Việt-Long- RFA
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều xác định cho mỗi quốc gia/ vùng lãnh thổ chủ quyền một phần hay toàn thể biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), một vùng lãnh hải được cho là có nhiều mỏ dầu khí và kim loại Vùng này cũng là thủy lộ giao thương chính của thế giới. Năm 2002, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ký một bản Tuyên bố về Ứng xử, không có tính cách ràng buộc pháp lý, nhằm kềm chế của những quốc gia xác định chủ quyền biển Đông nêu trên không hành động quân sự hay những hoạt động khiêu khích khác, có thể làm tăng tình trạng căng thẳng nơi vùng này.
Sau đây là bản liệt kê những sự kiện xảy ra gần đây trong vùng lãnh hải trong vòng tranh chấp: 4 tháng 3: Philippines gửi công hàm phản đối cho Trung Quốc về sự kiện xảy ra gần đảo Reed, mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa. Mannila tố giác hai tàu tuần của Trung Quốc đã đe dọa đâm vào một tàu thăm dò của Philippines.
28 tháng 3: Philippines tuyên bố đã gia tăng tuần tiễu bằng phi cơ và tàu chiến, dự định sẽ sửa sang một đường băng dành cho máy bay trên hòn đảo mà Philippines chiếm giữ tại Trường Sa, nhằm tăng cường sự xác định chủ quyền trong vùng tranh chấp.
13 tháng 4: Philippines phản đối với Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc xác định chủ quyền một vùng rộng lớn trên biển Nam Trung Hoa, hay biển Đông. Philippines nói luận điểm của Bắc Kinh là vô căn cứ, chiếu theo luật quốc tế.
27 tháng 3: Việt Nam loan báo ba tàu tuần của Trung Quốc có hành động thách thức một tàu Việt Nam khai thác dầu tại biển Đông, làm hư hại trang thiết bị của tàu này, và cảnh cáo chiếc tàu của Việt Nam là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.
28 tháng 3: Trung Quốc chỉ trích Việt Nam về việc Việt Nam khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam, trong biển Đông.
1 tháng 6: Philippines loan tin nhiều tàu Trung Quốc dựng cột, thả neo và dỡ hàng xuống gần Bải Amy Douglas, nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines. Manila nói mọi công trình xây dựng nơi đó đều là sự vi phạm trắng trợn Bản tuyên bố Ứng Xử mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết.
5 tháng 6: Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tại một diễn đàn quốc phòng châu Á rằng Bắc Kinh không theo đuổi chủ nghĩa bá quyền, và sẽ không đe dọa nước nào.
8 tháng 6: Trung Quốc tung ra chiến dịch mới nhằm gia tăng đả kích Philippines liên quan đến vùng lãnh hải tranh chấp, kêu gọi Manila chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh bằng những lời tuyên bố vô trách nhiệm liên quan tới biển Nam Trung Hoa.
9 tháng 6: Việt Nam lên án Trung Quốc sách nhiễu một tàu Việt Nam đang làm công tác thăm dò địa chấn trong biển Đông, tức biển Nam Trung Hoa theo cách nói của Trung Quốc. Việt Nam xác định chiếc tàu này của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc bờ biển phía nam Việt Nam.
11 tháng 6: Việt Nam xác nhận tin hải quân Việt Nam sẽ tập trận bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển miền Trung.
12 tháng 6: Chính quyền Việt Nam nới lỏng kiểm soát để diễn ra ngày biểu tình lần thứ nhì tại thủ đô Hà Nội. Hơn 100 người tập trung biểu tình chống lại hành vi đàn áp của Bắc Kinh
Sau đây là bản liệt kê những sự kiện xảy ra gần đây trong vùng lãnh hải trong vòng tranh chấp: 4 tháng 3: Philippines gửi công hàm phản đối cho Trung Quốc về sự kiện xảy ra gần đảo Reed, mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa. Mannila tố giác hai tàu tuần của Trung Quốc đã đe dọa đâm vào một tàu thăm dò của Philippines.
28 tháng 3: Philippines tuyên bố đã gia tăng tuần tiễu bằng phi cơ và tàu chiến, dự định sẽ sửa sang một đường băng dành cho máy bay trên hòn đảo mà Philippines chiếm giữ tại Trường Sa, nhằm tăng cường sự xác định chủ quyền trong vùng tranh chấp.
13 tháng 4: Philippines phản đối với Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc xác định chủ quyền một vùng rộng lớn trên biển Nam Trung Hoa, hay biển Đông. Philippines nói luận điểm của Bắc Kinh là vô căn cứ, chiếu theo luật quốc tế.
27 tháng 3: Việt Nam loan báo ba tàu tuần của Trung Quốc có hành động thách thức một tàu Việt Nam khai thác dầu tại biển Đông, làm hư hại trang thiết bị của tàu này, và cảnh cáo chiếc tàu của Việt Nam là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.
28 tháng 3: Trung Quốc chỉ trích Việt Nam về việc Việt Nam khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam, trong biển Đông.
1 tháng 6: Philippines loan tin nhiều tàu Trung Quốc dựng cột, thả neo và dỡ hàng xuống gần Bải Amy Douglas, nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines. Manila nói mọi công trình xây dựng nơi đó đều là sự vi phạm trắng trợn Bản tuyên bố Ứng Xử mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết.
5 tháng 6: Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tại một diễn đàn quốc phòng châu Á rằng Bắc Kinh không theo đuổi chủ nghĩa bá quyền, và sẽ không đe dọa nước nào.
8 tháng 6: Trung Quốc tung ra chiến dịch mới nhằm gia tăng đả kích Philippines liên quan đến vùng lãnh hải tranh chấp, kêu gọi Manila chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh bằng những lời tuyên bố vô trách nhiệm liên quan tới biển Nam Trung Hoa.
9 tháng 6: Việt Nam lên án Trung Quốc sách nhiễu một tàu Việt Nam đang làm công tác thăm dò địa chấn trong biển Đông, tức biển Nam Trung Hoa theo cách nói của Trung Quốc. Việt Nam xác định chiếc tàu này của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc bờ biển phía nam Việt Nam.
11 tháng 6: Việt Nam xác nhận tin hải quân Việt Nam sẽ tập trận bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển miền Trung.
12 tháng 6: Chính quyền Việt Nam nới lỏng kiểm soát để diễn ra ngày biểu tình lần thứ nhì tại thủ đô Hà Nội. Hơn 100 người tập trung biểu tình chống lại hành vi đàn áp của Bắc Kinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét