộng có thể đã ngấm ngầm hứa hẹn là vẫn để cho Việtcộng độc quyền cai trị Việtnam, chỉ phải theo lệnh của Tầucộng.
Nhưng khi thấy tàu hải giám của Tầucộng vào sâu trong thềm lục điạ Việtnam để phá hoại tàu thăm dò địa chất của Việtnam, thì phản ứng của toàn dân Việtnam trong và ngoài nước bừng bừng nổi lên xuống đường biểu tình ‘chống Tầucộng xâm lược’, ‘chống Việtcộng hèn nhát’, buộc nhà cầm quyền Việtcộng vào thế phải công khai phản đối quan thầy. Thêm vào đó công luận quốc tế đều đứng về phía Việtnam. Các nước trong khối ASEAN tuy còn rời rạc, nhưng cũng thấy mối nguy bành trướng của Bắckinh, nên đều hướng về Hoakỳ. Đồng thời Hoakỳ cũng lập tức triển khai lực lượng hải quân để sẵn sàng “Vì quyền lợi quốc gia Hoakỳ” tiến vào Biển Đông để thực hiện những điều đã cam kết với các nước trong vùng.
Vậy liệu lực lượng hải quân Mỹ, Tầu có đụng độ nhau tại Biển Đông hay không? Theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates: “…giải quyết các tranh chấp không dùng đến vũ lực”. Bộ trưởng quốc phòng Tầucộng, Lương Quang Liệt: “Trungquốc giữ vững cam kết duy trì hoà bình ổn định tại Biển Nam Trunghoa…”. Về mặt quân sự, Tầucộng thực tế chưa phải là đối thủ của Mỹ. Về kinh tế, thị trường của Mỹ là đất sống của sản phẩmTầu. Thị trường của Tầu là đất đầu tư của Mỹ. Dù 2 chế độ Mỹ, Tầu, 2 nền chính trị, xã hội của 2 nước đối nghịch nhau, nhưng nhất thời vẫn phải dựa vào nhau để phát triển. Giết nhau lúc này là cùng tự sát. Chiến tranh Mỹ, Tầu chưa thể xẩy ra. Nhưng 2 bên đều ra sức biểu dương lực lượng để kềm chế nhau. Hai bên đều lớn tiếng hô ‘hoà bình’ mà tay không thể rời khẩu súng. Đây cũng không phải là tình trạng chiến tranh lạnh. Vì 2 bên vẫn là đối tác của nhau. Bên nào tuân thủ công ước quốc tế về luật biển của LHQ 1982 và được công luận thế giới ủng hộ bên đó sẽ thắng trong cuộc thế này.
Hội Nghị về An Ninh Hàng Hải Biển Đông diễn ra tại Washington Hoakỳ ngày 20-21/06/2011. Nhiều học giả quốc tế phản bác lập luận Gs Su Hao về ‘cơ sở lịch sử’ của đường lưỡi bò Tầucộng. Ông Termsak Chalermpalanupap của ban thư ký ASEAN cho rằng: “Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển -UNCLOC- không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Gs Peter Dutton, Đại Học Hải Quân Mỹ, không đồng ý với giải thích của Tầucộng về ý nghĩa đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”. Gs Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, cho rằng: “Việc học giả Trungquốc sử dụng ‘di sản lịch sử’ để giải thích về tuyên bố chủ quyền, một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này”. Bà Caitlyn Antrim, giám đốc ủy ban Pháp Quyền Đại Dương của Mỹ, khẳng định: “Tuyên bố đường 9 đoạn- đường lưỡi bò- không có cơ sở theo luật quốc tế, bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ”. “Nếu Trungquốc tuyên bố chủ quyền các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau lại bỏ trống, thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”.
Cũng trong khuôn khổ Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông, thượng nghị sĩ Cộnghoà, John McCain chỉ rõ: “Nguyên nhân chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc, chính là hành xử mang tính hiếu chiến và yêu sách tham lam thiếu căn cứ của Trungquốc ở Biển Đông”. Theo Ông: “Tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực Áchâu Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Mỹ phải cần can dự tích cực”. “Trungquốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các quyền tự phong, ngay ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việtnam và Philippines”. Ông kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó: “Mỹ cần giúp ASEAN xây dựng khả năng phòng thủ và phát triển trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải”.
Mới đây, trong cuộc họp báo, thượng nghị sĩ Dânchủ, Jim Webb tuyên bố: “Tình hình chủ quyền tại Biển Đông thực ra lại giúp quan hệ hai bên – Việtnam Hoakỳ – bằng cách nó khiến cho cả hai bên hiểu rõ điểm chung trong quyền lợi của mình”. Thông cáo chung của vòng Đối Thoại về Chính Trị, An Ninh, Quốc Phòng Việt-Mỹ lần tứ 4 hôm 17/06/11 có đoạn viết: “Việc duy trì hoà bình ổn định, an toàn và tự do lưu thông tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực”. “ Hai bên ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982”. “ Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên Bố Chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông, ký kết giữa Asean và Trungquốc, năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thoả thuận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử”. Nhưng nhiều nghị sĩ Mỹ vẫn chỉ trích mạnh mẽ Việtcộng về những vi phạm nhân quyền và đòi hỏi: “Việtnam phải có những tiến bộ trong lãnh vực này để đổi lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoakỳ”.
Xem vậy, hầu như cả thế giới, nhất là Hoakỳ đang cố gắng tạo điều kiện để cho Việtcộng tách ra khỏi bàn tay ma quái của Tầucộng. Trong khi đó phần đông giới chức Hànội cũng muốn dựa vào sức dân để giảm bớt sức ép của Tầucộng, và tránh khỏi bị kết tội bởi toàn dân, nên đã nới tay cho giới trẻ và dân chúng của Hànội và Saigòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu “Trungquốc xâm lược”. “Hoàngsa, Trườngsa của Việtnam”. Vì không dám tin vào dân, nên Việtcông đã tìm mọi cách để hạn chế. Điều nổi bật làm Việtcộng quen mắt, mà người Hảingoại khó chịu, đó là những lá cở đỏ trong đoàn biểu tình. Nhưng với quốc tế, nó lại là dấu hiệu “Cờđỏ Việtcộng, chống Cờđỏ Tầucộng”, cũng như trước đây Liênxô và Trungcộng chống nhau dưới sự đạo diễn của Hoakỳ. Ở thời điểm quốc tế cầm chân Tầucộng này, việc ưu tiên số một là bằng mọi cách “Tách Việtcộng ra khỏi tay Trungcộng”. Đừng nghĩ về tiểu tiết, cần kịp thời phá đổ kế hoạch tàm thực Việtnam của Tầucộng, qua sự tiếp tay mù quáng của bè lũ cầm đầu Việtcộng. Nếu không thì quá muộn. Vì hiện nay người Tầu đã tràn ngập Việtnam, hàng hoá của Tầu làm chủ thị trường Việtnam. Máy móc phế thải của Tầucộng phá nền kỹ nghệ Việtnam. Có như thế Việtnam mới thoát nạn bị Hán hóa, giống các dân tộc: Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Mới có cơ hội Dân Chủ Hóa chế độ để chủ động gia nhập tiến trình Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigòn ngày 21/06/2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét