Mikhail Magid
Kì 1
Phần IChế độ toàn trị trong thế kỉ XX
Thế kỉ XX đã đi vào lịch sử như là thế kỉ của các chế độ toàn trị. Đấy là một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia bộ máy nhà nước đã khuất phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ. Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt để của chính quyền.
Đấy là giai đoạn mà việc giết người đã trở thành một công việc thường ngày, giống như công việc của một chiếc máy cơ khí. Trong đại chiến thế giới thứ II bè lũ phát xít đã giết hàng triệu người Do thái, người Slav và các dân tộc khác trong các trại tập trung và các trại lao động khổ sai. Vụ diệt chủng này được thực hiện với những lời tuyên bố như sau: “Giữa chúng ta với nhau, chúng ta có thể gọi đúng tên các sự kiện…Ý tôi muốn nói…việc tiêu diệt giống Do thái…Đa số các vị phải hiểu rằng đấy là khi có 100, hay 500 hay 1000 xác chết nắm thành hàng, liền nhau. Chịu đựng điều đó đến cùng mà vẫn là người đứng đắn, lương thiện…chính điều đó làm cho các vị trở thành những người cứng rắn” (Trích bài nói chuyện của Heinrich Himmler với các tướng lĩnh SS tại thành phố Poznan – Balan ngày 4 tháng 10 năm 1943). Hay: “Một cải tiến khác được chúng tôi thực hiện, đó là các buồng hơi ngạt có thể xử lí hai ngàn người một lúc, trong khi tại Treblinka có hàng chục buồng có thể tiêu diệt hai trăm người mỗi buồng” (Trích lời khai của Rudolf Hess, trưởng trại Osvenzim [1] , tại phiên tòa ở Nürnberg)
Ta có thể thấy thái độ tương tự của chế độ bolsevic ở Liên xô đối với các nạn nhân của nó: “Cuộc bạo loạn rộng khắp của nông dân tỉnh Riazan bắt nguồn từ tệ đoan của chính chúng ta”, Ovsianikov, đại diện của Ban chấp hành trung ương Liên xô đã viết. “Cuộc bạo loạn không ảnh hưởng đến hai huyện là Skopinski, chính sách ở đây mềm dẻo và huyện Dankovski, nơi chính sách khủng bố khốc liệt đã đè bẹp tất cả....Đối với nông dân chỉ có hai cách, hoặc là cái bánh hoặc là nện cho đến ngất xỉu”. “Không nghi ngờ gì là quan điểm có tính nguyên tắc của chúng ta rằng dân Cô dắc là thành phần xa lạ đối với chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Xô viết là hoàn toàn đúng”, Reinold, một cán bộ bolsevic cao cấp khác, viết năm 1919. “Người Cô dắc, hay là đa số người Cô dắc trước sau gì cũng sẽ bị tiêu diệt, đơn giản là giết về mặt thể xác, nhưng cần phải khôn khéo, cần phải rất thận trọng, cần phải ve vãn dân Cô dắc. Không một phút giây nào được quên rằng chúng ta đang phải đối mặt với một dân tộc hiếu chiến”.
Chế độ toàn trị đặt ra trước nhân lọai nhiều câu hỏi mới. Tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra? Tại sao người ta lại có thể phạm những tội ác khủng khiếp đến như vậy? Sau những gì đã thấy, ta có thể nói về tiến bộ trong quan hệ giữa người với người và tiến bộ trong quan hệ xã hội sau hàng ngàn năm phát triển được không? Hay là ngược lại, cần phải nói về sự suy đồi và thoái hoá của giống người?
Nhưng nhiều người lại cũng nói rằng dưới chế độ toàn trị họ cảm thấy tình đoàn kết, cảm giác được tham dự vào các sự kiện vĩ đại, giữa người với người không có sự ghẻ lạnh như hiện nay. Thể chế xã hội ấy là gì mà có thể kết hợp được những khía cạnh tưởng chừng không thể kết hợp nổi như: sự man rợ lạnh lùng với tình đoàn kết và niềm tin vào hạnh phúc chung?
Chế độ toàn trị, một hình thức chính quyền mới
Chúng ta có thể nhận thấy rằng các tư tưởng gia của các chế độ toàn trị có thể phủ nhận hoàn toàn (như ở Liên xô trước đây) hoặc ngược lại, công khai công nhận tính chất toàn trị của nó, hơn nữa còn cố gắng xác định những đặc trưng cơ bản của hình thức cai trị ấy. Lãnh tụ phong trào phát-xít Ý, Mussolini, từng nói: “...Đối với một người phát-xít thì tất cả đều nằm trong nhà nước, không có gì là nhân tính hay tinh thần có thể tồn tại, hơn nữa có thể có giá trị bên ngoài nhà nước. Trong ý nghĩa này thì chủ nghĩa phát-xít là toàn trị, và nhà nước phát-xít đóng vai trò như một cơ chế tổng hợp và hợp nhất các giá trị, luận giải và phát triển toàn bộ đời sống của dân chúng cũng như tăng tốc nhịp điệu của nó”. Như vậy là các lí thuyết gia cũng như những người thiết lập nên các chế độ toàn trị đã nêu lên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ toàn trị: các chế độ này là biểu hiện cực đoan nhất của xu hướng nhà nước hoá, xu hướng thống trị của nhà nước đối với xã hội. Xã hội bị nhà nước nuốt chửng chính là mô hình “tổng thể”, nghĩa là một nhà nước bao hàm tất cả, bao trùm tất cả, nuốt tất cả các thể xã hội vào trong bộ máy của mình. “Xuất phát điểm của chế độ chuyên chế hoàn toàn trái ngược với chế độ toàn trị về mọi khía cạnh”, Hannah Arendt, một nhà nghiên cứu về chế độ toàn trị viết. “Chế độ chuyên chế dưới mọi hình thức luôn luôn lấn át hay là hạn chế tự do nhưng không bao giờ thủ tiêu tự do. Chế độ toàn trị, không phụ thuộc vào mức độ bạo ngược, có mục đích thủ tiêu tự do chứ không phải là giới hạn tự do”. Hướng đến một quyền lực không giới hạn “là bản chất của các chế độ toàn trị. Chính quyền như vậy chỉ đứng vững khi tất cả mọi biểu hiện của đời sống cá nhân của tất cả mọi người, không có ngoại lệ nào, đều bị kiểm soát một cách có hiệu quả”.
Khác với các chế độ độc tài hay chuyên chế thường gặp trong quá khứ, những chế độ này cho phép sự tồn tại các đơn vị phụ thuộc và liên kết lại với nhau vào cùng một trục dọc (hương ấp, hiệp hội, liên minh) bên trong hệ thống, nhà nước toàn trị cố gắng tiêu diệt một cách có ý thức tất cả các mối liên kết phi chính thống theo chiều ngang giữa các thành viên và không cho phép tồn tại những khoảng trống thiếu sự bảo trợ của nhà nước. Trong trường hợp này chính quyền nhà nước được coi như cỗ máy điều tiết hay quản lí tất cả các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ riêng tư nhất (ở Liên xô trước đây các quan hệ gia đình nhiều khi được mang ra giải quyết tại các cuộc họp chi bộ đảng). Điều kì lạ là các phong trào có tính quần chúng của các chính phủ toàn trị lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ dưới lên.
Toàn trị là “nô dịch tích cực”
Khi nói về chế độ toàn trị người ta thường chú ý đến hiện tượng xã hội là các cá nhân sống trong đó bị bộ máy nhà nước nuốt gọn. Nhưng đây chỉ là cái vỏ bên ngoài của chủ nghĩa toàn trị. Cốt lõi của chủ nghĩa toàn trị chính là hiện tượng mà Yaakov Oved, nhà nghiên cứu chính trị học Israel, gọi là “nô dịch tích cực”. Khác với các chế độ chuyên chế cổ điển dựa trên nguyên tắc “nô dịch thụ động”, nghĩa là cấm “làm một điều cụ thể nào đó”, chế độ toàn trị thiết lập nguyên tắc “nô dịch tích cực” nghĩa là nó cố gắng đưa từng cá nhân hoặc cả một tập thể đến một tình trạng mà họ “tự làm cái được phép”.
Hiện tượng này là kết quả của quá trình thôi miên quần chúng theo một ý thức hệ cụ thể mà kết quả là họ trở thành những người tự nguyện, thường khi là những người tham gia tích cực vào chính sách cũng như tội ác của chính chế độ ấy. Nhưng điều đó không thể nào thực hiện được nếu chế độ toàn trị không dành cho quần chúng một sự đền bù nhất định về mặt tâm lí. Chế độ toàn trị đưa cho người ta một niềm tin, một hệ toạ độ hoàn chỉnh, sự đồng nhất, tình đồng chí và cuối cùng là cảm giác say sưa khi được tham gia vào đám đông hân hoan và phấn khích đầy thù hận.
Sự cưỡng ép và kiểm soát toàn diện của bộ máy nhà nước đối với xã hội cùng với tính tích cực của phong trào quần chúng do chính bộ máy đó điều khiển, hai hiện tượng này là cốt lõi và cũng là điểm khác biệt của nó với các chế độ chuyên chế khác.
Đề tài “nô dịch tích cực” đã được nhiều nhà nghiên cứu về chế độ toàn trị khảo sát. Tất nhiên lãnh tụ của các phong trào này chính là những người đầu tiên đề cập tới vấn đề đó. Chính Lênin là đã xác định trật tự bolsevic ở Nga là sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản (chính quyền của đảng bolsevic và bộ máy nhà nước do nó lãnh đạo) và “sự sáng tạo sống động của quần chúng”. Adolf Hitler, khi còn trẻ, trong lúc chứng kiến cuộc biểu tình do những người dân chủ xã hội tổ chức có hàng triệu công nhân tham gia ở Viên đã cảm thấy vô cùng hoảng sợ và sau đó là thích thú. Hoảng sợ vì cái đám đông quần chúng được một số lãnh tụ dẫn dắt đó có thể dễ dàng đè bẹp đối phương (hắn tự coi mình là đối phương của đám đông đó). Thích thú vì hắn bỗng hiểu rằng có thể lái sức mạnh của các phong trào quần chúng đó vào hướng cần thiết.
Khi nói đến những người không chấp nhận chế độ toàn trị thì trước tiên người ta nghĩ đến những thành viên cuộc khởi nghĩa trên đảo Kronshtadt năm 1921 (đảo ở gần thành phố Leningrad – Saint Peterburg hiện nay – ND), cuộc khởi nghĩa chống chế độ toàn trị đầu tiên trong thế kỉ XX. Trong số báo do Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời Kronshtadt xuất bản vào tháng 3 năm 1921 có đoạn viết: “...Nhưng việc nô dịch về tinh thần nhục nhã và tội lỗi nhất của những người cộng sản là: họ can thiệp cả vào thế giới nội tâm của quần chúng lao động, bắt quần chúng phải suy nghĩ như họ”.
Vsevolod Volin, một người vô chính phủ, thành viên tích cực của cách mạng Nga và là một trong những người phê phán không khoan nhượng Liên xô, một trong những người đầu tiên quan tâm đến hiện tượng là tại một số nước trên thế giới đã hình thành những điều kiện làm cho các phong trào quần chúng tiếp thu tư tưởng chuyên chính, ông cũng là người nhận ra sự tương đồng giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản và như vậy đã mở ra phương hướng tư duy về chế độ toàn trị và nô dịch tích cực. Ông đã viết trong cuốn sách Chủ nghĩa phát xít đỏ xuất bản đầu những năm 30 của thế kỉ trước như sau: “Nếu tư tưởng chuyên chính – tàn bạo hay bọc đường - được công nhận và ủng hộ rộng rãi thì có nghĩa là con đường cho sự xâm nhập của tâm lí, tư tưởng và hành động phát xít đã mở rộng rồi… Khi ý tưởng này được… các nhà tư tưởng của các giai cấp vô sản nắm lấy và đưa vào thực hiện như là phương tiện giải phóng cho họ thì ta phải công nhận rằng đấy là…một sự lầm lẫn nguy hiểm. Thực chất đấy là tư tưởng phát xít, nếu được thực hiện nhất định sẽ dẫn đến một tổ chức xã hội hoàn toàn mang tính phát xít”. Tất nhiên là các chế độ chuyên chế khác cũng cần được xã hội mà nó cai trị công nhận chứ không thể chỉ dựa vào báng súng. Nhưng các chế độ này chỉ cần các thần dân thoả hiệp với chính sách của nó chứ không cố gắng nắm cả “trái tim và khối óc dân chúng”, không đòi hỏi sự ủng hộ nhiệt tình và sự tham gia trực tiếp của dân chúng vào đường lối cũng như tội ác của chế độ.
Tâm trạng đặc trưng cho trạng thái “nô dịch tích cực” được nữ văn sĩ Nga, Evghenia Melser, viết ngay từ cuối những năm 20 của thế kỉ trước như sau: “Ghenia rất thích những ngày lễ 7 tháng 11 và 1 tháng 5. Đấy là những cột mốc trong đời sống đất nước, cột mốc trong hành trình như vũ bão tiến về phía trước, cũng là cột mốc trong cuộc đời của chính cô, cô cho rằng mình có những tình cảm đặc biệt và sẽ nhớ những ngày ấy theo một cách cũng thật là đặc biệt. Sau đó là cảm giác không gì so sánh được, cảm giác được hòa tan vào đám đông quần chúng được khích lệ bởi niềm hân hoan chiến thắng, khi tất cả cùng thở một nhịp, cùng một suy nghĩ, cùng một khí thế”. Ở đây điều đáng lưu ý không chỉ là cảm giác say sưa khi được hoà tan vào đám đông, mà ta sẽ thấy trong phần trình bày sau, có thể là hình thức tồn tại cổ sơ, tiền công nghiệp của con người. Điều đáng buồn nhất và có thể cũng là vô lí nhất trong trường hợp này là dân chúng đã ăn mừng “chiến thắng” trong một đất nước nghèo nàn, đói khát, trong một đất nước đang chìm ngập trong những đợt thanh trừng tàn bạo cả về qui mô và mức độ tàn nhẫn do nhà nước tiến hành. Họ mừng chiến thắng của nhà nước đối với chính mình, mừng sự thất bại thảm hại của chính mình. Ở đây chúng ta bắt gặp một trong những khía cạnh quan trọng nhất của hiện tượng nô dịch tích cực: khi bạo lực trở nên không thể chịu đựng được mà dân chúng lại không có cách nào né tránh thì họ đành phản ứng bằng cách yêu ngay những kẻ đang thi hành bạo lực. George Orwell, dựa vào lời kể của những người từng bị các chế độ toàn trị đàn áp đã chỉ ra sự gắn bó một cách kì quặc giữa nạn nhân và những tên đao phủ. Một nhà nghiên cứu chế độ toàn trị nổi tiếng khác, ông Erich Fromm, đã gọi hiện tượng đó “biểu hiện của bệnh tự làm khổ mình và làm khổ người".
Một khía cạnh quan trọng nữa của hiện tượng nô dịch tích cực là nguyên tắc trách nhiệm tập thể và cảm giác tội lỗi tập thể. Tại sao các chế độ toàn trị lại cần giành được sự ủng hộ của toàn dân đối với tất cả các họat động của nó, đặc biệt là các họat động thanh trừng? Tạo sao nó phải thường xuyên tổ chức các buổi mít tinh đông người tại các công xưởng, nhà máy, hoặc các buổi diễu hành trên đường phố, nơi thường vang lên các khẩu hiệu đòi tiêu diệt kẻ thù giai cấp hay các dân tộc hạ đẳng? “Đoàn kết, đoàn kết - một nhân vật trong truyện ngắnTrên công trường xây dựng Vạn lí trường thành của Franz Kafka reo lên - tất cả đứng, vai kề vai, cùng nắm tay nhau, máu không chỉ chảy trong huyết quản từng cá nhân riêng lẻ nữa mà chảy trong khắp nước Trung hoa rộng lớn để rồi cuối cùng lại trở về với chính bạn”. Ta có thể thấy ẩn ý của từ máu trong tiếng reo mà nhà văn gắn vào miệng nhân vật của những “công trình xây dựng vĩ đại”. Máu ở đây tượng trưng cho những vụ giết người hàng loạt, những vụ giết người nhằm tăng cường sự thống nhất trong một nhà nước toàn trị. Khi máu đã trở thành chất kết dính mọi người với nhau thì không thể nào lùi được nữa, muộn rồi, cảm giác tội lỗi quá lớn, chỉ còn mỗi một cách là tiến lên.
Kết quả của nô dịch tích cực là con người như nó vốn là biến mất, nó đã trở thành một chiếc đinh ốc nhỏ trong bộ máy đàn áp của nhà nước toàn trị. Con người bị bộ máy to lớn đó nghiền nát, một bộ máy không cho người ta thể hiện tất cả các chiều kích vốn có của cá nhân mình, không cho người ta suy nghĩ, cảm thụ độc lập, một bộ máy làm cho cá nhân con người tan ra trong sự thần phục lãnh tụ, tan ra trong cơn phấn khích của lòng hi sinh. Chủ nghĩa toàn trị, dù dựa trên tinh thần dân tộc hay giai cấp, thực chất là “một vụ tranh chấp không bao giờ dứt”.
Cơ cấu xã hội tiền công nghiệp
Ngay từ khởi thủy con người đã sống trong những cộng đồng nhỏ, phù hợp với bản năng xã hội về sự tương trợ nằm tận đáy sâu tâm hồn họ. Trải suốt chiều dài của lịch sử, cuộc sống tập thể đã được biểu hiện dưới nhiều hình thức: dòng họ, bộ lạc, cộng đồng…Lao động, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người trong hàng ngàn năm được qui định theo truyền thống, sự khác nhau liên quan đến hoạt động giữa các thành viên của xã hội chỉ mang tính tạm thời và không tạo ra đặc lợi. Những nhiệm vụ quân sự và nhu cầu phối hợp trong hoạt động sản xuất của cộng đồng đã thúc đẩy việc hình thành và củng cố dần dần quyền lực vào tay các lãnh tụ và các thày tư tế. Quyền lực đã được thiết lập bằng cách đó và chính từ đây năm, sáu ngàn năm trước bộ máy nhà nước đã ra đời. Nhưng mặc dù ngày nay chúng ta coi những hệ thống chính trị thời tiền công nghiệp là những chế độ chuyên chế thì sự can thiệp của nhà nước vào đời sống của các làng xã nông nghiệp hay các tổ chức thủ công cũng rất hạn chế. Ở châu Âu thời trung cổ các cộng đồng nông nghiệp và hiệp hội thợ thủ công, xưởng và các hiệp hội trực thuộc nhà thờ vẫn giữ được một sự tự trị nhất định, nhà nước ít khi can thiệp vào đời sống của các tổ chức đó.
Sự phát triển của các dân tộc và các nền văn hoá đi theo những con đường khác nhau, đôi khi hơi giống nhau. Nếu ở châu Âu, do chính sách của các chính quyền chuyên chế, đã xuất hiện những thiết chế tư hữu để từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tình hình ở phần còn lại của thế giới lại hoàn toàn khác. “Nhà nước” – Karl Marx viết về các nước phương Đông – “là chủ sở hữu tối thượng của đất đai. Quyền lực tối thượng ở đây là sở hữu ruộng đất được tập trung trên qui mô toàn quốc.…Trong trường hợp này không hề có sở hữu tư nhân về đất đai mặc dù có việc sử dụng tư nhân hoặc cộng đồng”. Vì thời thượng cổ đất đai là phương tiện sản xuất chủ yếu cho nên có thể nói rằng nhà nước và nhà vua không chỉ nắm quyền lực chính trị mà còn nắm quyền lực kinh tế, áp đảo cả xã hội và cá nhân. Đa số tuyệt đối cư dân là các cộng đồng nông dân, sống chủ yếu bằng tự cấp tự túc (kinh tế tự nhiên) được quyền sử dụng đất (nhưng không phải là quyền sở hữu) và canh tác trên cơ sở chủ nghĩa tập thể và tương đối bình đẳng về tài sản (mặc dù ở một số vùng ở phương Đông đã có các trung tâm đô thị nơi các quan hệ buôn bán và tiểu thủ công nghiệp đã phát triển). Marx gọi đấy là “chuyên chế châu Á”. Có thể đọc những bản báo cáo, phân tích kĩ lưỡng cơ cấu xã hội loại này trong các tác phẩm của nhà nghiên cứu nổi tiếng người Đức Karl Wittfogel, nhà sử học-phương đông học người Nga Leonid Vasiliev và nhiều nhà nghiên cứu khác nữa.
Chế độ chuyên chế Á châu thường cố kết bằng những truyền thống văn hoá rất mạnh. Ở Nga, đấy là chính quyền của Sa hoàng đựơc nhà thờ tôn vinh như là “người chủ của đất Nga”, mà hoàn toàn không phải theo nghĩa bóng của từ này vì ngoài những khoảnh đất mênh mông là tài sản của chính Sa hoàng, các điền chủ, ở một khía cạnh nào đó, cũng được coi là người quản lí đất đai của nhà nước. Mặc dù họ có quyền mua bán đất đai, nhưng nhà nước vẫn thường can thiệp vào quan hệ ruộng đất. Trong khi đó tuyệt đại đa số dân chúng là nông nô của nhà nước và địa chủ.
Trong các nước Hồi giáo ruộng đất được coi là của Thượng đế, Halif và Sultan chỉ là những người đại diện cho Thượng đế quản lí mà thôi. Nền văn hoá Trung quốc trong suốt hơn hai ngàn năm chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Khổng giáo, một học thuyết xã hội mà nền tảng của nó là sự phục tùng bậc huynh trưởng; quan niệm vua là thiên tử, có quyền sinh sát và quản lí đất đai thông qua bộ máy quan liêu và cuối cùng là quan niệm bình quân chủ nghĩa về công bằng xã hội.
Nhưng không nên nghĩ rằng phương Đông là thế giới nằm dưới sự cai trị tuyệt đối của nhà nước. Ngay ở đây vẫn tồn tại một sự tự trị nhất định của các làng xã nông nghiệp, vốn tương đối tự trị trong nhiều lĩnh vực, là một thế giới khép kín, sống theo những truyền thống và nguyên tắc có từ lâu đời. Khi nhà nước can thiệp quá mức vào quan hệ làng xã hoặc áp bức quá mức về kinh tế (thuế khóa) thì làng xã có thể phản ứng bằng những hành động bạo loạn để lập lại công bằng.
Những thiết chế xã hội truyền thống ở phương Tây đã bị đặt dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đang phát triển được nhà nước ủng hộ và giúp đỡ. Kết quả là những mối liên kết xã hội dựa trên sự tương trợ đã bị nhoà dần hoặc phá hủy. Chế độ tư bản-công nghiệp đã phát triển và hoàn thiện trong các nước phương Tây, sau đó mở rộng dần ra các nước, các lục địa khác dưới những hình thức khác nhau, đôi khi thật là lố bịch.
Tăng tốc công nghiệp hoá
Các nhà nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị thường gắn việc bành trướng khuynh hướng toàn trị và vai trò điều tiết của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như những vụ trấn áp tập thể với tiến trình tăng tốc công nghiệp hoá. Alvin Toffler, một nhà nghiên cứu chính trị hiện đại Mĩ cho rằng quá trình phát triển công nghệ của xã hội loài người diễn ra theo hình sóng và có thể chia thành ba làn sóng thay đổi công nghệ. Làn sóng thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp đã bắt đầu và cũng đã hoàn thành từ rất lâu, cuộc cách mạng này chấm dứt thời kì hái lượm, đưa loài người đến những quan hệ mới và lập ra những nền văn minh đầu tiên trong lịch sử. Làn sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu cách đây khoảng ba trăm năm, dựa trên sản xuất công nghiệp đánh dấu việc hình thành những hình thức tổ chức xã hội mà ta đã biết. Toffler coi một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nền sản xuất công nghiệp là sự tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ và ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Khác với các xã hội thủ công-nông nghiệp tiền công nghiệp, sản xuất tự cấp tự túc không còn nữa, thay vào đó là sản xuất hàng hoá, nghĩa là sản phẩm dành cho những người tiêu thụ vô danh và có mục đính tìm kiếm lợi nhuận (nói cách khác là sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản).
Theo quan điểm của Toffler thì sự xuất hiện của các chế độ toàn trị gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Xã hội công nghiệp với bộ máy quan liêu, bệnh sùng bái tổ hợp lớn, tiêu chuẩn hoá, và vô danh đã sinh ra các chế độ toàn trị. Các nhà máy cực lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa quan liêu trong xã hội, đòi hỏi tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước, nhà nước phải theo dõi một cách gắt gao sự tuân thủ, vâng lời của hàng triệu công nhân đang phải làm những công việc đơn điệu đến kiệt sức. Xu hướng này càng tăng cường thêm khi xuất hiện phương pháp “Ford”, phương pháp sản xuất theo dây chuyền được đưa vào đầu tiên trong các nhà máy của hãng Ford. Đấy là hình thức tổ chức lao động trong nhà máy có chuyên môn hoá cao, phân chia quá trình lao động thành rất nhiều bước nhỏ, tương đối đơn giản, cấp dưới tuyệt đối phục tùng cấp trên cùng với các biện pháp khen thưởng và kỉ luật nhằm hợp lí hoá sản xuất. Hệ thống tổ chức lao động như thế có thể dẫn đến và trong một số trường hợp (Liên xô, nước Đức phát xít) đã dẫn đến sự xuất hiện các hình thức chính quyền chuyên chế dựa trên cơ sở quản lí toàn bộ đời sống của xã hội. Tại các nước đó người ta từng hi vọng rằng cùng với việc tăng nhanh tiềm năng công nghiệp họ có thể đóng vai trò bá chủ thế giới hoặc chí ít cũng có thể ngang hàng với các nước công nghiệp phát triển khác trên vũ đài chính trị quốc tế.
Khác với Toffler, chúng tôi không cho rằng việc phát triển công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất của sự xuất hiện chế độ toàn trị. Tuy nhiên không nghi ngờ gì rằng các xu hướng toàn trị có một mối liện hệ nhất định đối với quá trình công nghiệp hoá.
Liên Xô
Hệ thống gọi là “Chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Liên xô cũng như các hệ thống toàn trị khác đã tiến hành tăng tốc hiện đại hoá nền công nghiệp theo kiểu của mình. Những người bolsevic đã xây dựng ở nước Nga cơ sở của hệ thống công nghiệp với tốc độ rất nhanh, bằng phương pháp thực ra là sự tiếp tục và cấp tiến hơn của chính sách công nghiệp hoá kh̖3;i đầu từ thời Nga hoàng. Từ những năm 60 của thế kỉ XIX chính quyền Nga hoàng đã hiện đại hoá nền công nghiệp, tuy qui mô không thể nào so sánh được với thời Xô viết. Tín dụng của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp khai khoáng, dệt và luyện kim, nếu không có tín dụng thì cũng không thể nào xây dựng được hệ thống đường sắt to lớn như vậy. Chính phủ Nga có hai nguồn cung cấp tín dụng chính. Thứ nhất là trái phiếu của chính phủ trên các thị trường Đức, Pháp, Bỉ và Anh. Thứ hai là chính sách thuế khoá, cụ thể là tăng thuế gián thu đối với hàng hoá tiêu dùng. Mức thuế là gánh nặng đối với dân chúng, cả thành thị và nhất là nông dân vốn là phần dân cư chủ yếu của đất nước. Nông dân bị phá sản, họ phải di cư vào các trung tâm công nghiệp, đảm bảo cho các xí nghiệp đang phát triển sức lao động rẻ mạt. Ở một khía cạnh nào đó, điều này có nghĩa là nền công nghiệp Nga đã phát triển chủ yếu nhờ vào việc bóc lột cộng đồng nông dân từ phía nhà nước và tất nhiên điều đó không thể không tạo ra căng thẳng xã hội cả ở nông thôn vì cuộc sống ở đấy đã bị đảo lộn, cả ở thành thị vì ở đó đang có hàng triệu người tức giận vì bị phá sản, bị đẩy ra khỏi môi trường sống quen thuộc, bị tước đoạt điều kiện sống và lao động quen thuộc.
Sergei Pavliutrenkov, nhà sử học hiện đại Nga từng viết: “Cái gọi là “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến” (chính sách kinh tế và xã hội của chế độ bolsevic trong những năm 1918-1921) xuất hiện một cách tự nhiên từ nhà nước nông nô truyền thống, từ nền công nghiệp công và tư được nuôi dưỡng bằng chế độ thuế khóa nặng nề đối với các tầng lớp trung lưu và hạ lưu. Đầu thế kỉ XX chỉ có nước Nga là có các tiền đề lịch sử cần thiết và nền tảng để có thể tiến hành một cuộc thí nghiệm trên qui mô rộng lớn về việc tăng cường về chất vai trò của nhà nước trong việc quản lí và can thiệp sâu vào quá trình phát triển xã hội. Không có một nước nào có thể cung cấp cho các nhà cách mạng những đòn bẩy quyền lực mạnh mẽ như vậy”. Nước Nga, với một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá như năm 1918 thì trật tự xã hội toàn trị với sự tập trung hoá nền kinh tế và các lĩnh vực khác vào tay nhà nước và việc cướp lúa mì bằng vũ lực do chính quyền bolsevic áp đặt đã là một trong những phương án tổ chức xã hội khả dĩ. Như vậy là những người bolsevic đã thực hiện công việc cải tạo do hoàn cảnh chiến tranh đưa lại. Nhưng các biện pháp này đã bị một bộ phận công nhân và hàng triệu nông dân lao động chống đối quyết liệt. Năm 1921 chính quyền chuyên chế bolsevic suýt nữa thì bị làn sóng khởi nghĩa của nông dân nhấn chìm và buộc phải từ bỏ chính sách đó (cộng sản thời chiến – ND). Việc cướp bóc nông dân một cách trực tiếp và trên diện rộng đã chấm dứt. Người nông dân được tự do sử dụng thành quả lao động của mình: bán hay trao đổi trực tiếp lấy sản phẩm của công nghiệp. Bắt đầu thời kì chính sách kinh tế mới, một giai đoạn ngưng chiến trước một làn sóng tấn công mới vào quyền lợi của người lao động ở cả thành thị và nông thôn. Trong suốt những năm 20 các làng xã nông dân tiếp tục tồn tại và kháng cự, đôi khi khá cương quyết, chính sách thuế khóa của chính quyền bolsevic.
Cuối những năm 20 Liên xô vẫn còn là nước kém phát triển, chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Gần 80% dân cư sống ở nông thôn, sản phẩm nông nghiệp chiếm 2/3, công nghiệp chỉ đóng góp 1/3 sản phẩm kinh tế quốc dân. Nền công nghiệp mới bắt đầu vượt qua mức trước chiến tranh. Nắm được chính quyền ở một đất nước to lớn, bộ máy cầm quyền thực chất đã ở vào đúng vị trí của chế độ Sa hoàng trước đây. Bộ máy đó cũng muốn thực hiện chính sách đế quốc, nhưng cơ sở vật chất lại quá yếu. Để thực thi chính sách đó thì cần phải hiện đại hoá đất nước về tất cả các mặt, phải xây dựng cho được nền công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng mạnh. Chính quyền cho rằng đây không chỉ là cách giải quyết các vấn đề quốc nội mà còn bảo đảm được nền độc lập và sức mạnh quốc gia cũng như khả năng bành trướng của nó và điều đó cũng có nghĩa là sự ổn định và đặc quyền cho giai cấp cầm quyền. “Anh lạc hậu, anh yếu, thì anh sai, nghĩa là có thể bị đánh, có thể bị nô dịch. Anh mạnh thì anh có lí, nghĩa là người ta phải tránh anh. Đấy là lí do vì sao chúng ta không thể lạc hậu thêm được nữa” – Stalin từng tuyên bố như vậy.
Bộ máy quan liêu của đảng và nhà nước hi vọng rằng: “Dựa vào việc quốc hữu hoá đất đai, nhà máy, phương tiện vận tải, ngân hàng, thương mại, thực thi chế độ tiết kiệm tối đa, có thể tích lũy được đủ kinh phí cần thiết cho việc khôi phục và phát triển công nghiệp nặng” (Stalin). Đây rõ ràng là công cuộc công nghiệp hoá do nhà nước tiến hành, trong đó bộ máy nhà nước hoạt động giống như một nhà máy duy nhất cực kì to lớn. “Sự biến đổi lớn lao” trong kinh tế đòi hỏi một sự tích tụ và đưa về một mối sức người, sức của, sự tập trung quyền lực về kinh tế và trấn áp vào tay giới cầm quyền chóp bu và các cơ quan kế hoạch nhà nước, việc áp dụng phương pháp chỉ huy-hành chính cũng như lao động khổ sai của hàng triệu tù nhân, không một công trường xây dựng lớn nào thời Stalin là không sử dụng lao động của tù nhân. Người ta đã thiết lập được một bộ máy quản lí và kế họach hoá nền kinh tế quốc gia, dựa trên các kế hoạch phát triển kinh tế năm năm. Công cuộc hiện đại hoá tiến kịp theo các nước phát triển được thực hiện bằng cách cướp bóc nông dân, trả lương thấp cho công nhân (sức mua của đồng lương từ năm 1928 đến năm 1940 đã giảm đi ba lần), xuất khẩu nguyên liệu và lúa mì, tăng thuế và bán thêm rượu.
Và ở Đức
Việc tăng cường vai trò của nhà nước trong một loạt nước phươg Tây trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là kết quả của những biến chuyển xã hội và kinh tế. Áp dụng sản xuất theo dây chuyền đã dẫn đến việc giảm đột ngột nhu cầu về nhân lực, bần cùng hoá quần chúng, suy giảm nhu cầu có khả năng thanh toán và cuộc “Đại khủng hoảng” đã làm cho căng thẳng xã hội tăng thêm. Người ta đã không giải quyết được những vấn đề đó trong khuôn khổ của hệ thống thị trường tự do. Trong khi cuộc cạnh tranh một mất một còn với các nước khác và việc củng cố sức mạnh chính trị và kinh tế đòi hỏi phải cải tạo nhanh chóng nền công nghệ cũng như gấp rút ổn định chính trị. Nhà nước buộc phải thực hiện những biện pháp nhất định, nếu không thì xã hội không còn là một thực thể thống nhất nữa. Các qui tắc có tính cách hành chính được áp dụng không chỉ trong lĩnh vực đời sống mà còn được đưa vào trong kinh tế thông qua hệ thống trợ cấp, thuế khóa, điều tiết giá cả và tiền lương, kế họach hoá và quốc hữu hoá. Những vấn đề đó thể hiện rõ nhất đối với các nước thất trận trong thế chiến thứ nhất và đang bị áp lực cả về kinh tế và chính trị từ phía các nước thắng trận trong việc đền bù chiến phí và hạn chế phát triển công nghiệp quốc phòng cũng như quân đội.
Ngoài ra, việc bành trướng của tư bản Đức ra nước ngoài đã bị ngăn chặn bởi chính sách bảo hộ của nhiều chính phủ để phản ứng lại cuộc khủng hoảng kinh tế, còn việc đầu tư vào những lĩnh vực phi quân sự thì không có lời vì nạn thất nghiệp cao và sức mua thấp. Các thế lực công nghiệp liên kết chặt chẽ với đảng phát xít và đảng này đã nhận được nguồn tài trợ rất lớn. Trong một loạt cuộc gặp với giới công nghiệp, Hitler, đảng trưởng Đảng phát xít, đã thuyết phục được giới này rằng chỉ có chính quyền do hắn cầm đầu, thực hiện việc tăng cường vũ trang, mở rộng các xí nghiệp công nghiệp mới có thể giải quyết được vấn đề đầu tư và đàn áp được mọi sự chống đối của quần chúng lao động.
Năm 1936 đảng phát xít đưa kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm ra thực hiện. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là tái cấu trúc nền kinh tế Đức để có thể sống còn trong điều kiện bị bao vây về kinh tế. Theo kế hoạch, người ta đã thành lập những nhà máy cực lớn chuyên sản xuất vải, cao su, nhiên liệu tổng hợp và các sản phẩm khác bằng nguyên liệu trong nước. Những nhà máy luyện thép cực lớn dựa vào quặng rẻ nội địa cũng được xây dựng. Một phần chi phí cho việc thành lập và mở rộng các lĩnh vực công nghiệp mới được thanh toán bằng các kì phiếu “mefo” do ngân hàng quốc gia phát hành và được nhà nước bảo lãnh. Như thế nghĩa là sự phát triển của nền kinh tế Đức được thực hiện bằng công trái mà các thế hệ tương lai sẽ phải thanh toán. Nền công nghiệp bị bao vây bởi một loạt các qui định của nhà nước. Tiến sĩ Funk, năm 1937 giữ chức bộ trưởng bộ kinh tế Đức, đã từng tuyên bố: “Hiện nay báo cáo chính thức chiếm hơn một nửa các thư từ giao dịch của các nhà doanh nghiệp”. Dưới áp lực của chính phủ, các công ty tư nhân buộc phải liên hết thành hiệp hội. Phòng kinh tế của đế chế là do các nhà tài phiệt, mà đứng đầu là một quan chức, nắm. Các kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức này. Công ty tư nhân nào có mức lợi tức vượt 6% thì bắt buộc phải mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên phải nói thêm rằng nhà nước phát xít dù có hạn chế và định hướng hoạt động của các cơ sở tư nhân nhưng không hủy bỏ sở hữu tư nhân như Liên xô đã làm. Sự phát triển một loạt ngành kinh tế và việc cấm các cuộc biểu tình gây nhiều tổn thất đã có ảnh hưởng tích cực đối với thu nhập của phần đông giới tư sản nên dù cảm thấy khó chịu với những qui định gò bó, giai cấp này đã ủng hộ chế độ phát xít.
Phần I
Chế độ toàn trị trong thế kỉ XX
Thế kỉ XX đã đi vào lịch sử như là thế kỉ của các chế độ toàn trị. Đấy là một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia bộ máy nhà nước đã khuất phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ. Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt để của chính quyền.
Thế kỉ XX đã đi vào lịch sử như là thế kỉ của các chế độ toàn trị. Đấy là một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia bộ máy nhà nước đã khuất phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ. Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt để của chính quyền.
Đấy là giai đoạn mà việc giết người đã trở thành một công việc thường ngày, giống như công việc của một chiếc máy cơ khí. Trong đại chiến thế giới thứ II bè lũ phát xít đã giết hàng triệu người Do thái, người Slav và các dân tộc khác trong các trại tập trung và các trại lao động khổ sai. Vụ diệt chủng này được thực hiện với những lời tuyên bố như sau: “Giữa chúng ta với nhau, chúng ta có thể gọi đúng tên các sự kiện…Ý tôi muốn nói…việc tiêu diệt giống Do thái…Đa số các vị phải hiểu rằng đấy là khi có 100, hay 500 hay 1000 xác chết nắm thành hàng, liền nhau. Chịu đựng điều đó đến cùng mà vẫn là người đứng đắn, lương thiện…chính điều đó làm cho các vị trở thành những người cứng rắn” (Trích bài nói chuyện của Heinrich Himmler với các tướng lĩnh SS tại thành phố Poznan – Balan ngày 4 tháng 10 năm 1943). Hay: “Một cải tiến khác được chúng tôi thực hiện, đó là các buồng hơi ngạt có thể xử lí hai ngàn người một lúc, trong khi tại Treblinka có hàng chục buồng có thể tiêu diệt hai trăm người mỗi buồng” (Trích lời khai của Rudolf Hess, trưởng trại Osvenzim [1] , tại phiên tòa ở Nürnberg)
Ta có thể thấy thái độ tương tự của chế độ bolsevic ở Liên xô đối với các nạn nhân của nó: “Cuộc bạo loạn rộng khắp của nông dân tỉnh Riazan bắt nguồn từ tệ đoan của chính chúng ta”, Ovsianikov, đại diện của Ban chấp hành trung ương Liên xô đã viết. “Cuộc bạo loạn không ảnh hưởng đến hai huyện là Skopinski, chính sách ở đây mềm dẻo và huyện Dankovski, nơi chính sách khủng bố khốc liệt đã đè bẹp tất cả....Đối với nông dân chỉ có hai cách, hoặc là cái bánh hoặc là nện cho đến ngất xỉu”. “Không nghi ngờ gì là quan điểm có tính nguyên tắc của chúng ta rằng dân Cô dắc là thành phần xa lạ đối với chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Xô viết là hoàn toàn đúng”, Reinold, một cán bộ bolsevic cao cấp khác, viết năm 1919. “Người Cô dắc, hay là đa số người Cô dắc trước sau gì cũng sẽ bị tiêu diệt, đơn giản là giết về mặt thể xác, nhưng cần phải khôn khéo, cần phải rất thận trọng, cần phải ve vãn dân Cô dắc. Không một phút giây nào được quên rằng chúng ta đang phải đối mặt với một dân tộc hiếu chiến”.
Chế độ toàn trị đặt ra trước nhân lọai nhiều câu hỏi mới. Tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra? Tại sao người ta lại có thể phạm những tội ác khủng khiếp đến như vậy? Sau những gì đã thấy, ta có thể nói về tiến bộ trong quan hệ giữa người với người và tiến bộ trong quan hệ xã hội sau hàng ngàn năm phát triển được không? Hay là ngược lại, cần phải nói về sự suy đồi và thoái hoá của giống người?
Nhưng nhiều người lại cũng nói rằng dưới chế độ toàn trị họ cảm thấy tình đoàn kết, cảm giác được tham dự vào các sự kiện vĩ đại, giữa người với người không có sự ghẻ lạnh như hiện nay. Thể chế xã hội ấy là gì mà có thể kết hợp được những khía cạnh tưởng chừng không thể kết hợp nổi như: sự man rợ lạnh lùng với tình đoàn kết và niềm tin vào hạnh phúc chung?
Chế độ toàn trị, một hình thức chính quyền mới
Chúng ta có thể nhận thấy rằng các tư tưởng gia của các chế độ toàn trị có thể phủ nhận hoàn toàn (như ở Liên xô trước đây) hoặc ngược lại, công khai công nhận tính chất toàn trị của nó, hơn nữa còn cố gắng xác định những đặc trưng cơ bản của hình thức cai trị ấy. Lãnh tụ phong trào phát-xít Ý, Mussolini, từng nói: “...Đối với một người phát-xít thì tất cả đều nằm trong nhà nước, không có gì là nhân tính hay tinh thần có thể tồn tại, hơn nữa có thể có giá trị bên ngoài nhà nước. Trong ý nghĩa này thì chủ nghĩa phát-xít là toàn trị, và nhà nước phát-xít đóng vai trò như một cơ chế tổng hợp và hợp nhất các giá trị, luận giải và phát triển toàn bộ đời sống của dân chúng cũng như tăng tốc nhịp điệu của nó”. Như vậy là các lí thuyết gia cũng như những người thiết lập nên các chế độ toàn trị đã nêu lên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ toàn trị: các chế độ này là biểu hiện cực đoan nhất của xu hướng nhà nước hoá, xu hướng thống trị của nhà nước đối với xã hội. Xã hội bị nhà nước nuốt chửng chính là mô hình “tổng thể”, nghĩa là một nhà nước bao hàm tất cả, bao trùm tất cả, nuốt tất cả các thể xã hội vào trong bộ máy của mình. “Xuất phát điểm của chế độ chuyên chế hoàn toàn trái ngược với chế độ toàn trị về mọi khía cạnh”, Hannah Arendt, một nhà nghiên cứu về chế độ toàn trị viết. “Chế độ chuyên chế dưới mọi hình thức luôn luôn lấn át hay là hạn chế tự do nhưng không bao giờ thủ tiêu tự do. Chế độ toàn trị, không phụ thuộc vào mức độ bạo ngược, có mục đích thủ tiêu tự do chứ không phải là giới hạn tự do”. Hướng đến một quyền lực không giới hạn “là bản chất của các chế độ toàn trị. Chính quyền như vậy chỉ đứng vững khi tất cả mọi biểu hiện của đời sống cá nhân của tất cả mọi người, không có ngoại lệ nào, đều bị kiểm soát một cách có hiệu quả”.
Khác với các chế độ độc tài hay chuyên chế thường gặp trong quá khứ, những chế độ này cho phép sự tồn tại các đơn vị phụ thuộc và liên kết lại với nhau vào cùng một trục dọc (hương ấp, hiệp hội, liên minh) bên trong hệ thống, nhà nước toàn trị cố gắng tiêu diệt một cách có ý thức tất cả các mối liên kết phi chính thống theo chiều ngang giữa các thành viên và không cho phép tồn tại những khoảng trống thiếu sự bảo trợ của nhà nước. Trong trường hợp này chính quyền nhà nước được coi như cỗ máy điều tiết hay quản lí tất cả các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ riêng tư nhất (ở Liên xô trước đây các quan hệ gia đình nhiều khi được mang ra giải quyết tại các cuộc họp chi bộ đảng). Điều kì lạ là các phong trào có tính quần chúng của các chính phủ toàn trị lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ dưới lên.
Toàn trị là “nô dịch tích cực”
Khi nói về chế độ toàn trị người ta thường chú ý đến hiện tượng xã hội là các cá nhân sống trong đó bị bộ máy nhà nước nuốt gọn. Nhưng đây chỉ là cái vỏ bên ngoài của chủ nghĩa toàn trị. Cốt lõi của chủ nghĩa toàn trị chính là hiện tượng mà Yaakov Oved, nhà nghiên cứu chính trị học Israel, gọi là “nô dịch tích cực”. Khác với các chế độ chuyên chế cổ điển dựa trên nguyên tắc “nô dịch thụ động”, nghĩa là cấm “làm một điều cụ thể nào đó”, chế độ toàn trị thiết lập nguyên tắc “nô dịch tích cực” nghĩa là nó cố gắng đưa từng cá nhân hoặc cả một tập thể đến một tình trạng mà họ “tự làm cái được phép”.
Hiện tượng này là kết quả của quá trình thôi miên quần chúng theo một ý thức hệ cụ thể mà kết quả là họ trở thành những người tự nguyện, thường khi là những người tham gia tích cực vào chính sách cũng như tội ác của chính chế độ ấy. Nhưng điều đó không thể nào thực hiện được nếu chế độ toàn trị không dành cho quần chúng một sự đền bù nhất định về mặt tâm lí. Chế độ toàn trị đưa cho người ta một niềm tin, một hệ toạ độ hoàn chỉnh, sự đồng nhất, tình đồng chí và cuối cùng là cảm giác say sưa khi được tham gia vào đám đông hân hoan và phấn khích đầy thù hận.
Sự cưỡng ép và kiểm soát toàn diện của bộ máy nhà nước đối với xã hội cùng với tính tích cực của phong trào quần chúng do chính bộ máy đó điều khiển, hai hiện tượng này là cốt lõi và cũng là điểm khác biệt của nó với các chế độ chuyên chế khác.
Đề tài “nô dịch tích cực” đã được nhiều nhà nghiên cứu về chế độ toàn trị khảo sát. Tất nhiên lãnh tụ của các phong trào này chính là những người đầu tiên đề cập tới vấn đề đó. Chính Lênin là đã xác định trật tự bolsevic ở Nga là sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản (chính quyền của đảng bolsevic và bộ máy nhà nước do nó lãnh đạo) và “sự sáng tạo sống động của quần chúng”. Adolf Hitler, khi còn trẻ, trong lúc chứng kiến cuộc biểu tình do những người dân chủ xã hội tổ chức có hàng triệu công nhân tham gia ở Viên đã cảm thấy vô cùng hoảng sợ và sau đó là thích thú. Hoảng sợ vì cái đám đông quần chúng được một số lãnh tụ dẫn dắt đó có thể dễ dàng đè bẹp đối phương (hắn tự coi mình là đối phương của đám đông đó). Thích thú vì hắn bỗng hiểu rằng có thể lái sức mạnh của các phong trào quần chúng đó vào hướng cần thiết.
Khi nói đến những người không chấp nhận chế độ toàn trị thì trước tiên người ta nghĩ đến những thành viên cuộc khởi nghĩa trên đảo Kronshtadt năm 1921 (đảo ở gần thành phố Leningrad – Saint Peterburg hiện nay – ND), cuộc khởi nghĩa chống chế độ toàn trị đầu tiên trong thế kỉ XX. Trong số báo do Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời Kronshtadt xuất bản vào tháng 3 năm 1921 có đoạn viết: “...Nhưng việc nô dịch về tinh thần nhục nhã và tội lỗi nhất của những người cộng sản là: họ can thiệp cả vào thế giới nội tâm của quần chúng lao động, bắt quần chúng phải suy nghĩ như họ”.
Vsevolod Volin, một người vô chính phủ, thành viên tích cực của cách mạng Nga và là một trong những người phê phán không khoan nhượng Liên xô, một trong những người đầu tiên quan tâm đến hiện tượng là tại một số nước trên thế giới đã hình thành những điều kiện làm cho các phong trào quần chúng tiếp thu tư tưởng chuyên chính, ông cũng là người nhận ra sự tương đồng giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản và như vậy đã mở ra phương hướng tư duy về chế độ toàn trị và nô dịch tích cực. Ông đã viết trong cuốn sách Chủ nghĩa phát xít đỏ xuất bản đầu những năm 30 của thế kỉ trước như sau: “Nếu tư tưởng chuyên chính – tàn bạo hay bọc đường - được công nhận và ủng hộ rộng rãi thì có nghĩa là con đường cho sự xâm nhập của tâm lí, tư tưởng và hành động phát xít đã mở rộng rồi… Khi ý tưởng này được… các nhà tư tưởng của các giai cấp vô sản nắm lấy và đưa vào thực hiện như là phương tiện giải phóng cho họ thì ta phải công nhận rằng đấy là…một sự lầm lẫn nguy hiểm. Thực chất đấy là tư tưởng phát xít, nếu được thực hiện nhất định sẽ dẫn đến một tổ chức xã hội hoàn toàn mang tính phát xít”. Tất nhiên là các chế độ chuyên chế khác cũng cần được xã hội mà nó cai trị công nhận chứ không thể chỉ dựa vào báng súng. Nhưng các chế độ này chỉ cần các thần dân thoả hiệp với chính sách của nó chứ không cố gắng nắm cả “trái tim và khối óc dân chúng”, không đòi hỏi sự ủng hộ nhiệt tình và sự tham gia trực tiếp của dân chúng vào đường lối cũng như tội ác của chế độ.
Tâm trạng đặc trưng cho trạng thái “nô dịch tích cực” được nữ văn sĩ Nga, Evghenia Melser, viết ngay từ cuối những năm 20 của thế kỉ trước như sau: “Ghenia rất thích những ngày lễ 7 tháng 11 và 1 tháng 5. Đấy là những cột mốc trong đời sống đất nước, cột mốc trong hành trình như vũ bão tiến về phía trước, cũng là cột mốc trong cuộc đời của chính cô, cô cho rằng mình có những tình cảm đặc biệt và sẽ nhớ những ngày ấy theo một cách cũng thật là đặc biệt. Sau đó là cảm giác không gì so sánh được, cảm giác được hòa tan vào đám đông quần chúng được khích lệ bởi niềm hân hoan chiến thắng, khi tất cả cùng thở một nhịp, cùng một suy nghĩ, cùng một khí thế”. Ở đây điều đáng lưu ý không chỉ là cảm giác say sưa khi được hoà tan vào đám đông, mà ta sẽ thấy trong phần trình bày sau, có thể là hình thức tồn tại cổ sơ, tiền công nghiệp của con người. Điều đáng buồn nhất và có thể cũng là vô lí nhất trong trường hợp này là dân chúng đã ăn mừng “chiến thắng” trong một đất nước nghèo nàn, đói khát, trong một đất nước đang chìm ngập trong những đợt thanh trừng tàn bạo cả về qui mô và mức độ tàn nhẫn do nhà nước tiến hành. Họ mừng chiến thắng của nhà nước đối với chính mình, mừng sự thất bại thảm hại của chính mình. Ở đây chúng ta bắt gặp một trong những khía cạnh quan trọng nhất của hiện tượng nô dịch tích cực: khi bạo lực trở nên không thể chịu đựng được mà dân chúng lại không có cách nào né tránh thì họ đành phản ứng bằng cách yêu ngay những kẻ đang thi hành bạo lực. George Orwell, dựa vào lời kể của những người từng bị các chế độ toàn trị đàn áp đã chỉ ra sự gắn bó một cách kì quặc giữa nạn nhân và những tên đao phủ. Một nhà nghiên cứu chế độ toàn trị nổi tiếng khác, ông Erich Fromm, đã gọi hiện tượng đó “biểu hiện của bệnh tự làm khổ mình và làm khổ người".
Một khía cạnh quan trọng nữa của hiện tượng nô dịch tích cực là nguyên tắc trách nhiệm tập thể và cảm giác tội lỗi tập thể. Tại sao các chế độ toàn trị lại cần giành được sự ủng hộ của toàn dân đối với tất cả các họat động của nó, đặc biệt là các họat động thanh trừng? Tạo sao nó phải thường xuyên tổ chức các buổi mít tinh đông người tại các công xưởng, nhà máy, hoặc các buổi diễu hành trên đường phố, nơi thường vang lên các khẩu hiệu đòi tiêu diệt kẻ thù giai cấp hay các dân tộc hạ đẳng? “Đoàn kết, đoàn kết - một nhân vật trong truyện ngắnTrên công trường xây dựng Vạn lí trường thành của Franz Kafka reo lên - tất cả đứng, vai kề vai, cùng nắm tay nhau, máu không chỉ chảy trong huyết quản từng cá nhân riêng lẻ nữa mà chảy trong khắp nước Trung hoa rộng lớn để rồi cuối cùng lại trở về với chính bạn”. Ta có thể thấy ẩn ý của từ máu trong tiếng reo mà nhà văn gắn vào miệng nhân vật của những “công trình xây dựng vĩ đại”. Máu ở đây tượng trưng cho những vụ giết người hàng loạt, những vụ giết người nhằm tăng cường sự thống nhất trong một nhà nước toàn trị. Khi máu đã trở thành chất kết dính mọi người với nhau thì không thể nào lùi được nữa, muộn rồi, cảm giác tội lỗi quá lớn, chỉ còn mỗi một cách là tiến lên.
Kết quả của nô dịch tích cực là con người như nó vốn là biến mất, nó đã trở thành một chiếc đinh ốc nhỏ trong bộ máy đàn áp của nhà nước toàn trị. Con người bị bộ máy to lớn đó nghiền nát, một bộ máy không cho người ta thể hiện tất cả các chiều kích vốn có của cá nhân mình, không cho người ta suy nghĩ, cảm thụ độc lập, một bộ máy làm cho cá nhân con người tan ra trong sự thần phục lãnh tụ, tan ra trong cơn phấn khích của lòng hi sinh. Chủ nghĩa toàn trị, dù dựa trên tinh thần dân tộc hay giai cấp, thực chất là “một vụ tranh chấp không bao giờ dứt”.
Cơ cấu xã hội tiền công nghiệp
Ngay từ khởi thủy con người đã sống trong những cộng đồng nhỏ, phù hợp với bản năng xã hội về sự tương trợ nằm tận đáy sâu tâm hồn họ. Trải suốt chiều dài của lịch sử, cuộc sống tập thể đã được biểu hiện dưới nhiều hình thức: dòng họ, bộ lạc, cộng đồng…Lao động, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người trong hàng ngàn năm được qui định theo truyền thống, sự khác nhau liên quan đến hoạt động giữa các thành viên của xã hội chỉ mang tính tạm thời và không tạo ra đặc lợi. Những nhiệm vụ quân sự và nhu cầu phối hợp trong hoạt động sản xuất của cộng đồng đã thúc đẩy việc hình thành và củng cố dần dần quyền lực vào tay các lãnh tụ và các thày tư tế. Quyền lực đã được thiết lập bằng cách đó và chính từ đây năm, sáu ngàn năm trước bộ máy nhà nước đã ra đời. Nhưng mặc dù ngày nay chúng ta coi những hệ thống chính trị thời tiền công nghiệp là những chế độ chuyên chế thì sự can thiệp của nhà nước vào đời sống của các làng xã nông nghiệp hay các tổ chức thủ công cũng rất hạn chế. Ở châu Âu thời trung cổ các cộng đồng nông nghiệp và hiệp hội thợ thủ công, xưởng và các hiệp hội trực thuộc nhà thờ vẫn giữ được một sự tự trị nhất định, nhà nước ít khi can thiệp vào đời sống của các tổ chức đó.
Sự phát triển của các dân tộc và các nền văn hoá đi theo những con đường khác nhau, đôi khi hơi giống nhau. Nếu ở châu Âu, do chính sách của các chính quyền chuyên chế, đã xuất hiện những thiết chế tư hữu để từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tình hình ở phần còn lại của thế giới lại hoàn toàn khác. “Nhà nước” – Karl Marx viết về các nước phương Đông – “là chủ sở hữu tối thượng của đất đai. Quyền lực tối thượng ở đây là sở hữu ruộng đất được tập trung trên qui mô toàn quốc.…Trong trường hợp này không hề có sở hữu tư nhân về đất đai mặc dù có việc sử dụng tư nhân hoặc cộng đồng”. Vì thời thượng cổ đất đai là phương tiện sản xuất chủ yếu cho nên có thể nói rằng nhà nước và nhà vua không chỉ nắm quyền lực chính trị mà còn nắm quyền lực kinh tế, áp đảo cả xã hội và cá nhân. Đa số tuyệt đối cư dân là các cộng đồng nông dân, sống chủ yếu bằng tự cấp tự túc (kinh tế tự nhiên) được quyền sử dụng đất (nhưng không phải là quyền sở hữu) và canh tác trên cơ sở chủ nghĩa tập thể và tương đối bình đẳng về tài sản (mặc dù ở một số vùng ở phương Đông đã có các trung tâm đô thị nơi các quan hệ buôn bán và tiểu thủ công nghiệp đã phát triển). Marx gọi đấy là “chuyên chế châu Á”. Có thể đọc những bản báo cáo, phân tích kĩ lưỡng cơ cấu xã hội loại này trong các tác phẩm của nhà nghiên cứu nổi tiếng người Đức Karl Wittfogel, nhà sử học-phương đông học người Nga Leonid Vasiliev và nhiều nhà nghiên cứu khác nữa.
Chế độ chuyên chế Á châu thường cố kết bằng những truyền thống văn hoá rất mạnh. Ở Nga, đấy là chính quyền của Sa hoàng đựơc nhà thờ tôn vinh như là “người chủ của đất Nga”, mà hoàn toàn không phải theo nghĩa bóng của từ này vì ngoài những khoảnh đất mênh mông là tài sản của chính Sa hoàng, các điền chủ, ở một khía cạnh nào đó, cũng được coi là người quản lí đất đai của nhà nước. Mặc dù họ có quyền mua bán đất đai, nhưng nhà nước vẫn thường can thiệp vào quan hệ ruộng đất. Trong khi đó tuyệt đại đa số dân chúng là nông nô của nhà nước và địa chủ.
Trong các nước Hồi giáo ruộng đất được coi là của Thượng đế, Halif và Sultan chỉ là những người đại diện cho Thượng đế quản lí mà thôi. Nền văn hoá Trung quốc trong suốt hơn hai ngàn năm chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Khổng giáo, một học thuyết xã hội mà nền tảng của nó là sự phục tùng bậc huynh trưởng; quan niệm vua là thiên tử, có quyền sinh sát và quản lí đất đai thông qua bộ máy quan liêu và cuối cùng là quan niệm bình quân chủ nghĩa về công bằng xã hội.
Nhưng không nên nghĩ rằng phương Đông là thế giới nằm dưới sự cai trị tuyệt đối của nhà nước. Ngay ở đây vẫn tồn tại một sự tự trị nhất định của các làng xã nông nghiệp, vốn tương đối tự trị trong nhiều lĩnh vực, là một thế giới khép kín, sống theo những truyền thống và nguyên tắc có từ lâu đời. Khi nhà nước can thiệp quá mức vào quan hệ làng xã hoặc áp bức quá mức về kinh tế (thuế khóa) thì làng xã có thể phản ứng bằng những hành động bạo loạn để lập lại công bằng.
Những thiết chế xã hội truyền thống ở phương Tây đã bị đặt dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đang phát triển được nhà nước ủng hộ và giúp đỡ. Kết quả là những mối liên kết xã hội dựa trên sự tương trợ đã bị nhoà dần hoặc phá hủy. Chế độ tư bản-công nghiệp đã phát triển và hoàn thiện trong các nước phương Tây, sau đó mở rộng dần ra các nước, các lục địa khác dưới những hình thức khác nhau, đôi khi thật là lố bịch.
Tăng tốc công nghiệp hoá
Các nhà nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị thường gắn việc bành trướng khuynh hướng toàn trị và vai trò điều tiết của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như những vụ trấn áp tập thể với tiến trình tăng tốc công nghiệp hoá. Alvin Toffler, một nhà nghiên cứu chính trị hiện đại Mĩ cho rằng quá trình phát triển công nghệ của xã hội loài người diễn ra theo hình sóng và có thể chia thành ba làn sóng thay đổi công nghệ. Làn sóng thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp đã bắt đầu và cũng đã hoàn thành từ rất lâu, cuộc cách mạng này chấm dứt thời kì hái lượm, đưa loài người đến những quan hệ mới và lập ra những nền văn minh đầu tiên trong lịch sử. Làn sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu cách đây khoảng ba trăm năm, dựa trên sản xuất công nghiệp đánh dấu việc hình thành những hình thức tổ chức xã hội mà ta đã biết. Toffler coi một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nền sản xuất công nghiệp là sự tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ và ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Khác với các xã hội thủ công-nông nghiệp tiền công nghiệp, sản xuất tự cấp tự túc không còn nữa, thay vào đó là sản xuất hàng hoá, nghĩa là sản phẩm dành cho những người tiêu thụ vô danh và có mục đính tìm kiếm lợi nhuận (nói cách khác là sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản).
Theo quan điểm của Toffler thì sự xuất hiện của các chế độ toàn trị gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Xã hội công nghiệp với bộ máy quan liêu, bệnh sùng bái tổ hợp lớn, tiêu chuẩn hoá, và vô danh đã sinh ra các chế độ toàn trị. Các nhà máy cực lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa quan liêu trong xã hội, đòi hỏi tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước, nhà nước phải theo dõi một cách gắt gao sự tuân thủ, vâng lời của hàng triệu công nhân đang phải làm những công việc đơn điệu đến kiệt sức. Xu hướng này càng tăng cường thêm khi xuất hiện phương pháp “Ford”, phương pháp sản xuất theo dây chuyền được đưa vào đầu tiên trong các nhà máy của hãng Ford. Đấy là hình thức tổ chức lao động trong nhà máy có chuyên môn hoá cao, phân chia quá trình lao động thành rất nhiều bước nhỏ, tương đối đơn giản, cấp dưới tuyệt đối phục tùng cấp trên cùng với các biện pháp khen thưởng và kỉ luật nhằm hợp lí hoá sản xuất. Hệ thống tổ chức lao động như thế có thể dẫn đến và trong một số trường hợp (Liên xô, nước Đức phát xít) đã dẫn đến sự xuất hiện các hình thức chính quyền chuyên chế dựa trên cơ sở quản lí toàn bộ đời sống của xã hội. Tại các nước đó người ta từng hi vọng rằng cùng với việc tăng nhanh tiềm năng công nghiệp họ có thể đóng vai trò bá chủ thế giới hoặc chí ít cũng có thể ngang hàng với các nước công nghiệp phát triển khác trên vũ đài chính trị quốc tế.
Khác với Toffler, chúng tôi không cho rằng việc phát triển công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất của sự xuất hiện chế độ toàn trị. Tuy nhiên không nghi ngờ gì rằng các xu hướng toàn trị có một mối liện hệ nhất định đối với quá trình công nghiệp hoá.
Liên Xô
Hệ thống gọi là “Chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Liên xô cũng như các hệ thống toàn trị khác đã tiến hành tăng tốc hiện đại hoá nền công nghiệp theo kiểu của mình. Những người bolsevic đã xây dựng ở nước Nga cơ sở của hệ thống công nghiệp với tốc độ rất nhanh, bằng phương pháp thực ra là sự tiếp tục và cấp tiến hơn của chính sách công nghiệp hoá kh̖3;i đầu từ thời Nga hoàng. Từ những năm 60 của thế kỉ XIX chính quyền Nga hoàng đã hiện đại hoá nền công nghiệp, tuy qui mô không thể nào so sánh được với thời Xô viết. Tín dụng của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp khai khoáng, dệt và luyện kim, nếu không có tín dụng thì cũng không thể nào xây dựng được hệ thống đường sắt to lớn như vậy. Chính phủ Nga có hai nguồn cung cấp tín dụng chính. Thứ nhất là trái phiếu của chính phủ trên các thị trường Đức, Pháp, Bỉ và Anh. Thứ hai là chính sách thuế khoá, cụ thể là tăng thuế gián thu đối với hàng hoá tiêu dùng. Mức thuế là gánh nặng đối với dân chúng, cả thành thị và nhất là nông dân vốn là phần dân cư chủ yếu của đất nước. Nông dân bị phá sản, họ phải di cư vào các trung tâm công nghiệp, đảm bảo cho các xí nghiệp đang phát triển sức lao động rẻ mạt. Ở một khía cạnh nào đó, điều này có nghĩa là nền công nghiệp Nga đã phát triển chủ yếu nhờ vào việc bóc lột cộng đồng nông dân từ phía nhà nước và tất nhiên điều đó không thể không tạo ra căng thẳng xã hội cả ở nông thôn vì cuộc sống ở đấy đã bị đảo lộn, cả ở thành thị vì ở đó đang có hàng triệu người tức giận vì bị phá sản, bị đẩy ra khỏi môi trường sống quen thuộc, bị tước đoạt điều kiện sống và lao động quen thuộc.
Sergei Pavliutrenkov, nhà sử học hiện đại Nga từng viết: “Cái gọi là “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến” (chính sách kinh tế và xã hội của chế độ bolsevic trong những năm 1918-1921) xuất hiện một cách tự nhiên từ nhà nước nông nô truyền thống, từ nền công nghiệp công và tư được nuôi dưỡng bằng chế độ thuế khóa nặng nề đối với các tầng lớp trung lưu và hạ lưu. Đầu thế kỉ XX chỉ có nước Nga là có các tiền đề lịch sử cần thiết và nền tảng để có thể tiến hành một cuộc thí nghiệm trên qui mô rộng lớn về việc tăng cường về chất vai trò của nhà nước trong việc quản lí và can thiệp sâu vào quá trình phát triển xã hội. Không có một nước nào có thể cung cấp cho các nhà cách mạng những đòn bẩy quyền lực mạnh mẽ như vậy”. Nước Nga, với một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá như năm 1918 thì trật tự xã hội toàn trị với sự tập trung hoá nền kinh tế và các lĩnh vực khác vào tay nhà nước và việc cướp lúa mì bằng vũ lực do chính quyền bolsevic áp đặt đã là một trong những phương án tổ chức xã hội khả dĩ. Như vậy là những người bolsevic đã thực hiện công việc cải tạo do hoàn cảnh chiến tranh đưa lại. Nhưng các biện pháp này đã bị một bộ phận công nhân và hàng triệu nông dân lao động chống đối quyết liệt. Năm 1921 chính quyền chuyên chế bolsevic suýt nữa thì bị làn sóng khởi nghĩa của nông dân nhấn chìm và buộc phải từ bỏ chính sách đó (cộng sản thời chiến – ND). Việc cướp bóc nông dân một cách trực tiếp và trên diện rộng đã chấm dứt. Người nông dân được tự do sử dụng thành quả lao động của mình: bán hay trao đổi trực tiếp lấy sản phẩm của công nghiệp. Bắt đầu thời kì chính sách kinh tế mới, một giai đoạn ngưng chiến trước một làn sóng tấn công mới vào quyền lợi của người lao động ở cả thành thị và nông thôn. Trong suốt những năm 20 các làng xã nông dân tiếp tục tồn tại và kháng cự, đôi khi khá cương quyết, chính sách thuế khóa của chính quyền bolsevic.
Cuối những năm 20 Liên xô vẫn còn là nước kém phát triển, chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Gần 80% dân cư sống ở nông thôn, sản phẩm nông nghiệp chiếm 2/3, công nghiệp chỉ đóng góp 1/3 sản phẩm kinh tế quốc dân. Nền công nghiệp mới bắt đầu vượt qua mức trước chiến tranh. Nắm được chính quyền ở một đất nước to lớn, bộ máy cầm quyền thực chất đã ở vào đúng vị trí của chế độ Sa hoàng trước đây. Bộ máy đó cũng muốn thực hiện chính sách đế quốc, nhưng cơ sở vật chất lại quá yếu. Để thực thi chính sách đó thì cần phải hiện đại hoá đất nước về tất cả các mặt, phải xây dựng cho được nền công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng mạnh. Chính quyền cho rằng đây không chỉ là cách giải quyết các vấn đề quốc nội mà còn bảo đảm được nền độc lập và sức mạnh quốc gia cũng như khả năng bành trướng của nó và điều đó cũng có nghĩa là sự ổn định và đặc quyền cho giai cấp cầm quyền. “Anh lạc hậu, anh yếu, thì anh sai, nghĩa là có thể bị đánh, có thể bị nô dịch. Anh mạnh thì anh có lí, nghĩa là người ta phải tránh anh. Đấy là lí do vì sao chúng ta không thể lạc hậu thêm được nữa” – Stalin từng tuyên bố như vậy.
Bộ máy quan liêu của đảng và nhà nước hi vọng rằng: “Dựa vào việc quốc hữu hoá đất đai, nhà máy, phương tiện vận tải, ngân hàng, thương mại, thực thi chế độ tiết kiệm tối đa, có thể tích lũy được đủ kinh phí cần thiết cho việc khôi phục và phát triển công nghiệp nặng” (Stalin). Đây rõ ràng là công cuộc công nghiệp hoá do nhà nước tiến hành, trong đó bộ máy nhà nước hoạt động giống như một nhà máy duy nhất cực kì to lớn. “Sự biến đổi lớn lao” trong kinh tế đòi hỏi một sự tích tụ và đưa về một mối sức người, sức của, sự tập trung quyền lực về kinh tế và trấn áp vào tay giới cầm quyền chóp bu và các cơ quan kế hoạch nhà nước, việc áp dụng phương pháp chỉ huy-hành chính cũng như lao động khổ sai của hàng triệu tù nhân, không một công trường xây dựng lớn nào thời Stalin là không sử dụng lao động của tù nhân. Người ta đã thiết lập được một bộ máy quản lí và kế họach hoá nền kinh tế quốc gia, dựa trên các kế hoạch phát triển kinh tế năm năm. Công cuộc hiện đại hoá tiến kịp theo các nước phát triển được thực hiện bằng cách cướp bóc nông dân, trả lương thấp cho công nhân (sức mua của đồng lương từ năm 1928 đến năm 1940 đã giảm đi ba lần), xuất khẩu nguyên liệu và lúa mì, tăng thuế và bán thêm rượu.
Và ở Đức
Việc tăng cường vai trò của nhà nước trong một loạt nước phươg Tây trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là kết quả của những biến chuyển xã hội và kinh tế. Áp dụng sản xuất theo dây chuyền đã dẫn đến việc giảm đột ngột nhu cầu về nhân lực, bần cùng hoá quần chúng, suy giảm nhu cầu có khả năng thanh toán và cuộc “Đại khủng hoảng” đã làm cho căng thẳng xã hội tăng thêm. Người ta đã không giải quyết được những vấn đề đó trong khuôn khổ của hệ thống thị trường tự do. Trong khi cuộc cạnh tranh một mất một còn với các nước khác và việc củng cố sức mạnh chính trị và kinh tế đòi hỏi phải cải tạo nhanh chóng nền công nghệ cũng như gấp rút ổn định chính trị. Nhà nước buộc phải thực hiện những biện pháp nhất định, nếu không thì xã hội không còn là một thực thể thống nhất nữa. Các qui tắc có tính cách hành chính được áp dụng không chỉ trong lĩnh vực đời sống mà còn được đưa vào trong kinh tế thông qua hệ thống trợ cấp, thuế khóa, điều tiết giá cả và tiền lương, kế họach hoá và quốc hữu hoá. Những vấn đề đó thể hiện rõ nhất đối với các nước thất trận trong thế chiến thứ nhất và đang bị áp lực cả về kinh tế và chính trị từ phía các nước thắng trận trong việc đền bù chiến phí và hạn chế phát triển công nghiệp quốc phòng cũng như quân đội.
Ngoài ra, việc bành trướng của tư bản Đức ra nước ngoài đã bị ngăn chặn bởi chính sách bảo hộ của nhiều chính phủ để phản ứng lại cuộc khủng hoảng kinh tế, còn việc đầu tư vào những lĩnh vực phi quân sự thì không có lời vì nạn thất nghiệp cao và sức mua thấp. Các thế lực công nghiệp liên kết chặt chẽ với đảng phát xít và đảng này đã nhận được nguồn tài trợ rất lớn. Trong một loạt cuộc gặp với giới công nghiệp, Hitler, đảng trưởng Đảng phát xít, đã thuyết phục được giới này rằng chỉ có chính quyền do hắn cầm đầu, thực hiện việc tăng cường vũ trang, mở rộng các xí nghiệp công nghiệp mới có thể giải quyết được vấn đề đầu tư và đàn áp được mọi sự chống đối của quần chúng lao động.
Năm 1936 đảng phát xít đưa kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm ra thực hiện. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là tái cấu trúc nền kinh tế Đức để có thể sống còn trong điều kiện bị bao vây về kinh tế. Theo kế hoạch, người ta đã thành lập những nhà máy cực lớn chuyên sản xuất vải, cao su, nhiên liệu tổng hợp và các sản phẩm khác bằng nguyên liệu trong nước. Những nhà máy luyện thép cực lớn dựa vào quặng rẻ nội địa cũng được xây dựng. Một phần chi phí cho việc thành lập và mở rộng các lĩnh vực công nghiệp mới được thanh toán bằng các kì phiếu “mefo” do ngân hàng quốc gia phát hành và được nhà nước bảo lãnh. Như thế nghĩa là sự phát triển của nền kinh tế Đức được thực hiện bằng công trái mà các thế hệ tương lai sẽ phải thanh toán. Nền công nghiệp bị bao vây bởi một loạt các qui định của nhà nước. Tiến sĩ Funk, năm 1937 giữ chức bộ trưởng bộ kinh tế Đức, đã từng tuyên bố: “Hiện nay báo cáo chính thức chiếm hơn một nửa các thư từ giao dịch của các nhà doanh nghiệp”. Dưới áp lực của chính phủ, các công ty tư nhân buộc phải liên hết thành hiệp hội. Phòng kinh tế của đế chế là do các nhà tài phiệt, mà đứng đầu là một quan chức, nắm. Các kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức này. Công ty tư nhân nào có mức lợi tức vượt 6% thì bắt buộc phải mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên phải nói thêm rằng nhà nước phát xít dù có hạn chế và định hướng hoạt động của các cơ sở tư nhân nhưng không hủy bỏ sở hữu tư nhân như Liên xô đã làm. Sự phát triển một loạt ngành kinh tế và việc cấm các cuộc biểu tình gây nhiều tổn thất đã có ảnh hưởng tích cực đối với thu nhập của phần đông giới tư sản nên dù cảm thấy khó chịu với những qui định gò bó, giai cấp này đã ủng hộ chế độ phát xít.
Kì 2
Quân sự hoá
Cần phải nhấn mạnh rằng chính sách của Liên xô thời Stalin và của nước Đức phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới trong tương lai. Hannah Arendt cho rằng nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị hay là sự cưỡng chế toàn diện đối với cá nhân nằm trong sự bành trướng mang tính đế quốc chủ nghĩa. “Chúng ta đang tiến dần đến cuộc chiến đấu đòi hỏi một năng suất lao động cao nhất của mỗi chúng ta” – Herman Hering nói năm 1936 – “Chưa thấy giới hạn của công cuộc tái vũ trang. Chỉ có một lựa chọn - chiến thắng hay là bị tiêu diệt....Chúng ta đang sống trong một thời kì mà trận chiến đấu quyết định cuối cùng không còn xa nữa. Chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh và động viên...” Trong thời gian đó các lãnh tụ Liên xô không tuyên bố công khai như thế. Nhưng trong các bộ phim tuyên truyền sản xuất năm 1938 các nhân vật đã nói đến ước muốn có “một cuộc chiến tốt mà sau đó Liên xô sẽ gồm từ 30 đến 40 nước cộng hòa” (lúc đó mới có 11 nước).
Các đặt vấn đề như vậy đòi hỏi sự cố kết xã hội một cách vô điều kiện và thủ tiêu mọi thành phần bất mãn. Trường học ở Liên xô và ở Đức bắt buộc học sinh tham gia các khóa huấn luyện quân sự. Hầu như toàn bộ nền công nghiệp thời bình đều được tổ chức theo cách để sao cho có thể nhanh chóng chuyển sang phục vụ cho mục đích quân sự. “Chỉ cần phóng tầm mắt vào chính cuộc sống của chúng ta” – nhà văn Đức, Ernst Jünger, đã viết – “nhìn vào cái kỉ luật nhẫn tâm của nó, với những khu vực khói lửa ngút trời, với cách vận hành và cơ chế vận hành của nó, với các động cơ, máy bay và những thành phố có hàng triệu dân của nó thì ta sẽ có cảm giác ngạc nhiên mà hiểu rằng ở đây không có một nguyên tử nào không họat động, và chính chúng ta nữa, thực chất là chúng ta đã bị cái quá trình điên rồ này khống chế mất rồi. Không phải con người thực hiện cuộc động viên toàn diện này mà là nó tự thực hiện, nó là biểu hiện của một đòi hỏi bắt buộc và ẩn danh mà cuộc sống trong thời buổi của máy móc và đám đông này bắt ta phải theo cả trong thời chiến cũng như thời bình.”
Các biện pháp khủng bố ở cả Liên xô và ở nước Đức phát xít đã được thực hiện trong hoàn cảnh như thế. “Năm 1937 là cần thiết” – V. Molotov đã nói với nhà văn F. Truev như vậy – “Nếu biết rằng sau cách mạng chúng ta đã băm cả bọn tả lẫn bọn hữu và đã chiến thắng, nhưng tàn dư của kẻ thù đủ mọi xu hướng thì vẫn còn...Vì có năm 1937 mà trong chiến tranh ta đã không bị đội quân thứ năm quấy nhiễu”. Ba triệu người là nạn nhân của các cuộc đàn áp trong những năm 1937-1938, trong đó gần một triệu người bị xử bắn.
Đồng hoá tư tưởng và chủng tộc
Hannah Arendt cho rằng chế độ toàn trị là một “cái ác tuyệt đối” do chính con người tạo ra. Arendt quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữ hệ tư tưởng và khủng bố. Theo bà, hệ tư tưởng toàn trị là “logic của một tư tưởng đơn giản duy nhất”, tư duy toàn trị dựa hoàn toàn vào tư tưởng này. Đấy là tư tưởng về tính ưu việt của một chủng tộc hay đấu tranh giai cấp. Đấy là thế giới quan bắt buộc đối với tất cả mọi người. Trên thực tế, một hệ tư tưởng được tiêu chuẩn hoá, duy nhất được coi là bộ khung cho thế giới quan của tất cả công dân của nhà nước toàn trị. Hệ thống tư duy này có những đặc điểm một bên là tình đoàn kết và chủ nghĩa tập thể và bên kia là hình ảnh kẻ thù, kẻ thù có thể là một giai cấp, một chủng tộc hay một nước. Tư duy toàn trị luôn luôn là tư duy chia cắt, nó coi thế giới như một sơ đồ đen-trắng: một bên là “ta” – nhân dân hay giai cấp duy nhất, tuân theo ý chí của lãnh tụ và lí tưởng cao đẹp, bên kia là địch, kẻ chịu mọi trách nhiệm trước tập thể “ta”. Chúng phải chịu trách nhiệm về cả những khó khăn và tổn thất của chính “ta”. Đối với nước Đức thì “địch” là người Do thái, đối với Liên xô thì đấy là: “kẻ thù của nhân dân” hay “kẻ thù giai cấp”.
“Một đất nước, một dân tộc, một lãnh tụ” – là khẩu hiệu của Đảng phát xít. “Ai không theo ta là chống lại ta” - những người bolsevic khẳng định. Cấu trúc ngôn ngữ và tư duy tiêu chuẩn hoá phù hợp với nhiệm vụ quản lí một đất nước như là một cỗ máy duy nhất, đảm bảo sự cố kết xã hội trên cơ sở những tư tưởng và nguyên tắc đơn giản, duy nhất. Cũng vì lí do như vậy mà tất cả các chế độ toàn trị đều thực hiện chính sách đồng hoá các chủng tộc. Các dân tộc thiểu số hoặc là bị xào xáo trong một cái chảo của nền văn hóa chính thức duy nhất (như được tuyên bố ở Liên xô những năm 30, nơi người ta cố gắng tạo ra một mẫu văn hoá chung gọi là “nhân dân Xô viết”) hoặc là bị hoà tan vào một nền văn hoá của một dân tộc (chính nền văn hoá này cũng bị đồng nhất và cải biên một cách thô bạo) mà nhà nước toàn trị lấy làm cơ sở (chính sách Nga hoá sau thời kì chiến tranh thế giới thứ II) hoặc là bị tiêu diệt hoàn toàn (như người Do thái và người Di gan ở Đức). Ngay cả khi chế độ toàn trị tuyên bố theo chủ nghĩa quốc tế, nó vẫn theo đuổi xu hướng đồng hoá. “Nước Nga vĩ đại đoàn kết đến muôn đời Liên bang bền vững của các nước cộng hòa độc lập, tự do” - lời mở đầu của Quốc ca Liên xô cho ta thấy ngay quan hệ lệ thuộc của các nước cộng hoà thành viên so với nước Nga. Nhưng chính nền văn hoá của dân tộc “cơ sở” này cũng bị cải biên một cách thô bạo, nhiều tầng văn hóa liên quan đến những tìm tòi mang tính tôn giáo, văn học và kí ức lịch sử đã bị cố tình loại bỏ. Lịch sử nước Nga bị viết đi viết lại nhiều lần cho hợp gu với ý thức hệ của chế độ toàn trị, ngôn ngữ cũng bị bộ máy tuyên truyền chính thức và hệ thống giáo dục cải biên. Các chính sách và biện pháp tương tự đối với văn hoá cũng được tiến hành ở Đức và ở các nước theo chế độ toàn trị khác.
Và hậu quả
Chính sách như vậy nhất định đòi hỏi một cơ chế xã hội đặt biệt, một mặt đấy là lòng nhiệt tình của quần chúng được định hướng từ bên trên và mặt khác, đấy là những cuộc trấn áp có tính tập thể. Phá hủy một cách triệt để nếp sống của phần lớn cư dân, tăng tốc tiến trình công nghiệp hoá – các biện pháp này đòi hỏi sự kiểm soát gắt gao từ phía nhà nước. Cần thực hiện những biện pháp mạnh để có thể tiêu diệt tư tưởng bất tuân ngay từ trong trứng nước. Tại Liên xô, trong những xí nghiệp tập thể ở nông thôn, trong các hợp tác xã người ta đã áp dụng hình thức tổ chức lao động giống như tại các xí nghiệp công nghiệp: đứng đầu là một chủ tịch do chính quyền bổ nhiệm, đến lượt mình, ông ta bổ nhiệm lãnh đạo các đội sản xuất dưới quyền. Trên thực tế, toàn bộ lương thực, thực phẩm sản xuất ra đều phải nộp cho nhà nước, xã viên chỉ được nhận những tờ biên lai gọi là “ngày công”. Tất cả công việc sản xuất phải theo kế hoạch do cấp trên đưa xuống, không hoàn thành thì bị phạt nặng. Xã viên phải xin phép mới được đi khỏi nơi cư trú [1] . Những người không chịu vào hợp tác xã bị coi là “địa chủ” hoặc “tay sai địa chủ” và bị đàn áp khốc liệt. Cuối năm 1929 Stalin tuyên bố rằng nông dân “xin” vào hợp tác xã “từng làng, từng xã, đôi khi từng huyện” một lần và hạ lệnh “tiêu diệt giai cấp địa chủ”. “Địa chủ” và “tay sai địa chủ” bị tịch thu hết tài sản, cả gia đình bị đầy lên phương Bắc hay sang Sibirie. “Người ta tịch thu từ cái tã, giật từ chân trẻ con.” - một nhân chứng đã viết như vậy. Theo lời của Isaak Steinberg, một đảng viên Xã hội cách mạng theo đường lối tả khuynh thì “thực ra là người ta đã tuyên bố một cuộc đàn áp toàn thể nông dân, kể cả tầng lớp dân nghèo. Trung bình có 10-15% số hộ bị tịch thu, nhiều tỉnh có đến 40%”. Những làng giàu có bị cho đi đầy tất. Những người nông dân còn sót lại bị buộc phải vào hợp tác xã. Sau này Stalin từng thú nhận với Churchill rằng “chính sách tập thể hoá là một cuộc đấu tranh khủng khiếp”, phải chiến đấu với “hàng chục triệu nông dân”, phải chiến đấu với “những con người nhỏ bé”. “Chuyện khủng khiếp đó kéo dài bốn năm. Thật là khó khăn và khủng khiếp, nhưng là việc cần thiết”. Chỉ trong mấy năm đầu công nghiệp hoá và tập thể hoá đã có 10 triệu nông dân trốn nạn đói, chạy vào thành phố và như vậy đã cung cấp cho nền công nghiệp quốc doanh đang phát triển như vũ bão sức lao động rẻ mạt. Năm 1930 nông dân đã phản ứng với chính sách đó bằng những cuộc bạo loạn. Trong năm đó, năm tập thể hoá toàn diện đã xảy ra 1375 cuộc bạo động với sự tham gia của 3,5 triệu nông dân. Cuộc phản kháng của nông dân Ukraine là kiên cường và mãnh liệt nhất - tổng cộng có 4098 cuộc nổi dậy ở Ukraine. Những vùng kiên cường khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt: trong những năm 1932-1933 người ta đã cố tình gây ra nạn đói giết chết 4 đến 5 triệu nông dân Ukraine.
Ở nước Đức, Trong những năm 30-40 việc kiểm soát của nhà nước đối với kinh tế không quá mức như ở Liên xô, vẫn còn các ngành công nghiệp tư nhân, tuy các ngành này ngày càng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, việc tăng tốc hiện đại hoá công nghiệp không làm giảm mức sống mà ngược lại đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, tình trạng thất nghiệp gần như được thanh toán. Nhưng đấy trước hết là do tăng cường đầu tư vào các tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Chính điều đó đã giúp nước Đức phát động thế chiến thứ II. Các tổ hợp quốc phòng không làm ra hàng hoá tiêu dùng mà dân chúng cần, nhưng lại không thể họat động chỉ để họat động, nếu thế nó sẽ tạo ra tình trạng khủng hoảng trong nền kinh tế Đức. Phải sử dụng cơ hội do việc tăng cường vũ trang đưa lại để tiến hành chiến tranh xâm lược (Liên xô cũng đặt ra nhiệm vụ như vậy). Các biện pháp phát triển công nghiệp đi kèm với quá trình quân sự hoá lao động, cột người lao động với xí nghiệp không khác gì nông nô. Ở Liên xô người ta sử dụng những cuốn sổ gọi là sổ lao động. Nếu lãnh đạo xí nghiệp không đồng ý cho người lao động chuyển sang xí nghiệp khác thì họ không đưa cho người lao động cuốn sổ, xí nghiệp có ý tuyển dụng không thể nhận người lao động này.
Nạn nhân của các cuộc đàn áp ở Đức ít hơn ở Liên xô, chỉ có khoảng một trịêu người bị đưa vào trại tập trung, mấy trăm ngàn người bị thủ tiêu. ...Nhiều tầng lớp dân cư - đại diện các đảng phái chính trị, các nhà họat động công đoàn, giới trí thức đối lập, người Do thái, người Di gan. Cuộc thanh trừng nội bộ không lớn như ở Liên xô. Nước Đức lúc đó đã là một nước công nghiệp phát triển, nó không cần thực hiện một cuộc tấn công dữ dội đến như thế vào nếp sống của người dân như ở Liên xô. Đàn áp phát xít diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ II. Bọn phát xít muốn thiết lập một trật tự mới ở châu Âu, nghĩa là kiểm soát các cơ sở sản xuất chủ yếu, các nguồn tài nguyên quan trọng và phân bố lại dân cư trên những vùng đất chiếm được. Hàng triệu người dân Ukraine, Bạch nga, Ba lan, Nga và các nước khác bị lùa sang làm việc khổ sai tại Đức, một số đã chết vì phải làm trong những điều kiện quá tồi tệ. “Lúc đó [2] ”– Himler nói – “chúng ta chưa đánh giá đúng nguồn nhân lực dồi dào như ta đánh giá hôm nay [3] . Đấy cũng không phải là điều đáng lấy làm tiếc nếu ta suy nghĩ theo những phạm trù của các thế hệ, nhưng việc mất mát lực lượng lao động, nghĩa là việc tù binh bị chết một lúc hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn vì kiệt sức và vì đói, ngày nay phải coi là việc phi lí”. Chế độ phát xít bị qui tội giết chết 6 triệu người Do thái, tiêu diệt rất nhiều người Slav, cưỡng bức di dân và di chuyển một lực lượng lao động to lớn. Người ta còn định chuyển một số dân Đức đến định cư ở một số vùng đất bị chiếm đóng.
Một điều đáng chú ý nữa là quân chiếm đóng phát xít đã không giải tán các hợp tác xã nông nghiệp tại các khu vực chiếm được của Liên xô mà tiếp tục sử dụng các hợp tác xã đó như là phương tiện để cướp bóc lương thực cho nhu cầu chiến tranh.
Toàn trị ở phương Đông
Nhiệm vụ tăng tốc quá trình công nghiệp hoá đất nước và hiện đại hoá quân đội cũng được ban lãnh đạo maoist của Trung quốc giải quyết trong những năm 50-60 của thế kỉ trước. Ở đây tình hình cũng gần giống Liên xô – Trung quốc vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu cho nên chính sách hiện đại hoá phần lớn cũng sao chép các phương pháp của Liên xô. Chế độ cộng sản Trung quốc đã xây dựng được một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, thậm chí chế tạo được cả bom nguyên tử. Đa số nông dân bị thúc ép vào các công xã, thực chất là các xí nghiệp quốc doanh, tương tự như các hợp tác xã ở Liên xô, dĩ nhiên là cũng bằng các biện pháp tương tự như ở Liên xô. Cái giá phải trả thật là khủng khiếp: theo một vài thống kê thì số người bị đàn áp lên đến 100 triệu (dân số Trung quốc lúc đó khoảng 600 triệu).
Trong thế giới Hồi giáo, sau khi được giải phóng khỏi chế độ thực dân hồi những năm 50-70, các phong trào dân tộc đã giành được chính quyền. Các chế độ đó, cũng giống như những người maoist ở Trung quốc, đã làm mọi cách để phát triển công nghiệp để có thể nói chuyện tay đôi với các nước phát triển phương Tây, và họ đã dựa vào truyền thống độc tài Á đông, nghĩa là dựa vào bộ máy nhà nước quan liêu bao trùm lên toàn xã hội. Hầu như toàn bộ nền công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ xã hội cũng như đất đai trong các nước này đều do nhà nước kiểm soát và quản lí. Cũng giống như ở Liên xô và Trung quốc, phe đối lập ở đây bị thủ tiêu về mặt thể xác. Như vậy nghĩa là các phong trào giải phóng dân tộc sau khi đã giành chính quyền ở những nước này đã thi hành các chính sách có thể coi là toàn trị tuy mức độ không bằng Trung quốc. Các vụ cải tạo đó không phá vỡ được các cộng đồng cư dân nông nghiệp, tuy có làm lung lay vai trò và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Các cơ sở của truyền thống làng xã được đạo Hồi cố kết tỏ ra mạnh hơn so với một số nước khác trên thế giới.
Một số biện pháp toàn trị đặc thù cũng được nhà nước Do thái thực hiện. Sau khi thành lập vào năm 1947, nhà nước này cũng cố gắng thành lập một nền công nghiệp quốc phòng mạnh do nhà nước bảo trợ và quản lí. Đời sống xã hội bị quân sự hoá, tất cả đàn ông và phần lớn phụ nữ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Một nền văn hoá đồng nhất dựa trên tiếng Ivrit (một ngôn ngữ được tạo lập trên cơ sở tiếng Do thái cổ) để có thể đưa “một dân tộc của những người thợ thủ công và buôn bán” thành “dân tộc của các nông dân, công nhân và bộ đội” như các khẩu hiệu chính thức thường kêu gọi. Các ngôn ngữ có nguồn gốc châu Âu, được hình thành một cách tự nhiên như Yiddish, Espanol-Ladino, Jude-Arab bị loại bỏ. Có thể đây chính là một cuộc thí nghiệm được tiến hành một cách hệ thống nhất đối với ngôn ngữ trong toàn bộ lịch sử loài người. Các cố gắng nhằm thành lập một nhà nước đồng chủng được thực hiện cùng với việc trục xuất 750 ngàn người Palestin, những vụ diệt chủng như vụ giết người tàn bạo tại làng Deir-Yasin vào năm 1948, việc phá huỷ và lăng mạ các đền thờ Hồi giáo và các biểu tượng của nền văn hoá A-rập khác. Cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục được những hậu quả của nhà nước toàn trị Do thái, cuộc sống của hàng triệu người cả Do thái và A-rập, những người đang tham gia vào những cuộc xung đột thường xuyên và không biết bao giờ mới chấm dứt ở Trung Đông.
Trong các nền văn minh phương Đông chỉ có Ấn độ là tránh được chế độ độc tài. Tất nhiên chính phủ nước này ở một mức độ nào đó cũng kiểm soát kinh tế, cũng định hướng sự phát triển công nghiệp, cũng tăng cường bộ máy quân sự, cũng đàn áp đối lập, bóc lột nông dân. Nhưng về chiều rộng và chiều sâu của các biện pháp thì không thể nào so sánh với Liên xô, Trung quốc và một số nước Hồi giáo khác. Đa phần nông dân Ấn độ vẫn sống ở nông thôn, tuy các thiết chế cộng đồng ở đây cũng đã lung lay rất nhiều.
Nguyên nhân là do thiết chế nhà nước ở Ấn độ chưa bao giờ mạnh mẽ như ở Nga và Trung quốc. Vai trò điều tiết của nhà nước còn thấp, cộng đồng nông dân cũng như thợ thủ công ở thành thị đóng vai trò lớn hơn so với các nền văn minh phương Đông khác. Mặt khác, truyền thống do phong trào Quốc dân Đại hội Ấn độ do Mahatma Gandhi thiết lập trong giai đoạn đấu tranh giải phóng: tự quản, bất bạo động, như là biện pháp giải quyết các bất đồng chính trị đã có ảnh hưởng nhất định.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước, độc tài kiểu châu Á hay là thể chế xã hội mới?
Các nhà nghiên cứu chế độ toàn trị chưa tìm được tiếng nói chung xem nên coi chế độ toàn trị là hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa tư bản nhà nước) hay chế độ chuyên chế kiểu châu Á trong thời đại công nghiệp hoá hay thể chế xã hội hoàn toàn mới.
Các nhà Đông phương học tại Liên xô trước đây, những người bảo vệ luận điểm cho rằng đây là chế độ chuyên chế kiểu châu Á (hN85; còn viện dẫn cả Karl Marx và đã bỏ qua một số hiện tượng của lịch sử cận đại Nga, chỉ chú trọng vào lịch sử cổ đại Trung quốc và Assiria), đã bị đàn áp khốc liệt. Đa số các nhà khoa học này đã bị giết trong các cuộc thanh trừng thời Stalin và học thuyết của Karl Marx về nền chuyên chế châu Á đã bị khoa học lịch sử Xô viết bỏ qua. Người ta còn sáng chế ra năm hình thái (cộng sản nguyên thuỷ, chiếm nô, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa) – và tuy không được các sự kiện lịch sử xác nhận và dĩ nhiên là chẳng phải do Marx tìm ra, vẫn được gắn với tên tuổi của ông và được coi là lí thuyết lịch sử toàn năng. Nói chung lí thuyết về nền chuyên chế châu Á là một lí thuyết đặc biệt: người ta coi Karl Marx là thiên tài không ai vượt qua nổi về kinh tế học và chính trị học, nhưng đồng thời người ta lại cố tình cắt xén một loạt tư tưởng của ông. Nguyên nhân: các mô tả của Karl Marx về nền chuyên chế châu Á rất giống với xã hội Xô viết đương thời. Cũng là chuyên chế về chính trị trị kết hợp với việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kinh tế. “Trong các nước xã hội chủ nghĩa”, nhà Đông phương học Nga, Leonid Vasiliev, viết “người ta thấy trước hết chính quyền và nạn bạo hành do nó tạo ra....Theo ý nghĩa này thì các nước xã hội chủ nghĩa chỉ là biến thể của cơ cấu phương Đông truyền thống. Tất nhiên công cuộc hiện đại hoá và tiến bộ kĩ thuật, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của những nước này. Xuất hiện ảo tưởng rằng giữ nguyên cơ cấu nội tại, dựa trên sự đàn áp và quyền hành vô giới hạn của nhà nước người ta vẫn có thể vượt được chủ nghĩa tư bản. Nhưng ảo tưởng này không thể đứng vững nổi khi ta phát hiện ra những khiếm khuyết của một hệ thống phi nhân”. Như vậy, theo quan điểm của các lí thuyết gia này thì đấy chỉ là sự thiết lập hay tiếp tục của nền chuyên chế Á Đông trên một cơ sở mới, cơ sở của nền công nghiệp. “Khi toàn thế giới kinh ngạc theo dõi các cuộc thí nghiệm của Mao, người định đẩy cả một đất nước rộng lớn vào trại lính thì ở chính Trung quốc, dù trong tiểu tiết có thể chưa hoàn toàn thống nhất thì về đại thể người ta lại cho rằng đấy là công cuộc tìm kiếm một xã hội công bằng, một nhà nước hoà hợp, do một lãnh tụ sáng suốt lãnh đạo”, Vasiliev viết tiếp. “Nói một cách khác, truyền thống…đã có ảnh hưởng gần như quyết định". Lí thuyết này giải thích được một số hiện tượng tại Liên xô, tại nước Trung hoa maoist trước đây cũng như một loạt các nước khác, nhưng thứ nhất còn nhiều vấn đề chưa được lí giải, thứ hai, lí thuyết này không thể giải thích được sự xuất hiện các chế độ toàn trị ở châu Âu (Đức, Ý). Thật khó có thể coi chủ nghĩa phát xít là biểu hiện của chế độ chuyên chế Á châu vì nước Đức nằm giữa lòng châu Âu chứ không phải châu Á.
Chính vì vậy có một số người không đồng tình với lí thuyết trên. Một số nhà nghiên cứu ngày nay lại coi chế độ toàn trị là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (Robert Kurz). Họ đã nhận thấy sự giống nhau giữa quá trình phát triển tư bản-công nghiệp trong giai đoạn đầu ở một loạt nước với quá trình công nghiệp hoá và tập thể hoá nông thôn ở Liên xô dưới thời Stalin: đều được tiến hành dưới sự bảo trợ của nhà nước và bằng việc cướp bóc và phá hoại các cộng đồng nông nghiệp.
Cội nguồn chủ nghĩa tư bản Âu châu không phải là "nâng cao mức sống", mở rộng quan hệ thị trường mà là cơn khát tiền bạc không cùng của nhà nước chuyên chế để đầu tư cho bộ máy chiến tranh. Chính quyền lợi của bộ máy đó, một bộ máy lần đầu tiên trong lịch sử choàng được lên đầu lên cổ xã hội cái ách quan liêu, đã thúc đẩy sự phát triển giới thương gia và tư bản vượt ra ngoài các quan hệ buôn bán truyền thống. Chỉ có như thế tiền mới trở thành động lực trung tâm của xã hội, lao động mới trở thành trừu tượng nghĩa là không phụ thuộc vào tiêu thụ.
Đa số người tham gia vào quá trình sản xuất cho thị trường cũng có nghĩa là cho nền kinh tế tiền tệ không phải là tự nguyện mà là do cơn khát tiền của nhà nước chuyên chế đã bắt họ phải nộp thuế bằng tiền, đồng thời tăng thuế lên mức chưa từng có trước đây. Họ "kiếm tiền" không phải cho mình mà là cho bộ máy nhà nước được trang bị bằng vũ khí nóng, để nuôi sống và quan liêu hoá chính bộ máy nhà nước đó. Đấy chính là lí do xuất hiện hiện tượng tích tụ tư bản như là mục đích tự thân và lao động trở thành lao động cho nhu cầu của thị trường, bị tha hoá.
Nhưng chẳng bao lâu sau thì sưu thuế cũng không đủ nữa. Các viên chức của nhà nước chuyên chế và tư bản tài phiệt bắt đầu dùng sức mạnh để tổ chức chính con người thành một loại vật tư của guồng máy xã hội nhằm biến lao động thành tiền. Lối sống cũng như phương tiện kiếm sống truyền thống bị phá vỡ, nhưng không phải là dân chúng tự nguyện “phát triển” trên cơ sở quyền tự quyết của họ mà vì rằng “vật liệu” người cũng phải được làm cho khớp với guồng máy tích luỹ tư bản đã được khởi động. Để có chỗ nuôi cừu lấy lông, người ta đã dùng vũ lực đuổi dân chúng khỏi những cánh đồng họ vẫn canh tác. Các quyền có từ xa xưa như tự do săn bắn, tự do đánh cá, tự do nhặt củi đã bị bãi bỏ. Trở thành những người vô gia cư lang thang, ăn xin và ăn cắp, họ lại bị đưa vào các trại lao động và nhà máy. Ở đây, những người ngày hôm qua còn là nông dân bị máy móc hành hạ đến kiệt sức và bị nhồi vào đầu cái tâm lí của kẻ nô lệ làm thuê, không khác gì súc vật.
Giai cấp tư sản hiện đại, những kẻ kế thừa của chế độ chuyên chế, có nguồn gốc hoàn toàn không phải từ những thương lái trên những con đường buôn bán thuở xa xưa. Họ chính là hậu duệ của những đầu lĩnh đánh thuê, những viên chức nhà tù và trại lao động, những viên chức thuế vụ, những cai thầu và những tên giết người khác. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVIII và XIX hoàn toàn không phải là để giải phóng xã hội, chúng chỉ sắp xếp lại quan hệ quyền lực bên trong hệ thống cưỡng bách đã định hình, chúng chỉ giải phóng các thiết chế xã hội khỏi những dòng họ đã lỗi thời mà thôi. Chính cuộc Cách mạng tư sản Pháp đã nhiệt liệt biểu dương nghĩa vụ lao động và bằng cách đưa ra luật “chống ăn xin” nó đã thể chế hoá môt hình thức cưỡng ép lao động mới: nhà tù.
“Trong giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá ở phương Tây và cuộc cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế”, Kurz viết trong cuốn “Collapse of Modernisation”, “bất kì cố gắng hiện đại hoá nào ở những khu vực chưa phát triển của thế giới nhất định sẽ mang tính chất chạy đua khốc liệt, trong đó vai trò của nhà nước, vốn đặc trưng cho giai đoạn đầu của thời đại mới, sẽ không chỉ tái xuất hiện mà còn thể hiện dưới dạng khắc nghiệt hơn, triệt để hơn so với các nguyên mẫu phương Tây trong quá khứ....Tính chất bạo lực khốc liệt của công cuộc hiện đại hoá...Xô viết là do cả một thời đại phát triển công nghiệp của phương Tây kéo dài 200 trăm năm: chủ nghĩa trọng thương, Cách mạng tư sản Pháp, quá trình công nghiệp hoá và nền kinh tế đế quốc chủ nghĩa đã hoà làm một và bị dồn ép vào trong một giai đoạn cực kì ngắn”
“Người ta có thể thấy ngay rằng chính quyền cộng sản đặc biệt khốc liệt ở những nơi mà ý chí hiện đại hoá được thể hiện rõ, và đồng thời giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá lại đòi hỏi phải di chuyển một số lượng cư dân nông nghiệp to lớn cũng như thiếu nguồn tích luỹ tư bản”, nhà nghiên cứu người Nga, Aleksandr Kustarev, viết. “Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Anh là hình mẫu cho các nhà cải cách. Người ta không quan tâm đến các nạn nhân, còn những ai “cản trở” tiến bộ sẽ bị tiêu diệt, sau đó người ta đã tìm ra lí lẽ cao cả cho các các cuộc thanh trừng (hệt như những người bolsevic vậy...). Thế kỉ thứ XVII ở Anh có rất nhiều làng xã, nhưng một thế kỉ sau thì đã biến mất gần hết. Quá trình đô thị hoá ở Anh cũng được tiến hành bằng những biện pháp và có chung mục đích với việc tịch thu tài sản của giai cấp địa chủ ở nước Nga.”
Ngoài ra, những người theo lí thuyết chủ nghĩa tư bản nhà nước còn viện dẫn luận điểm sau đây: tổ hợp sản xuất vĩ đại với tên gọi là Liên xô đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Liên xô bán ra nước ngoài nguyên liệu, trong những năm 30 của thế kỉ XX thì đấy là vàng, do tù nhân khai thác và lúa mì, tước đoạt của nông dân trong các hợp tác xã và sau này thì bán dầu hoả, khí đốt, gỗ, vàng, kim cương, v.v. Tiền thu được từ xuất khẩu được dùng để trang trải cho quá trình công nghiệp hoá (chỉ trong các năm từ 1931 đến 1936 tiền thu được từ xuất khẩu lúa mì và vàng đã trang trải các hợp đồng Xô-Đức, cung cấp rất nhiều máy móc cho các nhà máy đang được xây dựng tại Liên xô) và giữ vững ổn định cho chế độ. Chuyên chế châu Á bao giờ cũng dựa trên nền sản xuất tự cấp, tự túc, nghĩa là bế quan toả cảng, ức thương, trong khi Liên xô không thể tồn tại nếu không dựa vào nền kinh tế thế giới, và mặc dù nền kinh tế Xô viết là nền kinh tế do nhà nước quản lí, đối với bên ngoài thì nó là nền kinh tế thị trường. Còn nền kinh tế của nước Đức và nước Ý phát xít thì rõ ràng là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rồi bởi vì các chính phủ ở đấy chưa bao giờ tiến hành các biện pháp nhằm triệt hạ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, còn sự can thiệp của nhà nước, tuy ngày càng tăng, vẫn mang tính chất hạn chế. Ngay cả nếu nền kinh tế Đức có bị quốc hữu hoá hoàn toàn thì đấy cũng không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã biến mất.
Cuối cùng, có một số nhà nghiên cứu coi chủ nghĩa toàn trị là một thể chế xã hội hoàn toàn mới. Đấy là George Orwell, Max Schachtmann, André Gorz, Hannah Arendt. Hannah Arendt cho rằng hệ thống toàn trị bao gồm các thành phần chủ yếu sau: quần chúng “hạt nhân” (đám đông bao gồm những cá thể bị cắt lìa khỏi những mối dây liên lạc cũ và tách biệt với nhau – ND), các tổ chức toàn trị, tuyên truyền theo kiểu toàn trị, quản lí toàn diện và tuyệt đối, thống nhất về tư tưởng và khủng bố, cảnh sát mật và trại tập trung. Bà cho rằng chưa hề có hình mẫu nào tương tự như vậy trong lịch sử.
Chúng tôi chia sẻ quan điểm của những người theo trường phái chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng cho rằng ý kiến của họ cũng chưa thật đầy đủ. Chủ nghĩa toàn trị là một thể chế xã hội hoàn toàn mới, nhưng nó không xuất hiện trong chân không mà phát sinh từ những xã hội đã tồn tại từ trước, nó mang trong mình những đặc trưng của các xã hội ấy, trước hết là xã hội tư bản công nghiệp hoá. Trong lịch sử nhân loại chưa hề có một thể chế xã hội nào tương đồng với chế độ toàn trị với những đặc trưng cơ bản là nhà nước bao trùm lên tất cả và nô dịch tích cực. Nhưng cái mới không phải xuất hiện một cách bất thình lình và ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng toàn trị là một hình thức thống trị mới, tinh vi hơn tất cả các hệ thống cai trị đã từng tồn tại từ trước tới nay vì nó tạo ra một hình thức cai trị toàn diện của tầng lớp nắm quyền không chỉ đối với hành vi mà còn đối với tư tưởng và tình cảm của con người.
Nói chung, cuộc tranh luận xem toàn trị là hậu duệ của chế độ nào tự nó đã bị chính trị hoá. Có vẻ như đấy là cuộc tranh luận về việc chế độ toàn trị xuất phát từ đâu: phương Tây với chủ nghĩa cá nhân và công nghiệp hoá hay phương Đông với truyền thống chuyên chế và tinh thần tập thể?
Chúng tôi cho rằng chế độ toàn trị có thể xuất hiện ở những nơi mà công cuộc hiện đại hoá theo đường lối tư bản-công nghiệp các xã hội truyền thống được thực hiện với tốc độ quá nhanh, nhưng không chỉ ở những nơi đó. Trong những xã hội khi mà sự tương trợ giữa các cá nhân với nhau bị phá vỡ, con người mất hết phương hướng và mục đích sống, trở thành những người lang thang, cô đơn, chuyển động một cách hỗn loạn thì khi đó chế độ toàn trị có thể trở thành nhu cầu, thành hình thức tái lập trật tự cần thiết và được chờ đợi. Chế độ toàn trị xuất hiện ở những nơi có xung đột giữa hai cách nghĩ, hai cách sống: tư bản-công nghiệp-hạt nhân và tập thể-làng xã. Nó dĩ nhiên là sản phẩm của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng là phản ứng của những tầng văn hoá và tư duy tiền công nghiệp đối với hiện tượng này.
Tư duy tiền công nghiệp và chế độ toàn trị
Cơ cấu chủ yếu của xã hội tiền công nghiệp là các cộng đồng cư dân nông nghiệp, một tổ chức tập thể được xây dựng trên cơ sở tự quản, các hiệp hội khác như hiệp hội thợ thủ công v.v. cũng được xây dựng trên cở sở tương tự. Tư duy ở đây dựa trên cơ sở sự đoàn kết, tương trợ và bình đẳng về kinh tế. Tất nhiên là cũng có tâm lí hám lợi và tham lam, nhưng xu hướng chủ đạo vẫn là tình đoàn kết. Căn nguyên của cuộc xung đột đóng vai trò quyết định đối với thời đại chúng ta nằm ở chỗ này.
Xã hội tư bản-công nghiệp hoá dù ở phương Đông hay ở phương Tây đều mang tính cá thể, nó phá vỡ các mối liên hệ cộng đồng, thày-thợ, hay nghề nghiệp cũ, thậm chí nó phá vỡ luôn cả các quan hệ họ hàng mà thay vào đó là các quan hệ manh tính chức năng, xã hội hoá cứng nhắc. Hàng triệu người được cột chặt vào những chiếc máy cái, bên cạnh những người chưa hề quen biết nhau, công việc mỗi người, thường là rất đơn điệu, lại bị cấp trên quản lí một cách gắt gao. Người ta bị đưa vào những thành phố lớn, sống cạnh những người xa lạ, trong những khối nhà với những căn hộ hoàn toàn giống nhau. Ở đâu cũng là các vật liệu tổng hợp, tất cả đều là màu xám. Cô đơn và trầm uất ngự trị khắp nơi. "Các thành phố rộng lớn, trong đó các cá nhân mất hết phương hướng, những dãy nhà cao tầng, như những dãy núi”, Erich Fromm viết, “tiếng loa phát thanh oang oang, các tiêu đề báo chí thay đổi ba lần trong một ngày, tất cả đã làm cho người ta không thể xác định được cái gì là chính yếu, cá nhân đối diện với những giá trị to lớn, nằm ngoài anh ta, làm cho anh ta cảm thấy mình như một hạt cát". Công nghiệp hoá là kết quả của những sáng kiến cá nhân, tinh thần doanh nghiệp và tự do cạnh tranh, nó cũng tạo ra trong các xã hội truyền thống một khoảng không gian cho tự do cá nhân mà trước đây có thể chưa có. Nhưng phải trả giá như thế nào! “Rõ ràng là nguyên tắc sáng kiến cá nhân đã thúc đẩy quá trình cá nhân hoá”, Erich Fromm viết, “và người ta luôn nói đấy là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn hoá đương đại. Nhưng trong khi thúc đẩy tự do (khỏi những tổ chức có tính cục bộ - chú thích của tác giả), nguyên tắc này đồng thời cũng phá vỡ các mối liên kết giữa các cá nhân, tách biệt con người khỏi đồng bào của mình”
Khái niệm con người cá nhân có từ thời Hi lạp cổ đại và từ thời Trung cổ. Ngay Thiên chúa giáo cũng đã đặt vấn đề lựa chọn cá nhân và trách nhiệm cá nhân. Cá nhân tính không phải được hình thành một cách đột ngột và ngay lập tức mà là trong hàng ngàn năm, đây là một quá trình chứ không phải là một vụ bùng nổ. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp không tạo ra cá nhân tính mà là tạo cho nó, phát triển trong nó xu hướng bệnh hoạn, đấy là tự khẳng định mình trên lưng đồng loại. Vì vậy, trong thế giới ngày nay cái vẫn được gọi là tự do lại có thể chính là sự giam hãm trong tù ngục cô đơn. Không hiểu sao ít lí thuyết gia theo trường phái tự do nghĩ rằng tình trạng này kéo dài còn nặng nề hơn cuộc sống trong những xã hội cục bộ phân chia theo đẳng cấp (sau này ta sẽ thấy cũng có một số người hiểu được ở một mức độ nào đó).
Cần phải nhấn mạnh rằng quá trình cá nhân hoá, hạt nhân hoá liên quan đến sự phát triển các quan hệ thị trường, chủ nghĩa tư bản và công nghiệp hoá tác động không chỉ đến những người thường xuyên sống ở thành thị mà cả những người bị cuốn hút vào quá trình cải tạo công nghiệp ví dụ các công nhân làm theo thời vụ và có tác dụng phá hoại đối với các cộng đồng nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống.
Phương pháp tư duy của chúng ta được hình thành trong hàng ngàn năm, nó không thể phù hợp ngay lập tức với những biến đổi đó. Hơn nữa, tại sao lại phải phù hợp? Như nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận, trong tư duy cũng như trong nền văn hoá của chúng ta có nhiều tầng xưa cũ, liên quan đến hàng ngàn năm sinh hoạt trong các cộng đồng cục bộ. Một trong những tư tưởng gia của chủ nghĩa Tân Tự Do, Friedrich August von Hayek, cho rằng hành vi của con người được xác định bởi nhiều tầng văn hoá và truyền thống, thấm sâu trong những hành vi và ngôn ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Loài người, F.A. von Hayek nói, không đột ngột nhảy ngay vào những thể chế xã hội dựa trên quan hệ thị trường và sở hữu tư nhân như hiện nay. Trước đó người ta đã sống hàng ngàn năm trong những cộng đồng nhỏ, thường khi tách rời nhau, những cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ tập thể và công bằng xã hội. Trong ý thức của con người thời nay vẫn còn những tầng văn hoá cổ xưa liên quan đến thời quá khứ xa xôi ấy. Chúng không chỉ còn mà nhiều khi quyết định động cơ hành động của chúng ta. Hayek so sánh xã hội đó với xã hội tư bản hiện đại dựa trên quan hệ thị trường, nơi con người hành động một cách trực tiếp, trên cơ sở qui luật cung cầu chứ không phải trên cơ sở của các quan hệ cá nhân. Hayek còn không chịu gọi chủ nghĩa tư bản là “xã hội” để tránh một sự “lầm lẫn nguy hiểm” và đề nghị một tên gọi của chính mình là: “thiết chế mở rộng”. “Hiệp hội những cá nhân giữ những mối liên hệ gắn bó với nhau và cấu trúc được thiết lập bởi hàng triệu người, chỉ liên kết với nhau qua các tín hiệu, các tín hiệu này lại đi qua hàng loạt mắt xích – là những cơ cấu hoàn toàn khác nhau, tên gọi chung không những là một sai lầm mà còn gợi ra trong ta ước muốn làm cho “thiết chế mở rộng” thành ra giống như cái hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu thương. Bertrand de Jouvenel đã gọi rất đúng rằng đấy là tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ, khi ông nói: “môi trường khởi kì thuỷ con người đã sống vẫn có sức hấp dẫn không thể nói hết, nhưng tất cả những cuộc gán ghép các đặc trưng của nó cho toàn thể xã hội bao giờ cũng là không tưởng và dẫn đến bạo hành”. Nếu những mơ ước này được thực hiện thì ta phải giã từ tư hữu và thị trường (Hayek nói rất đúng rằng những cái này không hề có mặt trong “cộng đồng nhỏ cổ xưa”, chúng trái ngược với “hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu thương”), cũng có nghĩa là phải giã từ tự do, mà theo ý kiến của Hayek là không thể tách với các thể chế đó [4] . Như vậy là xu hướng toàn trị, theo Hayek, liên quan mật thiết đến những ước muốn sâu xa về việc xoá bỏ sự ghẻ lạnh trong quan hệ giữa người với người, vượt qua nỗi cô đơn và bất bình đẳng về kinh tế của chính quần chúng.
Nhưng như thế nhất định xuất hiện câu hỏi: nếu tự do mâu thuẫn với “tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ” như các lí thuyết gia Tân Tự Do khẳng định thì thắng lợi cuối cùng của “tự do” có dẫn đến việc thủ tiêu hoàn toàn các đặc trưng của con người như nhân hậu, vị tha, tương trợ, đoàn kết? Chả lẽ “xã hội tự do” lại là một xã hội lạnh lùng và ích kỉ đến nỗi ngoài các lí thuyết gia của chủ nghĩa Tân Tự Do ra sẽ chẳng còn ai muôn sống trong đó nữa? Ngoài ra, cũng theo F.A. von Hayek thì những tầng văn hoá cổ xưa là bất tử, “có sức hấp dẫn không thể nói hết” và có vai trò to lớn trong đời sống con người thì có cần phải đấu tranh chống lại chúng hay không? Hay hợp tự nhiên hơn chính là tìm cách dung hoà giữa xu hướng tập thể và tự do cá nhân?
Và cuối cùng, có thể cho rằng các phong trào toàn trị chỉ là một cố gắng nhằm tái lập hình thức quan hệ tiền công nghiệp giữa người với người? Theo quan điểm của chúng tôi vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Đúng là chế độ toàn trị mang trong mình nó một số hình thức của chủ nghĩa tập thể. Chỉ cần ta nhớ lại những đám đông hàng triệu người lòng tràn ngập hân hoan hoặc hận thù, hàng triệu người khác mong muốn được hoà tan vào những đám đông đó, và sự phê phán biểu hiện cá nhân chủ nghĩa do các phong trào đó tiến hành là ta phải công nhận kết luận nêu trên là đúng. Nhưng chế độ toàn trị không hề khôi phục các cộng đồng nông nghiệp hay thủ công nghiệp, thắng lợi của chế độ toàn trị cũng không dẫn tới việc tái lập các quan hệ xã hội thời tiền công nghiệp. Ngược lại, gần như ở đâu chế độ toàn trị cũng tiến hành hiện đại hoá theo hướng công nghiệp hoá một cách cấp tốc. Vấn đề ở chỗ là các hoài vọng tập thể cổ xưa được chồng lên cái thực tế ghẻ lạnh lạnh lùng của đời sống của mỗi chúng ta. Cơ chế hoà tan của cá nhân là thông qua “sự tự đồng nhất cái tôi của mình” - triết gia người Đức Martin Heidegger, đã viết – “với một chủ thể tập thể nào đó”, chủ thể chung đó có thể là dân tộc, giai cấp hay nhà nước. Từ lúc đó trở đi người ta bắt đầu đồng nhất cái tôi của mình với quyền lợi của cái toàn thể. Nhưng cái toàn thể mà ta nói tới ở đây khác hẳn với các tập thể thời tiền công nghiệp. Trước kia thì đấy là tình cảm họ hàng hay làng xóm hoặc hiệp hội thủ công, các thành viên của nó đã sống suốt đời bên nhau, quan hệ với nhau gắn bó như là họ hàng hay bạn bè gần gũi. Nhưng nay thì đấy là sự hoà tan vào đám đông những người vô danh. “Nếu trước đây người ta hoà tan vào các hệ thống nhóm nhỏ, các cộng đồng tôn giáo hay các mối liên hệ khác thì nay người ta phải một mình đối diện với cả thế giới và vì vậy người ta cảm thấy vô cùng lạc lõng và đánh mất ý nghĩa của chính cuộc đời mình”- một nhà nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị hiện đại Nga, Vadim Damier, đã nhận xét như thế. Erich Fromm cho rằng con người có thể lấy những sức mạnh ngoại tại như quốc gia, dân tộc, phong trào, lãnh tụ hay lí tưởng mà anh ta có thể đồng nhất mình vào để thay thế cho những quan hệ xã hội đã mất. “Tình cảm gắn bó với những nơi chốn thân yêu, gọi là “quê hương bé nhỏ” không liên quan gì đến chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại”, Vadim Damier viết. “Đa số người (tuy không phải tất cả) có tình cảm gắn bó với những điều gần gũi thời thơ ấu, với phong cảnh thiên nhiên lúc thiếu thời, với những bài hát mẹ ru ngày thơ bé, nói một cách khác họ gắn bó với những hồi ức. Tất cả đều là những điều cụ thể, có thể yêu thương. Không ai lại nghĩ có thể sát sinh hay chết vì vẻ đẹp phong cảnh hay căm thù chỗ này vì yêu chỗ kia. Nhưng những khái niệm trừu tượng, lạnh lùng như quốc gia, dân tộc không gợi cho người ta tình yêu, nó tạo ra những tình cảm hoàn toàn khác: sùng bái và phục vụ, tuân phục chính quyền, thái độ hung hãn đối với tất cả những người không nằm trong nhóm”. Như vậy nghĩa là trong những biểu hiện đó của chủ nghĩa tập thể đã ẩn tàng khả năng bị các đảng phái, các chế độ theo xu hướng toàn trị giật dây rồi.
Các tổ chức toàn trị đã lợi dụng những khát vọng sâu xa của con người về sự gần gũi, hợp tác, trương trợ và những phản ứng của họ đối những điều tệ hại do công nghiệp hoá và cuộc sống cô đơn trong xã hội ngày nay, khi người ta chỉ biết lo cho mình, luôn luôn phải đấu tranh, giành giật nguồn lực và thị trường. Các chế độ toàn trị đã biến các động lực ấy thành cái ngược lại với chính nó, huy động những khả năng tiềm tàng của con người cho công cuộc hiện đại hoá xã hội một cách triệt để, cho chiến tranh và các cuộc trấn áp địch thủ. Nếu xã hội loài người là một cái gì đó toàn vẹn, giống như một cái lò xo lớn thì không thể nào kéo mãi nó ra, làm cho khoảng cách giữa người với người tăng mãi lên được. Khi kéo đến một mức nào đó thì nó sẽ tự co lại bất chấp khó khăn, bất chấp lí lẽ.
Điểm đặc biệt của chủ nghĩa phát xít Đức là nó không chỉ kết hợp được những động lực đó một cách trực tiếp, dưới dạng chủ nghĩa tập thể, tương tự như ở nước Nga bolsevic, mà còn kêu gọi trở về với tự nhiên, với cuộc sống ở làng quê, với các hình thức lao động mang tính tự cấp tự túc. Có khả năng là sau khi tiêu diệt hết người Slave ở phía đông (nếu Đức thắng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II) thì dần dần những điền chủ người Đức sẽ định cư tại những vùng đất bỏ hoá đó.
Chúng tôi không cho rằng hiện tượng này là yếu tố duy nhất đưa đến sự phát triển và thắng lợi của các phong trào toàn trị ở một số nước. Nó phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như sự mất ổn định về kinh tế, những cuộc khủng hoảng chính trị, các tiến trình văn hoá phức tạp và quá trình hiện đại hoá nữa. Qui cuộc sống vào một nhân tố nào đó là một suy diễn sai lầm. "Các sự kiện lịch sử”, nhà sử học hiện đại người Nga, Mikhail Leonov, đã viết, “được thực hiện trong một không gian đa chiều và là kết quả tương tác của nhiều yếu tố. Tách một yếu tố cụ thể nào đó ra như là yếu tố quyết định để xây dựng một mô hình nhất quán tuyến tính với mục đích định sẵn sẽ dẫn đến sự đơn giản hoá và xuyên tạc các hiện tượng tượng lịch sử". Nhưng chúng tôi cho rằng các phong trào và các chế độ toàn trị đã liên kết được các khát vọng cộng đồng phi giai cấp của quần chúng và đấy chính là nguyên nhân chủ yếu đưa đến chủ nghĩa toàn trị, là lí giải cơ bản cho hiện tượng toàn trị - kết hợp giữa sự ép buộc của nhà nước với "sáng tạo sống động của quần chúng” (Lênin), nghĩa là nô dịch tích cực.
[1]Ở ta gọi là giấy thông hành - ND
[2]Đây là nói năm 1941 –ND
[3]Năm 1943 –ND
[4]Tư hữu và thị trường -NDNguồn: Nguyên bản tiếng Nga: http://avtonom.org/pub/magid_total.html, 09.7.2003 Kì 3
Chủ nghĩa toàn trị và quyền lực của đám đông
Các tư tưởng toàn trị - Hannah Arendt nói - là vô hại và không nguy hiểm khi chưa chiếm được lòng tin tuyệt đối. Nhưng khi các tư tưởng này đã biến thành bộ khung của các hệ thống logic, là nền tảng, là xuất pháp điểm, dù đấy có là đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chủng tộc thì cuối cùng cũng sẽ xuất hiện một cách giải thích đơn giản mọi vấn đề. (Ở Liên xô tất cả các tiến trình văn hoá và xã hội được lí giải từ quan điểm đấu tranh giai cấp, còn ở Đức thì trên quan điểm đấu tranh dân tộc và chủng tộc.) Lòng tin mù quáng và nguyên tắc "đảng bao giờ cũng đúng" được nhồi sọ chính trên nền tảng tư tưởng đó. Nhưng chuyện đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Nó xảy ra trong hoàn cảnh khi mà xã hội biến thành một đám đông hỗn loạn, khi các mối liên hệ cộng đồng tương trợ giữa các cá nhân bị chặt đứt và quá trình này lại rơi đúng vào lúc quần chúng gặp những khó khăn vô cùng to lớn về kinh tế. Đấy là nước Nga đầu thế kỉ XX, khi tiến trình công nghiệp hoá và thương mại hoá do chính quyền Sa hoàng tiến hành đã phá vỡ nền tảng cộng đồng cư dân nông nghiệp, sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vô cùng nặng nề gây ra bởi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đấy là Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước, mà theo lời của nhà Xô viết học người Pháp, Nikol Vert, thì xã hội đã biến thành "những hạt cát di động", quá trình tập thể hoá đã đẩy một khối quần chúng to lớn khỏi nếp sống truyền thống, phải di cư vào những trung tâm công nghiệp đang phát triển. Việc đưa phương pháp sản xuất theo dây chuyền trong những năm 20 và 30 của thế kỉ trước và nạn thất nghiệp đã làm cho tiến trình "hạt nhân hoá" ở nước Đức đạt đến những giới hạn chưa từng có. Xã hội tư bản-công nghiệp đã mang sẵn mầm mống toàn trị trong lòng. Nhưng chủ nghĩa toàn trị chỉ trở thành một nhu cầu khi xã hội ấy rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Trong số những yếu tố đưa đến sự xuất hiện các phong trào toàn trị, ngoài công nghiệp hoá và thương mại hoá phải kể đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và sự bần cùng hoá của quần chúng. Ở đây ta thấy một tính chất bất ngờ nhất của các phong trào và chế độ toàn trị: chúng tự tạo ra chỗ dựa cho mình. Điều đó không có nghĩa là các phong trào và chế độ đó không nhận được sự ủng hộ của các nhóm xã hội đã hình thành trong xã hội "trước toàn trị". Nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được động năng của chủ nghĩa toàn trị nếu không nói đến việc nó tự tạo ra chỗ dựa cho mình từ những người bị bần cùng hoá. Chỗ dựa của các phong trào và các chế độ toàn trị chính là các tổ chức quần chúng đông đảo hoặc các đơn vị dân quân vũ trang. Những kẻ trung thành nhất của các tổ chức này được thoả mãn không những về mặt tâm lí mà còn nhận được quyền lợi về mặt vật chất và xã hội khi họ chui vào được bộ máy quan liêu của chế độ.
Ở nước Nga
Như đã nói ở trên, sự phát triển của nền công nghiệp công và tư, việc các nhà sản xuất nhỏ bị đẩy khỏi thị trường, sưu cao thuế nặng buộc người nông dân phải rời bỏ làng mạc đi vào thành phố kiếm việc làm, công cuộc tư nhân hoá ruộng đất bằng vũ lực do Stolưpin tiến hành và cuối cùng là khủng hoảng kinh tế, nạn đói, thất nghiệp hàng loạt và bần cùng hoá gây ra bởi cuộc thế chiến thứ nhất đã tạo ra phản ứng bằng cuộc cách mạng Nga vĩ đại. Một mặt ta thấy đấy là những cố gắng của công nhân, nông dân và một bộ phận trí thức trong việc tổ chức đời sống thông qua các Xô viết, các Uỷ ban của giai cấp thợ thuyền và Liên đoàn lao động của nông dân, các hợp tác xã và các tổ chức tự quản khác. Nhưng mặt khác cuộc khủng hoảng cũng đẩy một bộ phận dân chúng cần lao (đấy là những người công nhân, nông dân mặc áo lính hoặc nông dân nghèo) đi tìm một điểm tựa mới là nhà nước mạnh và những tập thể tổ chức theo lối cũ có thể thay thế cho cái xã hội gồm những con người hạt nhân đang ở thời kì tan rã. Họ nhận thấy điểm tựa là Đảng của những người bolsevic. Những cuộc mít tinh và tuần hành có rất nhiều người tham gia do Đảng tổ chức trước và sau khi nắm được chính quyền, yêu cầu tuyệt đối phục tùng lãnh tụ, hi sinh quyền lợi riêng cho mục đích chung, những lời kêu gọi theo kiểu của Lênin "ủng hộ những cuộc trấn áp hàng loạt" nhằm chống lại kẻ thù của cách mạng, việc hình thành chính phủ siêu tập quyền trong đó hàng trăm ngàn công nhân và nông dân không chỉ tìm thấy những kẻ cùng hội cùng thuyền với mình mà còn được nhận chức vụ nữa, nói cách khác họ đã có quyền và có tiền - tất cả những điều đó đã trở thành cơ sở của chính quyền bolsevic. Năm 1919, một phần ba trong số sáu trăm ngàn đảng viên Đảng cộng sản Nga (bolsevic) đã trở thành các quan chức của chính quyền Xô viết, đa số họ vốn là công nhân hoặc nông dân.
"Khi hàng loạt nhà máy và công xưởng bị đóng cửa”, Viktor Trernov, một nhà cách mạng theo đường lối xã hội viết năm 1918, “thì trên thực tế đa số công nhân ở đấy đã là những người phi giai cấp. Trong thời gian chiến tranh giai cấp công nhân đã mất bộ phận giá trị nhất, đấy là những người công nhân đứng tuổi, có kinh nghiệm, không hiểu sao lại bị đẩy ra mặt trận…Thay thế cho số mất mát đó là những người nông dân, tiểu thị dân, đày tớ, lao công…". Nông dân cũng bị bần cùng hoá, thế mà đa số binh lính vốn là nông dân. "Rất nhiều người bị tách khỏi quá trình sản xuất (nông nghiệp - tác giả chú thích) trong một thời gian quá dài. Chiến tranh thì liên miên. Trở thành vô nghề nghiệp, họ cũng dễ dàng trở thành những kẻ vô luân. Trong thiên truyện ngắn "Mishanka" tác giả Glev Uspenski đã vẽ lên một bức tranh sống động quá trình những gã trai làng khoẻ mạnh, tư cách, trong môi trường lao động quen thuộc (làng xã, chú thích của tác giả) vốn là những người mẫu mực, nhưng khi bị đẩy khỏi môi trường quen thuộc, rơi vào vòng xoáy của đời sống xa lạ trong thành phố, họ bị mất phương hướng và những đầu óc tối tăm đó không còn phân biệt được đâu là thiện đâu là ác nữa. Hậu phương rồi sẽ trở thành những phòng thí nghiệm thực sự của đám lính phi giai cấp này…"
Dung nham được các phong trào toàn trị tung ra rồi sẽ nguội đi và cùng với thời gian sẽ vón thành kết cấu vững chắc lập nên bộ máy quan liêu. Nhưng các chế độ toàn trị bao giờ cũng cố gắng giữ tâm trạng quần chúng luôn luôn ở trạng thái căng thẳng. Quá trình huỷ hoại các mối liên kết xã hội độc lập với nhà nước, theo chiều ngang, việc phá huỷ chính xã hội (bản thân xã hội chỉ còn là xã hội khi còn những mối liên kết theo chiều ngang giữa người với người) dẫn đến những hiện tượng suy đồi nghiêm trọng. Quần chúng mất phương hướng và tách khỏi mọi liên hệ sẽ dễ dàng trở thành đám đông hung hăng và dễ điều khiển, họ sẵn sàng tuân theo chỉ thị của lãnh tụ một cách mù quáng và tham gia bằng cách này hay cách khác vào những hành động tội ác của đám lãnh tụ đó. "Tập thể hoá bằng vũ lực và công cuộc hiện đại hoá cấp tốc (trong những năm 30) đã tạo ra một làn sóng di dân to lớn”, nhà sử học người Pháp, Nikol Vert, viết. “Xã hội Xô viết đã trở thành một trại tạm cư của dân du mục, trở thành xã hội của "những hạt cát di động". Tại nông thôn cơ sở hạ tầng làng xã và nếp sống truyền thống đã bị phá huỷ hoàn toàn. Đồng thời, ở thành phố đã hình thành một tầng lớp công nhân trẻ vốn là những người nông dân trốn hợp tác xã đi ra thành thị". Nói chung, đặc trưng của Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước là sự năng động rất cao: nền công nghiệp non trẻ cần rất nhiều cán bộ quản lí mới, ngoài ra các vụ thanh trừng lại giải phóng nhiều vị trí trong bộ máy lãnh đạo chính quyền, đảng và quân đội, và đương nhiên những người nắm giữ các vị trí mới hoặc các vị trí do các quan chức bị thanh trừng để lại cũng là những người xuất thân từ nhân dân hoặc từ các tầng lớp thấp của bộ máy quan liêu, những người này phải biết ơn giai đoạn "bước ngoặt" và lãnh tụ thiên tài Stalin.
Tất nhiên tính tích cực của quyền lực đám đông toàn trị lúc này đã nắm dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ và nhà nước chứ không còn được thả lỏng như thời kì đầu cách mạng nữa. Họ đã khéo léo định hướng và sử dụng các hoạt động đó nhằm nâng cao năng suất lao động và phục vụ quốc gia trên mặt trận "lao động và sản xuất".
Chúng tôi phần nào đồng ý với Hannah Arendt khi bà viết: "Stalin phải tự tạo ra một xã hội hạt nhân mà hoàn cảnh lịch sử đã tạo sẵn cho bọn phát xít ở nước Đức", nhưng chúng tôi cho rằng việc hình thành và phát triển của chủ nghĩa bolsevic ngay từ khởi thuỷ đã là phản ứng của xã hội đối với việc huỷ hoại cộng đồng nông dân và nền sản xuất thủ công truyền thống dưới chế độ quân chủ.
Và ở Đức
Tại Đức trong những năm Đại khủng hoảng đã xảy ra hiện tượng bần cùng hoá quần chúng và hạt nhân hoá xã hội một cách sâu sắc, mọi người đều bị cuốn hút vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Nổi lên một tầng lớp xã hội bao gồm chủ yếu là các doanh nhân nhỏ có sử dụng lao động làm thuê (nghĩa là đã có kinh nghiệm lãnh đạo), những người sản xuất và buôn bán cá thể. Bị chèn ép bởi một bên là các xí nghiệp độc quyền lớn và bên kia là các nghiệp đoàn lao động làm thuê mạnh (do những người dân chủ - xã hội và cộng sản lãnh đạo), tầng lớp này rất cần một tổ chức riêng để đấu tranh chống lại cả hai sức ép nói trên. Ngay từ khởi thuỷ bọn phát xít đã tập trung chú ý đến giai tầng này và dần dần đã nhận được chỗ dựa và sự ủng hộ tích cực của chính tầng lớp ấy. Đến lượt mình các nhà doanh nghiệp nhỏ nhận thấy đảng phát xít và các tổ chức bán vũ trang của đảng này chính là người bảo vệ của mình. Nhưng dĩ nhiên đấy không chỉ là vấn đề kinh tế, chủ nghĩa tập thể toàn trị phát xít có sức hấp dẫn vì người ta cho rằng đấy chính là cách trốn chạy khỏi sự trống rỗng và lạnh lùng của đời sống trong một xã hội hạt nhân mà họ đối diện hàng ngày. "Trong nhóm người lập thành điểm tựa của phong trào phát xít”, Erich Fromm viết, “những người có tuổi lập thành tầng lớp thụ động, trong khi con cái họ là những chiến sĩ tích cực. Tư tưởng phát xít, thực chất là tuyệt đối phục tùng lãnh tụ, căm thù các dân tộc và quan điểm của thiểu số, khát khao chinh phục và áp bức, tán dương nhân dân Đức có một sức hấp dẫn rất lớn đối với họ". Về thành phần xã hội thì đám đông ở Đức khác hẳn đám đông ở Liên xô.
Các tầng lớp đặc quyền đặc lợi tính rằng chủ nghĩa phát xít sẽ chĩa mũi dùi vào đúng hướng, đồng thời sẽ buộc cả dân tộc Đức phục vụ cho lợi ích kinh tế của họ. "Nói chung”, Erich Fromm viết, “hi vọng của họ đã được đáp ứng, tuy họ có mắc sai lầm về tiểu tiết…họ phải chia sẻ quyền lực với bộ máy quan liêu phát xít và trong nhiều trường hợp đã phải khuất phục chúng…Nhưng dù sao chủ nghĩa phát xít cũng bảo vệ quyền lợi của những tập đoàn kinh tế mạnh nhất của Đức". Còn đối với doanh nghiệp nhỏ thì Hitler, ban đầu đã hứa sẽ đóng cửa các cửa hàng bách hoá lớn nhưng rồi không làm. Nhưng "điều quan trọng là rất nhiều nhà tư sản nhỏ trong các điều kiện bình thường sẽ không thể nào trở thành giàu có và có quyền lực nhanh được thì sau khi trở thành thành viên của bộ máy phát xít đã nghiễm nhiên vừa có tiền vừa có quyền vì đã buộc các giai cấp hữu sản chia "bánh" cho họ"
Nhưng không nên nghĩ rằng chỉ có các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như giai cấp tư sản công nghiệp lớn là những thành phần duy nhất ủng hộ tư tưởng phát xít. Rất nhiều công nhân lao động tham gia phong trào phát xít. Theo đánh giá của Otto Rulle, một nhà hoạt động khuynh tả Đức, thì rất nhiều công nhân đã được Đảng cộng sản chuẩn bị về mặt tâm lí để tiếp thu chủ nghĩa toàn trị phát xít bởi vì Đảng này cũng giáo dục lòng trung thành với lãnh tụ và phục tùng kỉ luật của bộ máy đảng. Ngoài ra, lãnh đạo đảng phát xít còn đưa ra những chỉ thị đặc biệt trong việc thu nạp những người cộng sản vào hàng ngũ phát xít vì theo Hitler thì những người này đã được đào tạo và có kỉ luật. Mặt khác nhiều công nhân bị thất nghiệp trong cuộc Đại khủng hoảng cho rằng Hitler và đảng của hắn có khả năng lập lại trật tự, đảm bảo ổn định và thống nhất quốc gia.
"Sau khi Hitler giành được quyền hành”, Erich Fromm viết, “lòng trung thành với chính phủ phát xít càng tăng vì lí do sau: hàng triệu người bắt đầu đồng nhất chính phủ của Hitler với "nước Đức". Trong tay hắn là cả bộ máy nhà nước, vì vậy chống hắn nghĩa là tự loại mình ra khỏi cộng đồng dân Đức; khi tất cả các đảng phái khác đã bị giải tán và đảng phát xít "trở thành" nước Đức, đối lập với đảng cũng có nghĩa là đối lập với nước Đức. Chắc rằng đối với một người trung bình thì không có gì nặng nề hơn là cảm giác cô đơn, cảm giác không thuộc một nhóm lớn nào. Là Công dân Đức, dù anh ta có không ưa chủ nghĩa phát xít đến đâu, anh ta vẫn phải lựa chọn: cô độc hay hoà đồng với nước Đức và đa số đã chọn hoà đồng"
Có lựa chọn khác?
Có thể tránh được chủ nghĩa toàn trị không? Có lựa chọn nào khác, thí dụ, để thay thế cho chủ nghĩa bolsevic trong cuộc cách mạng Nga hay không? Có thể kết hợp tự do và tự chủ của cá nhân với khát vọng hoà nhập vào đám đông vốn là bản chất của con người được không? Đấy là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Như chúng ta đã thấy, một mặt chủ nghĩa tập thể toàn triệt đưa đến chủ nghĩa toàn trị, kết quả là cá nhân con người tan biến vào xã hội, vào nhà nước như một giọt nước trong đại dương bao la, mặt khác, đấy là sự cô đơn, ích kỉ của xã hội công nghiệp hoá. Có thể cá nhân và tập thể không phải là hai thái cực đối lập nhau mà là hai mặt của đời sống con người, của nền văn minh, hai cực tạo nên cái tinh cầu bảo bọc chính cuộc sống của chúng ta? Đã đến lúc phải công nhận, như Aleksandr Gerzen đã nói, cá nhân và tình huynh đệ "không phải là thiện cũng chẳng phải là ác; đấy là bản năng của con người". Nếu đúng là như thế thì những cố gắng hợp nhất chúng nhất định sẽ đem lại kết quả. Các cuộc tìm kiếm về mặt tư tưởng của phong trào dân tuý Nga trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX không chỉ giới hạn bởi hiện thực ở nước Nga và phương Tây, cũng như chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Đấy là sự kết hợp giữa nền tảng tập thể làng xã với tư tưởng tự do cá nhân được
đưa đến từ phương Tây.
Sự kết hợp đó đã có (và có!) ý nghĩa không chỉ về mặt lí luận mà cả thực tiễn nữa, nó được tiến hành không chỉ bởi các nhà lí luận của chủ nghĩa dân tuý, mặc dù đa số trường hợp được sự tham gia và cổ vũ của họ. Đấy là phong trào hợp tác xã hồi đầu thế kỉ trước, với sự tham gia của đại diện nhiều trào lưu dân tuý khác nhau, đã lôi cuốn hàng chục triệu người. Thí dụ nông dân có thể sử dụng công cụ lao động chung (mua bằng tiền hợp tác xã tín dụng) để làm đất riêng, có thể tham gia hợp tác cung tiêu, có thể cùng làm (tham gia hợp tác xã sản xuất)…Các tập thể tự quản nhỏ, các vấn đề quan trọng đều được quyết định trong các cuộc họp toàn thể, đã góp phần củng cố quan hệ hỗ tương giữa người với người, cũng như tăng cường trách nhiệm và sự năng động của mỗi cá nhân vì từng người phải có trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề hệ trọng của tập thể. Đến lượt mình các hợp tác xã nhỏ lại có thể tham gia vào liên hiệp các hợp tác xã lớn. Đến đầu năm 1918 đã có một nửa trong số một trăm triệu nông dân Nga tham gia vào phong trào hợp tác xã với những hình thức khác nhau. Hàng triệu cư dân thành thị đã tham gia vào các hợp tác xã (hợp tác xã tiêu thụ). Như vậy là hàng triệu người cả ở thành thị và nông thôn đã tham gia vào một hệ thống hợp tác xã đa chức năng, hệ thống này ngày một lớn mạnh, giúp giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế và xã hội.
Việc phát triển nhanh chóng các hợp tác xã ở cả nông thôn và thành thị là do sự phá vỡ các cơ cấu làng xã, hiệp hội thủ công truyền thống của xã hội Nga trước sức ép của thị trường cạnh tranh và công nghiệp hoá do nhà nước tiến hành bằng sưu cao thuế nặng bổ lên đầu nông dân. "Nơi nào không có làng xã thì phải thành lập các tổ chức thay thế cho nó”, Lazarev E.E., đảng viên Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã viết như thế vào năm 1918, “là các hợp tác xã, cả sản xuất và tiêu thụ, các hợp tác xã mua bán, các hợp tác xã tín dụng, bảo hiểm…v..v...Hợp tác xã mọc lên như nấm sau mưa". Còn nhà kinh tế học nổi tiếng Traianov thì viết: "Theo dõi sự phát triển của phong trào hợp tác xã ở nông thôn mười năm lại đây, chúng ta phải công nhận rằng nó đã đẩy được hình thức tư bản chủ nghĩa khỏi một số vị trí trong nền kinh tế quốc dân, nó đã dần dần trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế và chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng nó sẽ tạo ra một hệ thống kinh tế song hành với chủ nghĩa tư bản và cùng tồn tại với hình thức tư bản chủ nghĩa". Hợp tác xã là một thí dụ cụ thể về giải pháp thay thế cho chủ nghĩa toàn trị. Đấy là cách tái tạo lại xã hội đã bị nền công nghiệp và kinh tế thị trường phá vỡ, đấy là sự thiết lập lại tình đoàn kết, thống nhất thông qua các tập thể tự quản không lớn, các tập thể đó tự giải quyết các vấn đề của mình mà không cần các ông chủ hay các "thủ trưởng". Đấy là nơi có thể kết hợp quyền tự do cá nhân với sự tương trợ, là nơi mà mọi người đều quen nhau, thường xuyên tiếp xúc với nhau tôn trọng quyền và sự độc lập của nhau.
Chúng ta cũng có thể thấy sự kết hợp đó trong các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời cách mạng Nga 1917-1921 chống lại cả Bạch vệ lẫn Hồng quân. Cần phải nhấn mạnh rằng các phong trào này gắn bó trực tiếp với các phong trào hợp tác xã, thí dụ cương lĩnh của cuộc nổi dậy ở tỉnh Tambov ghi: "thực hiện việc buôn bán thông qua hệ thống hợp tác xã", hay đằng sau cuộc khởi nghĩa có hàng trăm ngàn người tham gia ở tây Xibia là liên hiệp các hợp tác xã Xibia. Trong quá trình đấu tranh nông dân đã lập nên cái gọi là "hiệp hội nông dân lao động", một kiểu công đoàn. Công đoàn là một hình thức mới lạ ở Nga lúc đó, nó chứng tỏ có sự kết hợp giữa các trào lưu Tây phương và cộng đồng làng xã truyền thống ở Nga. Có rất nhiều nhóm chính trị thuộc mọi xu hướng tham gia các phong trào này (tả khuynh, hữu khuynh, vô chính phủ…) nghĩa là đã tồn tại đa nguyên chính trị và bên cạnh các khẩu hiệu và đòi hỏi về kinh tế còn có cả những đòi hỏi về tự quản, hợp tác, tự do ngôn luận, tự do hội họp nữa.
Cần phải ghi nhận rằng các phong trào và xu hướng tương tự đã tồn tại ở cả các nước khác nữa. Chúng ta có thể thấy các phong trào công đoàn và hợp tác xã tự quản ở phương Tây, trong các công xã ở tỉnh Aragon, Tây ban nha năm 1936, trong các làng của người do thái ở Palestine, trong các uỷ ban công nhân ở Hungari năm 1956. Dù sao mặc lòng, các phong trào này đã không thành công. Nhưng sự tồn tại và cuộc đấu tranh kiên cường của chúng cũng chứng tỏ rằng có thể có những lựa chọn khác. Không phải vô tình mà hai cuộc cách mạng (khởi nghĩa) chống toàn trị rõ rệt nhất trong thế kỉ XX, đấy là cuộc các mạng Hung năm 1956 và cuộc khởi nghĩa ở Kronshtadt năm 1921 lại giống nhau đến thế: cả hai nơi đều hình thành hệ thống xã hội mới trên cơ sở nền dân chủ trực tiếp, bình đẳng xã hội, tương trợ và tôn trọng quyền con người.
Từ quá khứ đến hiện tại
Trong thế kỉ XX hàng chục triệu người đã là nạn nhân của các cuộc đàn áp của các chế độ toàn trị, các cuộc đàn áp dã man và tinh vi đến mức những người may mắn không bị rơi vào guồng máy đó, dù có tất cả bằng chứng trong tay cũng không thể nào tin rằng điều đó đã xảy ra. Nhưng đấy lại là sự thật. Chúng ta phải làm gì với sự thật đó? Có vẻ như các chế độ toàn trị đã là dĩ vãng [1] và chúng ta đang sống trong một thế giới chưa thể nói là hoàn thiện nhưng cũng không còn Osvenzim và Gulag nữa. Những nỗi sợ hãi và khóc than của các thế hệ trước có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chúng ta còn phải giải quyết những vấn đề của chính mình và đều là những vấn đề lớn cả, còn toàn trị, hãy để cho các nhà làm sử chuyên nghiệp, họ ăn lương để làm việc đó cơ mà.
Nhưng nếu nhìn kĩ một chút thì chúng ta sẽ thấy vấn đề không hoàn toàn như vậy. Mới gần đây thôi hàng triệu người đã cảm thấy kinh hoàng và sau đó thì chuyển thành căm thù tập thể khi nhìn thấy những toà nhà bỗng chốc hoá thành tro bụi. Sau đó nhiều người đã cầu nguyện cho những cuộc chiến tranh và ca ngợi những kẻ thực hiện cuộc diệt chủng cả một dân tộc. Ngay hôm nay đây, theo ý kiến của các nhà hoạt động nhân quyền của cả Nga và nước ngoài làm việc ở Chechnya thì số thường dân bị thiệt mạng dưới mưa bom bão đạn của quân Nga đã lên đến hàng ngàn, trong số đó có cả trẻ em. Số liệu chính xác thì không có vì không có cơ quan nào của Nga thu thập cả. Vì họ nói tất cả "chúng" đều là những tên khủng bố, tốt hơn hết là giết sạch miễn sao ta được sống yên ổn là được.
Hàng triệu người dân Liên xô, dân nước Đức phát xít, dân Trung hoa maoist đã từng lí luận như vậy. Họ cũng đã từng tìm kiếm kẻ thù để gán cho chúng mọi tội lỗi có thể tưởng tượng được, họ cũng đã từng áp dụng trách nhiệm tập thể đối với những dân tộc khác. Họ cũng đã từng hân hoan khi các nhà lãnh đạo của họ tuyên bố chiến tranh, phá huỷ các thành phố và đầy "kẻ thù của nhân dân" vào trại tập trung.
Ước muốn của quần chúng có một điểm tựa vững chắc dưới dạng quốc gia, dân tộc và tư tưởng "bàn tay sắt" cũng như việc phát triển lòng thù hận - tất cả những điều đó đều là hậu quả của quá trình phá vỡ cơ cấu xã hội, hạt nhân hoá xã hội dưới chính quyền Xô viết hoặc là kết quả của cải cách thị trường và "liệu pháp sốc" mà ra.
Như vậy là vấn đề toàn trị vẫn còn tính thời sự. Như Hannah Arendt từng nhận xét: "Các giải pháp mang tính toàn trị có thể vẫn sống bình thường ngay cả sau khi các chế độ toàn trị đã sụp đổ, chúng có sức quyến rũ và sẽ tái lập khi không thể giải quyết được các vấn đề chính trị và xã hội hoặc khi không thể giảm nhẹ được những khó khăn về kinh tế bằng cách biện pháp xứng đáng với con người."
*
Phần II
Chủ nghĩa toàn trị mới
Việc gia tăng các cuộc xung đột chủng tộc và tôn giáo trong thế giới ngày nay tạo ra nguy cơ xuất hiện các nền chuyên chính mới trong các nước và các khu vực đối địch nhau, các phương tiện truyền thông điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng khác càng làm cho xã hội dễ bị điều khiển hơn, tất cả những điều đó và còn nhiều điều khác nữa là những tín hiệu đáng báo động về khả năng tái xuất hiện chủ nghĩa toàn trị. Điều đó không có nghĩa là sự xuất hiện của chế độ toàn trị là không tránh khỏi. Điều đó chỉ có nghĩa là chủ nghĩa toàn trị hoàn toàn có khả năng xuất hiện trong thế kỉ mới.
Phương Đông ngày nay: Giữa đất và trời
Trong những năm 70-80 của thế kỉ trước người ta đã thấy rõ là phương Đông đã thua trong cuộc thi đua giành quyền bá chủ thế giới. Làn sóng tự do hoá kinh tế lan tràn khắp địa cầu. Biên giới “của các hệ thống bế quan toả cảng” với các nến kinh tế quốc doanh đã bị các tập đoàn siêu quốc gia chọc thủng, công cuộc đột phá đó trong một số trường hợp lại được sự giúp đỡ của lãnh đạo chính các quốc gia phương Đông vì mô hình phát triển kinh tế mà họ lựa chọn tỏ ra không hiệu quả, không những không thắng được các nước phát triển về kĩ thuật ở phương Tây mà còn không đáp ứng được nhu cầu của chính dân chúng nước mình. Kết quả là các nước phương Đông, ít hay nhiều, đều mở cửa đối với thị trường thế giới. Việc tư nhân hoá các xí nghiệp công nghiệp, ngân hàng, ruộng đất và thương mại hoá đã trở thành hiện thực khách quan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chính phủ phương Đông tính rằng họ có thể thu hút được đầu tư của nước ngoài vào nền kinh tế, xây dựng được một nền công nghiệp tiên tiến bằng tiền của các nhà đầu tư ngoại quốc. Một phần ước mơ này đã thành hiện thực. Trong hai mươi năm vừa qua đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc 500 tỉ USD. Nam Triều tiên, Indonesia, Thái lan, Ấn độ cũng đang phát triển rất nhanh trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản và công nghệ hiện đại.
Nhưng không thể nói công cuộc hiện đại hoá mới này là bình lặng, không có xung đột. Thương mại hoá và thị trường tự do đã dẫn đến sự tan rã của xã hội truyền thống của các cộng đồng dân cư nông nghiệp, các hiệp hội thương mại và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời buộc các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ phải đóng cửa. Cuộc cạnh tranh giữa những nhà sản xuất trong các nước phương Đông cũng như với những nhà sản xuất quốc tế đã làm hàng triệu người sản xuất nhỏ ở cả nông thôn và thành thị lâm vào tình trạng phá sản, phá hoại các cộng đồng nông nghiệp tự cấp tự túc và đã xuất hiện những cùng đinh mới, sống bên lề các thành phố. Nợ nước ngoài của các nước phương Đông cũng ngày một lớn. Để có thể thu hút thêm đầu tư ngoại quốc cần phải tạo ra những điều kiện hấp dẫn: xây thêm đường xá, đảm bảo cung cấp nguyên liệu đến khu vực đầu tư, đào tạo chuyên gia. Như vậy là phải cần vay thêm tiền ở các ngân hàng ngoại quốc. Nợ nước ngoài của phương Đông đã là hàng ngàn tỉ dollar. Lãi suất phải trả hiện đang là một trong những khoản chi chính của nhiều chính phủ phương Đông, chi phí cho chính sách xã hội bị giới hạn là vì thế.
Hiện nay không phải mọi người đều tin rằng thị trường có khả năng mang lại sự thịnh vượng cho đa số dân cư các nước phương Đông, hoặc ít nhất cũng tạo cho họ những điều kiện sống nhân bản. Ngược lại, công cuộc cải cách thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo một cách nhanh chóng. Xuất hiện tầng lớp dân cư mới: những người bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Điều này tạo ra khả năng bùng nổ những cuộc xung đột mới. Thí dụ, Ấn độ, trong số một tỉ người thì có tới 700 triệu là nông dân, Trung quốc có 800 triệu nông dân trong số một tỉ hai trăm triệu người. Kết quả của quá trình công nghiệp hoá, thương mại hoá, và cải cách nông nghiệp (dẫn đến phá vỡ các cộng đồng nông nghiệp, phá vỡ các định chế tương trợ, tư nhân hoá ruộng đất, củng cố các trang trại nông nghiệp, hàng loạt hộ nông dân sẽ bị phá sản trong cuộc cạnh tranh với các trang trại loại này) là rất nhiều người sẽ di chuyển vào các thành phố, sống trong các khu nghèo khổ, các khu nhà ổ chuột; sự bùng nổ xã hội với một sức công phá chưa thể lường trước được có thể là việc không thể tránh khỏi. Indonesia, nước với hai trăm triệu dân cách đây không lâu được coi là hình mẫu của các cuộc cải cách kinh tế có thể là một thí dụ điển hình. Năm 1998 hàng loạt các cuộc tuần hành phản đối chính phủ với hàng triệu người tham gia rồi sau đó biến thành các cuộc bạo loạn, cướp phá, giết người do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo bùng lên khắp nơi. Đến lượt mình, các cuộc bạo loạn kiểu đó có thể dẫn đến việc thiết lập các chế độ chuyên chế. Từ sự hỗn loạn mà phương Đông cổ kính đang chìm vào có thể sẽ xuất hiện một trật tự toàn trị mới.
Nói chung, cần phải thấy rằng trong các nước phương Đông vẫn còn tồn tại một truyền thống văn hoá mạnh, chí ít cũng đủ sức hạ nhiệt tư tưởng làm giàu cá nhân, ích kỉ và hạt nhân hoá của xã hội công nghiệp. Nhờ có truyền thống mà người ta có thể coi những sự kiện hiện thời như là sự phá sản của cái thế giới quen thuộc, gần gũi, cái thế giới, trong đó họ đã sống tuy nghèo khổ nhưng được cộng đồng, làng xóm, nhà nước bảo vệ khỏi những phong ba bão táp của cuộc đời. Nếu công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở đúng những nơi mà hoài vọng cộng đồng còn mạnh thì các phong trào toàn trị có thể xuất hiện. Thực ra giai cấp cầm quyền có thể tập hợp được một phần dân chúng cùng đinh nhờ mô hình gọi là “hương nghiệp” (xem phần: Hiện đại hoá hậu công nghiệp và nô dịch tích cực). Nhưng dù sao cũng phải cần rất nhiều thời gian mới có thể đưa hàng trăm triệu cùng đinh, thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp đang sống lay lắt qua ngày vào hệ thống hiện hành.
Hai mươi năm cuối thế kỉ XX đã trở thành giai đoạn bộc phát, có thể nói là bùng nổ của các phong trào tôn giáo chính thống, đặc biệt là trong thế giới Hồi giáo. Cuộc cách mạng Hồi giáo do giới tăng lữ lãnh đạo đã giành thắng lợi ở Iran vào năm 1979. Tại nước này bên cạnh kinh tế quốc doanh vẫn còn tồn tại khu vực kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Nhưng mạng lưới trợ giúp về mặt xã hội và kinh tế, đặc biệt là đối với những người sẵn sàng chiến đấu chống lại “kẻ thù của Hồi giáo” theo tiếng gọi của giới tăng lữ, đã ăn sâu bén rẽ khắp nơi. Mạng lưới này là biểu hiện của chủ nghĩa tập thể toàn trị, bao gồm đủ loại các “uỷ ban cảnh giác Hồi giáo”, “uỷ ban bảo vệ cách mạng Hồi giáo” và đảng viên “Đảng của Allah” (Hizbullah) – là xương sống và điểm tựa của chế độ có đến 3 triệu thành viên. Năm 1999, phong trào sinh viên đối lập đưa ra yêu cầu dân chủ hoá đã bị lực lượng phản-biểu tình có đến một triệu rưỡi những kẻ cuồng tín theo lời hiệu triệu của giới tăng lữ đập tan.
Năm 1990 tổ chức cấp tiến là Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) đã thắng trong các cuộc bầu cử quốc hội tự do tại Algérie. Giới quân nhân đã huỷ bỏ kết quả bầu cử và cho đến nay ở đây vẫn đang diễn ra cuộc nội chiến giữa những người Hồi giáo quá khích và lực lượng đối lập. Ở cả Algérie và Palestine trong những năm 80 đã có một phong trào Hồi giáo chính thống mạnh là HAMAS, những người Hồi giáo đã thành lập được một hệ thống bảo trợ xã hội cho những thành phần nghèo khổ, họ còn mở trường dạy học, thành lập các xí nghiệp nhỏ, tạo hi vọng cho những người cùng đinh. Nhưng đổi lại, những người tham gia hệ thống trợ giúp này được yêu cầu phải tuyệt đối trung thành với các lãnh tụ Hồi giáo chính thống. Đồng thời họ tung ra các lời kêu gọi đấu tranh với kẻ thù của Hồi giáo, với tư tưởng nhà nước thế tục và giáo dục thế tục, với toàn cầu hoá mà trụ cột là Mĩ. Kết quả là hàng loạt những vụ khủng bố đẫm máu: bom nổ ở nơi công cộng, những thôn làng không ủng hộ hành động của những kẻ cực đoan bị phá huỷ.
Các cuộc phản đối cải cách thị trường và hiện đại hoá cũng đang tăng lên ở Trung quốc. Cải cách kinh tế bắt đầu ở nước này vào cuối những năm 70. Các công xã sản xuất đã bị giải tán và điều đó dẫn đến việc tái lập làng xã nông nghiệp truyền thống. Công cuộc công nghiệp hoá dưới thời Mao không mạnh mẽ bằng ở Liên xô những năm 30 và đa số dân Trung quốc hiện vẫn sống ở nông thôn. Nhưng sau đó các cuộc cải cách đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ thị trường, tư bản tư nhân và dần dần tan vỡ cộng đồng truyền thống.
Năm 1999 ở Trung quốc, theo đánh giá có tất cả 6 ngàn cuộc tụ tập chống chính phủ, bao gồm nhiều triệu người, nhiều gấp mấy lần năm 1998. Theo Karl-Heinz Roth, hiện ở Trung quốc có khoảng 100 triệu nông dân không có ruộng đất. Rất nhiều người đang tập trung ở những “vùng nghèo khổ” - đấy là ngoại vi các thành phố lớn, dân chúng nông thôn chạy đến đây với hi vọng tìm việc làm. Thế là đã xuất hiện các điểm nóng về mặt xã hội. Theo đánh giá thì trong 5 năm tới sẽ có khoảng 200 triệu nông dân lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời tại các thành phố cũng sẽ xảy ra hiện tượng giảm biên hàng loạt trong các xí nghiệp quốc doanh, kết quả là thêm 50 triệu người nữa bị mất việc làm. Thực ra là kinh tế Trung quốc đang phát triển nhanh, chừng 7% một năm. Nhưng nếu trong 5 năm tới có tạo ra hàng chục triệu việc làm trong lĩnh vực thương mại đi nữa thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Chưa thể biết sự phản kháng sẽ ra sao, nhưng rõ ràng là nước này đang đứng trước ngưỡng cửa của những sự bùng nổ xã hội vô cùng to lớn. Năm 1989 Trung quốc đã trải qua một cơn chấn động chính trị có hàng triệu người tham gia. Lúc đó đã xuất hiện các tổ chức tự quản của sinh viên và công nhân, tuyên bố ý nguyện thay đổi điều kiện sống trong nước. Nhưng không loại trừ những khả năng xấu hơn. Lịch sử Trung hoa từng biết nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó cùng với khẩu hiệu đòi công bằng xã hội, phân chia bình quân ruộng đất và các tài sản khác là yêu cầu lập lại “quyền lực của Thiên tử”. Theo ý nghĩa đó thì mối nguy lớn nhất hiện nay là tổ chức tôn giáo toàn trị có tên là Pháp Luân Công. Đấy là một nhánh Phật giáo và là một tổ chức chính trị bí mật có tham vọng giành chính quyền. Pháp Luân Công, có thể có hàng trăm ngàn giáo đồ, đã bị chính phủ Trung quốc cấm hoạt động. Các cuộc khởi nghĩa lật đổ một vương triều đã mất tín nhiệm lại đưa lên ngai vàng một trong số những lãnh tụ phong trào kiểu như Pháp Luân Công. Một trong những cuộc khởi nghĩa đó đã đưa những người cộng sản lên nắm quyền vào cuối những năm 40....
Tại Ấn độ nông dân cũng đang bị phá sản hàng loạt, tình hình cũng gần giống với Trung quốc. Nhưng nước này vẫn còn các đẳng cấp và đa số dân chúng thuộc các đẳng cấp thấp, có thể họ không coi sự khốn khó về kinh tế là một cái gì đó trái tự nhiên. Tuy nhiên ở Ấn độ cũng có các phong trào tôn giáo chính thống mà điển hình là BJP, một đảng Ấn giáo cực đoan, được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Trong những năm 90 BJP đã thực hiện nhiều vụ xung đột vũ trang với người Hồi giáo.
Tại Nga giới tăng lữ chính thống giáo cũng ngày càng tăng cường ảnh hưởng, kể cả trong lĩnh vực chính trị. Những hỗn loạn do công cuộc cải cách kinh tế tạo ra đã dẫn đến những yêu cầu các chính khách theo đường lối dân tộc đang nắm quyền “lập lại trật tự bắng mọi giá”.
Đối trọng của các xu hướng chính thống toàn trị ở phương Đông là gì? Có phải đấy là “Tây hoá” vội vàng hay không? Nga, Ấn độ, Trung quốc, thế giới Hồi giáo - đấy là những nền văn minh lâu đời, có những quan niệm riêng, khác hẳn với phương Tây, về thế giới. Có thể vấn đề cần thảo luận không phải là sự đối đầu giữa các nền văn minh, không phải là cuộc đấu tranh một mất một còn và nô dịch trái đất mà là sự kết hợp giữa các truyền thống văn hoá. Thí dụ đấy là sự kết hợp giữa tư tưởng tự do các nhân, năng động cá nhân, thảo luận công khai với truyền thống phương Đông như tính cộng đồng, tình đoàn kết, tương trợ.
Cực hữu - toàn trị mới ở phương Tây
Có thể thấy sự phát sinh và phát triển các vấn đề toàn cầu qua thí dụ về hiện tượng nhập cư và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Quá trình thương mại hoá và công nghiệp hoá phát xuất từ "thế giới thứ nhất" đã giáng một đòn chí tử vào các xã hội truyền thống trên khắp hoàn cầu. Tình trạng ngặt nghèo tại các nước thuộc "thế giới thứ ba" nợ nần và các nước mà trước đây bị các chế độ độc tài đóng cửa đã buộc hàng triệu người rời bỏ quê hương để đi đến các nước phát triển công nghiệp tìm kiếm công ăn việc làm. Nhưng rất nhiều người sống tại những vùng khá giả hơn lại sợ rằng dòng người nhập cư sẽ tước mất của họ việc làm và các bảo đảm xã hội khác. Vì những người nhập cư thường đến từ những vùng có nền văn hoá khác cho nên những lo âu về xã hội và kinh tế dễ bị lái theo hướng thù ghét ngoại nhân và phân biệt chủng tộc. "Có hiện tượng "phân biệt chủng tộc bình dân", thể hiện mâu thuẫn xã hội ngay trong lòng giai cấp vô sản, nhà sử học và chính trị học người Đức, Karl-Heinz Roth, nói. “Tôi sống ở Saint-Pauli. Có một công trường xây dựng rất lớn ở Millertor. Bệnh nhân của tôi gồm đủ hạng người, từ những công nhân Ba lan làm công nhật cho đến những công nhân bậc cao người Đức. Vấn đề sẽ xảy ra khi, thí dụ người ta sa thải 50 công nhân Đức và tuần sau người ta lại nhận 50 hoặc 70 công nhân đến từ đông Âu với mức lương chỉ bằng một phần ba mức lương của người Đức. Mọi người sẽ bị sốc: những người thất nghiệp thấy rằng công nhân Ba lan đã chiếm mất việc làm của họ với đồng lương chết đói. Nếu không có phong trào đoàn kết, giải thích cho mọi người và đưa ra những yêu sách đúng đắn (thí dụ đảm bảo mức lương tối thiểu cho một loại công việc không phụ thuộc vào sắc tộc) thì rất có thể sự bất mãn của những người bị mất việc sẽ bị lợi dụng. Bọn cực hữu sẽ đến và tuyên bố: "Các bạn thấy chưa? Bọn Ba lan cút về nước đi!"
Bọn cực hữu cũng thành lập các dịch vụ xã hội, các tổ chức tương thân tương ái, giúp tìm kiếm việc làm, tổ chức học tập và nghỉ ngơi..v..v..khi những thiết chế tương tự của nhà nước bị chính sách Tân Tự Do phá vỡ. Nhưng dĩ nhiên là các tổ chức mới này chỉ "phục vụ" những người thuộc "dân tộc" mình mà thôi.
Kết quả là trên khắp châu Âu các đảng phái cực hữu, những đảng phái có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và giải quyết các vấn đề theo lối toàn trị càng ngày càng tranh thủ được sự ủng hộ của dân chúng. Ở Đức các phong trào thanh niên theo đường lối phát xít mới, các phong trào này thường tấn công người nhập cư và các trung tâm văn hoá của họ, ngày càng có nhiều ảnh hưởng. Ngay ở những nước như Pháp, Áo, Thuỵ sĩ…các phong trào phân biệt chủng tộc cũng nhận được từ 15% đến 30% phiếu trong các kì bầu cử. Đại diện của đảng cực hữu gọi là "Đảng tự do" do triệu phú Haider, người từng công khai phát biểu ủng hộ chính sách xã hội của Hitler, cầm đầu, hiện tham gia chính phủ Áo.
Toàn trị dưới dạng «phát xít sinh thái»
Trong thế kỉ mới loài người có thể sẽ phải đối mặt với thảm hoạ sinh thái toàn cầu. Tình hình đó sẽ có những ảnh hưởng kinh tế và xã hội như thế nào? Một trong số các kịch bản khả dĩ là sự thiết lập chế độ phát xít sinh thái. Lí lẽ của những người coi đây là một nguy cơ nhãn tiền như sau:
Việc phá vỡ môi trường tự nhiên, việc đưa vào môi trường tự nhiên các hoá chất độc hại, các chất thải phóng xạ v.v. sẽ dẫn đến những thay đổi không thể đảo ngược, có khả năng là không còn phù hợp đối với cuộc sống của loài người nữa. Những dự báo khoa học hoàn toàn nghiêm túc đã tiên đoán chính một tương lai như vậy (Câu lạc bộ Rome và các tổ chức khác). Hơn nữa việc phá huỷ môi trường tự nhiên đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Giáo sư Karl Kapp trong cuốn sách đã trở thành kinh điển: "Chi phí xã hội của doanh nghiệp tư nhân" (xuất bản năm 1960) đã đi đến kết luận rằng: "Kinh tế tư nhân phải được coi là kinh tế của những khoản chi phí không được thanh toán…vì rằng doanh nhân đã bỏ qua nhiều khoản chi phí. Các khoản chi này bị trút cho những người khác, cho xã hội, cho môi trường".
Người ta có thể phải trả thêm tiền nếu muốn có một môi trường trong lành. Thí dụ người tiêu dùng phải trả thêm tiền nếu muốn có những sản phẩm sạch về mặt sinh thái, hoặc là mua nhà ở những khu vực an toàn hơn về sinh thái hay chỉ đi nghỉ ở những khu không bị ô nhiễm…Vấn đề là trong nền kinh tế thị trường tất cả những điều đó (không khí trong lành, cảnh quan tự nhiên, các vùng bờ biển không bị ô nhiễm) sẽ trở thành đối tượng mua-bán và chỉ những người có khả năng thanh toán mới được hưởng mà thôi. Sẽ xuất hiện các khu vực được rào dậu kín đáo, chỉ có những người thuê hoặc chủ mới được tới, đấy là các công viên, các khu rừng, bờ biển, đảo thuộc về tư nhân và các khu ngoại ô được chăm sóc kĩ càng. Những khu vực này sẽ ngày càng mở rộng, quyền tự do đi lại như vậy cũng không còn và một bộ phận dân nghèo sẽ bị đẩy vào những khu có mức ô nhiễm cao.
Đồng thời các công ty xuyên quốc gia lại cố gắng đưa các xí nghiệp gây nhiều ô nhiễm sang các vùng hoặc các nước nơi mà ý thức bảo vệ môi sinh của người dân còn thấp, còn đời sống thì nghèo đến nỗi người ta sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là có thể sống qua ngày. Trong các nước hoặc các khu vực giàu có môi trường sẽ được cải thiện còn các khu vực có vấn đề về mặt sinh thái thì ngày một xấu thêm. Nhưng tình hình đó không thể cứ tiếp tục mãi được. Chúng ta đang sống trên cùng một hành tinh, thảm hoạ ở vùng này nhất định sẽ ảnh hưởng đến vùng khác.
Tai hoạ là ở chỗ không ai chịu nghĩ đến ngày mai. Bất hạnh ở vùng này có thể hoàn toàn không có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng khác. Có thể nhiều thế hệ ở một khu vực nào đó vẫn có thể sống đến đầu bạc răng long. Trong thời gian đó, biết đâu đấy, các nhà bác học có thể sẽ phát minh ra những phương pháp giải quyết vấn đề. Ngoài ra, người ta không có thói quen nhìn về phía trước 5-10 năm. Để làm gì? Cầm đèn chạy trước ô tô mà làm chi trong khi các vấn đề của ngày hôm nay cũng đã đủ "oải" rồi. Mua thêm việc làm gì? Liệu có cần mở hầu bao để giúp các khu vực đang gặp tai hoạ về sinh thái không?
Hàng triệu người có thể sẽ ủng hộ yêu cầu thanh lọc những người nhập cư nghèo đói, thanh lọc những người "ngoại chủng", những người "thừa" vì lí do an toàn sinh thái. Có thể sẽ xuất hiện nguy cơ thanh lọc sắc tộc và chủng tộc và sau đó là thiết lập chế độ toàn trị trên cơ sở các phong trào quần chúng theo đường lối hữu khuynh. Hiện nay nhiều phong trào và đảng phái phát xít mới ở châu Âu đã tích cực sử dụng các khẩu hiệu bảo vệ sinh thái và giành được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi.
Ngoài ra có thể còn một số lí do nữa như sau: Thật khó có thể ngăn chặn được quá trình phá huỷ môi sinh trong khuôn khổ hệ thống thị trường và công nghiệp hoá vì động lực chủ yếu của nó không phải là bảo đảm sự cân bằng giữa sản xuất và môi trường mà là lợi nhuận kinh tế và mở rộng công nghiệp hoá, liên tục đấu tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ, giành giật người tiêu dùng, mở rộng sản xuất và tăng lượng hàng hoá đổ vào thị trường. Thị trường đặt ra "yêu cầu không khoan nhượng "phát triển …hay là chết" - nhà sinh thái - xã hội học Murey Bukchean đã viết như thế.
Theo đuổi mục đích duy nhất là lợi nhuận, André Gorz nói, từng cá nhân riêng lẻ hoặc các tập đoàn đang đưa xã hội tiến gần đến thảm hoạ. Xã hội công nghiệp hoá và thị trường hạt nhân (nghĩa là chia nhỏ thành những phần tử-hạt nhân), nơi tất cả mọi người đều bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh triền miên, không ai nhường ai, vì thị trường, hàng hoá, dịch vụ và công ăn việc làm; xã hội như thế không có khả năng tự điều chỉnh, cần phải có một thiết chế kiểm soát và điều tiết, đấy chỉ có thể là nhà nước. Đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng và khi các lực li tâm trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội đã đủ mạnh thì cuộc đấu tranh giữa người với người, công ty với công ty, chủng tộc với chủng tộc sẽ ngày một gay gắt hơn. Cuộc sống trong xã hội thị trường và công nghiệp hoá dần dần sẽ trở thành rối loạn, ngoài vòng kiểm soát. Vì vậy sớm muộn gì việc phá huỷ xã hội và môi trường cũng đặt ra yêu cầu phải có một nền chuyên chính mới (có thể dưới dạng phát xít sinh thái). Nhà nước sẽ buộc phải can thiệp để tránh một cuộc huỷ diệt chung cuộc. Kết quả của quá trình này có thể chính là cơn ác mộng, khi tất cả đều bị nhà nước nuốt chửng, như G. Orwell đã mô tả.
[1]Xin nhớ tác giả là người Đông Âu-ND Kì cuối
Khmer đỏ: Kịch bản của tương lai
Lịch sử loài người chưa từng chứng kiến chế độ phát xít sinh thái. Nhưng cũng có thể coi cuộc thí nghiệm do "Khmer đỏ" tiến hành vào giữa những năm 70 của thế kỉ trước như một hình mẫu. Dựa vào sự ủng hộ của một bộ phận nông dân, Khmer đỏ đã quyết định lùa hết dân thành thị về nông thôn. Họ đã lợi dụng lòng căm thù của nông dân đối với thị trường, những khó khăn của họ khi sự tương trợ cộng đồng bị phá huỷ và có người còn coi thành phố như là nguồn gốc của cái xấu, của tham những, thuế khoá nặng nề, của cải phi pháp và nguốn gốc ô nhiễm môi trường sinh thái. Khmer đỏ tuyên bố diệt trừ các thành phố và văn hoá thành phố vì đấy là nguồn gốc mọi tệ đoan, mọi thói xấu trong xã hội. Các thành phố đều trở thành chỗ không người, dân chúng bị lùa hết về các "công xã" sản xuất ở nông thôn. Đấy là các trại lao động được tổ chức theo mô hình của nhà máy công nghiệp, được điều khiển từ một trung tâm duy nhất, bên dưới là các đội sản xuất gồm 12 đến 15 người, nhưng không có máy móc. Người già và người ốm bị loại bỏ theo kiểu "chọn lọc tự nhiên". Người ta phải làm những công việc nặng nhọc và chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn một lúc; họ chết vì bệnh, vì đói và kiệt sức, vì bị bọn cai hành hạ. Bên cạnh các trại lao động còn có cả các trại giết người nữa. Riêng trại S-21 đã giết chết 30 ngàn người. Chỉ có 7 tù nhân trại này sống sót.
Tôn giáo, các bài dân ca và phong tục cổ truyền đều bị cấm. Thiết chế gia đình cũng không được tha. Tất cả các gia đình đều bị coi là bất hợp pháp. Lãnh đạo các công xã tự chỉ định vợ chồng cho mỗi người và các cặp cũng chỉ được gặp nhau có 6 lần trong một năm. Các thành viên gia đình không được sống cùng nhau: trẻ con phải tách khỏi cha mẹ ngay từ năm lên 6 tuổi để đưa vào các trại giáo dưỡng nhằn đào tạo lớp người tuyệt đối trung thành với chế độ mới.
Sách bị coi là có hại và đem đốt hết. Giai cấp nông dân mới phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, lao động khổ sai còn đi kèm với giáo dục cải tạo theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người bất đồng chính kiến hoặc tỏ ra có cảm tình với trật tự cũ đếu bị giết hết. Trí thức, giáo viên, giảng viên đại học và nói chung những người biết chữ đếu bị thủ tiêu vì họ có thể đọc các tài liệu thù địch với lí tưởng Mácxít - Lêninít và có thể tuyên truyền các tư tưởng có hại trong quần chúng lao động. Tầng lớp tăng lữ, các nhà chính trị thuộc mọi xu hướng khác với đảng cầm quyền, những người có của cũng bị coi là những người thừa và bị thủ tiêu. 62 ngàn trong số 65 ngàn tu sĩ phật giáo bị giết trong 4 năm Khmer đỏ cầm quyền.
Mục đích của chế độ là xây dựng một nhà nước trên một ý thức hệ duy nhất và đồng chủng. Chính Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ đã ra sắc lệnh về việc triệt hạ các dân tộc ít người. Sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Hoa bị coi là mắc tội tử hình. Dân tộc Chăm bị thiệt hại nặng nề nhất: trong số hai trăm ngàn người vào năm 1975, sau khi chế độ Khmer đỏ sụp đổ chỉ chưa đầy một trăm ngàn người sống sót.
Theo đánh giá chung thì chế độ Khmer đỏ đã làm chết tổng cộng khoảng 2 triệu người, một số bị chết khi di chuyển từ thành phố về nông thôn (trước cuộc thí nghiệm 40% trong số 7 triệu dân Cămpuchia sống ở thành thị), một số bị chết vì không chịu nổi điều kiện sống quá ư thiếu thốn, vất vả, một số thì bị giết. Cuộc thí nghiệm kinh hoàng này chứng tỏ rằng việc phá huỷ một cách có hệ thống nền công nghiệp và bắt buộc mọi người phải trở về với đời sống nông nghiệp không những không đem lại hoà bình hạnh phúc của cuộc sống nông nghiệp cổ truyền mà chỉ gây ra biết bao tang tóc đau thương.
Các cuộc cải cách càng cấp tiến bao nhiêu thì việc đàn áp càng quyết liệt bấy nhiêu. Cuộc cải tạo ở Cămpuchia có thể coi là siêu cấp tiến, chưa từng có trong lịch sử loài người. Chưa có chế độ nào, kể cả trước và sau đó, từng tiến hành việc chặn đứng vòng quay của tiến bộ công nghệ như chế độ Khmer đỏ đã từng làm. Chưa bao giờ có những cuộc cải cách xã hội và diệt chủng tàn bạo đến như vậy. Trên thực tế chúng đã tổ chức được một lực lượng cảnh sát toàn trị, kết hợp được tư tưởng phát xít và chủ nghĩa bolsevic: tiêu diệt một cách có hệ thống các dân tộc ít người, nguyên tắc chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (những điểm cơ bản của tư tưởng phát xít) và đàn áp tôn giáo một cách khốc liệt, trên thực tế chúng đã tiêu trừ hoàn toàn truyền thống tôn giáo và các phong tục cổ truyền khác, can thiệp sâu vào đời sống riêng tư của người dân (chủ nghĩa bolsevic). Chưa có chế độ nào trong thế kỉ XX từng giết đến 28% dân của chính nước mình, Khmer đỏ có thể đã giật giải quán quân về lĩnh vực này (chính Pol Pot từng nói rằng Cămpuchia chỉ cần khoảng 1 triệu người là đủ). Nếu việc hạt nhân hoá và sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội ngày một giảm thiểu đến mức lối sống tập thể toàn trị trở thành hấp dẫn, còn cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu buộc chính phủ nhiều nước phải thay đổi triệt để điều kiện sống của dân chúng, đưa dân về sống ở nông thôn thì việc cải tạo xã hội và trấn áp sẽ sâu và rộng đến mức nào?
Đối trọng: Cộng đồng của các cộng đồng
Theo các nhà nghiên cứu thì trong tương lai có thể xảy ra hai khả năng: hoặc là nền kinh tế thị trường-công nghiệp hoá phải tự giới hạn, tự điều chỉnh hay sẽ nằm dưới quyền điều hành của các tổ chức sinh thái tự quản, các tổ chức này sẽ đặt ra các nguyên tắc kinh tế và tổ chức xã hội hoàn toàn mới, trên cơ sở phi công nghiệp hoá và phi thị trường; hoặc là nhà nước sẽ phải can thiệp, nhà nước sẽ đặt ra các hạn chế đối với công nghiệp, thậm chí giành toàn quyền quản lí xã hội (đấy chính là chủ nghĩa phát xít sinh thái).
Như vậy là đối trọng với chủ nghĩa phát xít sinh thái chính là tư tưởng thành lập các cộng đồng nhỏ, các cộng đồng này liên kết với nhau thành một hệ thống thông qua các dự án về kinh tế, văn hoá và xã hội. Dựa trên nguyên tắc do thành viên của các cộng đồng đặt ra như "phù hợp tự nhiên", tự hạn chế, tương trợ, sản xuất đủ dùng và trên cơ sở dân chủ trực tiếp cũng như tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số; hệ thống này có thể giúp tránh được vực thẳm của cuộc khủng hoảnh sinh thái trong tương lai. Để làm được việc này thì điều cần thiết là đa số dân chúng phải hiểu các vấn đề sinh thái và tự nguyện đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của xã hội và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các giải pháp được chọn. Đây không phải là một dự án nhất thành bất biến mà có thể chỉ là một hình thái sinh tồn mới của loài người, trong đó sự phát triển và sáng kiến cá nhân được kết hợp một cách hài hoà với sự đoàn kết và đùm bọc của cộng đồng. Hiện nay ý tưởng "cộng đồng của các cộng đồng" chỉ là một giả thuyết về một trong những con đường phát triển của nhân loại mà thôi. Nhưng theo ý kiến của Gorz, Bukchean ở đọan trên?) và nhiều lí thuyết gia về chủ nghĩa xã hội sinh thái và chủ nghĩa vô chính phủ sinh thái thì các sáng kiến về việc thành lập các cộng đồng văn hoá xã hội kiểu đó đã được hưởng ứng ở châu Âu và châu Mĩ trong ba mươi năm qua cho phép ta nghĩ rằng hình thái xã hội như vậy là một lựa chọn có thể được chấp nhận trong tương lai.
Mối đe doạ của chủ nghĩa phát xít sinh thái đã được nhiều nhà văn, nhà xã hội học, triết học, sinh thái học cảnh báo. Hiện không ai có thể nói xác suất xuất hiện chủ nghĩa phát xít sinh thái lớn đến mức nào. Nhưng chỉ nội khả năng là điều đó có thể xảy ra cũng buộc chúng ta phải chú ý đến những quá trình đang diễn ra trên thế giới này, buộc chúng ta phải lưu ý đến những hành vi và thái độ của chính mình.
Mà cũng có thể tiến bộ công nghệ sẽ giúp loài người giái quyết được các hậu quả của khủng hoảng môi sinh và quá trình quan liêu hoá xã hội hoặc là ngăn chặn được chính những quá trình này?
Hậu công nghiệp: Đối trọng của chế độ quan liêu toàn trị
"Cuộc cách mạng hậu công nghiệp đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta", Alvin Toffler đã viết như thế. Đi kèm với nó là các hiện tượng khủng hoảng đang diễn ra nhãn tiền khắp thế giới bởi vì các cuộc cải cách cấp tiến bao giờ cũng tạo ra khổ đau và không phải tất cả mọi người đều có thể suy nghĩ và thích nghi kịp với những biến đổi đang diễn ra nhanh chóng hàng ngày. Nhiều thứ sẽ phải chết đi và nhiều thứ khác sẽ còn được sinh ra. Nhưng công nghệ cao (hi tech) sẽ làm cho con người ngày một tự do hơn. Các chế độ toàn trị đã cáo chung cũng vì lí do đó. Kim tự tháp quan liêu quá nhiều tầng nấc, quá nhiều nhánh đã làm cho các chế độ này mất hết hiệu năng trong xã hội thông tin công nghệ cao hậu công nghiệp.
Công nghệ hậu công nghiệp là gì và có thể sử dụng chúng để thúc đẩy quá trình giải phóng con người được không? Đây trước hết là công nghệ vũ trụ, là việc sản xuất người máy và các máy tính công suất lớn và việc ứng dụng chúng vào công nghiệp và cuộc sống thường ngày; rồi các nguồn năng lương mới, công nghệ sinh học và các phương tiện chuyển tải và lưu trữ thông tin mới, v.v. Theo Toffler và Bell thì đặc trưng cơ bản của công nghệ mới là: trí thông minh nhân tạo, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Thái độ đối với công việc sẽ không còn như xưa, làm việc không còn là những động tác nhàm chán lặp đi lặp lại nữa, mà một quá trình chủ động, sáng tạo, người lao động sẽ có thể chủ động quyết định thời gian biểu của mình. Sẽ không còn những dây chuyền sản xuất hàng loạt nữa, thay vào đó là các chuyên gia có thể làm việc với các máy móc phức tạp và có thể tự mình ra quyết định. Thay cho những nhà máy với những dây chuyền to lớn, chuyên sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá là những đơn vị sản xuất nhỏ, sạch về mặt sinh thái với các chuyên gia có tay nghề cao. Thay vì những thiết bị năng lượng đồ sộ tàn phá môi sinh sẽ là những thiết bị nhỏ, gọn, sử dụng năng lượng của gió, thuỷ triều, các dòng hải lưu, mặt trời..v..v.. Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Còn sau đó… Dân tộc, quốc gia, các tổ hợp công ty, công nghiệp độc quyền, trung tâm truyền hình thống nhất, các tổ hợp tôn giáo bao gồm hàng triệu người - tất cả đều là sản phẩm của quá khứ, là kết quả của quá trình công nghiệp hoá. Trung ương tập quyền, bộ máy quan liêu, phương pháp quản lí toàn trị phù hợp với giai đoạn sản xuất công nghiệp với tối đa hoá, tập quyền hoá, tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá v.v. Tất cả sẽ đi dần vào quá khứ. Sẽ xuất hiện các quan hệ xã hội mới dựa trên cơ sở các khu vực nhỏ, tự trị, các đơn vị sản xuất không lớn, các tổ chức tôn giáo và văn hoá gọn nhẹ v.v. Đấy sẽ là các tổ chức bao gồm những người gần gũi với nhau về quan niệm, quyền lợi và nghề nghiệp v.v. Công nghệ mới sẽ giúp họ thu xếp cuộc sống riêng của mình, họ chỉ liên hệ với các nhóm khác khi thật cần thiết. Các hội đoàn như vậy sẽ hình thành và tan rã, sẽ liên kết với nhau thành mạng lưới, đồng thời phương tiện sản xuất và truyền thông hiện đại cho phép phát triển các mạng như thế trên toàn thể địa cầu. Ngoài các đặc trưng khác, đấy sẽ là một cơ cấu toàn cầu.
Thị trường và nền sản xuất hướng theo thị trường sẽ nhường chỗ cho sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng do các cá nhân hoặc những nhóm nhỏ thực hiện bởi vì "hi tech" cho phép dễ dàng điều chỉnh các thông số của sản phẩm. Máy tính và các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép kết nối tức thời giữa người sản xuất và người tiêu thụ nghĩa là có thể phát hiện được nhu cầu của dân chúng bằng phương pháp dân chủ trực tiếp. Sự chia tách giữa sản xuất và tiêu thụ vốn là đặc trưng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá sẽ bị xoá bỏ. Thay cho quảng cáo sẽ là sự liên hệ trực tiếp, thực chất là xoá bỏ biên giới giữa sản xuất và tiêu thụ, người sử dụng có thể quyết định các thông số của sản phẩm hoặc là trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra sản phẩm.
Thay cho các tổ chức buôn bán, công nghiệp, tài chính to lớn là các tổ chức hoàn toàn mới, các tổ chức dựa trên cơ sở phi tập trung hoá, gồm nhiều trung tâm tài chính nhỏ phân bố theo khu vực, buôn bán lẻ, v.v. Nền dân chủ đại diện cũng sẽ trở thành dân chủ trực tiếp hoặc bán trực tiếp dựa trên cơ sở tìm hiểu nguyện vọng và quyền lợi của từng cá nhân riêng lẻ hay của nhóm nhỏ bằng máy tính và các phương tiện truyền thông khác. Như vậy là nhiều vấn đề liên quan đến việc cá nhân bị cơ cấu công nghiệp quan liêu to lớn đè nén sẽ trở thành quá khứ vì chính các cơ cấu này sẽ trở thành quá khứ, thay vào đó sẽ là các thiết chế xã hội mới, dân chủ hơn nhiều.
...Hay là nguy cơ một nền chuyên chế toàn trị mới?
Chưa thể nói quan điểm của Alvin Toffler và các môn đệ là đúng hay sai. Nhưng cần phải ghi nhận một điều là có vẻ như ông đã không chú ý đến một trong những mâu thuẫn cơ bản nhất của nền văn minh hiện đại - đấy là sự bất tương xứng giữa thiết bị công nghệ cao và trình độ văn hoá và đạo đức thấp của loài người hiện nay. Con người có biết cách sử dụng các công nghệ mới để mang lại hạnh phúc cho chính mình? Chiến tranh thế giới thứ hai, trại tập trung và hệ thống toàn trị… tất cả dường như mới xảy ra gần đây. Còn gì đáng sợ hơn một kẻ dã man được trang bị hệ thống máy tính và công nghệ sinh học? Tổng thống Bush đã tỏ ra ngạc nhiên khi nói rằng có nhiều người không chia sẻ "các giá trị Mĩ" rồi sau đó hạ lệnh cho máy bay đi bắn phá Iraq. Một uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc công nhận rằng theo quan điểm của ông ta thì người Âu châu không bằng một con chó vì "dù sao chó cũng không giả bộ làm người". Hơn nữa liệu nền công nghệ mới, một nền công nghệ sinh ra trong lòng xã hội hiện đại có mục đích giải quyết những nhiệm vụ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, có thể góp phần vào việc giải phóng con người không? Cuối cùng, công nghệ có dẫn đến việc hình thành những hệ thống quản lí xã hội mới, cực kì phức tạp, cung cấp cho hệ thống quan liêu những phương tiện nô dịch mới, làm cho nó ngày một mạnh thêm?
Các cuốn sách của Alvin Toffler ra đời cách đây hơn hai mươi năm, đã đến lúc đánh giá một số kết luận được nêu trong đó. Đúng là với việc áp dụng tự động hoá trong những năm 60 và 70, cách mạng máy tính và hệ thống internet trong những năm 90, việc áp dụng "hi tech" trong tất cả các lĩnh vực như sản xuất, giáo dục, y học…đã làm diện mạo trái đất thay đổi hoàn toàn. Đúng là một số công nghệ mới chứa trong lòng nó tiềm năng mà Toffler và những lí thuyết gia về hậu công nghệ đã viết. Thí dụ số người tự sản xuất, những người có quyền làm chủ các kết quả công việc của mình đang ngày một tăng lên. Số lượng các đơn vị sản xuất nhỏ, tự chủ với các biện pháp tự quản cũng ngày một tăng. Internet đã tạo điều kiện cho người dân ở những vùng khác nhau, những nước khác nhau có thể liên lạc trực tiếp và tư do trao đổi ý kiến.
Nhưng còn một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng. Thay cho các chính phủ quốc gia với những bộ máy quan liêu là siêu nhà nước-lục địa với những bộ máy siêu quan liêu của chúng. Bộ máy quan liêu tập quyền của Liên hiệp Âu châu đã kịp đưa ra hàng loạt cấm đoán và "chỉ thị quan trọng”, thí dụ như những hướng dẫn về kích thước bao cao su hay đường kính quả cà chua. Hay tổ chức IMF, theo nhà kinh tế học và chính trị học Nga, Boris Kagarliski, thì "quá nhiều chỉ đạo đến nỗi gần đây đối với một số nước hợp tác với tổ chức này thì nội việc nuôi bộ máy quan liêu đủ sức xử lí số liệu cũng đã trở thành vấn đề rồi". Cũng khó mà khác được bởi vì nền kinh tế thống nhất toàn cầu đòi hỏi phải có một hệ thống điều tiết toàn cầu.
Chỉ có các công ty lớn mới đủ sức áp dụng các sáng kiến mới, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (chỉ có các công ty này đủ vốn), các công ty nhỏ, xây dựng theo sơ đồ mạng đã thành hiện thực, nhưng đồng thời trong những năm 80 và 90 cũng có một làn sóng hợp nhất các công ty chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hiện nay 2/3 nền kĩ nghệ thế giới nằm trong tay khoảng 500 tập đoàn siêu quốc gia, tất nhiên là quyền lực kinh tế và chính trị cũng tập trung vào tay các tập đoàn này. Trong khi đó hàng ngàn những nhóm sản xuất nhỏ và hàng triệu những "người sản xuất riêng lẻ mới" sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau trong việc nhận hợp đồng từ những trung tâm tài chính và như vậy họ cũng không còn được độc lập với các tập đoàn siêu quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nữa.
Máy tính không chỉ được sử dụng để tìm hiểu nhu cầu của xã hội mà còn có thể được các chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn lợi dụng nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với xã hội. Đối với các tập đoàn kinh tế và chính trị thì càng ngày con người càng trở nên "trong" hơn: nhờ bộ nhớ của máy tính người ta có thể tìm thấy trong chớp mắt một khối lượng thông tin khổng lồ, từ phiếu của bác sĩ tâm lí đến thư từ trao đổi giữa các cá nhân với nhau. Tất nhiên là có luật điều chỉnh việc sử dụng máy tính trong việc kiểm soát. Nhưng luật cũng chẳng có nghĩa lí gì, nhất là khi một người nào đó bị những tổ chức của chính phủ hay tư nhân quan tâm.
Hậu công nghiệp cho đến nay vẫn không giải quyết được vấn đề sinh thái. Vẫn còn đó cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các tập đoàn với nhau nhằm giành giật thị trường hàng hoá và dịch vụ, vẫn còn đó việc mở rộng sản xuất nhằm tăng cường quyền lực kinh tế và chính trị của các tập đoàn, vẫn còn đó ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ, kết quả là tiêu thụ vẫn ngày một tăng thêm; tất cả những điều vừa kể nhất định sẽ dẫn đến việc tăng như cầu về năng lượng. Lại phải xây thêm những thiết bị sản xuất năng lượng to lớn hơn nữa vì các nguồn năng lương mới chưa đáp ứng được như cầu của công nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm các chất phóng xạ, trái đất bị nóng lên, v.v. vẫn còn đó.
"Marketing" hậu công nghiệp càng làm cho sản xuất tăng cường ưu thế của nó so với tiêu thụ. Trước đây nếu mỗi loại hàng hoá chỉ có vài kiểu mẫu đã được tiêu chuẩn hoá thì ngày nay các công ty đang đổ lên đầu người tiêu thụ hàng trăm kiểu mẫu, có thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của người tiêu thụ đang tăng lên, ngược lại, chính khả năng lèo lái dư luận của người sản xuất đang được tăng cường. Ngay trong khi tạo ra sản phẩm cũng như khi quảng cáo chất lượng của nó người ta đã sử dụng tất cả: từ nhu cầu có thật cho đến tình cảm, tính tự tôn, sự lo lắng của người tiêu dùng; tất cả đều được đẩy đến cao trào miễn sao người tiêu thụ mua sản phẩm là được. Như vậy là hậu công nghiệp không hoá giải được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại, đấy là ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Ngược lại, nó đang phát triển thêm xu hướng được mô tả trong tất cả cách sách giáo khoa về marketing: "các công ty không đáp ứng mà là tạo ra như cầu". Từng người, sau khi đã bị "xử lí" sẽ chỉ còn thấy ý nghĩa duy nhất của cuộc đời là mua sản phẩm tiêu dùng (của hãng cụ thể nào đó). Phải tìm được cơ chế tâm lí để có thể "giam" anh ta vào hàng hoá của công ty mình, làm cho hắn "nghiện" hàng của mình như nghiện ma tuý vậy. Rồi còn nền công nghiệp quảng cáo hùng hậu nữa, nó cũng tác động vào tâm lí người tiêu dùng. Nó thôi miên vào đầu óc người ta: "Hãy làm như quảng cáo nói, hãy mua cái quảng cáo bảo, chỉ có như vậy ngươi mới thành người hấp dẫn hay ít nhất ngươi cũng giữ được cái độc đáo của cá nhân mình".
Việc phát triển mạng lưới truyền hình không chỉ tạo ra các "hệ thống truyền hình khu vực" như Toffler tiên đoán mà còn dẫn đến việc thành lập nhiều tập đoàn thông tin toàn cầu, những tập đoàn này liên tục đổ lên đầu khán, thính giả của chúng biết bao nhiêu quảng cáo về kinh tế và chính trị. Thực ra hiện nay thương mại và chính trị cũng chẳng khác gì nhau, ở đâu cũng là những cuộc trình diễn (show), ở đâu cũng áp dụng kĩ nghệ marketing. Đấy là chưa nói lợi nhuận trong kinh doanh và chính trị còn hoà quyện với nhau thành lợi ích chung của ai đó.
Các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành phương tiện chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nữa. Năm 1990, trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống Iraq, hãng thông tấn PR của Mĩ đã nhận được đơn đặt hàng của chính phủ trong việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền chống kẻ thù tương lai. Người ta đã cho phát tán thông tin về việc dường như binh lính Iraq tàn sát trẻ con Kuwait, sau này mới rõ là đấy chỉ là tin vịt. Nhưng bằng những cách tuyên truyền có chủ đích như vậy người ta đã lái được công luận và cả quốc hội ngả sang ủng hộ cuộc chiến. Trong thời gian chiến tranh ở Bosnia và Herzegovina trong thập kỉ 90 các phương tiện truyền thông đại chúng và các hãng thông tấn khối NATO đã tung ra các thông tin một chiều có lợi cho những người hồi giáo Bosnia, tạo ra cảm giác rằng chỉ có những nhóm vũ trang người Serbi là có lỗi trong những hành động bạo ngược chống lại thường dân. Đấy chính là lí do để người ta ném bom vào khu vực người Serbi. Năm 1998-1999, tại Kosovo tình hình cũng tương tự như vậy nhưng mức độ nghiêm trọng hơn: các phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được dân chúng phương Tây rằng hành động của người Serbi ở Kosovo có thể so sánh với những hành động tàn bạo của bọn phát xít trong thế chiến thứ hai, đồng thời những hành động bạo ngược của người Albania thì bị dấu nhẹm đi. Sau đó chính phủ các nước NATO tiến hành ném bom Nam tư, dường như để "đáp ứng nguyện vọng của xã hội". "Kosovo là cuộc chiến tranh thông tin đầu tiên", người phát ngôn của NATO, ông Shia, đã nói."Các nhà báo, giống như binh sĩ, họ có trách nhiệm giảng giải cho xã hội biết ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến này. Nhiệm vụ của tôi là động viên họ thể hiện sự chân thành của những động cơ và hành động của chúng ta”
Truyền hình Nga, đặc biệt là các hãng thân chính phủ như ORT và RTR cũng có hành động tương tự khi loan tin về những hành động tàn bạo của du kích chống chính phủ ở Chechnya, trong khi lờ đi những tội ác chống lại loài người trong các vụ oanh kích của không quân Nga vào các khu dân cư hoặc trong thời kì “thanh lọc”. Tính chất khách quan giả tạo của truyền hình có sức thuyết phục bởi vì nó không chỉ thông báo các sự kiện mà còn chiếu các đoạn phim kèm theo lời bình. Tất nhiên phim và bình luận bổ sung cho nhau, tạo ra một bức tranh nhất định về sự kiện, tất cả những gì vượt ra ngoài bức tranh ấy đều bị bỏ qua, không có trong phim cũng chẳng được đưa vào lời bình. Cũng như quảng cáo, khán giả bị ép phải xem một bức tranh nhất định, vị trí cũng như kịch bản hành vi của anh ta cũng được xác định trước rồi. Đây không phải là đặc trưng riêng của quảng cáo và các buổi tuyên truyền chính trị mà là của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Như vậy là người ta không cảm nhận các sự kiện một cách trực tiếp mà là gián tiếp, không sống bằng trái tim và khối óc của mình mà là đóng vai khán giả hoặc diễn viên của một vở diễn do người khác làm đạo diễn. Vấn đề không phải là và không chỉ là vô tuyến nói dối mà trước hết là nó tạo ra một thế giới ảo, trong đó mỗi người không còn là các cá nhân độc lập nữa mà đã trở thành những khán giả và diễn viên của những vở kịch. Một tờ báo bán tương đối chạy ở Nga, tờ “Ngày nay”, từng viết: “...Không được quên rằng truyền hình là một bộ điều tiết xã hội đầy quyền năng, một trong những đòn bảy quyền lực, nó làm cho hành vi của dân chúng trở thành dự đoán được, nó tạo ra khung hành vi...”
Hiện thực hậu công nghiệp chứa trong mình nó không chỉ những tiềm năng mà Toffler đã mô tả một cách đầy nhiệt tình mà còn chứa những xu hướng, thí dụ như nhà văn Nga Dinoviev đã viết: “Công nghệ mới đã mở rộng vô cùng vô tận tiềm năng của con người...nhưng cũng đặt con người đối diện với nguy cơ của tình trạng nô lệ mới dựa trên sự kiểm soát bằng máy tính, mánh khoé của quảng cáo và hiện thực ảo của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực chất của tình trạng này là người ta trở thành “trong suốt” trước chính quyền và các tổ hợp công ty và bị xỏ mũi một cách triệt để”.
Nô dịch tích cực và hiện đại hoá hậu công nghiệp
Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho hình thức quản lí hành chính quan liêu bao cấp trở thành không hiệu quả. Trong công nghiệp các tầng nấc trong bộ máy càng ngày càng ít đi, quản lí càng ngày càng mềm dẻo hơn. Việc đưa các nhóm gọi là “nhóm chất lượng” vào hoạt động trong các xí nghiệp Tây Âu, đặc biệt là tại Nhật đã trở thành lí do để các môn đồ của lí thuyết hậu công nghiệp nói đến việc tăng cường vai trò và ảnh hưởng của từng các nhân cũng như của các đội sản xuất nhỏ. Vậy nhóm chất lượng là gì? Đấy là các nhóm nhân viên họp lại với nhau để cùng thảo luận các sáng kiến cải tiến kĩ thuật và đề đạt với cấp trên. Tất nhiên là người quản lí sẽ có quyết định cuối cùng. Nhưng ý kiến của các nhân viên đã được lắng nghe và trong trường hợp áp dụng thành công sáng kiến thì các nhân viên có công sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Như vậy là, theo các lí thuyết gia hậu công nghiệp, vai trò của các cá nhân và tập thể đã được nâng lên và cũng có nghĩa là lao động của họ đã có tính sáng tạo. Nhưng lại cũng có ý kiến cho rằng việc động viên năng lực của nhân viên trong nền sản xuất hiện đại không làm cho họ được tự do hơn, mà ngược lại, lại tạo ra những cơ chế kiểm soát và động viên có tính toàn trị mới.
Nguy cơ này đặc biệt rõ ở những nơi có các loại xí nghiệp gọi là “hương nghiệp” (chủ yếu là ở những nước như Nhật, Nam Triều tiên, Trung quốc, tuy nhiên công nghệ quản lí kiểu này cũng đang được áp dụng và ngày càng mở rộng ở Tây Âu, Mĩ, Nam Mĩ và cả nước Nga nữa). Công nghệ gì vậy? Đấy là một hình thức quản lí hiện đại, trong đó người nhân viên phải đồng nhất quyền lợi của mình với quyền lợi của doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích và ý nghĩa cuộc đời của anh ta là sự hiệu quả và sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Không quản lí nhân viên theo kiểu hành chính quan liêu được nữa thì ngược lại, cần phải cho anh ta thể hiện sáng kiến với hi vọng rằng anh ta sẽ đồng hoá mình với doanh nghiệp, với ban lãnh đạo, để anh ta trung thành tuyệt đối và tận tuỵ phục vụ chăng?
“Trong “các nhóm chất lượng” công nhân được huấn luyện để tự cảm thấy mình không chỉ là một phần của “của công ty” mà còn xem xét công ăn việc làm của mình trên quan điểm của người quản lí nữa”, Karl-Heinz Roth đã viết. “Nhà doanh nghiệp phải thường xuyên can thiệp và “hướng dẫn” công tác của các nhóm này cho đến khi trong đó xuất hiện những “con diều hâu” thường xuyên đề đạt kiến nghị lên cấp trên. Một đội trưởng thường đảm trách luôn chức vụ nhóm trưởng và tổ trưởng công đoàn và đấy chính là điểm tựa của chế độ toàn trị của ban quản lí xí nghiệp đối với doanh nghiệp. Các nhóm chất lượng buộc công nhân phải làm hết sức mình, còn những người vì lí do nào đó mà cản trở sản xuất sẽ bị tập thể phê bình và cắt tiền thưởng”.
Đấy chính là “hệ thống quản lí bằng stress”, nó có thể tồn tại lâu như vậy là do ban quản trị các doanh nghiệp đã tạo lập được một sự quản lí toàn diện và có tổ chức đối với tập thể người lao động. Mọi hành vi vượt ra khỏi qui ước hoặc bất kì biểu hiện chống lại quyết định nào của “nhóm chất lượng” hay tổ chức công đoàn đều bị xử lí nghiêm khắc. Ví nếu không có sự đồng thuận của tất cả mọi người, ngay cả người làm công nhật thì toàn bộ hệ thống không thể hoạt động được. Những thủ tục như đồng ca bài hát truyền thống của doanh nghiệp, xếp hàng chào nhau buổi sáng, v.v., giống như thời phát xít đều có chung mục đích là loại trừ mọi “điểm nóng”. Công nhân hãng Nissan từng kể trong một hội nghị công đoàn ở Barcelona (1991) rằng ở Nhật đang có biểu hiện của một cuộc khủng hoảng đã cận kề. Theo lời họ thì “stress cả về thể xác và tâm hồn đè lên các tập thể lao động đã vượt mọi giới hạn và đang trở thành vấn đề”. Điều lí thú là nếu trong những năm 50 các quan hệ như thế là nhằm làm cho người lao động gắn bó với xí nghiệp, họ không bao giờ bị cho thôi việc thì hiện nay sự đồng thuận mang tính toàn trị đi liền với việc cho thôi việc hàng loạt.
Vở kịch sản xuất trong đó mỗi người được giao một vai, việc tự đồng hoá với doanh nghiệp, lời thề trung thành với nó; tất cả những điều đó hoà quyện với vở kịch tiêu thụ các hàng hoá hoặc tin tức chính trị như đã nói ở trên. Vòng tròn đã khép kín. Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội hậu công nghiệp ngay từ tuổi ấu thơ đã là người tham gia và con tin của các “đại hí trường”. Hoàn toàn có khả năng là trong tương lai, trên khắp mọi ngóc ngách của hành tinh, dù dưới những mặt nạ khác nhau, đâu đâu cũng là một “hí trường” ồn ào, mà nội dung chính của nó là lợi ích vật chất và ước muốn nô dịch toàn diện. Mặt trái của nó là sự suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân, sự xuống cấp của văn hoá, là chiến tranh do sự đụng độ quyền lợi giữa các thế lực đang điều khiển thế giới, và khủng hoảng sinh thái. Không được quên rằng chúng ta đã phần nào thuộc về chính cái tương lai đó.
Đối trọng
G. Orwell, tác giả của rất nhiều tiểu luận về các vấn đề văn học, xã hội học và triết học, nổi tiếng với tác phẩm «1984», mô tả xã hội toàn trị. Nhưng ít người biết rằng Orwell cũng không hoàn toàn ưu ái xã hội dân chủ tự do đương thời, ông gọi đấy là xã hội băng đảng. Theo quan niệm của Orwell, chỉ có phong trào chống đối có tính quần chúng thỉnh thoảng lại làm nổ tung xã hội dân sự phương Tây mới có thể ngăn chặn nó trượt xuống tình trạng bạo ngược của chế độ toàn trị. Đồng thời những thũ lĩnh băng đảng-cầm quyền cũng nhận thức được hậu quả của các phong trào chống đối đó, họ sẽ phải cố giữ cho mọi việc nằm trong “khuôn khổ”, không dám làm những việc có thể đưa đến sự giận dữ của toàn xã hội.
Hannah Arendt cũng có quan niệm phê phán đối với xã hội hạt nhân phương Tây, cũng như nguyên tắc dân chủ đại diện và phổ thông đầu phiếu. Lí tưởng của bà là nền dân chủ và tự do của các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại chứ không phải là các nước Âu, Mĩ ngày nay. Theo quan niệm của bà chính các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại, nhỏ bé, nơi các vấn đề quan trọng sống còn được giải quyết trong các cuộc hội nghị toàn dân mới đúng là “vương quốc của tự do”. Dân chủ tại các quốc gia đó được xây dựng trên cơ sở sự tham gia của toàn dân vào đời sống xã hội, trong khi ngày nay người ta chỉ chú ý đến đời sống riêng tư. “Tham gia” đòi hỏi người ta phải nỗ lực và tích cực chứ không đơn thuần là đi bỏ phiếu. Tương tự như các thành phố-quốc gia, Arendt cho rằng môi trường thuận lợi nhất cho người ta “tham gia” chính là các tổ chức tự nguyện ở địa phương được thành lập theo sáng kiến của chính người dân. Không phải ngẫu nhiên mà bà coi một trong những hậu quả nghiệm trọng nhất của chế độ toàn trị chính là việc đàn áp sáng kiến tự do, tự phát của con người và chính những sáng kiến đó là biểu hiện của tinh thần cuộc chiến đấu chống lại chế độ toàn trị. Một nhà nghiên cứu nổi tiếng khác, ông Erich Fromm cũng có quam điểm tương tự. Nhà nghiên cứu chế độ toàn trị người Pháp, Guy Debord, coi những cuộc hội nghị của người lao động và các hội đồng đại biểu của họ là phương cách duy nhất để thiết lập mối liên kết sống động giữa người với người và đấy cũng là quá trình tạo lập sự quản lí xã hội một cách trực tiếp.
Liệu có mâu thuẫn không? Chính các hệ thống toàn trị cũng đã từng lợi dụng tính tích cực của quần chúng – “sáng tạo sống động của quần chúng”, như V. Lênin từng viết và Hitler từng sử dụng. Nhưng tất cả những sáng kiến của quần chúng trong các chế độ và phong trào toàn trị là được tổ chức, hướng dẫn, điều khiển từ bên trên, bởi lãnh tụ, còn những người bị lôi kéo vào chỉ là những con rối chứ không phải là những người tự nguyện tham gia để góp phần tổ chức chính đời sống của mình, theo ý mình.
Ngoài ra liệu có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc hạt nhân hoá xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, sự ghẻ lạnh của con người với nhau, sự phát triển của bộ máy quan liêu và các phương tiện điều khiển dư luận nếu không quay về với đời sống phù hợp tự nhiên.
Một người vô chính phủ, thành viên tích cực của phong trào FORA (một liên hiệp công đoàn có khoảng 200.000 đoàn viên, có thời là liên hiệp công đoàn lớn nhất Argentina) Abad de Santilian từng tuyên bố: “Không chỉ chủ nghĩa phát xít mà ngay nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thức bạo hành nguy hiểm nhất.... Bộ máy tư bản, nếu nó vẫn cứ còn như hiện nay thì trong tay chúng ta nó sẽ không phải là phương tiện để giải phóng con người, con người sẽ vẫn bị cái cơ chế này đè nén”. Santilian còn tuyên bố: “Công nghiệp hoá không phải là điều kiện cần. Con người đã sống hàng ngàn năm không có công nghiệp hoá, hạnh phúc của con người không phụ thuộc vào công nghiệp hoá”. Một người vô chính phủ Argentina khác, ông Ismael Marti, từng nói: “Không được chỉ nghĩ đến sản xuất mà phải nghĩ nhiều đến con người. Không phải con người sống vì xã hội mà xã hội có là vì con người”. Ông còn kêu gọi «trở về với tự nhiên, trở về với đời sống nông nghiệp. Chỉ có như vậy ta mới có thể vượt qua được nền sản xuất hàng hoá và trở về với cách phân phối tự nhiên”.
Có thể giả định rằng một phần nào đó của công nghệ hiện đại sẽ được sử dụng vào mục đích giải phóng con người và xã hội, nhưng tất cả các công nghệ đó sẽ chẳng mang lại điều gì khác hơn là tái tạo lại sự ghẻ lạnh giữa người với người và sự mất tự do (dù là dưới một dạng khác). Vì rằng những tập thể tự quản nhỏ sẽ không thể nào kiểm soát được quá trình sản xuất và trao đổi cực kì phức tạp, vốn là một phần tất yếu của các hệ thống công nghiệp và hậu công nghiệp toàn cầu hiện nay, họ không thể nào hiểu được bản chất của quá trình này. Việc hiểu biết một cách vụn vặt, rời rạc chứ không phải tổng thể cả quá trình sẽ đưa đến việc quá chuyên môn hoá và nhóm nọ không thể nào hiểu được mục đích cũng như quyền lợi của các nhóm khác (như thế sẽ không thể nào quản lí được xã hội). Như vậy là nhất định phải thành lập một bộ máy quan liêu-kĩ trị, bộ máy đó sẽ làm nhiệm vụ điều tiết toàn bộ xã hội. Công nghệ hậu công nghiệp sẽ cung cấp cho bộ máy đó những khả năng chưa từng có và sẽ dẫn tới những hình thức kiểm soát xã hội toàn trị mới về chất.
Lịch sử hiện đại phương Tây đã từng biết đến các phong trào quần chúng mạnh mẽ bao gồm cả các thành tố tự quản. Nhờ kết hợp các hành động bất tuân dân sự (biểu tình phản đối, bãi công, phong toả các con đường…) và các hoạt động có tính xây dựng như thành lập các hiệp hội độc lập, các quĩ tương trợ, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, trường học, chính quyền tự quản, các trung tâm văn hoá, nên các phong trào này đôi khi đã giành được những thành tích đáng kể. Như vậy là, quần chúng, một mặt đã cố gắng điều chỉnh hành vi của chính quyền, nhưng mặt khác đã cố gắng thành lập ra những hệ thống xã hội trên cơ sở đồng thuận và tôn trọng quyền cũng như sự tự do của mỗi thành viên. Nói một cách khác đây chính là những nhóm nhỏ trong đó mọi người quan hệ với nhau một cách thân thiện và gắn bó với nhau nhờ sự tương đồng về quyền lợi. Các nhóm đó tạo cho người ta điều kiện tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề, sống một cách trọn vẹn chứ không chỉ là người tham gia vào các vở kịch do các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước và các công ty lớn đạo diễn nữa.
Trong những năm 70 và 80 ở Cộng hoà dân chủ Đức đã từng có những phong trào quần chúng rộng lớn trong việc bảo vệ môi sinh, chủ yếu là để chống lại việc xây dựng các nhà máy điện và các cơ sở hạt nhân khác. Đã có hàng triệu người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối và phong toả các công trường xây dựng. Phong trào này đã xây dựng được các cơ sở hạ tầng song hành với những cơ sở chính thức, của nhà nước. Hàng chục ngàn người tham gia vào các hợp tác xã. Trên thực tế những người tham gia phong trào không chỉ ngăn chặn chương trình hạt nhân mà trong nhiều trường hợp đã tự xây dựng được những cơ sở mới cho cuộc sống của cá nhân mình.
Năm 1985 ở Pháp đã có phong trào phản đối chương trình cải cách giáo dục, đánh vào túi tiền của tầng lớp sinh viên nghèo. Tất cả các trường đại học đều tham gia bãi khoá, riêng ở Paris đã có hơn một triệu sinh viên tham gia biểu tình phản đối. Kết quả: nhiều mục của chương trình cải cách đã phải huỷ bỏ.
Năm 1988 ở Anh có phong trào chống lại cải cách thuế khoá của chính phủ Thatcher. Chương trình này rõ ràng là một sự thụt lùi vì nó bổ một mức thuế đổ đồng theo đầu người, không phụ thuộc vào thu nhập thực tế. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình. Mười bốn triệu người không chịu đóng thuế. Tại trung tâm London có 250 ngàn người tham gia biểu tình và đụng độ với cảnh sát. Kết quả: mức thuế không được lòng dân bị bãi bỏ.
Năm 1995 tại Pháp 2 triệu công nhân và sinh viên đã tham gia một cuộc bãi công, bãi khoá kéo dài đòi huỷ bỏ một loạt cải cách hướng đến cắt bớt các ưu đãi xã hội và giảm hưu bổng. Các hiệp hội công nhân và sinh viên xuất hiện khắp nơi. Chính các tổ chức này chứ không phải bộ máy công đoàn chính thức, quan liêu quyết định phương sách đấu tranh và tiến hành đàm phán với chính quyền. Kết quả là chính phủ phải đưa một loạt sửa đổi chương trình cải cách.
Như nhà sử học và chính trị học hiện đại người Ý, Marco Revelli, đã viết: “Ta không nói về các cuộc cải tạo lớn, về đường sắt cao tốc, là những công trình có đầu tư lớn và hệ thống trung ương tập quyền. Ta nói về y tế cơ sở. Về giao thông trong các khu đô thị, về vệ sinh công cộng, về tổ chức thời gian rỗi, về giáo dục và nâng cao tay nghề, những việc đó có thể được các tổ chức tự quản hay các cá nhân riêng lẻ thực hiện, trên cơ sở tự nguyện... Khi đó sẽ cần đặt địa phương lên trước trung ương. Đồng thời sẽ phải công nhận “giá trị như nhau” của những khác biệt, sự thống nhất trong đa dạng và tiến đến một tình đoàn kết bình đẳng trong xã hội”
Những phong trào như vậy có trở thành một phản-lực mà từ đó sẽ xuất hiện các quan hệ phi độc đoán, phi toàn trị, các quan hệ dựa trên sáng kiến của chính quần chúng, dựa trên phong trào tự quản? Các sáng kiến đó có đủ sức ngăn chặn cuộc tấn công của làn sóng toàn trị mới? Chỉ có thời gian mới trả lời được mà thôi.
Nguồn: Nguyên bản tiếng Nga: Nguyên bản tiếng Nga:http://avtonom.org/pub/magid_total.html, 09.7.2003
Quân sự hoá
Cần phải nhấn mạnh rằng chính sách của Liên xô thời Stalin và của nước Đức phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới trong tương lai. Hannah Arendt cho rằng nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị hay là sự cưỡng chế toàn diện đối với cá nhân nằm trong sự bành trướng mang tính đế quốc chủ nghĩa. “Chúng ta đang tiến dần đến cuộc chiến đấu đòi hỏi một năng suất lao động cao nhất của mỗi chúng ta” – Herman Hering nói năm 1936 – “Chưa thấy giới hạn của công cuộc tái vũ trang. Chỉ có một lựa chọn - chiến thắng hay là bị tiêu diệt....Chúng ta đang sống trong một thời kì mà trận chiến đấu quyết định cuối cùng không còn xa nữa. Chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh và động viên...” Trong thời gian đó các lãnh tụ Liên xô không tuyên bố công khai như thế. Nhưng trong các bộ phim tuyên truyền sản xuất năm 1938 các nhân vật đã nói đến ước muốn có “một cuộc chiến tốt mà sau đó Liên xô sẽ gồm từ 30 đến 40 nước cộng hòa” (lúc đó mới có 11 nước).
Cần phải nhấn mạnh rằng chính sách của Liên xô thời Stalin và của nước Đức phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới trong tương lai. Hannah Arendt cho rằng nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị hay là sự cưỡng chế toàn diện đối với cá nhân nằm trong sự bành trướng mang tính đế quốc chủ nghĩa. “Chúng ta đang tiến dần đến cuộc chiến đấu đòi hỏi một năng suất lao động cao nhất của mỗi chúng ta” – Herman Hering nói năm 1936 – “Chưa thấy giới hạn của công cuộc tái vũ trang. Chỉ có một lựa chọn - chiến thắng hay là bị tiêu diệt....Chúng ta đang sống trong một thời kì mà trận chiến đấu quyết định cuối cùng không còn xa nữa. Chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh và động viên...” Trong thời gian đó các lãnh tụ Liên xô không tuyên bố công khai như thế. Nhưng trong các bộ phim tuyên truyền sản xuất năm 1938 các nhân vật đã nói đến ước muốn có “một cuộc chiến tốt mà sau đó Liên xô sẽ gồm từ 30 đến 40 nước cộng hòa” (lúc đó mới có 11 nước).
Các đặt vấn đề như vậy đòi hỏi sự cố kết xã hội một cách vô điều kiện và thủ tiêu mọi thành phần bất mãn. Trường học ở Liên xô và ở Đức bắt buộc học sinh tham gia các khóa huấn luyện quân sự. Hầu như toàn bộ nền công nghiệp thời bình đều được tổ chức theo cách để sao cho có thể nhanh chóng chuyển sang phục vụ cho mục đích quân sự. “Chỉ cần phóng tầm mắt vào chính cuộc sống của chúng ta” – nhà văn Đức, Ernst Jünger, đã viết – “nhìn vào cái kỉ luật nhẫn tâm của nó, với những khu vực khói lửa ngút trời, với cách vận hành và cơ chế vận hành của nó, với các động cơ, máy bay và những thành phố có hàng triệu dân của nó thì ta sẽ có cảm giác ngạc nhiên mà hiểu rằng ở đây không có một nguyên tử nào không họat động, và chính chúng ta nữa, thực chất là chúng ta đã bị cái quá trình điên rồ này khống chế mất rồi. Không phải con người thực hiện cuộc động viên toàn diện này mà là nó tự thực hiện, nó là biểu hiện của một đòi hỏi bắt buộc và ẩn danh mà cuộc sống trong thời buổi của máy móc và đám đông này bắt ta phải theo cả trong thời chiến cũng như thời bình.”
Các biện pháp khủng bố ở cả Liên xô và ở nước Đức phát xít đã được thực hiện trong hoàn cảnh như thế. “Năm 1937 là cần thiết” – V. Molotov đã nói với nhà văn F. Truev như vậy – “Nếu biết rằng sau cách mạng chúng ta đã băm cả bọn tả lẫn bọn hữu và đã chiến thắng, nhưng tàn dư của kẻ thù đủ mọi xu hướng thì vẫn còn...Vì có năm 1937 mà trong chiến tranh ta đã không bị đội quân thứ năm quấy nhiễu”. Ba triệu người là nạn nhân của các cuộc đàn áp trong những năm 1937-1938, trong đó gần một triệu người bị xử bắn.
Đồng hoá tư tưởng và chủng tộc
Hannah Arendt cho rằng chế độ toàn trị là một “cái ác tuyệt đối” do chính con người tạo ra. Arendt quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữ hệ tư tưởng và khủng bố. Theo bà, hệ tư tưởng toàn trị là “logic của một tư tưởng đơn giản duy nhất”, tư duy toàn trị dựa hoàn toàn vào tư tưởng này. Đấy là tư tưởng về tính ưu việt của một chủng tộc hay đấu tranh giai cấp. Đấy là thế giới quan bắt buộc đối với tất cả mọi người. Trên thực tế, một hệ tư tưởng được tiêu chuẩn hoá, duy nhất được coi là bộ khung cho thế giới quan của tất cả công dân của nhà nước toàn trị. Hệ thống tư duy này có những đặc điểm một bên là tình đoàn kết và chủ nghĩa tập thể và bên kia là hình ảnh kẻ thù, kẻ thù có thể là một giai cấp, một chủng tộc hay một nước. Tư duy toàn trị luôn luôn là tư duy chia cắt, nó coi thế giới như một sơ đồ đen-trắng: một bên là “ta” – nhân dân hay giai cấp duy nhất, tuân theo ý chí của lãnh tụ và lí tưởng cao đẹp, bên kia là địch, kẻ chịu mọi trách nhiệm trước tập thể “ta”. Chúng phải chịu trách nhiệm về cả những khó khăn và tổn thất của chính “ta”. Đối với nước Đức thì “địch” là người Do thái, đối với Liên xô thì đấy là: “kẻ thù của nhân dân” hay “kẻ thù giai cấp”.
“Một đất nước, một dân tộc, một lãnh tụ” – là khẩu hiệu của Đảng phát xít. “Ai không theo ta là chống lại ta” - những người bolsevic khẳng định. Cấu trúc ngôn ngữ và tư duy tiêu chuẩn hoá phù hợp với nhiệm vụ quản lí một đất nước như là một cỗ máy duy nhất, đảm bảo sự cố kết xã hội trên cơ sở những tư tưởng và nguyên tắc đơn giản, duy nhất. Cũng vì lí do như vậy mà tất cả các chế độ toàn trị đều thực hiện chính sách đồng hoá các chủng tộc. Các dân tộc thiểu số hoặc là bị xào xáo trong một cái chảo của nền văn hóa chính thức duy nhất (như được tuyên bố ở Liên xô những năm 30, nơi người ta cố gắng tạo ra một mẫu văn hoá chung gọi là “nhân dân Xô viết”) hoặc là bị hoà tan vào một nền văn hoá của một dân tộc (chính nền văn hoá này cũng bị đồng nhất và cải biên một cách thô bạo) mà nhà nước toàn trị lấy làm cơ sở (chính sách Nga hoá sau thời kì chiến tranh thế giới thứ II) hoặc là bị tiêu diệt hoàn toàn (như người Do thái và người Di gan ở Đức). Ngay cả khi chế độ toàn trị tuyên bố theo chủ nghĩa quốc tế, nó vẫn theo đuổi xu hướng đồng hoá. “Nước Nga vĩ đại đoàn kết đến muôn đời Liên bang bền vững của các nước cộng hòa độc lập, tự do” - lời mở đầu của Quốc ca Liên xô cho ta thấy ngay quan hệ lệ thuộc của các nước cộng hoà thành viên so với nước Nga. Nhưng chính nền văn hoá của dân tộc “cơ sở” này cũng bị cải biên một cách thô bạo, nhiều tầng văn hóa liên quan đến những tìm tòi mang tính tôn giáo, văn học và kí ức lịch sử đã bị cố tình loại bỏ. Lịch sử nước Nga bị viết đi viết lại nhiều lần cho hợp gu với ý thức hệ của chế độ toàn trị, ngôn ngữ cũng bị bộ máy tuyên truyền chính thức và hệ thống giáo dục cải biên. Các chính sách và biện pháp tương tự đối với văn hoá cũng được tiến hành ở Đức và ở các nước theo chế độ toàn trị khác.
Và hậu quả
Chính sách như vậy nhất định đòi hỏi một cơ chế xã hội đặt biệt, một mặt đấy là lòng nhiệt tình của quần chúng được định hướng từ bên trên và mặt khác, đấy là những cuộc trấn áp có tính tập thể. Phá hủy một cách triệt để nếp sống của phần lớn cư dân, tăng tốc tiến trình công nghiệp hoá – các biện pháp này đòi hỏi sự kiểm soát gắt gao từ phía nhà nước. Cần thực hiện những biện pháp mạnh để có thể tiêu diệt tư tưởng bất tuân ngay từ trong trứng nước. Tại Liên xô, trong những xí nghiệp tập thể ở nông thôn, trong các hợp tác xã người ta đã áp dụng hình thức tổ chức lao động giống như tại các xí nghiệp công nghiệp: đứng đầu là một chủ tịch do chính quyền bổ nhiệm, đến lượt mình, ông ta bổ nhiệm lãnh đạo các đội sản xuất dưới quyền. Trên thực tế, toàn bộ lương thực, thực phẩm sản xuất ra đều phải nộp cho nhà nước, xã viên chỉ được nhận những tờ biên lai gọi là “ngày công”. Tất cả công việc sản xuất phải theo kế hoạch do cấp trên đưa xuống, không hoàn thành thì bị phạt nặng. Xã viên phải xin phép mới được đi khỏi nơi cư trú [1] . Những người không chịu vào hợp tác xã bị coi là “địa chủ” hoặc “tay sai địa chủ” và bị đàn áp khốc liệt. Cuối năm 1929 Stalin tuyên bố rằng nông dân “xin” vào hợp tác xã “từng làng, từng xã, đôi khi từng huyện” một lần và hạ lệnh “tiêu diệt giai cấp địa chủ”. “Địa chủ” và “tay sai địa chủ” bị tịch thu hết tài sản, cả gia đình bị đầy lên phương Bắc hay sang Sibirie. “Người ta tịch thu từ cái tã, giật từ chân trẻ con.” - một nhân chứng đã viết như vậy. Theo lời của Isaak Steinberg, một đảng viên Xã hội cách mạng theo đường lối tả khuynh thì “thực ra là người ta đã tuyên bố một cuộc đàn áp toàn thể nông dân, kể cả tầng lớp dân nghèo. Trung bình có 10-15% số hộ bị tịch thu, nhiều tỉnh có đến 40%”. Những làng giàu có bị cho đi đầy tất. Những người nông dân còn sót lại bị buộc phải vào hợp tác xã. Sau này Stalin từng thú nhận với Churchill rằng “chính sách tập thể hoá là một cuộc đấu tranh khủng khiếp”, phải chiến đấu với “hàng chục triệu nông dân”, phải chiến đấu với “những con người nhỏ bé”. “Chuyện khủng khiếp đó kéo dài bốn năm. Thật là khó khăn và khủng khiếp, nhưng là việc cần thiết”. Chỉ trong mấy năm đầu công nghiệp hoá và tập thể hoá đã có 10 triệu nông dân trốn nạn đói, chạy vào thành phố và như vậy đã cung cấp cho nền công nghiệp quốc doanh đang phát triển như vũ bão sức lao động rẻ mạt. Năm 1930 nông dân đã phản ứng với chính sách đó bằng những cuộc bạo loạn. Trong năm đó, năm tập thể hoá toàn diện đã xảy ra 1375 cuộc bạo động với sự tham gia của 3,5 triệu nông dân. Cuộc phản kháng của nông dân Ukraine là kiên cường và mãnh liệt nhất - tổng cộng có 4098 cuộc nổi dậy ở Ukraine. Những vùng kiên cường khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt: trong những năm 1932-1933 người ta đã cố tình gây ra nạn đói giết chết 4 đến 5 triệu nông dân Ukraine.
Ở nước Đức, Trong những năm 30-40 việc kiểm soát của nhà nước đối với kinh tế không quá mức như ở Liên xô, vẫn còn các ngành công nghiệp tư nhân, tuy các ngành này ngày càng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, việc tăng tốc hiện đại hoá công nghiệp không làm giảm mức sống mà ngược lại đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, tình trạng thất nghiệp gần như được thanh toán. Nhưng đấy trước hết là do tăng cường đầu tư vào các tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Chính điều đó đã giúp nước Đức phát động thế chiến thứ II. Các tổ hợp quốc phòng không làm ra hàng hoá tiêu dùng mà dân chúng cần, nhưng lại không thể họat động chỉ để họat động, nếu thế nó sẽ tạo ra tình trạng khủng hoảng trong nền kinh tế Đức. Phải sử dụng cơ hội do việc tăng cường vũ trang đưa lại để tiến hành chiến tranh xâm lược (Liên xô cũng đặt ra nhiệm vụ như vậy). Các biện pháp phát triển công nghiệp đi kèm với quá trình quân sự hoá lao động, cột người lao động với xí nghiệp không khác gì nông nô. Ở Liên xô người ta sử dụng những cuốn sổ gọi là sổ lao động. Nếu lãnh đạo xí nghiệp không đồng ý cho người lao động chuyển sang xí nghiệp khác thì họ không đưa cho người lao động cuốn sổ, xí nghiệp có ý tuyển dụng không thể nhận người lao động này.
Nạn nhân của các cuộc đàn áp ở Đức ít hơn ở Liên xô, chỉ có khoảng một trịêu người bị đưa vào trại tập trung, mấy trăm ngàn người bị thủ tiêu. ...Nhiều tầng lớp dân cư - đại diện các đảng phái chính trị, các nhà họat động công đoàn, giới trí thức đối lập, người Do thái, người Di gan. Cuộc thanh trừng nội bộ không lớn như ở Liên xô. Nước Đức lúc đó đã là một nước công nghiệp phát triển, nó không cần thực hiện một cuộc tấn công dữ dội đến như thế vào nếp sống của người dân như ở Liên xô. Đàn áp phát xít diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ II. Bọn phát xít muốn thiết lập một trật tự mới ở châu Âu, nghĩa là kiểm soát các cơ sở sản xuất chủ yếu, các nguồn tài nguyên quan trọng và phân bố lại dân cư trên những vùng đất chiếm được. Hàng triệu người dân Ukraine, Bạch nga, Ba lan, Nga và các nước khác bị lùa sang làm việc khổ sai tại Đức, một số đã chết vì phải làm trong những điều kiện quá tồi tệ. “Lúc đó [2] ”– Himler nói – “chúng ta chưa đánh giá đúng nguồn nhân lực dồi dào như ta đánh giá hôm nay [3] . Đấy cũng không phải là điều đáng lấy làm tiếc nếu ta suy nghĩ theo những phạm trù của các thế hệ, nhưng việc mất mát lực lượng lao động, nghĩa là việc tù binh bị chết một lúc hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn vì kiệt sức và vì đói, ngày nay phải coi là việc phi lí”. Chế độ phát xít bị qui tội giết chết 6 triệu người Do thái, tiêu diệt rất nhiều người Slav, cưỡng bức di dân và di chuyển một lực lượng lao động to lớn. Người ta còn định chuyển một số dân Đức đến định cư ở một số vùng đất bị chiếm đóng.
Một điều đáng chú ý nữa là quân chiếm đóng phát xít đã không giải tán các hợp tác xã nông nghiệp tại các khu vực chiếm được của Liên xô mà tiếp tục sử dụng các hợp tác xã đó như là phương tiện để cướp bóc lương thực cho nhu cầu chiến tranh.
Toàn trị ở phương Đông
Nhiệm vụ tăng tốc quá trình công nghiệp hoá đất nước và hiện đại hoá quân đội cũng được ban lãnh đạo maoist của Trung quốc giải quyết trong những năm 50-60 của thế kỉ trước. Ở đây tình hình cũng gần giống Liên xô – Trung quốc vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu cho nên chính sách hiện đại hoá phần lớn cũng sao chép các phương pháp của Liên xô. Chế độ cộng sản Trung quốc đã xây dựng được một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, thậm chí chế tạo được cả bom nguyên tử. Đa số nông dân bị thúc ép vào các công xã, thực chất là các xí nghiệp quốc doanh, tương tự như các hợp tác xã ở Liên xô, dĩ nhiên là cũng bằng các biện pháp tương tự như ở Liên xô. Cái giá phải trả thật là khủng khiếp: theo một vài thống kê thì số người bị đàn áp lên đến 100 triệu (dân số Trung quốc lúc đó khoảng 600 triệu).
Trong thế giới Hồi giáo, sau khi được giải phóng khỏi chế độ thực dân hồi những năm 50-70, các phong trào dân tộc đã giành được chính quyền. Các chế độ đó, cũng giống như những người maoist ở Trung quốc, đã làm mọi cách để phát triển công nghiệp để có thể nói chuyện tay đôi với các nước phát triển phương Tây, và họ đã dựa vào truyền thống độc tài Á đông, nghĩa là dựa vào bộ máy nhà nước quan liêu bao trùm lên toàn xã hội. Hầu như toàn bộ nền công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ xã hội cũng như đất đai trong các nước này đều do nhà nước kiểm soát và quản lí. Cũng giống như ở Liên xô và Trung quốc, phe đối lập ở đây bị thủ tiêu về mặt thể xác. Như vậy nghĩa là các phong trào giải phóng dân tộc sau khi đã giành chính quyền ở những nước này đã thi hành các chính sách có thể coi là toàn trị tuy mức độ không bằng Trung quốc. Các vụ cải tạo đó không phá vỡ được các cộng đồng cư dân nông nghiệp, tuy có làm lung lay vai trò và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Các cơ sở của truyền thống làng xã được đạo Hồi cố kết tỏ ra mạnh hơn so với một số nước khác trên thế giới.
Một số biện pháp toàn trị đặc thù cũng được nhà nước Do thái thực hiện. Sau khi thành lập vào năm 1947, nhà nước này cũng cố gắng thành lập một nền công nghiệp quốc phòng mạnh do nhà nước bảo trợ và quản lí. Đời sống xã hội bị quân sự hoá, tất cả đàn ông và phần lớn phụ nữ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Một nền văn hoá đồng nhất dựa trên tiếng Ivrit (một ngôn ngữ được tạo lập trên cơ sở tiếng Do thái cổ) để có thể đưa “một dân tộc của những người thợ thủ công và buôn bán” thành “dân tộc của các nông dân, công nhân và bộ đội” như các khẩu hiệu chính thức thường kêu gọi. Các ngôn ngữ có nguồn gốc châu Âu, được hình thành một cách tự nhiên như Yiddish, Espanol-Ladino, Jude-Arab bị loại bỏ. Có thể đây chính là một cuộc thí nghiệm được tiến hành một cách hệ thống nhất đối với ngôn ngữ trong toàn bộ lịch sử loài người. Các cố gắng nhằm thành lập một nhà nước đồng chủng được thực hiện cùng với việc trục xuất 750 ngàn người Palestin, những vụ diệt chủng như vụ giết người tàn bạo tại làng Deir-Yasin vào năm 1948, việc phá huỷ và lăng mạ các đền thờ Hồi giáo và các biểu tượng của nền văn hoá A-rập khác. Cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục được những hậu quả của nhà nước toàn trị Do thái, cuộc sống của hàng triệu người cả Do thái và A-rập, những người đang tham gia vào những cuộc xung đột thường xuyên và không biết bao giờ mới chấm dứt ở Trung Đông.
Trong các nền văn minh phương Đông chỉ có Ấn độ là tránh được chế độ độc tài. Tất nhiên chính phủ nước này ở một mức độ nào đó cũng kiểm soát kinh tế, cũng định hướng sự phát triển công nghiệp, cũng tăng cường bộ máy quân sự, cũng đàn áp đối lập, bóc lột nông dân. Nhưng về chiều rộng và chiều sâu của các biện pháp thì không thể nào so sánh với Liên xô, Trung quốc và một số nước Hồi giáo khác. Đa phần nông dân Ấn độ vẫn sống ở nông thôn, tuy các thiết chế cộng đồng ở đây cũng đã lung lay rất nhiều.
Nguyên nhân là do thiết chế nhà nước ở Ấn độ chưa bao giờ mạnh mẽ như ở Nga và Trung quốc. Vai trò điều tiết của nhà nước còn thấp, cộng đồng nông dân cũng như thợ thủ công ở thành thị đóng vai trò lớn hơn so với các nền văn minh phương Đông khác. Mặt khác, truyền thống do phong trào Quốc dân Đại hội Ấn độ do Mahatma Gandhi thiết lập trong giai đoạn đấu tranh giải phóng: tự quản, bất bạo động, như là biện pháp giải quyết các bất đồng chính trị đã có ảnh hưởng nhất định.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước, độc tài kiểu châu Á hay là thể chế xã hội mới?
Các nhà nghiên cứu chế độ toàn trị chưa tìm được tiếng nói chung xem nên coi chế độ toàn trị là hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa tư bản nhà nước) hay chế độ chuyên chế kiểu châu Á trong thời đại công nghiệp hoá hay thể chế xã hội hoàn toàn mới.
Các nhà Đông phương học tại Liên xô trước đây, những người bảo vệ luận điểm cho rằng đây là chế độ chuyên chế kiểu châu Á (hN85; còn viện dẫn cả Karl Marx và đã bỏ qua một số hiện tượng của lịch sử cận đại Nga, chỉ chú trọng vào lịch sử cổ đại Trung quốc và Assiria), đã bị đàn áp khốc liệt. Đa số các nhà khoa học này đã bị giết trong các cuộc thanh trừng thời Stalin và học thuyết của Karl Marx về nền chuyên chế châu Á đã bị khoa học lịch sử Xô viết bỏ qua. Người ta còn sáng chế ra năm hình thái (cộng sản nguyên thuỷ, chiếm nô, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa) – và tuy không được các sự kiện lịch sử xác nhận và dĩ nhiên là chẳng phải do Marx tìm ra, vẫn được gắn với tên tuổi của ông và được coi là lí thuyết lịch sử toàn năng. Nói chung lí thuyết về nền chuyên chế châu Á là một lí thuyết đặc biệt: người ta coi Karl Marx là thiên tài không ai vượt qua nổi về kinh tế học và chính trị học, nhưng đồng thời người ta lại cố tình cắt xén một loạt tư tưởng của ông. Nguyên nhân: các mô tả của Karl Marx về nền chuyên chế châu Á rất giống với xã hội Xô viết đương thời. Cũng là chuyên chế về chính trị trị kết hợp với việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kinh tế. “Trong các nước xã hội chủ nghĩa”, nhà Đông phương học Nga, Leonid Vasiliev, viết “người ta thấy trước hết chính quyền và nạn bạo hành do nó tạo ra....Theo ý nghĩa này thì các nước xã hội chủ nghĩa chỉ là biến thể của cơ cấu phương Đông truyền thống. Tất nhiên công cuộc hiện đại hoá và tiến bộ kĩ thuật, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của những nước này. Xuất hiện ảo tưởng rằng giữ nguyên cơ cấu nội tại, dựa trên sự đàn áp và quyền hành vô giới hạn của nhà nước người ta vẫn có thể vượt được chủ nghĩa tư bản. Nhưng ảo tưởng này không thể đứng vững nổi khi ta phát hiện ra những khiếm khuyết của một hệ thống phi nhân”. Như vậy, theo quan điểm của các lí thuyết gia này thì đấy chỉ là sự thiết lập hay tiếp tục của nền chuyên chế Á Đông trên một cơ sở mới, cơ sở của nền công nghiệp. “Khi toàn thế giới kinh ngạc theo dõi các cuộc thí nghiệm của Mao, người định đẩy cả một đất nước rộng lớn vào trại lính thì ở chính Trung quốc, dù trong tiểu tiết có thể chưa hoàn toàn thống nhất thì về đại thể người ta lại cho rằng đấy là công cuộc tìm kiếm một xã hội công bằng, một nhà nước hoà hợp, do một lãnh tụ sáng suốt lãnh đạo”, Vasiliev viết tiếp. “Nói một cách khác, truyền thống…đã có ảnh hưởng gần như quyết định". Lí thuyết này giải thích được một số hiện tượng tại Liên xô, tại nước Trung hoa maoist trước đây cũng như một loạt các nước khác, nhưng thứ nhất còn nhiều vấn đề chưa được lí giải, thứ hai, lí thuyết này không thể giải thích được sự xuất hiện các chế độ toàn trị ở châu Âu (Đức, Ý). Thật khó có thể coi chủ nghĩa phát xít là biểu hiện của chế độ chuyên chế Á châu vì nước Đức nằm giữa lòng châu Âu chứ không phải châu Á.
Chính vì vậy có một số người không đồng tình với lí thuyết trên. Một số nhà nghiên cứu ngày nay lại coi chế độ toàn trị là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (Robert Kurz). Họ đã nhận thấy sự giống nhau giữa quá trình phát triển tư bản-công nghiệp trong giai đoạn đầu ở một loạt nước với quá trình công nghiệp hoá và tập thể hoá nông thôn ở Liên xô dưới thời Stalin: đều được tiến hành dưới sự bảo trợ của nhà nước và bằng việc cướp bóc và phá hoại các cộng đồng nông nghiệp.
Cội nguồn chủ nghĩa tư bản Âu châu không phải là "nâng cao mức sống", mở rộng quan hệ thị trường mà là cơn khát tiền bạc không cùng của nhà nước chuyên chế để đầu tư cho bộ máy chiến tranh. Chính quyền lợi của bộ máy đó, một bộ máy lần đầu tiên trong lịch sử choàng được lên đầu lên cổ xã hội cái ách quan liêu, đã thúc đẩy sự phát triển giới thương gia và tư bản vượt ra ngoài các quan hệ buôn bán truyền thống. Chỉ có như thế tiền mới trở thành động lực trung tâm của xã hội, lao động mới trở thành trừu tượng nghĩa là không phụ thuộc vào tiêu thụ.
Đa số người tham gia vào quá trình sản xuất cho thị trường cũng có nghĩa là cho nền kinh tế tiền tệ không phải là tự nguyện mà là do cơn khát tiền của nhà nước chuyên chế đã bắt họ phải nộp thuế bằng tiền, đồng thời tăng thuế lên mức chưa từng có trước đây. Họ "kiếm tiền" không phải cho mình mà là cho bộ máy nhà nước được trang bị bằng vũ khí nóng, để nuôi sống và quan liêu hoá chính bộ máy nhà nước đó. Đấy chính là lí do xuất hiện hiện tượng tích tụ tư bản như là mục đích tự thân và lao động trở thành lao động cho nhu cầu của thị trường, bị tha hoá.
Nhưng chẳng bao lâu sau thì sưu thuế cũng không đủ nữa. Các viên chức của nhà nước chuyên chế và tư bản tài phiệt bắt đầu dùng sức mạnh để tổ chức chính con người thành một loại vật tư của guồng máy xã hội nhằm biến lao động thành tiền. Lối sống cũng như phương tiện kiếm sống truyền thống bị phá vỡ, nhưng không phải là dân chúng tự nguyện “phát triển” trên cơ sở quyền tự quyết của họ mà vì rằng “vật liệu” người cũng phải được làm cho khớp với guồng máy tích luỹ tư bản đã được khởi động. Để có chỗ nuôi cừu lấy lông, người ta đã dùng vũ lực đuổi dân chúng khỏi những cánh đồng họ vẫn canh tác. Các quyền có từ xa xưa như tự do săn bắn, tự do đánh cá, tự do nhặt củi đã bị bãi bỏ. Trở thành những người vô gia cư lang thang, ăn xin và ăn cắp, họ lại bị đưa vào các trại lao động và nhà máy. Ở đây, những người ngày hôm qua còn là nông dân bị máy móc hành hạ đến kiệt sức và bị nhồi vào đầu cái tâm lí của kẻ nô lệ làm thuê, không khác gì súc vật.
Giai cấp tư sản hiện đại, những kẻ kế thừa của chế độ chuyên chế, có nguồn gốc hoàn toàn không phải từ những thương lái trên những con đường buôn bán thuở xa xưa. Họ chính là hậu duệ của những đầu lĩnh đánh thuê, những viên chức nhà tù và trại lao động, những viên chức thuế vụ, những cai thầu và những tên giết người khác. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVIII và XIX hoàn toàn không phải là để giải phóng xã hội, chúng chỉ sắp xếp lại quan hệ quyền lực bên trong hệ thống cưỡng bách đã định hình, chúng chỉ giải phóng các thiết chế xã hội khỏi những dòng họ đã lỗi thời mà thôi. Chính cuộc Cách mạng tư sản Pháp đã nhiệt liệt biểu dương nghĩa vụ lao động và bằng cách đưa ra luật “chống ăn xin” nó đã thể chế hoá môt hình thức cưỡng ép lao động mới: nhà tù.
“Trong giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá ở phương Tây và cuộc cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế”, Kurz viết trong cuốn “Collapse of Modernisation”, “bất kì cố gắng hiện đại hoá nào ở những khu vực chưa phát triển của thế giới nhất định sẽ mang tính chất chạy đua khốc liệt, trong đó vai trò của nhà nước, vốn đặc trưng cho giai đoạn đầu của thời đại mới, sẽ không chỉ tái xuất hiện mà còn thể hiện dưới dạng khắc nghiệt hơn, triệt để hơn so với các nguyên mẫu phương Tây trong quá khứ....Tính chất bạo lực khốc liệt của công cuộc hiện đại hoá...Xô viết là do cả một thời đại phát triển công nghiệp của phương Tây kéo dài 200 trăm năm: chủ nghĩa trọng thương, Cách mạng tư sản Pháp, quá trình công nghiệp hoá và nền kinh tế đế quốc chủ nghĩa đã hoà làm một và bị dồn ép vào trong một giai đoạn cực kì ngắn”
“Người ta có thể thấy ngay rằng chính quyền cộng sản đặc biệt khốc liệt ở những nơi mà ý chí hiện đại hoá được thể hiện rõ, và đồng thời giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá lại đòi hỏi phải di chuyển một số lượng cư dân nông nghiệp to lớn cũng như thiếu nguồn tích luỹ tư bản”, nhà nghiên cứu người Nga, Aleksandr Kustarev, viết. “Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Anh là hình mẫu cho các nhà cải cách. Người ta không quan tâm đến các nạn nhân, còn những ai “cản trở” tiến bộ sẽ bị tiêu diệt, sau đó người ta đã tìm ra lí lẽ cao cả cho các các cuộc thanh trừng (hệt như những người bolsevic vậy...). Thế kỉ thứ XVII ở Anh có rất nhiều làng xã, nhưng một thế kỉ sau thì đã biến mất gần hết. Quá trình đô thị hoá ở Anh cũng được tiến hành bằng những biện pháp và có chung mục đích với việc tịch thu tài sản của giai cấp địa chủ ở nước Nga.”
Ngoài ra, những người theo lí thuyết chủ nghĩa tư bản nhà nước còn viện dẫn luận điểm sau đây: tổ hợp sản xuất vĩ đại với tên gọi là Liên xô đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Liên xô bán ra nước ngoài nguyên liệu, trong những năm 30 của thế kỉ XX thì đấy là vàng, do tù nhân khai thác và lúa mì, tước đoạt của nông dân trong các hợp tác xã và sau này thì bán dầu hoả, khí đốt, gỗ, vàng, kim cương, v.v. Tiền thu được từ xuất khẩu được dùng để trang trải cho quá trình công nghiệp hoá (chỉ trong các năm từ 1931 đến 1936 tiền thu được từ xuất khẩu lúa mì và vàng đã trang trải các hợp đồng Xô-Đức, cung cấp rất nhiều máy móc cho các nhà máy đang được xây dựng tại Liên xô) và giữ vững ổn định cho chế độ. Chuyên chế châu Á bao giờ cũng dựa trên nền sản xuất tự cấp, tự túc, nghĩa là bế quan toả cảng, ức thương, trong khi Liên xô không thể tồn tại nếu không dựa vào nền kinh tế thế giới, và mặc dù nền kinh tế Xô viết là nền kinh tế do nhà nước quản lí, đối với bên ngoài thì nó là nền kinh tế thị trường. Còn nền kinh tế của nước Đức và nước Ý phát xít thì rõ ràng là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rồi bởi vì các chính phủ ở đấy chưa bao giờ tiến hành các biện pháp nhằm triệt hạ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, còn sự can thiệp của nhà nước, tuy ngày càng tăng, vẫn mang tính chất hạn chế. Ngay cả nếu nền kinh tế Đức có bị quốc hữu hoá hoàn toàn thì đấy cũng không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã biến mất.
Cuối cùng, có một số nhà nghiên cứu coi chủ nghĩa toàn trị là một thể chế xã hội hoàn toàn mới. Đấy là George Orwell, Max Schachtmann, André Gorz, Hannah Arendt. Hannah Arendt cho rằng hệ thống toàn trị bao gồm các thành phần chủ yếu sau: quần chúng “hạt nhân” (đám đông bao gồm những cá thể bị cắt lìa khỏi những mối dây liên lạc cũ và tách biệt với nhau – ND), các tổ chức toàn trị, tuyên truyền theo kiểu toàn trị, quản lí toàn diện và tuyệt đối, thống nhất về tư tưởng và khủng bố, cảnh sát mật và trại tập trung. Bà cho rằng chưa hề có hình mẫu nào tương tự như vậy trong lịch sử.
Chúng tôi chia sẻ quan điểm của những người theo trường phái chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng cho rằng ý kiến của họ cũng chưa thật đầy đủ. Chủ nghĩa toàn trị là một thể chế xã hội hoàn toàn mới, nhưng nó không xuất hiện trong chân không mà phát sinh từ những xã hội đã tồn tại từ trước, nó mang trong mình những đặc trưng của các xã hội ấy, trước hết là xã hội tư bản công nghiệp hoá. Trong lịch sử nhân loại chưa hề có một thể chế xã hội nào tương đồng với chế độ toàn trị với những đặc trưng cơ bản là nhà nước bao trùm lên tất cả và nô dịch tích cực. Nhưng cái mới không phải xuất hiện một cách bất thình lình và ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng toàn trị là một hình thức thống trị mới, tinh vi hơn tất cả các hệ thống cai trị đã từng tồn tại từ trước tới nay vì nó tạo ra một hình thức cai trị toàn diện của tầng lớp nắm quyền không chỉ đối với hành vi mà còn đối với tư tưởng và tình cảm của con người.
Nói chung, cuộc tranh luận xem toàn trị là hậu duệ của chế độ nào tự nó đã bị chính trị hoá. Có vẻ như đấy là cuộc tranh luận về việc chế độ toàn trị xuất phát từ đâu: phương Tây với chủ nghĩa cá nhân và công nghiệp hoá hay phương Đông với truyền thống chuyên chế và tinh thần tập thể?
Chúng tôi cho rằng chế độ toàn trị có thể xuất hiện ở những nơi mà công cuộc hiện đại hoá theo đường lối tư bản-công nghiệp các xã hội truyền thống được thực hiện với tốc độ quá nhanh, nhưng không chỉ ở những nơi đó. Trong những xã hội khi mà sự tương trợ giữa các cá nhân với nhau bị phá vỡ, con người mất hết phương hướng và mục đích sống, trở thành những người lang thang, cô đơn, chuyển động một cách hỗn loạn thì khi đó chế độ toàn trị có thể trở thành nhu cầu, thành hình thức tái lập trật tự cần thiết và được chờ đợi. Chế độ toàn trị xuất hiện ở những nơi có xung đột giữa hai cách nghĩ, hai cách sống: tư bản-công nghiệp-hạt nhân và tập thể-làng xã. Nó dĩ nhiên là sản phẩm của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng là phản ứng của những tầng văn hoá và tư duy tiền công nghiệp đối với hiện tượng này.
Tư duy tiền công nghiệp và chế độ toàn trị
Cơ cấu chủ yếu của xã hội tiền công nghiệp là các cộng đồng cư dân nông nghiệp, một tổ chức tập thể được xây dựng trên cơ sở tự quản, các hiệp hội khác như hiệp hội thợ thủ công v.v. cũng được xây dựng trên cở sở tương tự. Tư duy ở đây dựa trên cơ sở sự đoàn kết, tương trợ và bình đẳng về kinh tế. Tất nhiên là cũng có tâm lí hám lợi và tham lam, nhưng xu hướng chủ đạo vẫn là tình đoàn kết. Căn nguyên của cuộc xung đột đóng vai trò quyết định đối với thời đại chúng ta nằm ở chỗ này.
Xã hội tư bản-công nghiệp hoá dù ở phương Đông hay ở phương Tây đều mang tính cá thể, nó phá vỡ các mối liên hệ cộng đồng, thày-thợ, hay nghề nghiệp cũ, thậm chí nó phá vỡ luôn cả các quan hệ họ hàng mà thay vào đó là các quan hệ manh tính chức năng, xã hội hoá cứng nhắc. Hàng triệu người được cột chặt vào những chiếc máy cái, bên cạnh những người chưa hề quen biết nhau, công việc mỗi người, thường là rất đơn điệu, lại bị cấp trên quản lí một cách gắt gao. Người ta bị đưa vào những thành phố lớn, sống cạnh những người xa lạ, trong những khối nhà với những căn hộ hoàn toàn giống nhau. Ở đâu cũng là các vật liệu tổng hợp, tất cả đều là màu xám. Cô đơn và trầm uất ngự trị khắp nơi. "Các thành phố rộng lớn, trong đó các cá nhân mất hết phương hướng, những dãy nhà cao tầng, như những dãy núi”, Erich Fromm viết, “tiếng loa phát thanh oang oang, các tiêu đề báo chí thay đổi ba lần trong một ngày, tất cả đã làm cho người ta không thể xác định được cái gì là chính yếu, cá nhân đối diện với những giá trị to lớn, nằm ngoài anh ta, làm cho anh ta cảm thấy mình như một hạt cát". Công nghiệp hoá là kết quả của những sáng kiến cá nhân, tinh thần doanh nghiệp và tự do cạnh tranh, nó cũng tạo ra trong các xã hội truyền thống một khoảng không gian cho tự do cá nhân mà trước đây có thể chưa có. Nhưng phải trả giá như thế nào! “Rõ ràng là nguyên tắc sáng kiến cá nhân đã thúc đẩy quá trình cá nhân hoá”, Erich Fromm viết, “và người ta luôn nói đấy là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn hoá đương đại. Nhưng trong khi thúc đẩy tự do (khỏi những tổ chức có tính cục bộ - chú thích của tác giả), nguyên tắc này đồng thời cũng phá vỡ các mối liên kết giữa các cá nhân, tách biệt con người khỏi đồng bào của mình”
Khái niệm con người cá nhân có từ thời Hi lạp cổ đại và từ thời Trung cổ. Ngay Thiên chúa giáo cũng đã đặt vấn đề lựa chọn cá nhân và trách nhiệm cá nhân. Cá nhân tính không phải được hình thành một cách đột ngột và ngay lập tức mà là trong hàng ngàn năm, đây là một quá trình chứ không phải là một vụ bùng nổ. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp không tạo ra cá nhân tính mà là tạo cho nó, phát triển trong nó xu hướng bệnh hoạn, đấy là tự khẳng định mình trên lưng đồng loại. Vì vậy, trong thế giới ngày nay cái vẫn được gọi là tự do lại có thể chính là sự giam hãm trong tù ngục cô đơn. Không hiểu sao ít lí thuyết gia theo trường phái tự do nghĩ rằng tình trạng này kéo dài còn nặng nề hơn cuộc sống trong những xã hội cục bộ phân chia theo đẳng cấp (sau này ta sẽ thấy cũng có một số người hiểu được ở một mức độ nào đó).
Cần phải nhấn mạnh rằng quá trình cá nhân hoá, hạt nhân hoá liên quan đến sự phát triển các quan hệ thị trường, chủ nghĩa tư bản và công nghiệp hoá tác động không chỉ đến những người thường xuyên sống ở thành thị mà cả những người bị cuốn hút vào quá trình cải tạo công nghiệp ví dụ các công nhân làm theo thời vụ và có tác dụng phá hoại đối với các cộng đồng nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống.
Phương pháp tư duy của chúng ta được hình thành trong hàng ngàn năm, nó không thể phù hợp ngay lập tức với những biến đổi đó. Hơn nữa, tại sao lại phải phù hợp? Như nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận, trong tư duy cũng như trong nền văn hoá của chúng ta có nhiều tầng xưa cũ, liên quan đến hàng ngàn năm sinh hoạt trong các cộng đồng cục bộ. Một trong những tư tưởng gia của chủ nghĩa Tân Tự Do, Friedrich August von Hayek, cho rằng hành vi của con người được xác định bởi nhiều tầng văn hoá và truyền thống, thấm sâu trong những hành vi và ngôn ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Loài người, F.A. von Hayek nói, không đột ngột nhảy ngay vào những thể chế xã hội dựa trên quan hệ thị trường và sở hữu tư nhân như hiện nay. Trước đó người ta đã sống hàng ngàn năm trong những cộng đồng nhỏ, thường khi tách rời nhau, những cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ tập thể và công bằng xã hội. Trong ý thức của con người thời nay vẫn còn những tầng văn hoá cổ xưa liên quan đến thời quá khứ xa xôi ấy. Chúng không chỉ còn mà nhiều khi quyết định động cơ hành động của chúng ta. Hayek so sánh xã hội đó với xã hội tư bản hiện đại dựa trên quan hệ thị trường, nơi con người hành động một cách trực tiếp, trên cơ sở qui luật cung cầu chứ không phải trên cơ sở của các quan hệ cá nhân. Hayek còn không chịu gọi chủ nghĩa tư bản là “xã hội” để tránh một sự “lầm lẫn nguy hiểm” và đề nghị một tên gọi của chính mình là: “thiết chế mở rộng”. “Hiệp hội những cá nhân giữ những mối liên hệ gắn bó với nhau và cấu trúc được thiết lập bởi hàng triệu người, chỉ liên kết với nhau qua các tín hiệu, các tín hiệu này lại đi qua hàng loạt mắt xích – là những cơ cấu hoàn toàn khác nhau, tên gọi chung không những là một sai lầm mà còn gợi ra trong ta ước muốn làm cho “thiết chế mở rộng” thành ra giống như cái hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu thương. Bertrand de Jouvenel đã gọi rất đúng rằng đấy là tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ, khi ông nói: “môi trường khởi kì thuỷ con người đã sống vẫn có sức hấp dẫn không thể nói hết, nhưng tất cả những cuộc gán ghép các đặc trưng của nó cho toàn thể xã hội bao giờ cũng là không tưởng và dẫn đến bạo hành”. Nếu những mơ ước này được thực hiện thì ta phải giã từ tư hữu và thị trường (Hayek nói rất đúng rằng những cái này không hề có mặt trong “cộng đồng nhỏ cổ xưa”, chúng trái ngược với “hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu thương”), cũng có nghĩa là phải giã từ tự do, mà theo ý kiến của Hayek là không thể tách với các thể chế đó [4] . Như vậy là xu hướng toàn trị, theo Hayek, liên quan mật thiết đến những ước muốn sâu xa về việc xoá bỏ sự ghẻ lạnh trong quan hệ giữa người với người, vượt qua nỗi cô đơn và bất bình đẳng về kinh tế của chính quần chúng.
Nhưng như thế nhất định xuất hiện câu hỏi: nếu tự do mâu thuẫn với “tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ” như các lí thuyết gia Tân Tự Do khẳng định thì thắng lợi cuối cùng của “tự do” có dẫn đến việc thủ tiêu hoàn toàn các đặc trưng của con người như nhân hậu, vị tha, tương trợ, đoàn kết? Chả lẽ “xã hội tự do” lại là một xã hội lạnh lùng và ích kỉ đến nỗi ngoài các lí thuyết gia của chủ nghĩa Tân Tự Do ra sẽ chẳng còn ai muôn sống trong đó nữa? Ngoài ra, cũng theo F.A. von Hayek thì những tầng văn hoá cổ xưa là bất tử, “có sức hấp dẫn không thể nói hết” và có vai trò to lớn trong đời sống con người thì có cần phải đấu tranh chống lại chúng hay không? Hay hợp tự nhiên hơn chính là tìm cách dung hoà giữa xu hướng tập thể và tự do cá nhân?
Và cuối cùng, có thể cho rằng các phong trào toàn trị chỉ là một cố gắng nhằm tái lập hình thức quan hệ tiền công nghiệp giữa người với người? Theo quan điểm của chúng tôi vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Đúng là chế độ toàn trị mang trong mình nó một số hình thức của chủ nghĩa tập thể. Chỉ cần ta nhớ lại những đám đông hàng triệu người lòng tràn ngập hân hoan hoặc hận thù, hàng triệu người khác mong muốn được hoà tan vào những đám đông đó, và sự phê phán biểu hiện cá nhân chủ nghĩa do các phong trào đó tiến hành là ta phải công nhận kết luận nêu trên là đúng. Nhưng chế độ toàn trị không hề khôi phục các cộng đồng nông nghiệp hay thủ công nghiệp, thắng lợi của chế độ toàn trị cũng không dẫn tới việc tái lập các quan hệ xã hội thời tiền công nghiệp. Ngược lại, gần như ở đâu chế độ toàn trị cũng tiến hành hiện đại hoá theo hướng công nghiệp hoá một cách cấp tốc. Vấn đề ở chỗ là các hoài vọng tập thể cổ xưa được chồng lên cái thực tế ghẻ lạnh lạnh lùng của đời sống của mỗi chúng ta. Cơ chế hoà tan của cá nhân là thông qua “sự tự đồng nhất cái tôi của mình” - triết gia người Đức Martin Heidegger, đã viết – “với một chủ thể tập thể nào đó”, chủ thể chung đó có thể là dân tộc, giai cấp hay nhà nước. Từ lúc đó trở đi người ta bắt đầu đồng nhất cái tôi của mình với quyền lợi của cái toàn thể. Nhưng cái toàn thể mà ta nói tới ở đây khác hẳn với các tập thể thời tiền công nghiệp. Trước kia thì đấy là tình cảm họ hàng hay làng xóm hoặc hiệp hội thủ công, các thành viên của nó đã sống suốt đời bên nhau, quan hệ với nhau gắn bó như là họ hàng hay bạn bè gần gũi. Nhưng nay thì đấy là sự hoà tan vào đám đông những người vô danh. “Nếu trước đây người ta hoà tan vào các hệ thống nhóm nhỏ, các cộng đồng tôn giáo hay các mối liên hệ khác thì nay người ta phải một mình đối diện với cả thế giới và vì vậy người ta cảm thấy vô cùng lạc lõng và đánh mất ý nghĩa của chính cuộc đời mình”- một nhà nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị hiện đại Nga, Vadim Damier, đã nhận xét như thế. Erich Fromm cho rằng con người có thể lấy những sức mạnh ngoại tại như quốc gia, dân tộc, phong trào, lãnh tụ hay lí tưởng mà anh ta có thể đồng nhất mình vào để thay thế cho những quan hệ xã hội đã mất. “Tình cảm gắn bó với những nơi chốn thân yêu, gọi là “quê hương bé nhỏ” không liên quan gì đến chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại”, Vadim Damier viết. “Đa số người (tuy không phải tất cả) có tình cảm gắn bó với những điều gần gũi thời thơ ấu, với phong cảnh thiên nhiên lúc thiếu thời, với những bài hát mẹ ru ngày thơ bé, nói một cách khác họ gắn bó với những hồi ức. Tất cả đều là những điều cụ thể, có thể yêu thương. Không ai lại nghĩ có thể sát sinh hay chết vì vẻ đẹp phong cảnh hay căm thù chỗ này vì yêu chỗ kia. Nhưng những khái niệm trừu tượng, lạnh lùng như quốc gia, dân tộc không gợi cho người ta tình yêu, nó tạo ra những tình cảm hoàn toàn khác: sùng bái và phục vụ, tuân phục chính quyền, thái độ hung hãn đối với tất cả những người không nằm trong nhóm”. Như vậy nghĩa là trong những biểu hiện đó của chủ nghĩa tập thể đã ẩn tàng khả năng bị các đảng phái, các chế độ theo xu hướng toàn trị giật dây rồi.
Các tổ chức toàn trị đã lợi dụng những khát vọng sâu xa của con người về sự gần gũi, hợp tác, trương trợ và những phản ứng của họ đối những điều tệ hại do công nghiệp hoá và cuộc sống cô đơn trong xã hội ngày nay, khi người ta chỉ biết lo cho mình, luôn luôn phải đấu tranh, giành giật nguồn lực và thị trường. Các chế độ toàn trị đã biến các động lực ấy thành cái ngược lại với chính nó, huy động những khả năng tiềm tàng của con người cho công cuộc hiện đại hoá xã hội một cách triệt để, cho chiến tranh và các cuộc trấn áp địch thủ. Nếu xã hội loài người là một cái gì đó toàn vẹn, giống như một cái lò xo lớn thì không thể nào kéo mãi nó ra, làm cho khoảng cách giữa người với người tăng mãi lên được. Khi kéo đến một mức nào đó thì nó sẽ tự co lại bất chấp khó khăn, bất chấp lí lẽ.
Điểm đặc biệt của chủ nghĩa phát xít Đức là nó không chỉ kết hợp được những động lực đó một cách trực tiếp, dưới dạng chủ nghĩa tập thể, tương tự như ở nước Nga bolsevic, mà còn kêu gọi trở về với tự nhiên, với cuộc sống ở làng quê, với các hình thức lao động mang tính tự cấp tự túc. Có khả năng là sau khi tiêu diệt hết người Slave ở phía đông (nếu Đức thắng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II) thì dần dần những điền chủ người Đức sẽ định cư tại những vùng đất bỏ hoá đó.
Chúng tôi không cho rằng hiện tượng này là yếu tố duy nhất đưa đến sự phát triển và thắng lợi của các phong trào toàn trị ở một số nước. Nó phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như sự mất ổn định về kinh tế, những cuộc khủng hoảng chính trị, các tiến trình văn hoá phức tạp và quá trình hiện đại hoá nữa. Qui cuộc sống vào một nhân tố nào đó là một suy diễn sai lầm. "Các sự kiện lịch sử”, nhà sử học hiện đại người Nga, Mikhail Leonov, đã viết, “được thực hiện trong một không gian đa chiều và là kết quả tương tác của nhiều yếu tố. Tách một yếu tố cụ thể nào đó ra như là yếu tố quyết định để xây dựng một mô hình nhất quán tuyến tính với mục đích định sẵn sẽ dẫn đến sự đơn giản hoá và xuyên tạc các hiện tượng tượng lịch sử". Nhưng chúng tôi cho rằng các phong trào và các chế độ toàn trị đã liên kết được các khát vọng cộng đồng phi giai cấp của quần chúng và đấy chính là nguyên nhân chủ yếu đưa đến chủ nghĩa toàn trị, là lí giải cơ bản cho hiện tượng toàn trị - kết hợp giữa sự ép buộc của nhà nước với "sáng tạo sống động của quần chúng” (Lênin), nghĩa là nô dịch tích cực.
[1]Ở ta gọi là giấy thông hành - ND
[2]Đây là nói năm 1941 –ND
[3]Năm 1943 –ND
[4]Tư hữu và thị trường -ND
[2]Đây là nói năm 1941 –ND
[3]Năm 1943 –ND
[4]Tư hữu và thị trường -ND
Nguồn: Nguyên bản tiếng Nga: http://avtonom.org/pub/magid_total.html, 09.7.2003
Chủ nghĩa toàn trị và quyền lực của đám đông
Các tư tưởng toàn trị - Hannah Arendt nói - là vô hại và không nguy hiểm khi chưa chiếm được lòng tin tuyệt đối. Nhưng khi các tư tưởng này đã biến thành bộ khung của các hệ thống logic, là nền tảng, là xuất pháp điểm, dù đấy có là đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chủng tộc thì cuối cùng cũng sẽ xuất hiện một cách giải thích đơn giản mọi vấn đề. (Ở Liên xô tất cả các tiến trình văn hoá và xã hội được lí giải từ quan điểm đấu tranh giai cấp, còn ở Đức thì trên quan điểm đấu tranh dân tộc và chủng tộc.) Lòng tin mù quáng và nguyên tắc "đảng bao giờ cũng đúng" được nhồi sọ chính trên nền tảng tư tưởng đó. Nhưng chuyện đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Nó xảy ra trong hoàn cảnh khi mà xã hội biến thành một đám đông hỗn loạn, khi các mối liên hệ cộng đồng tương trợ giữa các cá nhân bị chặt đứt và quá trình này lại rơi đúng vào lúc quần chúng gặp những khó khăn vô cùng to lớn về kinh tế. Đấy là nước Nga đầu thế kỉ XX, khi tiến trình công nghiệp hoá và thương mại hoá do chính quyền Sa hoàng tiến hành đã phá vỡ nền tảng cộng đồng cư dân nông nghiệp, sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vô cùng nặng nề gây ra bởi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đấy là Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước, mà theo lời của nhà Xô viết học người Pháp, Nikol Vert, thì xã hội đã biến thành "những hạt cát di động", quá trình tập thể hoá đã đẩy một khối quần chúng to lớn khỏi nếp sống truyền thống, phải di cư vào những trung tâm công nghiệp đang phát triển. Việc đưa phương pháp sản xuất theo dây chuyền trong những năm 20 và 30 của thế kỉ trước và nạn thất nghiệp đã làm cho tiến trình "hạt nhân hoá" ở nước Đức đạt đến những giới hạn chưa từng có. Xã hội tư bản-công nghiệp đã mang sẵn mầm mống toàn trị trong lòng. Nhưng chủ nghĩa toàn trị chỉ trở thành một nhu cầu khi xã hội ấy rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Các tư tưởng toàn trị - Hannah Arendt nói - là vô hại và không nguy hiểm khi chưa chiếm được lòng tin tuyệt đối. Nhưng khi các tư tưởng này đã biến thành bộ khung của các hệ thống logic, là nền tảng, là xuất pháp điểm, dù đấy có là đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chủng tộc thì cuối cùng cũng sẽ xuất hiện một cách giải thích đơn giản mọi vấn đề. (Ở Liên xô tất cả các tiến trình văn hoá và xã hội được lí giải từ quan điểm đấu tranh giai cấp, còn ở Đức thì trên quan điểm đấu tranh dân tộc và chủng tộc.) Lòng tin mù quáng và nguyên tắc "đảng bao giờ cũng đúng" được nhồi sọ chính trên nền tảng tư tưởng đó. Nhưng chuyện đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Nó xảy ra trong hoàn cảnh khi mà xã hội biến thành một đám đông hỗn loạn, khi các mối liên hệ cộng đồng tương trợ giữa các cá nhân bị chặt đứt và quá trình này lại rơi đúng vào lúc quần chúng gặp những khó khăn vô cùng to lớn về kinh tế. Đấy là nước Nga đầu thế kỉ XX, khi tiến trình công nghiệp hoá và thương mại hoá do chính quyền Sa hoàng tiến hành đã phá vỡ nền tảng cộng đồng cư dân nông nghiệp, sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vô cùng nặng nề gây ra bởi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đấy là Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước, mà theo lời của nhà Xô viết học người Pháp, Nikol Vert, thì xã hội đã biến thành "những hạt cát di động", quá trình tập thể hoá đã đẩy một khối quần chúng to lớn khỏi nếp sống truyền thống, phải di cư vào những trung tâm công nghiệp đang phát triển. Việc đưa phương pháp sản xuất theo dây chuyền trong những năm 20 và 30 của thế kỉ trước và nạn thất nghiệp đã làm cho tiến trình "hạt nhân hoá" ở nước Đức đạt đến những giới hạn chưa từng có. Xã hội tư bản-công nghiệp đã mang sẵn mầm mống toàn trị trong lòng. Nhưng chủ nghĩa toàn trị chỉ trở thành một nhu cầu khi xã hội ấy rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Trong số những yếu tố đưa đến sự xuất hiện các phong trào toàn trị, ngoài công nghiệp hoá và thương mại hoá phải kể đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và sự bần cùng hoá của quần chúng. Ở đây ta thấy một tính chất bất ngờ nhất của các phong trào và chế độ toàn trị: chúng tự tạo ra chỗ dựa cho mình. Điều đó không có nghĩa là các phong trào và chế độ đó không nhận được sự ủng hộ của các nhóm xã hội đã hình thành trong xã hội "trước toàn trị". Nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được động năng của chủ nghĩa toàn trị nếu không nói đến việc nó tự tạo ra chỗ dựa cho mình từ những người bị bần cùng hoá. Chỗ dựa của các phong trào và các chế độ toàn trị chính là các tổ chức quần chúng đông đảo hoặc các đơn vị dân quân vũ trang. Những kẻ trung thành nhất của các tổ chức này được thoả mãn không những về mặt tâm lí mà còn nhận được quyền lợi về mặt vật chất và xã hội khi họ chui vào được bộ máy quan liêu của chế độ.
Ở nước Nga
Như đã nói ở trên, sự phát triển của nền công nghiệp công và tư, việc các nhà sản xuất nhỏ bị đẩy khỏi thị trường, sưu cao thuế nặng buộc người nông dân phải rời bỏ làng mạc đi vào thành phố kiếm việc làm, công cuộc tư nhân hoá ruộng đất bằng vũ lực do Stolưpin tiến hành và cuối cùng là khủng hoảng kinh tế, nạn đói, thất nghiệp hàng loạt và bần cùng hoá gây ra bởi cuộc thế chiến thứ nhất đã tạo ra phản ứng bằng cuộc cách mạng Nga vĩ đại. Một mặt ta thấy đấy là những cố gắng của công nhân, nông dân và một bộ phận trí thức trong việc tổ chức đời sống thông qua các Xô viết, các Uỷ ban của giai cấp thợ thuyền và Liên đoàn lao động của nông dân, các hợp tác xã và các tổ chức tự quản khác. Nhưng mặt khác cuộc khủng hoảng cũng đẩy một bộ phận dân chúng cần lao (đấy là những người công nhân, nông dân mặc áo lính hoặc nông dân nghèo) đi tìm một điểm tựa mới là nhà nước mạnh và những tập thể tổ chức theo lối cũ có thể thay thế cho cái xã hội gồm những con người hạt nhân đang ở thời kì tan rã. Họ nhận thấy điểm tựa là Đảng của những người bolsevic. Những cuộc mít tinh và tuần hành có rất nhiều người tham gia do Đảng tổ chức trước và sau khi nắm được chính quyền, yêu cầu tuyệt đối phục tùng lãnh tụ, hi sinh quyền lợi riêng cho mục đích chung, những lời kêu gọi theo kiểu của Lênin "ủng hộ những cuộc trấn áp hàng loạt" nhằm chống lại kẻ thù của cách mạng, việc hình thành chính phủ siêu tập quyền trong đó hàng trăm ngàn công nhân và nông dân không chỉ tìm thấy những kẻ cùng hội cùng thuyền với mình mà còn được nhận chức vụ nữa, nói cách khác họ đã có quyền và có tiền - tất cả những điều đó đã trở thành cơ sở của chính quyền bolsevic. Năm 1919, một phần ba trong số sáu trăm ngàn đảng viên Đảng cộng sản Nga (bolsevic) đã trở thành các quan chức của chính quyền Xô viết, đa số họ vốn là công nhân hoặc nông dân.
"Khi hàng loạt nhà máy và công xưởng bị đóng cửa”, Viktor Trernov, một nhà cách mạng theo đường lối xã hội viết năm 1918, “thì trên thực tế đa số công nhân ở đấy đã là những người phi giai cấp. Trong thời gian chiến tranh giai cấp công nhân đã mất bộ phận giá trị nhất, đấy là những người công nhân đứng tuổi, có kinh nghiệm, không hiểu sao lại bị đẩy ra mặt trận…Thay thế cho số mất mát đó là những người nông dân, tiểu thị dân, đày tớ, lao công…". Nông dân cũng bị bần cùng hoá, thế mà đa số binh lính vốn là nông dân. "Rất nhiều người bị tách khỏi quá trình sản xuất (nông nghiệp - tác giả chú thích) trong một thời gian quá dài. Chiến tranh thì liên miên. Trở thành vô nghề nghiệp, họ cũng dễ dàng trở thành những kẻ vô luân. Trong thiên truyện ngắn "Mishanka" tác giả Glev Uspenski đã vẽ lên một bức tranh sống động quá trình những gã trai làng khoẻ mạnh, tư cách, trong môi trường lao động quen thuộc (làng xã, chú thích của tác giả) vốn là những người mẫu mực, nhưng khi bị đẩy khỏi môi trường quen thuộc, rơi vào vòng xoáy của đời sống xa lạ trong thành phố, họ bị mất phương hướng và những đầu óc tối tăm đó không còn phân biệt được đâu là thiện đâu là ác nữa. Hậu phương rồi sẽ trở thành những phòng thí nghiệm thực sự của đám lính phi giai cấp này…"
Dung nham được các phong trào toàn trị tung ra rồi sẽ nguội đi và cùng với thời gian sẽ vón thành kết cấu vững chắc lập nên bộ máy quan liêu. Nhưng các chế độ toàn trị bao giờ cũng cố gắng giữ tâm trạng quần chúng luôn luôn ở trạng thái căng thẳng. Quá trình huỷ hoại các mối liên kết xã hội độc lập với nhà nước, theo chiều ngang, việc phá huỷ chính xã hội (bản thân xã hội chỉ còn là xã hội khi còn những mối liên kết theo chiều ngang giữa người với người) dẫn đến những hiện tượng suy đồi nghiêm trọng. Quần chúng mất phương hướng và tách khỏi mọi liên hệ sẽ dễ dàng trở thành đám đông hung hăng và dễ điều khiển, họ sẵn sàng tuân theo chỉ thị của lãnh tụ một cách mù quáng và tham gia bằng cách này hay cách khác vào những hành động tội ác của đám lãnh tụ đó. "Tập thể hoá bằng vũ lực và công cuộc hiện đại hoá cấp tốc (trong những năm 30) đã tạo ra một làn sóng di dân to lớn”, nhà sử học người Pháp, Nikol Vert, viết. “Xã hội Xô viết đã trở thành một trại tạm cư của dân du mục, trở thành xã hội của "những hạt cát di động". Tại nông thôn cơ sở hạ tầng làng xã và nếp sống truyền thống đã bị phá huỷ hoàn toàn. Đồng thời, ở thành phố đã hình thành một tầng lớp công nhân trẻ vốn là những người nông dân trốn hợp tác xã đi ra thành thị". Nói chung, đặc trưng của Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước là sự năng động rất cao: nền công nghiệp non trẻ cần rất nhiều cán bộ quản lí mới, ngoài ra các vụ thanh trừng lại giải phóng nhiều vị trí trong bộ máy lãnh đạo chính quyền, đảng và quân đội, và đương nhiên những người nắm giữ các vị trí mới hoặc các vị trí do các quan chức bị thanh trừng để lại cũng là những người xuất thân từ nhân dân hoặc từ các tầng lớp thấp của bộ máy quan liêu, những người này phải biết ơn giai đoạn "bước ngoặt" và lãnh tụ thiên tài Stalin.
Tất nhiên tính tích cực của quyền lực đám đông toàn trị lúc này đã nắm dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ và nhà nước chứ không còn được thả lỏng như thời kì đầu cách mạng nữa. Họ đã khéo léo định hướng và sử dụng các hoạt động đó nhằm nâng cao năng suất lao động và phục vụ quốc gia trên mặt trận "lao động và sản xuất".
Chúng tôi phần nào đồng ý với Hannah Arendt khi bà viết: "Stalin phải tự tạo ra một xã hội hạt nhân mà hoàn cảnh lịch sử đã tạo sẵn cho bọn phát xít ở nước Đức", nhưng chúng tôi cho rằng việc hình thành và phát triển của chủ nghĩa bolsevic ngay từ khởi thuỷ đã là phản ứng của xã hội đối với việc huỷ hoại cộng đồng nông dân và nền sản xuất thủ công truyền thống dưới chế độ quân chủ.
Và ở Đức
Tại Đức trong những năm Đại khủng hoảng đã xảy ra hiện tượng bần cùng hoá quần chúng và hạt nhân hoá xã hội một cách sâu sắc, mọi người đều bị cuốn hút vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Nổi lên một tầng lớp xã hội bao gồm chủ yếu là các doanh nhân nhỏ có sử dụng lao động làm thuê (nghĩa là đã có kinh nghiệm lãnh đạo), những người sản xuất và buôn bán cá thể. Bị chèn ép bởi một bên là các xí nghiệp độc quyền lớn và bên kia là các nghiệp đoàn lao động làm thuê mạnh (do những người dân chủ - xã hội và cộng sản lãnh đạo), tầng lớp này rất cần một tổ chức riêng để đấu tranh chống lại cả hai sức ép nói trên. Ngay từ khởi thuỷ bọn phát xít đã tập trung chú ý đến giai tầng này và dần dần đã nhận được chỗ dựa và sự ủng hộ tích cực của chính tầng lớp ấy. Đến lượt mình các nhà doanh nghiệp nhỏ nhận thấy đảng phát xít và các tổ chức bán vũ trang của đảng này chính là người bảo vệ của mình. Nhưng dĩ nhiên đấy không chỉ là vấn đề kinh tế, chủ nghĩa tập thể toàn trị phát xít có sức hấp dẫn vì người ta cho rằng đấy chính là cách trốn chạy khỏi sự trống rỗng và lạnh lùng của đời sống trong một xã hội hạt nhân mà họ đối diện hàng ngày. "Trong nhóm người lập thành điểm tựa của phong trào phát xít”, Erich Fromm viết, “những người có tuổi lập thành tầng lớp thụ động, trong khi con cái họ là những chiến sĩ tích cực. Tư tưởng phát xít, thực chất là tuyệt đối phục tùng lãnh tụ, căm thù các dân tộc và quan điểm của thiểu số, khát khao chinh phục và áp bức, tán dương nhân dân Đức có một sức hấp dẫn rất lớn đối với họ". Về thành phần xã hội thì đám đông ở Đức khác hẳn đám đông ở Liên xô.
Các tầng lớp đặc quyền đặc lợi tính rằng chủ nghĩa phát xít sẽ chĩa mũi dùi vào đúng hướng, đồng thời sẽ buộc cả dân tộc Đức phục vụ cho lợi ích kinh tế của họ. "Nói chung”, Erich Fromm viết, “hi vọng của họ đã được đáp ứng, tuy họ có mắc sai lầm về tiểu tiết…họ phải chia sẻ quyền lực với bộ máy quan liêu phát xít và trong nhiều trường hợp đã phải khuất phục chúng…Nhưng dù sao chủ nghĩa phát xít cũng bảo vệ quyền lợi của những tập đoàn kinh tế mạnh nhất của Đức". Còn đối với doanh nghiệp nhỏ thì Hitler, ban đầu đã hứa sẽ đóng cửa các cửa hàng bách hoá lớn nhưng rồi không làm. Nhưng "điều quan trọng là rất nhiều nhà tư sản nhỏ trong các điều kiện bình thường sẽ không thể nào trở thành giàu có và có quyền lực nhanh được thì sau khi trở thành thành viên của bộ máy phát xít đã nghiễm nhiên vừa có tiền vừa có quyền vì đã buộc các giai cấp hữu sản chia "bánh" cho họ"
Nhưng không nên nghĩ rằng chỉ có các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như giai cấp tư sản công nghiệp lớn là những thành phần duy nhất ủng hộ tư tưởng phát xít. Rất nhiều công nhân lao động tham gia phong trào phát xít. Theo đánh giá của Otto Rulle, một nhà hoạt động khuynh tả Đức, thì rất nhiều công nhân đã được Đảng cộng sản chuẩn bị về mặt tâm lí để tiếp thu chủ nghĩa toàn trị phát xít bởi vì Đảng này cũng giáo dục lòng trung thành với lãnh tụ và phục tùng kỉ luật của bộ máy đảng. Ngoài ra, lãnh đạo đảng phát xít còn đưa ra những chỉ thị đặc biệt trong việc thu nạp những người cộng sản vào hàng ngũ phát xít vì theo Hitler thì những người này đã được đào tạo và có kỉ luật. Mặt khác nhiều công nhân bị thất nghiệp trong cuộc Đại khủng hoảng cho rằng Hitler và đảng của hắn có khả năng lập lại trật tự, đảm bảo ổn định và thống nhất quốc gia.
"Sau khi Hitler giành được quyền hành”, Erich Fromm viết, “lòng trung thành với chính phủ phát xít càng tăng vì lí do sau: hàng triệu người bắt đầu đồng nhất chính phủ của Hitler với "nước Đức". Trong tay hắn là cả bộ máy nhà nước, vì vậy chống hắn nghĩa là tự loại mình ra khỏi cộng đồng dân Đức; khi tất cả các đảng phái khác đã bị giải tán và đảng phát xít "trở thành" nước Đức, đối lập với đảng cũng có nghĩa là đối lập với nước Đức. Chắc rằng đối với một người trung bình thì không có gì nặng nề hơn là cảm giác cô đơn, cảm giác không thuộc một nhóm lớn nào. Là Công dân Đức, dù anh ta có không ưa chủ nghĩa phát xít đến đâu, anh ta vẫn phải lựa chọn: cô độc hay hoà đồng với nước Đức và đa số đã chọn hoà đồng"
Có lựa chọn khác?
Có thể tránh được chủ nghĩa toàn trị không? Có lựa chọn nào khác, thí dụ, để thay thế cho chủ nghĩa bolsevic trong cuộc cách mạng Nga hay không? Có thể kết hợp tự do và tự chủ của cá nhân với khát vọng hoà nhập vào đám đông vốn là bản chất của con người được không? Đấy là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Như chúng ta đã thấy, một mặt chủ nghĩa tập thể toàn triệt đưa đến chủ nghĩa toàn trị, kết quả là cá nhân con người tan biến vào xã hội, vào nhà nước như một giọt nước trong đại dương bao la, mặt khác, đấy là sự cô đơn, ích kỉ của xã hội công nghiệp hoá. Có thể cá nhân và tập thể không phải là hai thái cực đối lập nhau mà là hai mặt của đời sống con người, của nền văn minh, hai cực tạo nên cái tinh cầu bảo bọc chính cuộc sống của chúng ta? Đã đến lúc phải công nhận, như Aleksandr Gerzen đã nói, cá nhân và tình huynh đệ "không phải là thiện cũng chẳng phải là ác; đấy là bản năng của con người". Nếu đúng là như thế thì những cố gắng hợp nhất chúng nhất định sẽ đem lại kết quả. Các cuộc tìm kiếm về mặt tư tưởng của phong trào dân tuý Nga trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX không chỉ giới hạn bởi hiện thực ở nước Nga và phương Tây, cũng như chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Đấy là sự kết hợp giữa nền tảng tập thể làng xã với tư tưởng tự do cá nhân được
đưa đến từ phương Tây.
Sự kết hợp đó đã có (và có!) ý nghĩa không chỉ về mặt lí luận mà cả thực tiễn nữa, nó được tiến hành không chỉ bởi các nhà lí luận của chủ nghĩa dân tuý, mặc dù đa số trường hợp được sự tham gia và cổ vũ của họ. Đấy là phong trào hợp tác xã hồi đầu thế kỉ trước, với sự tham gia của đại diện nhiều trào lưu dân tuý khác nhau, đã lôi cuốn hàng chục triệu người. Thí dụ nông dân có thể sử dụng công cụ lao động chung (mua bằng tiền hợp tác xã tín dụng) để làm đất riêng, có thể tham gia hợp tác cung tiêu, có thể cùng làm (tham gia hợp tác xã sản xuất)…Các tập thể tự quản nhỏ, các vấn đề quan trọng đều được quyết định trong các cuộc họp toàn thể, đã góp phần củng cố quan hệ hỗ tương giữa người với người, cũng như tăng cường trách nhiệm và sự năng động của mỗi cá nhân vì từng người phải có trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề hệ trọng của tập thể. Đến lượt mình các hợp tác xã nhỏ lại có thể tham gia vào liên hiệp các hợp tác xã lớn. Đến đầu năm 1918 đã có một nửa trong số một trăm triệu nông dân Nga tham gia vào phong trào hợp tác xã với những hình thức khác nhau. Hàng triệu cư dân thành thị đã tham gia vào các hợp tác xã (hợp tác xã tiêu thụ). Như vậy là hàng triệu người cả ở thành thị và nông thôn đã tham gia vào một hệ thống hợp tác xã đa chức năng, hệ thống này ngày một lớn mạnh, giúp giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế và xã hội.
Việc phát triển nhanh chóng các hợp tác xã ở cả nông thôn và thành thị là do sự phá vỡ các cơ cấu làng xã, hiệp hội thủ công truyền thống của xã hội Nga trước sức ép của thị trường cạnh tranh và công nghiệp hoá do nhà nước tiến hành bằng sưu cao thuế nặng bổ lên đầu nông dân. "Nơi nào không có làng xã thì phải thành lập các tổ chức thay thế cho nó”, Lazarev E.E., đảng viên Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã viết như thế vào năm 1918, “là các hợp tác xã, cả sản xuất và tiêu thụ, các hợp tác xã mua bán, các hợp tác xã tín dụng, bảo hiểm…v..v...Hợp tác xã mọc lên như nấm sau mưa". Còn nhà kinh tế học nổi tiếng Traianov thì viết: "Theo dõi sự phát triển của phong trào hợp tác xã ở nông thôn mười năm lại đây, chúng ta phải công nhận rằng nó đã đẩy được hình thức tư bản chủ nghĩa khỏi một số vị trí trong nền kinh tế quốc dân, nó đã dần dần trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế và chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng nó sẽ tạo ra một hệ thống kinh tế song hành với chủ nghĩa tư bản và cùng tồn tại với hình thức tư bản chủ nghĩa". Hợp tác xã là một thí dụ cụ thể về giải pháp thay thế cho chủ nghĩa toàn trị. Đấy là cách tái tạo lại xã hội đã bị nền công nghiệp và kinh tế thị trường phá vỡ, đấy là sự thiết lập lại tình đoàn kết, thống nhất thông qua các tập thể tự quản không lớn, các tập thể đó tự giải quyết các vấn đề của mình mà không cần các ông chủ hay các "thủ trưởng". Đấy là nơi có thể kết hợp quyền tự do cá nhân với sự tương trợ, là nơi mà mọi người đều quen nhau, thường xuyên tiếp xúc với nhau tôn trọng quyền và sự độc lập của nhau.
Chúng ta cũng có thể thấy sự kết hợp đó trong các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời cách mạng Nga 1917-1921 chống lại cả Bạch vệ lẫn Hồng quân. Cần phải nhấn mạnh rằng các phong trào này gắn bó trực tiếp với các phong trào hợp tác xã, thí dụ cương lĩnh của cuộc nổi dậy ở tỉnh Tambov ghi: "thực hiện việc buôn bán thông qua hệ thống hợp tác xã", hay đằng sau cuộc khởi nghĩa có hàng trăm ngàn người tham gia ở tây Xibia là liên hiệp các hợp tác xã Xibia. Trong quá trình đấu tranh nông dân đã lập nên cái gọi là "hiệp hội nông dân lao động", một kiểu công đoàn. Công đoàn là một hình thức mới lạ ở Nga lúc đó, nó chứng tỏ có sự kết hợp giữa các trào lưu Tây phương và cộng đồng làng xã truyền thống ở Nga. Có rất nhiều nhóm chính trị thuộc mọi xu hướng tham gia các phong trào này (tả khuynh, hữu khuynh, vô chính phủ…) nghĩa là đã tồn tại đa nguyên chính trị và bên cạnh các khẩu hiệu và đòi hỏi về kinh tế còn có cả những đòi hỏi về tự quản, hợp tác, tự do ngôn luận, tự do hội họp nữa.
Cần phải ghi nhận rằng các phong trào và xu hướng tương tự đã tồn tại ở cả các nước khác nữa. Chúng ta có thể thấy các phong trào công đoàn và hợp tác xã tự quản ở phương Tây, trong các công xã ở tỉnh Aragon, Tây ban nha năm 1936, trong các làng của người do thái ở Palestine, trong các uỷ ban công nhân ở Hungari năm 1956. Dù sao mặc lòng, các phong trào này đã không thành công. Nhưng sự tồn tại và cuộc đấu tranh kiên cường của chúng cũng chứng tỏ rằng có thể có những lựa chọn khác. Không phải vô tình mà hai cuộc cách mạng (khởi nghĩa) chống toàn trị rõ rệt nhất trong thế kỉ XX, đấy là cuộc các mạng Hung năm 1956 và cuộc khởi nghĩa ở Kronshtadt năm 1921 lại giống nhau đến thế: cả hai nơi đều hình thành hệ thống xã hội mới trên cơ sở nền dân chủ trực tiếp, bình đẳng xã hội, tương trợ và tôn trọng quyền con người.
Từ quá khứ đến hiện tại
Trong thế kỉ XX hàng chục triệu người đã là nạn nhân của các cuộc đàn áp của các chế độ toàn trị, các cuộc đàn áp dã man và tinh vi đến mức những người may mắn không bị rơi vào guồng máy đó, dù có tất cả bằng chứng trong tay cũng không thể nào tin rằng điều đó đã xảy ra. Nhưng đấy lại là sự thật. Chúng ta phải làm gì với sự thật đó? Có vẻ như các chế độ toàn trị đã là dĩ vãng [1] và chúng ta đang sống trong một thế giới chưa thể nói là hoàn thiện nhưng cũng không còn Osvenzim và Gulag nữa. Những nỗi sợ hãi và khóc than của các thế hệ trước có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chúng ta còn phải giải quyết những vấn đề của chính mình và đều là những vấn đề lớn cả, còn toàn trị, hãy để cho các nhà làm sử chuyên nghiệp, họ ăn lương để làm việc đó cơ mà.
Nhưng nếu nhìn kĩ một chút thì chúng ta sẽ thấy vấn đề không hoàn toàn như vậy. Mới gần đây thôi hàng triệu người đã cảm thấy kinh hoàng và sau đó thì chuyển thành căm thù tập thể khi nhìn thấy những toà nhà bỗng chốc hoá thành tro bụi. Sau đó nhiều người đã cầu nguyện cho những cuộc chiến tranh và ca ngợi những kẻ thực hiện cuộc diệt chủng cả một dân tộc. Ngay hôm nay đây, theo ý kiến của các nhà hoạt động nhân quyền của cả Nga và nước ngoài làm việc ở Chechnya thì số thường dân bị thiệt mạng dưới mưa bom bão đạn của quân Nga đã lên đến hàng ngàn, trong số đó có cả trẻ em. Số liệu chính xác thì không có vì không có cơ quan nào của Nga thu thập cả. Vì họ nói tất cả "chúng" đều là những tên khủng bố, tốt hơn hết là giết sạch miễn sao ta được sống yên ổn là được.
Hàng triệu người dân Liên xô, dân nước Đức phát xít, dân Trung hoa maoist đã từng lí luận như vậy. Họ cũng đã từng tìm kiếm kẻ thù để gán cho chúng mọi tội lỗi có thể tưởng tượng được, họ cũng đã từng áp dụng trách nhiệm tập thể đối với những dân tộc khác. Họ cũng đã từng hân hoan khi các nhà lãnh đạo của họ tuyên bố chiến tranh, phá huỷ các thành phố và đầy "kẻ thù của nhân dân" vào trại tập trung.
Ước muốn của quần chúng có một điểm tựa vững chắc dưới dạng quốc gia, dân tộc và tư tưởng "bàn tay sắt" cũng như việc phát triển lòng thù hận - tất cả những điều đó đều là hậu quả của quá trình phá vỡ cơ cấu xã hội, hạt nhân hoá xã hội dưới chính quyền Xô viết hoặc là kết quả của cải cách thị trường và "liệu pháp sốc" mà ra.
Như vậy là vấn đề toàn trị vẫn còn tính thời sự. Như Hannah Arendt từng nhận xét: "Các giải pháp mang tính toàn trị có thể vẫn sống bình thường ngay cả sau khi các chế độ toàn trị đã sụp đổ, chúng có sức quyến rũ và sẽ tái lập khi không thể giải quyết được các vấn đề chính trị và xã hội hoặc khi không thể giảm nhẹ được những khó khăn về kinh tế bằng cách biện pháp xứng đáng với con người."
*
Phần II
Chủ nghĩa toàn trị mới
Việc gia tăng các cuộc xung đột chủng tộc và tôn giáo trong thế giới ngày nay tạo ra nguy cơ xuất hiện các nền chuyên chính mới trong các nước và các khu vực đối địch nhau, các phương tiện truyền thông điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng khác càng làm cho xã hội dễ bị điều khiển hơn, tất cả những điều đó và còn nhiều điều khác nữa là những tín hiệu đáng báo động về khả năng tái xuất hiện chủ nghĩa toàn trị. Điều đó không có nghĩa là sự xuất hiện của chế độ toàn trị là không tránh khỏi. Điều đó chỉ có nghĩa là chủ nghĩa toàn trị hoàn toàn có khả năng xuất hiện trong thế kỉ mới.
Phương Đông ngày nay: Giữa đất và trời
Trong những năm 70-80 của thế kỉ trước người ta đã thấy rõ là phương Đông đã thua trong cuộc thi đua giành quyền bá chủ thế giới. Làn sóng tự do hoá kinh tế lan tràn khắp địa cầu. Biên giới “của các hệ thống bế quan toả cảng” với các nến kinh tế quốc doanh đã bị các tập đoàn siêu quốc gia chọc thủng, công cuộc đột phá đó trong một số trường hợp lại được sự giúp đỡ của lãnh đạo chính các quốc gia phương Đông vì mô hình phát triển kinh tế mà họ lựa chọn tỏ ra không hiệu quả, không những không thắng được các nước phát triển về kĩ thuật ở phương Tây mà còn không đáp ứng được nhu cầu của chính dân chúng nước mình. Kết quả là các nước phương Đông, ít hay nhiều, đều mở cửa đối với thị trường thế giới. Việc tư nhân hoá các xí nghiệp công nghiệp, ngân hàng, ruộng đất và thương mại hoá đã trở thành hiện thực khách quan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chính phủ phương Đông tính rằng họ có thể thu hút được đầu tư của nước ngoài vào nền kinh tế, xây dựng được một nền công nghiệp tiên tiến bằng tiền của các nhà đầu tư ngoại quốc. Một phần ước mơ này đã thành hiện thực. Trong hai mươi năm vừa qua đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc 500 tỉ USD. Nam Triều tiên, Indonesia, Thái lan, Ấn độ cũng đang phát triển rất nhanh trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản và công nghệ hiện đại.
Nhưng không thể nói công cuộc hiện đại hoá mới này là bình lặng, không có xung đột. Thương mại hoá và thị trường tự do đã dẫn đến sự tan rã của xã hội truyền thống của các cộng đồng dân cư nông nghiệp, các hiệp hội thương mại và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời buộc các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ phải đóng cửa. Cuộc cạnh tranh giữa những nhà sản xuất trong các nước phương Đông cũng như với những nhà sản xuất quốc tế đã làm hàng triệu người sản xuất nhỏ ở cả nông thôn và thành thị lâm vào tình trạng phá sản, phá hoại các cộng đồng nông nghiệp tự cấp tự túc và đã xuất hiện những cùng đinh mới, sống bên lề các thành phố. Nợ nước ngoài của các nước phương Đông cũng ngày một lớn. Để có thể thu hút thêm đầu tư ngoại quốc cần phải tạo ra những điều kiện hấp dẫn: xây thêm đường xá, đảm bảo cung cấp nguyên liệu đến khu vực đầu tư, đào tạo chuyên gia. Như vậy là phải cần vay thêm tiền ở các ngân hàng ngoại quốc. Nợ nước ngoài của phương Đông đã là hàng ngàn tỉ dollar. Lãi suất phải trả hiện đang là một trong những khoản chi chính của nhiều chính phủ phương Đông, chi phí cho chính sách xã hội bị giới hạn là vì thế.
Hiện nay không phải mọi người đều tin rằng thị trường có khả năng mang lại sự thịnh vượng cho đa số dân cư các nước phương Đông, hoặc ít nhất cũng tạo cho họ những điều kiện sống nhân bản. Ngược lại, công cuộc cải cách thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo một cách nhanh chóng. Xuất hiện tầng lớp dân cư mới: những người bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Điều này tạo ra khả năng bùng nổ những cuộc xung đột mới. Thí dụ, Ấn độ, trong số một tỉ người thì có tới 700 triệu là nông dân, Trung quốc có 800 triệu nông dân trong số một tỉ hai trăm triệu người. Kết quả của quá trình công nghiệp hoá, thương mại hoá, và cải cách nông nghiệp (dẫn đến phá vỡ các cộng đồng nông nghiệp, phá vỡ các định chế tương trợ, tư nhân hoá ruộng đất, củng cố các trang trại nông nghiệp, hàng loạt hộ nông dân sẽ bị phá sản trong cuộc cạnh tranh với các trang trại loại này) là rất nhiều người sẽ di chuyển vào các thành phố, sống trong các khu nghèo khổ, các khu nhà ổ chuột; sự bùng nổ xã hội với một sức công phá chưa thể lường trước được có thể là việc không thể tránh khỏi. Indonesia, nước với hai trăm triệu dân cách đây không lâu được coi là hình mẫu của các cuộc cải cách kinh tế có thể là một thí dụ điển hình. Năm 1998 hàng loạt các cuộc tuần hành phản đối chính phủ với hàng triệu người tham gia rồi sau đó biến thành các cuộc bạo loạn, cướp phá, giết người do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo bùng lên khắp nơi. Đến lượt mình, các cuộc bạo loạn kiểu đó có thể dẫn đến việc thiết lập các chế độ chuyên chế. Từ sự hỗn loạn mà phương Đông cổ kính đang chìm vào có thể sẽ xuất hiện một trật tự toàn trị mới.
Nói chung, cần phải thấy rằng trong các nước phương Đông vẫn còn tồn tại một truyền thống văn hoá mạnh, chí ít cũng đủ sức hạ nhiệt tư tưởng làm giàu cá nhân, ích kỉ và hạt nhân hoá của xã hội công nghiệp. Nhờ có truyền thống mà người ta có thể coi những sự kiện hiện thời như là sự phá sản của cái thế giới quen thuộc, gần gũi, cái thế giới, trong đó họ đã sống tuy nghèo khổ nhưng được cộng đồng, làng xóm, nhà nước bảo vệ khỏi những phong ba bão táp của cuộc đời. Nếu công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở đúng những nơi mà hoài vọng cộng đồng còn mạnh thì các phong trào toàn trị có thể xuất hiện. Thực ra giai cấp cầm quyền có thể tập hợp được một phần dân chúng cùng đinh nhờ mô hình gọi là “hương nghiệp” (xem phần: Hiện đại hoá hậu công nghiệp và nô dịch tích cực). Nhưng dù sao cũng phải cần rất nhiều thời gian mới có thể đưa hàng trăm triệu cùng đinh, thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp đang sống lay lắt qua ngày vào hệ thống hiện hành.
Hai mươi năm cuối thế kỉ XX đã trở thành giai đoạn bộc phát, có thể nói là bùng nổ của các phong trào tôn giáo chính thống, đặc biệt là trong thế giới Hồi giáo. Cuộc cách mạng Hồi giáo do giới tăng lữ lãnh đạo đã giành thắng lợi ở Iran vào năm 1979. Tại nước này bên cạnh kinh tế quốc doanh vẫn còn tồn tại khu vực kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Nhưng mạng lưới trợ giúp về mặt xã hội và kinh tế, đặc biệt là đối với những người sẵn sàng chiến đấu chống lại “kẻ thù của Hồi giáo” theo tiếng gọi của giới tăng lữ, đã ăn sâu bén rẽ khắp nơi. Mạng lưới này là biểu hiện của chủ nghĩa tập thể toàn trị, bao gồm đủ loại các “uỷ ban cảnh giác Hồi giáo”, “uỷ ban bảo vệ cách mạng Hồi giáo” và đảng viên “Đảng của Allah” (Hizbullah) – là xương sống và điểm tựa của chế độ có đến 3 triệu thành viên. Năm 1999, phong trào sinh viên đối lập đưa ra yêu cầu dân chủ hoá đã bị lực lượng phản-biểu tình có đến một triệu rưỡi những kẻ cuồng tín theo lời hiệu triệu của giới tăng lữ đập tan.
Năm 1990 tổ chức cấp tiến là Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) đã thắng trong các cuộc bầu cử quốc hội tự do tại Algérie. Giới quân nhân đã huỷ bỏ kết quả bầu cử và cho đến nay ở đây vẫn đang diễn ra cuộc nội chiến giữa những người Hồi giáo quá khích và lực lượng đối lập. Ở cả Algérie và Palestine trong những năm 80 đã có một phong trào Hồi giáo chính thống mạnh là HAMAS, những người Hồi giáo đã thành lập được một hệ thống bảo trợ xã hội cho những thành phần nghèo khổ, họ còn mở trường dạy học, thành lập các xí nghiệp nhỏ, tạo hi vọng cho những người cùng đinh. Nhưng đổi lại, những người tham gia hệ thống trợ giúp này được yêu cầu phải tuyệt đối trung thành với các lãnh tụ Hồi giáo chính thống. Đồng thời họ tung ra các lời kêu gọi đấu tranh với kẻ thù của Hồi giáo, với tư tưởng nhà nước thế tục và giáo dục thế tục, với toàn cầu hoá mà trụ cột là Mĩ. Kết quả là hàng loạt những vụ khủng bố đẫm máu: bom nổ ở nơi công cộng, những thôn làng không ủng hộ hành động của những kẻ cực đoan bị phá huỷ.
Các cuộc phản đối cải cách thị trường và hiện đại hoá cũng đang tăng lên ở Trung quốc. Cải cách kinh tế bắt đầu ở nước này vào cuối những năm 70. Các công xã sản xuất đã bị giải tán và điều đó dẫn đến việc tái lập làng xã nông nghiệp truyền thống. Công cuộc công nghiệp hoá dưới thời Mao không mạnh mẽ bằng ở Liên xô những năm 30 và đa số dân Trung quốc hiện vẫn sống ở nông thôn. Nhưng sau đó các cuộc cải cách đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ thị trường, tư bản tư nhân và dần dần tan vỡ cộng đồng truyền thống.
Năm 1999 ở Trung quốc, theo đánh giá có tất cả 6 ngàn cuộc tụ tập chống chính phủ, bao gồm nhiều triệu người, nhiều gấp mấy lần năm 1998. Theo Karl-Heinz Roth, hiện ở Trung quốc có khoảng 100 triệu nông dân không có ruộng đất. Rất nhiều người đang tập trung ở những “vùng nghèo khổ” - đấy là ngoại vi các thành phố lớn, dân chúng nông thôn chạy đến đây với hi vọng tìm việc làm. Thế là đã xuất hiện các điểm nóng về mặt xã hội. Theo đánh giá thì trong 5 năm tới sẽ có khoảng 200 triệu nông dân lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời tại các thành phố cũng sẽ xảy ra hiện tượng giảm biên hàng loạt trong các xí nghiệp quốc doanh, kết quả là thêm 50 triệu người nữa bị mất việc làm. Thực ra là kinh tế Trung quốc đang phát triển nhanh, chừng 7% một năm. Nhưng nếu trong 5 năm tới có tạo ra hàng chục triệu việc làm trong lĩnh vực thương mại đi nữa thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Chưa thể biết sự phản kháng sẽ ra sao, nhưng rõ ràng là nước này đang đứng trước ngưỡng cửa của những sự bùng nổ xã hội vô cùng to lớn. Năm 1989 Trung quốc đã trải qua một cơn chấn động chính trị có hàng triệu người tham gia. Lúc đó đã xuất hiện các tổ chức tự quản của sinh viên và công nhân, tuyên bố ý nguyện thay đổi điều kiện sống trong nước. Nhưng không loại trừ những khả năng xấu hơn. Lịch sử Trung hoa từng biết nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó cùng với khẩu hiệu đòi công bằng xã hội, phân chia bình quân ruộng đất và các tài sản khác là yêu cầu lập lại “quyền lực của Thiên tử”. Theo ý nghĩa đó thì mối nguy lớn nhất hiện nay là tổ chức tôn giáo toàn trị có tên là Pháp Luân Công. Đấy là một nhánh Phật giáo và là một tổ chức chính trị bí mật có tham vọng giành chính quyền. Pháp Luân Công, có thể có hàng trăm ngàn giáo đồ, đã bị chính phủ Trung quốc cấm hoạt động. Các cuộc khởi nghĩa lật đổ một vương triều đã mất tín nhiệm lại đưa lên ngai vàng một trong số những lãnh tụ phong trào kiểu như Pháp Luân Công. Một trong những cuộc khởi nghĩa đó đã đưa những người cộng sản lên nắm quyền vào cuối những năm 40....
Tại Ấn độ nông dân cũng đang bị phá sản hàng loạt, tình hình cũng gần giống với Trung quốc. Nhưng nước này vẫn còn các đẳng cấp và đa số dân chúng thuộc các đẳng cấp thấp, có thể họ không coi sự khốn khó về kinh tế là một cái gì đó trái tự nhiên. Tuy nhiên ở Ấn độ cũng có các phong trào tôn giáo chính thống mà điển hình là BJP, một đảng Ấn giáo cực đoan, được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Trong những năm 90 BJP đã thực hiện nhiều vụ xung đột vũ trang với người Hồi giáo.
Tại Nga giới tăng lữ chính thống giáo cũng ngày càng tăng cường ảnh hưởng, kể cả trong lĩnh vực chính trị. Những hỗn loạn do công cuộc cải cách kinh tế tạo ra đã dẫn đến những yêu cầu các chính khách theo đường lối dân tộc đang nắm quyền “lập lại trật tự bắng mọi giá”.
Đối trọng của các xu hướng chính thống toàn trị ở phương Đông là gì? Có phải đấy là “Tây hoá” vội vàng hay không? Nga, Ấn độ, Trung quốc, thế giới Hồi giáo - đấy là những nền văn minh lâu đời, có những quan niệm riêng, khác hẳn với phương Tây, về thế giới. Có thể vấn đề cần thảo luận không phải là sự đối đầu giữa các nền văn minh, không phải là cuộc đấu tranh một mất một còn và nô dịch trái đất mà là sự kết hợp giữa các truyền thống văn hoá. Thí dụ đấy là sự kết hợp giữa tư tưởng tự do các nhân, năng động cá nhân, thảo luận công khai với truyền thống phương Đông như tính cộng đồng, tình đoàn kết, tương trợ.
Cực hữu - toàn trị mới ở phương Tây
Có thể thấy sự phát sinh và phát triển các vấn đề toàn cầu qua thí dụ về hiện tượng nhập cư và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Quá trình thương mại hoá và công nghiệp hoá phát xuất từ "thế giới thứ nhất" đã giáng một đòn chí tử vào các xã hội truyền thống trên khắp hoàn cầu. Tình trạng ngặt nghèo tại các nước thuộc "thế giới thứ ba" nợ nần và các nước mà trước đây bị các chế độ độc tài đóng cửa đã buộc hàng triệu người rời bỏ quê hương để đi đến các nước phát triển công nghiệp tìm kiếm công ăn việc làm. Nhưng rất nhiều người sống tại những vùng khá giả hơn lại sợ rằng dòng người nhập cư sẽ tước mất của họ việc làm và các bảo đảm xã hội khác. Vì những người nhập cư thường đến từ những vùng có nền văn hoá khác cho nên những lo âu về xã hội và kinh tế dễ bị lái theo hướng thù ghét ngoại nhân và phân biệt chủng tộc. "Có hiện tượng "phân biệt chủng tộc bình dân", thể hiện mâu thuẫn xã hội ngay trong lòng giai cấp vô sản, nhà sử học và chính trị học người Đức, Karl-Heinz Roth, nói. “Tôi sống ở Saint-Pauli. Có một công trường xây dựng rất lớn ở Millertor. Bệnh nhân của tôi gồm đủ hạng người, từ những công nhân Ba lan làm công nhật cho đến những công nhân bậc cao người Đức. Vấn đề sẽ xảy ra khi, thí dụ người ta sa thải 50 công nhân Đức và tuần sau người ta lại nhận 50 hoặc 70 công nhân đến từ đông Âu với mức lương chỉ bằng một phần ba mức lương của người Đức. Mọi người sẽ bị sốc: những người thất nghiệp thấy rằng công nhân Ba lan đã chiếm mất việc làm của họ với đồng lương chết đói. Nếu không có phong trào đoàn kết, giải thích cho mọi người và đưa ra những yêu sách đúng đắn (thí dụ đảm bảo mức lương tối thiểu cho một loại công việc không phụ thuộc vào sắc tộc) thì rất có thể sự bất mãn của những người bị mất việc sẽ bị lợi dụng. Bọn cực hữu sẽ đến và tuyên bố: "Các bạn thấy chưa? Bọn Ba lan cút về nước đi!"
Bọn cực hữu cũng thành lập các dịch vụ xã hội, các tổ chức tương thân tương ái, giúp tìm kiếm việc làm, tổ chức học tập và nghỉ ngơi..v..v..khi những thiết chế tương tự của nhà nước bị chính sách Tân Tự Do phá vỡ. Nhưng dĩ nhiên là các tổ chức mới này chỉ "phục vụ" những người thuộc "dân tộc" mình mà thôi.
Kết quả là trên khắp châu Âu các đảng phái cực hữu, những đảng phái có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và giải quyết các vấn đề theo lối toàn trị càng ngày càng tranh thủ được sự ủng hộ của dân chúng. Ở Đức các phong trào thanh niên theo đường lối phát xít mới, các phong trào này thường tấn công người nhập cư và các trung tâm văn hoá của họ, ngày càng có nhiều ảnh hưởng. Ngay ở những nước như Pháp, Áo, Thuỵ sĩ…các phong trào phân biệt chủng tộc cũng nhận được từ 15% đến 30% phiếu trong các kì bầu cử. Đại diện của đảng cực hữu gọi là "Đảng tự do" do triệu phú Haider, người từng công khai phát biểu ủng hộ chính sách xã hội của Hitler, cầm đầu, hiện tham gia chính phủ Áo.
Toàn trị dưới dạng «phát xít sinh thái»
Trong thế kỉ mới loài người có thể sẽ phải đối mặt với thảm hoạ sinh thái toàn cầu. Tình hình đó sẽ có những ảnh hưởng kinh tế và xã hội như thế nào? Một trong số các kịch bản khả dĩ là sự thiết lập chế độ phát xít sinh thái. Lí lẽ của những người coi đây là một nguy cơ nhãn tiền như sau:
Việc phá vỡ môi trường tự nhiên, việc đưa vào môi trường tự nhiên các hoá chất độc hại, các chất thải phóng xạ v.v. sẽ dẫn đến những thay đổi không thể đảo ngược, có khả năng là không còn phù hợp đối với cuộc sống của loài người nữa. Những dự báo khoa học hoàn toàn nghiêm túc đã tiên đoán chính một tương lai như vậy (Câu lạc bộ Rome và các tổ chức khác). Hơn nữa việc phá huỷ môi trường tự nhiên đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Giáo sư Karl Kapp trong cuốn sách đã trở thành kinh điển: "Chi phí xã hội của doanh nghiệp tư nhân" (xuất bản năm 1960) đã đi đến kết luận rằng: "Kinh tế tư nhân phải được coi là kinh tế của những khoản chi phí không được thanh toán…vì rằng doanh nhân đã bỏ qua nhiều khoản chi phí. Các khoản chi này bị trút cho những người khác, cho xã hội, cho môi trường".
Người ta có thể phải trả thêm tiền nếu muốn có một môi trường trong lành. Thí dụ người tiêu dùng phải trả thêm tiền nếu muốn có những sản phẩm sạch về mặt sinh thái, hoặc là mua nhà ở những khu vực an toàn hơn về sinh thái hay chỉ đi nghỉ ở những khu không bị ô nhiễm…Vấn đề là trong nền kinh tế thị trường tất cả những điều đó (không khí trong lành, cảnh quan tự nhiên, các vùng bờ biển không bị ô nhiễm) sẽ trở thành đối tượng mua-bán và chỉ những người có khả năng thanh toán mới được hưởng mà thôi. Sẽ xuất hiện các khu vực được rào dậu kín đáo, chỉ có những người thuê hoặc chủ mới được tới, đấy là các công viên, các khu rừng, bờ biển, đảo thuộc về tư nhân và các khu ngoại ô được chăm sóc kĩ càng. Những khu vực này sẽ ngày càng mở rộng, quyền tự do đi lại như vậy cũng không còn và một bộ phận dân nghèo sẽ bị đẩy vào những khu có mức ô nhiễm cao.
Đồng thời các công ty xuyên quốc gia lại cố gắng đưa các xí nghiệp gây nhiều ô nhiễm sang các vùng hoặc các nước nơi mà ý thức bảo vệ môi sinh của người dân còn thấp, còn đời sống thì nghèo đến nỗi người ta sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là có thể sống qua ngày. Trong các nước hoặc các khu vực giàu có môi trường sẽ được cải thiện còn các khu vực có vấn đề về mặt sinh thái thì ngày một xấu thêm. Nhưng tình hình đó không thể cứ tiếp tục mãi được. Chúng ta đang sống trên cùng một hành tinh, thảm hoạ ở vùng này nhất định sẽ ảnh hưởng đến vùng khác.
Tai hoạ là ở chỗ không ai chịu nghĩ đến ngày mai. Bất hạnh ở vùng này có thể hoàn toàn không có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng khác. Có thể nhiều thế hệ ở một khu vực nào đó vẫn có thể sống đến đầu bạc răng long. Trong thời gian đó, biết đâu đấy, các nhà bác học có thể sẽ phát minh ra những phương pháp giải quyết vấn đề. Ngoài ra, người ta không có thói quen nhìn về phía trước 5-10 năm. Để làm gì? Cầm đèn chạy trước ô tô mà làm chi trong khi các vấn đề của ngày hôm nay cũng đã đủ "oải" rồi. Mua thêm việc làm gì? Liệu có cần mở hầu bao để giúp các khu vực đang gặp tai hoạ về sinh thái không?
Hàng triệu người có thể sẽ ủng hộ yêu cầu thanh lọc những người nhập cư nghèo đói, thanh lọc những người "ngoại chủng", những người "thừa" vì lí do an toàn sinh thái. Có thể sẽ xuất hiện nguy cơ thanh lọc sắc tộc và chủng tộc và sau đó là thiết lập chế độ toàn trị trên cơ sở các phong trào quần chúng theo đường lối hữu khuynh. Hiện nay nhiều phong trào và đảng phái phát xít mới ở châu Âu đã tích cực sử dụng các khẩu hiệu bảo vệ sinh thái và giành được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi.
Ngoài ra có thể còn một số lí do nữa như sau: Thật khó có thể ngăn chặn được quá trình phá huỷ môi sinh trong khuôn khổ hệ thống thị trường và công nghiệp hoá vì động lực chủ yếu của nó không phải là bảo đảm sự cân bằng giữa sản xuất và môi trường mà là lợi nhuận kinh tế và mở rộng công nghiệp hoá, liên tục đấu tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ, giành giật người tiêu dùng, mở rộng sản xuất và tăng lượng hàng hoá đổ vào thị trường. Thị trường đặt ra "yêu cầu không khoan nhượng "phát triển …hay là chết" - nhà sinh thái - xã hội học Murey Bukchean đã viết như thế.
Theo đuổi mục đích duy nhất là lợi nhuận, André Gorz nói, từng cá nhân riêng lẻ hoặc các tập đoàn đang đưa xã hội tiến gần đến thảm hoạ. Xã hội công nghiệp hoá và thị trường hạt nhân (nghĩa là chia nhỏ thành những phần tử-hạt nhân), nơi tất cả mọi người đều bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh triền miên, không ai nhường ai, vì thị trường, hàng hoá, dịch vụ và công ăn việc làm; xã hội như thế không có khả năng tự điều chỉnh, cần phải có một thiết chế kiểm soát và điều tiết, đấy chỉ có thể là nhà nước. Đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng và khi các lực li tâm trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội đã đủ mạnh thì cuộc đấu tranh giữa người với người, công ty với công ty, chủng tộc với chủng tộc sẽ ngày một gay gắt hơn. Cuộc sống trong xã hội thị trường và công nghiệp hoá dần dần sẽ trở thành rối loạn, ngoài vòng kiểm soát. Vì vậy sớm muộn gì việc phá huỷ xã hội và môi trường cũng đặt ra yêu cầu phải có một nền chuyên chính mới (có thể dưới dạng phát xít sinh thái). Nhà nước sẽ buộc phải can thiệp để tránh một cuộc huỷ diệt chung cuộc. Kết quả của quá trình này có thể chính là cơn ác mộng, khi tất cả đều bị nhà nước nuốt chửng, như G. Orwell đã mô tả.
[1]Xin nhớ tác giả là người Đông Âu-ND
Kì cuối
Khmer đỏ: Kịch bản của tương lai
Lịch sử loài người chưa từng chứng kiến chế độ phát xít sinh thái. Nhưng cũng có thể coi cuộc thí nghiệm do "Khmer đỏ" tiến hành vào giữa những năm 70 của thế kỉ trước như một hình mẫu. Dựa vào sự ủng hộ của một bộ phận nông dân, Khmer đỏ đã quyết định lùa hết dân thành thị về nông thôn. Họ đã lợi dụng lòng căm thù của nông dân đối với thị trường, những khó khăn của họ khi sự tương trợ cộng đồng bị phá huỷ và có người còn coi thành phố như là nguồn gốc của cái xấu, của tham những, thuế khoá nặng nề, của cải phi pháp và nguốn gốc ô nhiễm môi trường sinh thái. Khmer đỏ tuyên bố diệt trừ các thành phố và văn hoá thành phố vì đấy là nguồn gốc mọi tệ đoan, mọi thói xấu trong xã hội. Các thành phố đều trở thành chỗ không người, dân chúng bị lùa hết về các "công xã" sản xuất ở nông thôn. Đấy là các trại lao động được tổ chức theo mô hình của nhà máy công nghiệp, được điều khiển từ một trung tâm duy nhất, bên dưới là các đội sản xuất gồm 12 đến 15 người, nhưng không có máy móc. Người già và người ốm bị loại bỏ theo kiểu "chọn lọc tự nhiên". Người ta phải làm những công việc nặng nhọc và chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn một lúc; họ chết vì bệnh, vì đói và kiệt sức, vì bị bọn cai hành hạ. Bên cạnh các trại lao động còn có cả các trại giết người nữa. Riêng trại S-21 đã giết chết 30 ngàn người. Chỉ có 7 tù nhân trại này sống sót.
Tôn giáo, các bài dân ca và phong tục cổ truyền đều bị cấm. Thiết chế gia đình cũng không được tha. Tất cả các gia đình đều bị coi là bất hợp pháp. Lãnh đạo các công xã tự chỉ định vợ chồng cho mỗi người và các cặp cũng chỉ được gặp nhau có 6 lần trong một năm. Các thành viên gia đình không được sống cùng nhau: trẻ con phải tách khỏi cha mẹ ngay từ năm lên 6 tuổi để đưa vào các trại giáo dưỡng nhằn đào tạo lớp người tuyệt đối trung thành với chế độ mới.
Sách bị coi là có hại và đem đốt hết. Giai cấp nông dân mới phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, lao động khổ sai còn đi kèm với giáo dục cải tạo theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người bất đồng chính kiến hoặc tỏ ra có cảm tình với trật tự cũ đếu bị giết hết. Trí thức, giáo viên, giảng viên đại học và nói chung những người biết chữ đếu bị thủ tiêu vì họ có thể đọc các tài liệu thù địch với lí tưởng Mácxít - Lêninít và có thể tuyên truyền các tư tưởng có hại trong quần chúng lao động. Tầng lớp tăng lữ, các nhà chính trị thuộc mọi xu hướng khác với đảng cầm quyền, những người có của cũng bị coi là những người thừa và bị thủ tiêu. 62 ngàn trong số 65 ngàn tu sĩ phật giáo bị giết trong 4 năm Khmer đỏ cầm quyền.
Mục đích của chế độ là xây dựng một nhà nước trên một ý thức hệ duy nhất và đồng chủng. Chính Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ đã ra sắc lệnh về việc triệt hạ các dân tộc ít người. Sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Hoa bị coi là mắc tội tử hình. Dân tộc Chăm bị thiệt hại nặng nề nhất: trong số hai trăm ngàn người vào năm 1975, sau khi chế độ Khmer đỏ sụp đổ chỉ chưa đầy một trăm ngàn người sống sót.
Theo đánh giá chung thì chế độ Khmer đỏ đã làm chết tổng cộng khoảng 2 triệu người, một số bị chết khi di chuyển từ thành phố về nông thôn (trước cuộc thí nghiệm 40% trong số 7 triệu dân Cămpuchia sống ở thành thị), một số bị chết vì không chịu nổi điều kiện sống quá ư thiếu thốn, vất vả, một số thì bị giết. Cuộc thí nghiệm kinh hoàng này chứng tỏ rằng việc phá huỷ một cách có hệ thống nền công nghiệp và bắt buộc mọi người phải trở về với đời sống nông nghiệp không những không đem lại hoà bình hạnh phúc của cuộc sống nông nghiệp cổ truyền mà chỉ gây ra biết bao tang tóc đau thương.
Các cuộc cải cách càng cấp tiến bao nhiêu thì việc đàn áp càng quyết liệt bấy nhiêu. Cuộc cải tạo ở Cămpuchia có thể coi là siêu cấp tiến, chưa từng có trong lịch sử loài người. Chưa có chế độ nào, kể cả trước và sau đó, từng tiến hành việc chặn đứng vòng quay của tiến bộ công nghệ như chế độ Khmer đỏ đã từng làm. Chưa bao giờ có những cuộc cải cách xã hội và diệt chủng tàn bạo đến như vậy. Trên thực tế chúng đã tổ chức được một lực lượng cảnh sát toàn trị, kết hợp được tư tưởng phát xít và chủ nghĩa bolsevic: tiêu diệt một cách có hệ thống các dân tộc ít người, nguyên tắc chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (những điểm cơ bản của tư tưởng phát xít) và đàn áp tôn giáo một cách khốc liệt, trên thực tế chúng đã tiêu trừ hoàn toàn truyền thống tôn giáo và các phong tục cổ truyền khác, can thiệp sâu vào đời sống riêng tư của người dân (chủ nghĩa bolsevic). Chưa có chế độ nào trong thế kỉ XX từng giết đến 28% dân của chính nước mình, Khmer đỏ có thể đã giật giải quán quân về lĩnh vực này (chính Pol Pot từng nói rằng Cămpuchia chỉ cần khoảng 1 triệu người là đủ). Nếu việc hạt nhân hoá và sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội ngày một giảm thiểu đến mức lối sống tập thể toàn trị trở thành hấp dẫn, còn cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu buộc chính phủ nhiều nước phải thay đổi triệt để điều kiện sống của dân chúng, đưa dân về sống ở nông thôn thì việc cải tạo xã hội và trấn áp sẽ sâu và rộng đến mức nào?
Đối trọng: Cộng đồng của các cộng đồng
Theo các nhà nghiên cứu thì trong tương lai có thể xảy ra hai khả năng: hoặc là nền kinh tế thị trường-công nghiệp hoá phải tự giới hạn, tự điều chỉnh hay sẽ nằm dưới quyền điều hành của các tổ chức sinh thái tự quản, các tổ chức này sẽ đặt ra các nguyên tắc kinh tế và tổ chức xã hội hoàn toàn mới, trên cơ sở phi công nghiệp hoá và phi thị trường; hoặc là nhà nước sẽ phải can thiệp, nhà nước sẽ đặt ra các hạn chế đối với công nghiệp, thậm chí giành toàn quyền quản lí xã hội (đấy chính là chủ nghĩa phát xít sinh thái).
Như vậy là đối trọng với chủ nghĩa phát xít sinh thái chính là tư tưởng thành lập các cộng đồng nhỏ, các cộng đồng này liên kết với nhau thành một hệ thống thông qua các dự án về kinh tế, văn hoá và xã hội. Dựa trên nguyên tắc do thành viên của các cộng đồng đặt ra như "phù hợp tự nhiên", tự hạn chế, tương trợ, sản xuất đủ dùng và trên cơ sở dân chủ trực tiếp cũng như tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số; hệ thống này có thể giúp tránh được vực thẳm của cuộc khủng hoảnh sinh thái trong tương lai. Để làm được việc này thì điều cần thiết là đa số dân chúng phải hiểu các vấn đề sinh thái và tự nguyện đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của xã hội và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các giải pháp được chọn. Đây không phải là một dự án nhất thành bất biến mà có thể chỉ là một hình thái sinh tồn mới của loài người, trong đó sự phát triển và sáng kiến cá nhân được kết hợp một cách hài hoà với sự đoàn kết và đùm bọc của cộng đồng. Hiện nay ý tưởng "cộng đồng của các cộng đồng" chỉ là một giả thuyết về một trong những con đường phát triển của nhân loại mà thôi. Nhưng theo ý kiến của Gorz, Bukchean ở đọan trên?) và nhiều lí thuyết gia về chủ nghĩa xã hội sinh thái và chủ nghĩa vô chính phủ sinh thái thì các sáng kiến về việc thành lập các cộng đồng văn hoá xã hội kiểu đó đã được hưởng ứng ở châu Âu và châu Mĩ trong ba mươi năm qua cho phép ta nghĩ rằng hình thái xã hội như vậy là một lựa chọn có thể được chấp nhận trong tương lai.
Mối đe doạ của chủ nghĩa phát xít sinh thái đã được nhiều nhà văn, nhà xã hội học, triết học, sinh thái học cảnh báo. Hiện không ai có thể nói xác suất xuất hiện chủ nghĩa phát xít sinh thái lớn đến mức nào. Nhưng chỉ nội khả năng là điều đó có thể xảy ra cũng buộc chúng ta phải chú ý đến những quá trình đang diễn ra trên thế giới này, buộc chúng ta phải lưu ý đến những hành vi và thái độ của chính mình.
Mà cũng có thể tiến bộ công nghệ sẽ giúp loài người giái quyết được các hậu quả của khủng hoảng môi sinh và quá trình quan liêu hoá xã hội hoặc là ngăn chặn được chính những quá trình này?
Hậu công nghiệp: Đối trọng của chế độ quan liêu toàn trị
"Cuộc cách mạng hậu công nghiệp đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta", Alvin Toffler đã viết như thế. Đi kèm với nó là các hiện tượng khủng hoảng đang diễn ra nhãn tiền khắp thế giới bởi vì các cuộc cải cách cấp tiến bao giờ cũng tạo ra khổ đau và không phải tất cả mọi người đều có thể suy nghĩ và thích nghi kịp với những biến đổi đang diễn ra nhanh chóng hàng ngày. Nhiều thứ sẽ phải chết đi và nhiều thứ khác sẽ còn được sinh ra. Nhưng công nghệ cao (hi tech) sẽ làm cho con người ngày một tự do hơn. Các chế độ toàn trị đã cáo chung cũng vì lí do đó. Kim tự tháp quan liêu quá nhiều tầng nấc, quá nhiều nhánh đã làm cho các chế độ này mất hết hiệu năng trong xã hội thông tin công nghệ cao hậu công nghiệp.
Công nghệ hậu công nghiệp là gì và có thể sử dụng chúng để thúc đẩy quá trình giải phóng con người được không? Đây trước hết là công nghệ vũ trụ, là việc sản xuất người máy và các máy tính công suất lớn và việc ứng dụng chúng vào công nghiệp và cuộc sống thường ngày; rồi các nguồn năng lương mới, công nghệ sinh học và các phương tiện chuyển tải và lưu trữ thông tin mới, v.v. Theo Toffler và Bell thì đặc trưng cơ bản của công nghệ mới là: trí thông minh nhân tạo, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Thái độ đối với công việc sẽ không còn như xưa, làm việc không còn là những động tác nhàm chán lặp đi lặp lại nữa, mà một quá trình chủ động, sáng tạo, người lao động sẽ có thể chủ động quyết định thời gian biểu của mình. Sẽ không còn những dây chuyền sản xuất hàng loạt nữa, thay vào đó là các chuyên gia có thể làm việc với các máy móc phức tạp và có thể tự mình ra quyết định. Thay cho những nhà máy với những dây chuyền to lớn, chuyên sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá là những đơn vị sản xuất nhỏ, sạch về mặt sinh thái với các chuyên gia có tay nghề cao. Thay vì những thiết bị năng lượng đồ sộ tàn phá môi sinh sẽ là những thiết bị nhỏ, gọn, sử dụng năng lượng của gió, thuỷ triều, các dòng hải lưu, mặt trời..v..v.. Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Còn sau đó… Dân tộc, quốc gia, các tổ hợp công ty, công nghiệp độc quyền, trung tâm truyền hình thống nhất, các tổ hợp tôn giáo bao gồm hàng triệu người - tất cả đều là sản phẩm của quá khứ, là kết quả của quá trình công nghiệp hoá. Trung ương tập quyền, bộ máy quan liêu, phương pháp quản lí toàn trị phù hợp với giai đoạn sản xuất công nghiệp với tối đa hoá, tập quyền hoá, tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá v.v. Tất cả sẽ đi dần vào quá khứ. Sẽ xuất hiện các quan hệ xã hội mới dựa trên cơ sở các khu vực nhỏ, tự trị, các đơn vị sản xuất không lớn, các tổ chức tôn giáo và văn hoá gọn nhẹ v.v. Đấy sẽ là các tổ chức bao gồm những người gần gũi với nhau về quan niệm, quyền lợi và nghề nghiệp v.v. Công nghệ mới sẽ giúp họ thu xếp cuộc sống riêng của mình, họ chỉ liên hệ với các nhóm khác khi thật cần thiết. Các hội đoàn như vậy sẽ hình thành và tan rã, sẽ liên kết với nhau thành mạng lưới, đồng thời phương tiện sản xuất và truyền thông hiện đại cho phép phát triển các mạng như thế trên toàn thể địa cầu. Ngoài các đặc trưng khác, đấy sẽ là một cơ cấu toàn cầu.
Thị trường và nền sản xuất hướng theo thị trường sẽ nhường chỗ cho sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng do các cá nhân hoặc những nhóm nhỏ thực hiện bởi vì "hi tech" cho phép dễ dàng điều chỉnh các thông số của sản phẩm. Máy tính và các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép kết nối tức thời giữa người sản xuất và người tiêu thụ nghĩa là có thể phát hiện được nhu cầu của dân chúng bằng phương pháp dân chủ trực tiếp. Sự chia tách giữa sản xuất và tiêu thụ vốn là đặc trưng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá sẽ bị xoá bỏ. Thay cho quảng cáo sẽ là sự liên hệ trực tiếp, thực chất là xoá bỏ biên giới giữa sản xuất và tiêu thụ, người sử dụng có thể quyết định các thông số của sản phẩm hoặc là trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra sản phẩm.
Thay cho các tổ chức buôn bán, công nghiệp, tài chính to lớn là các tổ chức hoàn toàn mới, các tổ chức dựa trên cơ sở phi tập trung hoá, gồm nhiều trung tâm tài chính nhỏ phân bố theo khu vực, buôn bán lẻ, v.v. Nền dân chủ đại diện cũng sẽ trở thành dân chủ trực tiếp hoặc bán trực tiếp dựa trên cơ sở tìm hiểu nguyện vọng và quyền lợi của từng cá nhân riêng lẻ hay của nhóm nhỏ bằng máy tính và các phương tiện truyền thông khác. Như vậy là nhiều vấn đề liên quan đến việc cá nhân bị cơ cấu công nghiệp quan liêu to lớn đè nén sẽ trở thành quá khứ vì chính các cơ cấu này sẽ trở thành quá khứ, thay vào đó sẽ là các thiết chế xã hội mới, dân chủ hơn nhiều.
...Hay là nguy cơ một nền chuyên chế toàn trị mới?
Chưa thể nói quan điểm của Alvin Toffler và các môn đệ là đúng hay sai. Nhưng cần phải ghi nhận một điều là có vẻ như ông đã không chú ý đến một trong những mâu thuẫn cơ bản nhất của nền văn minh hiện đại - đấy là sự bất tương xứng giữa thiết bị công nghệ cao và trình độ văn hoá và đạo đức thấp của loài người hiện nay. Con người có biết cách sử dụng các công nghệ mới để mang lại hạnh phúc cho chính mình? Chiến tranh thế giới thứ hai, trại tập trung và hệ thống toàn trị… tất cả dường như mới xảy ra gần đây. Còn gì đáng sợ hơn một kẻ dã man được trang bị hệ thống máy tính và công nghệ sinh học? Tổng thống Bush đã tỏ ra ngạc nhiên khi nói rằng có nhiều người không chia sẻ "các giá trị Mĩ" rồi sau đó hạ lệnh cho máy bay đi bắn phá Iraq. Một uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc công nhận rằng theo quan điểm của ông ta thì người Âu châu không bằng một con chó vì "dù sao chó cũng không giả bộ làm người". Hơn nữa liệu nền công nghệ mới, một nền công nghệ sinh ra trong lòng xã hội hiện đại có mục đích giải quyết những nhiệm vụ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, có thể góp phần vào việc giải phóng con người không? Cuối cùng, công nghệ có dẫn đến việc hình thành những hệ thống quản lí xã hội mới, cực kì phức tạp, cung cấp cho hệ thống quan liêu những phương tiện nô dịch mới, làm cho nó ngày một mạnh thêm?
Các cuốn sách của Alvin Toffler ra đời cách đây hơn hai mươi năm, đã đến lúc đánh giá một số kết luận được nêu trong đó. Đúng là với việc áp dụng tự động hoá trong những năm 60 và 70, cách mạng máy tính và hệ thống internet trong những năm 90, việc áp dụng "hi tech" trong tất cả các lĩnh vực như sản xuất, giáo dục, y học…đã làm diện mạo trái đất thay đổi hoàn toàn. Đúng là một số công nghệ mới chứa trong lòng nó tiềm năng mà Toffler và những lí thuyết gia về hậu công nghệ đã viết. Thí dụ số người tự sản xuất, những người có quyền làm chủ các kết quả công việc của mình đang ngày một tăng lên. Số lượng các đơn vị sản xuất nhỏ, tự chủ với các biện pháp tự quản cũng ngày một tăng. Internet đã tạo điều kiện cho người dân ở những vùng khác nhau, những nước khác nhau có thể liên lạc trực tiếp và tư do trao đổi ý kiến.
Nhưng còn một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng. Thay cho các chính phủ quốc gia với những bộ máy quan liêu là siêu nhà nước-lục địa với những bộ máy siêu quan liêu của chúng. Bộ máy quan liêu tập quyền của Liên hiệp Âu châu đã kịp đưa ra hàng loạt cấm đoán và "chỉ thị quan trọng”, thí dụ như những hướng dẫn về kích thước bao cao su hay đường kính quả cà chua. Hay tổ chức IMF, theo nhà kinh tế học và chính trị học Nga, Boris Kagarliski, thì "quá nhiều chỉ đạo đến nỗi gần đây đối với một số nước hợp tác với tổ chức này thì nội việc nuôi bộ máy quan liêu đủ sức xử lí số liệu cũng đã trở thành vấn đề rồi". Cũng khó mà khác được bởi vì nền kinh tế thống nhất toàn cầu đòi hỏi phải có một hệ thống điều tiết toàn cầu.
Chỉ có các công ty lớn mới đủ sức áp dụng các sáng kiến mới, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (chỉ có các công ty này đủ vốn), các công ty nhỏ, xây dựng theo sơ đồ mạng đã thành hiện thực, nhưng đồng thời trong những năm 80 và 90 cũng có một làn sóng hợp nhất các công ty chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hiện nay 2/3 nền kĩ nghệ thế giới nằm trong tay khoảng 500 tập đoàn siêu quốc gia, tất nhiên là quyền lực kinh tế và chính trị cũng tập trung vào tay các tập đoàn này. Trong khi đó hàng ngàn những nhóm sản xuất nhỏ và hàng triệu những "người sản xuất riêng lẻ mới" sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau trong việc nhận hợp đồng từ những trung tâm tài chính và như vậy họ cũng không còn được độc lập với các tập đoàn siêu quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nữa.
Máy tính không chỉ được sử dụng để tìm hiểu nhu cầu của xã hội mà còn có thể được các chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn lợi dụng nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với xã hội. Đối với các tập đoàn kinh tế và chính trị thì càng ngày con người càng trở nên "trong" hơn: nhờ bộ nhớ của máy tính người ta có thể tìm thấy trong chớp mắt một khối lượng thông tin khổng lồ, từ phiếu của bác sĩ tâm lí đến thư từ trao đổi giữa các cá nhân với nhau. Tất nhiên là có luật điều chỉnh việc sử dụng máy tính trong việc kiểm soát. Nhưng luật cũng chẳng có nghĩa lí gì, nhất là khi một người nào đó bị những tổ chức của chính phủ hay tư nhân quan tâm.
Hậu công nghiệp cho đến nay vẫn không giải quyết được vấn đề sinh thái. Vẫn còn đó cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các tập đoàn với nhau nhằm giành giật thị trường hàng hoá và dịch vụ, vẫn còn đó việc mở rộng sản xuất nhằm tăng cường quyền lực kinh tế và chính trị của các tập đoàn, vẫn còn đó ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ, kết quả là tiêu thụ vẫn ngày một tăng thêm; tất cả những điều vừa kể nhất định sẽ dẫn đến việc tăng như cầu về năng lượng. Lại phải xây thêm những thiết bị sản xuất năng lượng to lớn hơn nữa vì các nguồn năng lương mới chưa đáp ứng được như cầu của công nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm các chất phóng xạ, trái đất bị nóng lên, v.v. vẫn còn đó.
"Marketing" hậu công nghiệp càng làm cho sản xuất tăng cường ưu thế của nó so với tiêu thụ. Trước đây nếu mỗi loại hàng hoá chỉ có vài kiểu mẫu đã được tiêu chuẩn hoá thì ngày nay các công ty đang đổ lên đầu người tiêu thụ hàng trăm kiểu mẫu, có thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của người tiêu thụ đang tăng lên, ngược lại, chính khả năng lèo lái dư luận của người sản xuất đang được tăng cường. Ngay trong khi tạo ra sản phẩm cũng như khi quảng cáo chất lượng của nó người ta đã sử dụng tất cả: từ nhu cầu có thật cho đến tình cảm, tính tự tôn, sự lo lắng của người tiêu dùng; tất cả đều được đẩy đến cao trào miễn sao người tiêu thụ mua sản phẩm là được. Như vậy là hậu công nghiệp không hoá giải được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại, đấy là ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Ngược lại, nó đang phát triển thêm xu hướng được mô tả trong tất cả cách sách giáo khoa về marketing: "các công ty không đáp ứng mà là tạo ra như cầu". Từng người, sau khi đã bị "xử lí" sẽ chỉ còn thấy ý nghĩa duy nhất của cuộc đời là mua sản phẩm tiêu dùng (của hãng cụ thể nào đó). Phải tìm được cơ chế tâm lí để có thể "giam" anh ta vào hàng hoá của công ty mình, làm cho hắn "nghiện" hàng của mình như nghiện ma tuý vậy. Rồi còn nền công nghiệp quảng cáo hùng hậu nữa, nó cũng tác động vào tâm lí người tiêu dùng. Nó thôi miên vào đầu óc người ta: "Hãy làm như quảng cáo nói, hãy mua cái quảng cáo bảo, chỉ có như vậy ngươi mới thành người hấp dẫn hay ít nhất ngươi cũng giữ được cái độc đáo của cá nhân mình".
Việc phát triển mạng lưới truyền hình không chỉ tạo ra các "hệ thống truyền hình khu vực" như Toffler tiên đoán mà còn dẫn đến việc thành lập nhiều tập đoàn thông tin toàn cầu, những tập đoàn này liên tục đổ lên đầu khán, thính giả của chúng biết bao nhiêu quảng cáo về kinh tế và chính trị. Thực ra hiện nay thương mại và chính trị cũng chẳng khác gì nhau, ở đâu cũng là những cuộc trình diễn (show), ở đâu cũng áp dụng kĩ nghệ marketing. Đấy là chưa nói lợi nhuận trong kinh doanh và chính trị còn hoà quyện với nhau thành lợi ích chung của ai đó.
Các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành phương tiện chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nữa. Năm 1990, trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống Iraq, hãng thông tấn PR của Mĩ đã nhận được đơn đặt hàng của chính phủ trong việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền chống kẻ thù tương lai. Người ta đã cho phát tán thông tin về việc dường như binh lính Iraq tàn sát trẻ con Kuwait, sau này mới rõ là đấy chỉ là tin vịt. Nhưng bằng những cách tuyên truyền có chủ đích như vậy người ta đã lái được công luận và cả quốc hội ngả sang ủng hộ cuộc chiến. Trong thời gian chiến tranh ở Bosnia và Herzegovina trong thập kỉ 90 các phương tiện truyền thông đại chúng và các hãng thông tấn khối NATO đã tung ra các thông tin một chiều có lợi cho những người hồi giáo Bosnia, tạo ra cảm giác rằng chỉ có những nhóm vũ trang người Serbi là có lỗi trong những hành động bạo ngược chống lại thường dân. Đấy chính là lí do để người ta ném bom vào khu vực người Serbi. Năm 1998-1999, tại Kosovo tình hình cũng tương tự như vậy nhưng mức độ nghiêm trọng hơn: các phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được dân chúng phương Tây rằng hành động của người Serbi ở Kosovo có thể so sánh với những hành động tàn bạo của bọn phát xít trong thế chiến thứ hai, đồng thời những hành động bạo ngược của người Albania thì bị dấu nhẹm đi. Sau đó chính phủ các nước NATO tiến hành ném bom Nam tư, dường như để "đáp ứng nguyện vọng của xã hội". "Kosovo là cuộc chiến tranh thông tin đầu tiên", người phát ngôn của NATO, ông Shia, đã nói."Các nhà báo, giống như binh sĩ, họ có trách nhiệm giảng giải cho xã hội biết ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến này. Nhiệm vụ của tôi là động viên họ thể hiện sự chân thành của những động cơ và hành động của chúng ta”
Truyền hình Nga, đặc biệt là các hãng thân chính phủ như ORT và RTR cũng có hành động tương tự khi loan tin về những hành động tàn bạo của du kích chống chính phủ ở Chechnya, trong khi lờ đi những tội ác chống lại loài người trong các vụ oanh kích của không quân Nga vào các khu dân cư hoặc trong thời kì “thanh lọc”. Tính chất khách quan giả tạo của truyền hình có sức thuyết phục bởi vì nó không chỉ thông báo các sự kiện mà còn chiếu các đoạn phim kèm theo lời bình. Tất nhiên phim và bình luận bổ sung cho nhau, tạo ra một bức tranh nhất định về sự kiện, tất cả những gì vượt ra ngoài bức tranh ấy đều bị bỏ qua, không có trong phim cũng chẳng được đưa vào lời bình. Cũng như quảng cáo, khán giả bị ép phải xem một bức tranh nhất định, vị trí cũng như kịch bản hành vi của anh ta cũng được xác định trước rồi. Đây không phải là đặc trưng riêng của quảng cáo và các buổi tuyên truyền chính trị mà là của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Như vậy là người ta không cảm nhận các sự kiện một cách trực tiếp mà là gián tiếp, không sống bằng trái tim và khối óc của mình mà là đóng vai khán giả hoặc diễn viên của một vở diễn do người khác làm đạo diễn. Vấn đề không phải là và không chỉ là vô tuyến nói dối mà trước hết là nó tạo ra một thế giới ảo, trong đó mỗi người không còn là các cá nhân độc lập nữa mà đã trở thành những khán giả và diễn viên của những vở kịch. Một tờ báo bán tương đối chạy ở Nga, tờ “Ngày nay”, từng viết: “...Không được quên rằng truyền hình là một bộ điều tiết xã hội đầy quyền năng, một trong những đòn bảy quyền lực, nó làm cho hành vi của dân chúng trở thành dự đoán được, nó tạo ra khung hành vi...”
Hiện thực hậu công nghiệp chứa trong mình nó không chỉ những tiềm năng mà Toffler đã mô tả một cách đầy nhiệt tình mà còn chứa những xu hướng, thí dụ như nhà văn Nga Dinoviev đã viết: “Công nghệ mới đã mở rộng vô cùng vô tận tiềm năng của con người...nhưng cũng đặt con người đối diện với nguy cơ của tình trạng nô lệ mới dựa trên sự kiểm soát bằng máy tính, mánh khoé của quảng cáo và hiện thực ảo của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực chất của tình trạng này là người ta trở thành “trong suốt” trước chính quyền và các tổ hợp công ty và bị xỏ mũi một cách triệt để”.
Nô dịch tích cực và hiện đại hoá hậu công nghiệp
Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho hình thức quản lí hành chính quan liêu bao cấp trở thành không hiệu quả. Trong công nghiệp các tầng nấc trong bộ máy càng ngày càng ít đi, quản lí càng ngày càng mềm dẻo hơn. Việc đưa các nhóm gọi là “nhóm chất lượng” vào hoạt động trong các xí nghiệp Tây Âu, đặc biệt là tại Nhật đã trở thành lí do để các môn đồ của lí thuyết hậu công nghiệp nói đến việc tăng cường vai trò và ảnh hưởng của từng các nhân cũng như của các đội sản xuất nhỏ. Vậy nhóm chất lượng là gì? Đấy là các nhóm nhân viên họp lại với nhau để cùng thảo luận các sáng kiến cải tiến kĩ thuật và đề đạt với cấp trên. Tất nhiên là người quản lí sẽ có quyết định cuối cùng. Nhưng ý kiến của các nhân viên đã được lắng nghe và trong trường hợp áp dụng thành công sáng kiến thì các nhân viên có công sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Như vậy là, theo các lí thuyết gia hậu công nghiệp, vai trò của các cá nhân và tập thể đã được nâng lên và cũng có nghĩa là lao động của họ đã có tính sáng tạo. Nhưng lại cũng có ý kiến cho rằng việc động viên năng lực của nhân viên trong nền sản xuất hiện đại không làm cho họ được tự do hơn, mà ngược lại, lại tạo ra những cơ chế kiểm soát và động viên có tính toàn trị mới.
Nguy cơ này đặc biệt rõ ở những nơi có các loại xí nghiệp gọi là “hương nghiệp” (chủ yếu là ở những nước như Nhật, Nam Triều tiên, Trung quốc, tuy nhiên công nghệ quản lí kiểu này cũng đang được áp dụng và ngày càng mở rộng ở Tây Âu, Mĩ, Nam Mĩ và cả nước Nga nữa). Công nghệ gì vậy? Đấy là một hình thức quản lí hiện đại, trong đó người nhân viên phải đồng nhất quyền lợi của mình với quyền lợi của doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích và ý nghĩa cuộc đời của anh ta là sự hiệu quả và sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Không quản lí nhân viên theo kiểu hành chính quan liêu được nữa thì ngược lại, cần phải cho anh ta thể hiện sáng kiến với hi vọng rằng anh ta sẽ đồng hoá mình với doanh nghiệp, với ban lãnh đạo, để anh ta trung thành tuyệt đối và tận tuỵ phục vụ chăng?
“Trong “các nhóm chất lượng” công nhân được huấn luyện để tự cảm thấy mình không chỉ là một phần của “của công ty” mà còn xem xét công ăn việc làm của mình trên quan điểm của người quản lí nữa”, Karl-Heinz Roth đã viết. “Nhà doanh nghiệp phải thường xuyên can thiệp và “hướng dẫn” công tác của các nhóm này cho đến khi trong đó xuất hiện những “con diều hâu” thường xuyên đề đạt kiến nghị lên cấp trên. Một đội trưởng thường đảm trách luôn chức vụ nhóm trưởng và tổ trưởng công đoàn và đấy chính là điểm tựa của chế độ toàn trị của ban quản lí xí nghiệp đối với doanh nghiệp. Các nhóm chất lượng buộc công nhân phải làm hết sức mình, còn những người vì lí do nào đó mà cản trở sản xuất sẽ bị tập thể phê bình và cắt tiền thưởng”.
Đấy chính là “hệ thống quản lí bằng stress”, nó có thể tồn tại lâu như vậy là do ban quản trị các doanh nghiệp đã tạo lập được một sự quản lí toàn diện và có tổ chức đối với tập thể người lao động. Mọi hành vi vượt ra khỏi qui ước hoặc bất kì biểu hiện chống lại quyết định nào của “nhóm chất lượng” hay tổ chức công đoàn đều bị xử lí nghiêm khắc. Ví nếu không có sự đồng thuận của tất cả mọi người, ngay cả người làm công nhật thì toàn bộ hệ thống không thể hoạt động được. Những thủ tục như đồng ca bài hát truyền thống của doanh nghiệp, xếp hàng chào nhau buổi sáng, v.v., giống như thời phát xít đều có chung mục đích là loại trừ mọi “điểm nóng”. Công nhân hãng Nissan từng kể trong một hội nghị công đoàn ở Barcelona (1991) rằng ở Nhật đang có biểu hiện của một cuộc khủng hoảng đã cận kề. Theo lời họ thì “stress cả về thể xác và tâm hồn đè lên các tập thể lao động đã vượt mọi giới hạn và đang trở thành vấn đề”. Điều lí thú là nếu trong những năm 50 các quan hệ như thế là nhằm làm cho người lao động gắn bó với xí nghiệp, họ không bao giờ bị cho thôi việc thì hiện nay sự đồng thuận mang tính toàn trị đi liền với việc cho thôi việc hàng loạt.
Vở kịch sản xuất trong đó mỗi người được giao một vai, việc tự đồng hoá với doanh nghiệp, lời thề trung thành với nó; tất cả những điều đó hoà quyện với vở kịch tiêu thụ các hàng hoá hoặc tin tức chính trị như đã nói ở trên. Vòng tròn đã khép kín. Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội hậu công nghiệp ngay từ tuổi ấu thơ đã là người tham gia và con tin của các “đại hí trường”. Hoàn toàn có khả năng là trong tương lai, trên khắp mọi ngóc ngách của hành tinh, dù dưới những mặt nạ khác nhau, đâu đâu cũng là một “hí trường” ồn ào, mà nội dung chính của nó là lợi ích vật chất và ước muốn nô dịch toàn diện. Mặt trái của nó là sự suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân, sự xuống cấp của văn hoá, là chiến tranh do sự đụng độ quyền lợi giữa các thế lực đang điều khiển thế giới, và khủng hoảng sinh thái. Không được quên rằng chúng ta đã phần nào thuộc về chính cái tương lai đó.
Đối trọng
G. Orwell, tác giả của rất nhiều tiểu luận về các vấn đề văn học, xã hội học và triết học, nổi tiếng với tác phẩm «1984», mô tả xã hội toàn trị. Nhưng ít người biết rằng Orwell cũng không hoàn toàn ưu ái xã hội dân chủ tự do đương thời, ông gọi đấy là xã hội băng đảng. Theo quan niệm của Orwell, chỉ có phong trào chống đối có tính quần chúng thỉnh thoảng lại làm nổ tung xã hội dân sự phương Tây mới có thể ngăn chặn nó trượt xuống tình trạng bạo ngược của chế độ toàn trị. Đồng thời những thũ lĩnh băng đảng-cầm quyền cũng nhận thức được hậu quả của các phong trào chống đối đó, họ sẽ phải cố giữ cho mọi việc nằm trong “khuôn khổ”, không dám làm những việc có thể đưa đến sự giận dữ của toàn xã hội.
Hannah Arendt cũng có quan niệm phê phán đối với xã hội hạt nhân phương Tây, cũng như nguyên tắc dân chủ đại diện và phổ thông đầu phiếu. Lí tưởng của bà là nền dân chủ và tự do của các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại chứ không phải là các nước Âu, Mĩ ngày nay. Theo quan niệm của bà chính các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại, nhỏ bé, nơi các vấn đề quan trọng sống còn được giải quyết trong các cuộc hội nghị toàn dân mới đúng là “vương quốc của tự do”. Dân chủ tại các quốc gia đó được xây dựng trên cơ sở sự tham gia của toàn dân vào đời sống xã hội, trong khi ngày nay người ta chỉ chú ý đến đời sống riêng tư. “Tham gia” đòi hỏi người ta phải nỗ lực và tích cực chứ không đơn thuần là đi bỏ phiếu. Tương tự như các thành phố-quốc gia, Arendt cho rằng môi trường thuận lợi nhất cho người ta “tham gia” chính là các tổ chức tự nguyện ở địa phương được thành lập theo sáng kiến của chính người dân. Không phải ngẫu nhiên mà bà coi một trong những hậu quả nghiệm trọng nhất của chế độ toàn trị chính là việc đàn áp sáng kiến tự do, tự phát của con người và chính những sáng kiến đó là biểu hiện của tinh thần cuộc chiến đấu chống lại chế độ toàn trị. Một nhà nghiên cứu nổi tiếng khác, ông Erich Fromm cũng có quam điểm tương tự. Nhà nghiên cứu chế độ toàn trị người Pháp, Guy Debord, coi những cuộc hội nghị của người lao động và các hội đồng đại biểu của họ là phương cách duy nhất để thiết lập mối liên kết sống động giữa người với người và đấy cũng là quá trình tạo lập sự quản lí xã hội một cách trực tiếp.
Liệu có mâu thuẫn không? Chính các hệ thống toàn trị cũng đã từng lợi dụng tính tích cực của quần chúng – “sáng tạo sống động của quần chúng”, như V. Lênin từng viết và Hitler từng sử dụng. Nhưng tất cả những sáng kiến của quần chúng trong các chế độ và phong trào toàn trị là được tổ chức, hướng dẫn, điều khiển từ bên trên, bởi lãnh tụ, còn những người bị lôi kéo vào chỉ là những con rối chứ không phải là những người tự nguyện tham gia để góp phần tổ chức chính đời sống của mình, theo ý mình.
Ngoài ra liệu có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc hạt nhân hoá xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, sự ghẻ lạnh của con người với nhau, sự phát triển của bộ máy quan liêu và các phương tiện điều khiển dư luận nếu không quay về với đời sống phù hợp tự nhiên.
Một người vô chính phủ, thành viên tích cực của phong trào FORA (một liên hiệp công đoàn có khoảng 200.000 đoàn viên, có thời là liên hiệp công đoàn lớn nhất Argentina) Abad de Santilian từng tuyên bố: “Không chỉ chủ nghĩa phát xít mà ngay nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thức bạo hành nguy hiểm nhất.... Bộ máy tư bản, nếu nó vẫn cứ còn như hiện nay thì trong tay chúng ta nó sẽ không phải là phương tiện để giải phóng con người, con người sẽ vẫn bị cái cơ chế này đè nén”. Santilian còn tuyên bố: “Công nghiệp hoá không phải là điều kiện cần. Con người đã sống hàng ngàn năm không có công nghiệp hoá, hạnh phúc của con người không phụ thuộc vào công nghiệp hoá”. Một người vô chính phủ Argentina khác, ông Ismael Marti, từng nói: “Không được chỉ nghĩ đến sản xuất mà phải nghĩ nhiều đến con người. Không phải con người sống vì xã hội mà xã hội có là vì con người”. Ông còn kêu gọi «trở về với tự nhiên, trở về với đời sống nông nghiệp. Chỉ có như vậy ta mới có thể vượt qua được nền sản xuất hàng hoá và trở về với cách phân phối tự nhiên”.
Có thể giả định rằng một phần nào đó của công nghệ hiện đại sẽ được sử dụng vào mục đích giải phóng con người và xã hội, nhưng tất cả các công nghệ đó sẽ chẳng mang lại điều gì khác hơn là tái tạo lại sự ghẻ lạnh giữa người với người và sự mất tự do (dù là dưới một dạng khác). Vì rằng những tập thể tự quản nhỏ sẽ không thể nào kiểm soát được quá trình sản xuất và trao đổi cực kì phức tạp, vốn là một phần tất yếu của các hệ thống công nghiệp và hậu công nghiệp toàn cầu hiện nay, họ không thể nào hiểu được bản chất của quá trình này. Việc hiểu biết một cách vụn vặt, rời rạc chứ không phải tổng thể cả quá trình sẽ đưa đến việc quá chuyên môn hoá và nhóm nọ không thể nào hiểu được mục đích cũng như quyền lợi của các nhóm khác (như thế sẽ không thể nào quản lí được xã hội). Như vậy là nhất định phải thành lập một bộ máy quan liêu-kĩ trị, bộ máy đó sẽ làm nhiệm vụ điều tiết toàn bộ xã hội. Công nghệ hậu công nghiệp sẽ cung cấp cho bộ máy đó những khả năng chưa từng có và sẽ dẫn tới những hình thức kiểm soát xã hội toàn trị mới về chất.
Lịch sử hiện đại phương Tây đã từng biết đến các phong trào quần chúng mạnh mẽ bao gồm cả các thành tố tự quản. Nhờ kết hợp các hành động bất tuân dân sự (biểu tình phản đối, bãi công, phong toả các con đường…) và các hoạt động có tính xây dựng như thành lập các hiệp hội độc lập, các quĩ tương trợ, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, trường học, chính quyền tự quản, các trung tâm văn hoá, nên các phong trào này đôi khi đã giành được những thành tích đáng kể. Như vậy là, quần chúng, một mặt đã cố gắng điều chỉnh hành vi của chính quyền, nhưng mặt khác đã cố gắng thành lập ra những hệ thống xã hội trên cơ sở đồng thuận và tôn trọng quyền cũng như sự tự do của mỗi thành viên. Nói một cách khác đây chính là những nhóm nhỏ trong đó mọi người quan hệ với nhau một cách thân thiện và gắn bó với nhau nhờ sự tương đồng về quyền lợi. Các nhóm đó tạo cho người ta điều kiện tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề, sống một cách trọn vẹn chứ không chỉ là người tham gia vào các vở kịch do các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước và các công ty lớn đạo diễn nữa.
Trong những năm 70 và 80 ở Cộng hoà dân chủ Đức đã từng có những phong trào quần chúng rộng lớn trong việc bảo vệ môi sinh, chủ yếu là để chống lại việc xây dựng các nhà máy điện và các cơ sở hạt nhân khác. Đã có hàng triệu người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối và phong toả các công trường xây dựng. Phong trào này đã xây dựng được các cơ sở hạ tầng song hành với những cơ sở chính thức, của nhà nước. Hàng chục ngàn người tham gia vào các hợp tác xã. Trên thực tế những người tham gia phong trào không chỉ ngăn chặn chương trình hạt nhân mà trong nhiều trường hợp đã tự xây dựng được những cơ sở mới cho cuộc sống của cá nhân mình.
Năm 1985 ở Pháp đã có phong trào phản đối chương trình cải cách giáo dục, đánh vào túi tiền của tầng lớp sinh viên nghèo. Tất cả các trường đại học đều tham gia bãi khoá, riêng ở Paris đã có hơn một triệu sinh viên tham gia biểu tình phản đối. Kết quả: nhiều mục của chương trình cải cách đã phải huỷ bỏ.
Năm 1988 ở Anh có phong trào chống lại cải cách thuế khoá của chính phủ Thatcher. Chương trình này rõ ràng là một sự thụt lùi vì nó bổ một mức thuế đổ đồng theo đầu người, không phụ thuộc vào thu nhập thực tế. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình. Mười bốn triệu người không chịu đóng thuế. Tại trung tâm London có 250 ngàn người tham gia biểu tình và đụng độ với cảnh sát. Kết quả: mức thuế không được lòng dân bị bãi bỏ.
Năm 1995 tại Pháp 2 triệu công nhân và sinh viên đã tham gia một cuộc bãi công, bãi khoá kéo dài đòi huỷ bỏ một loạt cải cách hướng đến cắt bớt các ưu đãi xã hội và giảm hưu bổng. Các hiệp hội công nhân và sinh viên xuất hiện khắp nơi. Chính các tổ chức này chứ không phải bộ máy công đoàn chính thức, quan liêu quyết định phương sách đấu tranh và tiến hành đàm phán với chính quyền. Kết quả là chính phủ phải đưa một loạt sửa đổi chương trình cải cách.
Như nhà sử học và chính trị học hiện đại người Ý, Marco Revelli, đã viết: “Ta không nói về các cuộc cải tạo lớn, về đường sắt cao tốc, là những công trình có đầu tư lớn và hệ thống trung ương tập quyền. Ta nói về y tế cơ sở. Về giao thông trong các khu đô thị, về vệ sinh công cộng, về tổ chức thời gian rỗi, về giáo dục và nâng cao tay nghề, những việc đó có thể được các tổ chức tự quản hay các cá nhân riêng lẻ thực hiện, trên cơ sở tự nguyện... Khi đó sẽ cần đặt địa phương lên trước trung ương. Đồng thời sẽ phải công nhận “giá trị như nhau” của những khác biệt, sự thống nhất trong đa dạng và tiến đến một tình đoàn kết bình đẳng trong xã hội”
Những phong trào như vậy có trở thành một phản-lực mà từ đó sẽ xuất hiện các quan hệ phi độc đoán, phi toàn trị, các quan hệ dựa trên sáng kiến của chính quần chúng, dựa trên phong trào tự quản? Các sáng kiến đó có đủ sức ngăn chặn cuộc tấn công của làn sóng toàn trị mới? Chỉ có thời gian mới trả lời được mà thôi.
Lịch sử loài người chưa từng chứng kiến chế độ phát xít sinh thái. Nhưng cũng có thể coi cuộc thí nghiệm do "Khmer đỏ" tiến hành vào giữa những năm 70 của thế kỉ trước như một hình mẫu. Dựa vào sự ủng hộ của một bộ phận nông dân, Khmer đỏ đã quyết định lùa hết dân thành thị về nông thôn. Họ đã lợi dụng lòng căm thù của nông dân đối với thị trường, những khó khăn của họ khi sự tương trợ cộng đồng bị phá huỷ và có người còn coi thành phố như là nguồn gốc của cái xấu, của tham những, thuế khoá nặng nề, của cải phi pháp và nguốn gốc ô nhiễm môi trường sinh thái. Khmer đỏ tuyên bố diệt trừ các thành phố và văn hoá thành phố vì đấy là nguồn gốc mọi tệ đoan, mọi thói xấu trong xã hội. Các thành phố đều trở thành chỗ không người, dân chúng bị lùa hết về các "công xã" sản xuất ở nông thôn. Đấy là các trại lao động được tổ chức theo mô hình của nhà máy công nghiệp, được điều khiển từ một trung tâm duy nhất, bên dưới là các đội sản xuất gồm 12 đến 15 người, nhưng không có máy móc. Người già và người ốm bị loại bỏ theo kiểu "chọn lọc tự nhiên". Người ta phải làm những công việc nặng nhọc và chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn một lúc; họ chết vì bệnh, vì đói và kiệt sức, vì bị bọn cai hành hạ. Bên cạnh các trại lao động còn có cả các trại giết người nữa. Riêng trại S-21 đã giết chết 30 ngàn người. Chỉ có 7 tù nhân trại này sống sót.
Tôn giáo, các bài dân ca và phong tục cổ truyền đều bị cấm. Thiết chế gia đình cũng không được tha. Tất cả các gia đình đều bị coi là bất hợp pháp. Lãnh đạo các công xã tự chỉ định vợ chồng cho mỗi người và các cặp cũng chỉ được gặp nhau có 6 lần trong một năm. Các thành viên gia đình không được sống cùng nhau: trẻ con phải tách khỏi cha mẹ ngay từ năm lên 6 tuổi để đưa vào các trại giáo dưỡng nhằn đào tạo lớp người tuyệt đối trung thành với chế độ mới.
Sách bị coi là có hại và đem đốt hết. Giai cấp nông dân mới phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, lao động khổ sai còn đi kèm với giáo dục cải tạo theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người bất đồng chính kiến hoặc tỏ ra có cảm tình với trật tự cũ đếu bị giết hết. Trí thức, giáo viên, giảng viên đại học và nói chung những người biết chữ đếu bị thủ tiêu vì họ có thể đọc các tài liệu thù địch với lí tưởng Mácxít - Lêninít và có thể tuyên truyền các tư tưởng có hại trong quần chúng lao động. Tầng lớp tăng lữ, các nhà chính trị thuộc mọi xu hướng khác với đảng cầm quyền, những người có của cũng bị coi là những người thừa và bị thủ tiêu. 62 ngàn trong số 65 ngàn tu sĩ phật giáo bị giết trong 4 năm Khmer đỏ cầm quyền.
Mục đích của chế độ là xây dựng một nhà nước trên một ý thức hệ duy nhất và đồng chủng. Chính Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ đã ra sắc lệnh về việc triệt hạ các dân tộc ít người. Sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Hoa bị coi là mắc tội tử hình. Dân tộc Chăm bị thiệt hại nặng nề nhất: trong số hai trăm ngàn người vào năm 1975, sau khi chế độ Khmer đỏ sụp đổ chỉ chưa đầy một trăm ngàn người sống sót.
Theo đánh giá chung thì chế độ Khmer đỏ đã làm chết tổng cộng khoảng 2 triệu người, một số bị chết khi di chuyển từ thành phố về nông thôn (trước cuộc thí nghiệm 40% trong số 7 triệu dân Cămpuchia sống ở thành thị), một số bị chết vì không chịu nổi điều kiện sống quá ư thiếu thốn, vất vả, một số thì bị giết. Cuộc thí nghiệm kinh hoàng này chứng tỏ rằng việc phá huỷ một cách có hệ thống nền công nghiệp và bắt buộc mọi người phải trở về với đời sống nông nghiệp không những không đem lại hoà bình hạnh phúc của cuộc sống nông nghiệp cổ truyền mà chỉ gây ra biết bao tang tóc đau thương.
Các cuộc cải cách càng cấp tiến bao nhiêu thì việc đàn áp càng quyết liệt bấy nhiêu. Cuộc cải tạo ở Cămpuchia có thể coi là siêu cấp tiến, chưa từng có trong lịch sử loài người. Chưa có chế độ nào, kể cả trước và sau đó, từng tiến hành việc chặn đứng vòng quay của tiến bộ công nghệ như chế độ Khmer đỏ đã từng làm. Chưa bao giờ có những cuộc cải cách xã hội và diệt chủng tàn bạo đến như vậy. Trên thực tế chúng đã tổ chức được một lực lượng cảnh sát toàn trị, kết hợp được tư tưởng phát xít và chủ nghĩa bolsevic: tiêu diệt một cách có hệ thống các dân tộc ít người, nguyên tắc chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (những điểm cơ bản của tư tưởng phát xít) và đàn áp tôn giáo một cách khốc liệt, trên thực tế chúng đã tiêu trừ hoàn toàn truyền thống tôn giáo và các phong tục cổ truyền khác, can thiệp sâu vào đời sống riêng tư của người dân (chủ nghĩa bolsevic). Chưa có chế độ nào trong thế kỉ XX từng giết đến 28% dân của chính nước mình, Khmer đỏ có thể đã giật giải quán quân về lĩnh vực này (chính Pol Pot từng nói rằng Cămpuchia chỉ cần khoảng 1 triệu người là đủ). Nếu việc hạt nhân hoá và sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội ngày một giảm thiểu đến mức lối sống tập thể toàn trị trở thành hấp dẫn, còn cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu buộc chính phủ nhiều nước phải thay đổi triệt để điều kiện sống của dân chúng, đưa dân về sống ở nông thôn thì việc cải tạo xã hội và trấn áp sẽ sâu và rộng đến mức nào?
Đối trọng: Cộng đồng của các cộng đồng
Theo các nhà nghiên cứu thì trong tương lai có thể xảy ra hai khả năng: hoặc là nền kinh tế thị trường-công nghiệp hoá phải tự giới hạn, tự điều chỉnh hay sẽ nằm dưới quyền điều hành của các tổ chức sinh thái tự quản, các tổ chức này sẽ đặt ra các nguyên tắc kinh tế và tổ chức xã hội hoàn toàn mới, trên cơ sở phi công nghiệp hoá và phi thị trường; hoặc là nhà nước sẽ phải can thiệp, nhà nước sẽ đặt ra các hạn chế đối với công nghiệp, thậm chí giành toàn quyền quản lí xã hội (đấy chính là chủ nghĩa phát xít sinh thái).
Như vậy là đối trọng với chủ nghĩa phát xít sinh thái chính là tư tưởng thành lập các cộng đồng nhỏ, các cộng đồng này liên kết với nhau thành một hệ thống thông qua các dự án về kinh tế, văn hoá và xã hội. Dựa trên nguyên tắc do thành viên của các cộng đồng đặt ra như "phù hợp tự nhiên", tự hạn chế, tương trợ, sản xuất đủ dùng và trên cơ sở dân chủ trực tiếp cũng như tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số; hệ thống này có thể giúp tránh được vực thẳm của cuộc khủng hoảnh sinh thái trong tương lai. Để làm được việc này thì điều cần thiết là đa số dân chúng phải hiểu các vấn đề sinh thái và tự nguyện đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của xã hội và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các giải pháp được chọn. Đây không phải là một dự án nhất thành bất biến mà có thể chỉ là một hình thái sinh tồn mới của loài người, trong đó sự phát triển và sáng kiến cá nhân được kết hợp một cách hài hoà với sự đoàn kết và đùm bọc của cộng đồng. Hiện nay ý tưởng "cộng đồng của các cộng đồng" chỉ là một giả thuyết về một trong những con đường phát triển của nhân loại mà thôi. Nhưng theo ý kiến của Gorz, Bukchean ở đọan trên?) và nhiều lí thuyết gia về chủ nghĩa xã hội sinh thái và chủ nghĩa vô chính phủ sinh thái thì các sáng kiến về việc thành lập các cộng đồng văn hoá xã hội kiểu đó đã được hưởng ứng ở châu Âu và châu Mĩ trong ba mươi năm qua cho phép ta nghĩ rằng hình thái xã hội như vậy là một lựa chọn có thể được chấp nhận trong tương lai.
Mối đe doạ của chủ nghĩa phát xít sinh thái đã được nhiều nhà văn, nhà xã hội học, triết học, sinh thái học cảnh báo. Hiện không ai có thể nói xác suất xuất hiện chủ nghĩa phát xít sinh thái lớn đến mức nào. Nhưng chỉ nội khả năng là điều đó có thể xảy ra cũng buộc chúng ta phải chú ý đến những quá trình đang diễn ra trên thế giới này, buộc chúng ta phải lưu ý đến những hành vi và thái độ của chính mình.
Mà cũng có thể tiến bộ công nghệ sẽ giúp loài người giái quyết được các hậu quả của khủng hoảng môi sinh và quá trình quan liêu hoá xã hội hoặc là ngăn chặn được chính những quá trình này?
Hậu công nghiệp: Đối trọng của chế độ quan liêu toàn trị
"Cuộc cách mạng hậu công nghiệp đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta", Alvin Toffler đã viết như thế. Đi kèm với nó là các hiện tượng khủng hoảng đang diễn ra nhãn tiền khắp thế giới bởi vì các cuộc cải cách cấp tiến bao giờ cũng tạo ra khổ đau và không phải tất cả mọi người đều có thể suy nghĩ và thích nghi kịp với những biến đổi đang diễn ra nhanh chóng hàng ngày. Nhiều thứ sẽ phải chết đi và nhiều thứ khác sẽ còn được sinh ra. Nhưng công nghệ cao (hi tech) sẽ làm cho con người ngày một tự do hơn. Các chế độ toàn trị đã cáo chung cũng vì lí do đó. Kim tự tháp quan liêu quá nhiều tầng nấc, quá nhiều nhánh đã làm cho các chế độ này mất hết hiệu năng trong xã hội thông tin công nghệ cao hậu công nghiệp.
Công nghệ hậu công nghiệp là gì và có thể sử dụng chúng để thúc đẩy quá trình giải phóng con người được không? Đây trước hết là công nghệ vũ trụ, là việc sản xuất người máy và các máy tính công suất lớn và việc ứng dụng chúng vào công nghiệp và cuộc sống thường ngày; rồi các nguồn năng lương mới, công nghệ sinh học và các phương tiện chuyển tải và lưu trữ thông tin mới, v.v. Theo Toffler và Bell thì đặc trưng cơ bản của công nghệ mới là: trí thông minh nhân tạo, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Thái độ đối với công việc sẽ không còn như xưa, làm việc không còn là những động tác nhàm chán lặp đi lặp lại nữa, mà một quá trình chủ động, sáng tạo, người lao động sẽ có thể chủ động quyết định thời gian biểu của mình. Sẽ không còn những dây chuyền sản xuất hàng loạt nữa, thay vào đó là các chuyên gia có thể làm việc với các máy móc phức tạp và có thể tự mình ra quyết định. Thay cho những nhà máy với những dây chuyền to lớn, chuyên sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá là những đơn vị sản xuất nhỏ, sạch về mặt sinh thái với các chuyên gia có tay nghề cao. Thay vì những thiết bị năng lượng đồ sộ tàn phá môi sinh sẽ là những thiết bị nhỏ, gọn, sử dụng năng lượng của gió, thuỷ triều, các dòng hải lưu, mặt trời..v..v.. Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Còn sau đó… Dân tộc, quốc gia, các tổ hợp công ty, công nghiệp độc quyền, trung tâm truyền hình thống nhất, các tổ hợp tôn giáo bao gồm hàng triệu người - tất cả đều là sản phẩm của quá khứ, là kết quả của quá trình công nghiệp hoá. Trung ương tập quyền, bộ máy quan liêu, phương pháp quản lí toàn trị phù hợp với giai đoạn sản xuất công nghiệp với tối đa hoá, tập quyền hoá, tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá v.v. Tất cả sẽ đi dần vào quá khứ. Sẽ xuất hiện các quan hệ xã hội mới dựa trên cơ sở các khu vực nhỏ, tự trị, các đơn vị sản xuất không lớn, các tổ chức tôn giáo và văn hoá gọn nhẹ v.v. Đấy sẽ là các tổ chức bao gồm những người gần gũi với nhau về quan niệm, quyền lợi và nghề nghiệp v.v. Công nghệ mới sẽ giúp họ thu xếp cuộc sống riêng của mình, họ chỉ liên hệ với các nhóm khác khi thật cần thiết. Các hội đoàn như vậy sẽ hình thành và tan rã, sẽ liên kết với nhau thành mạng lưới, đồng thời phương tiện sản xuất và truyền thông hiện đại cho phép phát triển các mạng như thế trên toàn thể địa cầu. Ngoài các đặc trưng khác, đấy sẽ là một cơ cấu toàn cầu.
Thị trường và nền sản xuất hướng theo thị trường sẽ nhường chỗ cho sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng do các cá nhân hoặc những nhóm nhỏ thực hiện bởi vì "hi tech" cho phép dễ dàng điều chỉnh các thông số của sản phẩm. Máy tính và các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép kết nối tức thời giữa người sản xuất và người tiêu thụ nghĩa là có thể phát hiện được nhu cầu của dân chúng bằng phương pháp dân chủ trực tiếp. Sự chia tách giữa sản xuất và tiêu thụ vốn là đặc trưng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá sẽ bị xoá bỏ. Thay cho quảng cáo sẽ là sự liên hệ trực tiếp, thực chất là xoá bỏ biên giới giữa sản xuất và tiêu thụ, người sử dụng có thể quyết định các thông số của sản phẩm hoặc là trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra sản phẩm.
Thay cho các tổ chức buôn bán, công nghiệp, tài chính to lớn là các tổ chức hoàn toàn mới, các tổ chức dựa trên cơ sở phi tập trung hoá, gồm nhiều trung tâm tài chính nhỏ phân bố theo khu vực, buôn bán lẻ, v.v. Nền dân chủ đại diện cũng sẽ trở thành dân chủ trực tiếp hoặc bán trực tiếp dựa trên cơ sở tìm hiểu nguyện vọng và quyền lợi của từng cá nhân riêng lẻ hay của nhóm nhỏ bằng máy tính và các phương tiện truyền thông khác. Như vậy là nhiều vấn đề liên quan đến việc cá nhân bị cơ cấu công nghiệp quan liêu to lớn đè nén sẽ trở thành quá khứ vì chính các cơ cấu này sẽ trở thành quá khứ, thay vào đó sẽ là các thiết chế xã hội mới, dân chủ hơn nhiều.
...Hay là nguy cơ một nền chuyên chế toàn trị mới?
Chưa thể nói quan điểm của Alvin Toffler và các môn đệ là đúng hay sai. Nhưng cần phải ghi nhận một điều là có vẻ như ông đã không chú ý đến một trong những mâu thuẫn cơ bản nhất của nền văn minh hiện đại - đấy là sự bất tương xứng giữa thiết bị công nghệ cao và trình độ văn hoá và đạo đức thấp của loài người hiện nay. Con người có biết cách sử dụng các công nghệ mới để mang lại hạnh phúc cho chính mình? Chiến tranh thế giới thứ hai, trại tập trung và hệ thống toàn trị… tất cả dường như mới xảy ra gần đây. Còn gì đáng sợ hơn một kẻ dã man được trang bị hệ thống máy tính và công nghệ sinh học? Tổng thống Bush đã tỏ ra ngạc nhiên khi nói rằng có nhiều người không chia sẻ "các giá trị Mĩ" rồi sau đó hạ lệnh cho máy bay đi bắn phá Iraq. Một uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc công nhận rằng theo quan điểm của ông ta thì người Âu châu không bằng một con chó vì "dù sao chó cũng không giả bộ làm người". Hơn nữa liệu nền công nghệ mới, một nền công nghệ sinh ra trong lòng xã hội hiện đại có mục đích giải quyết những nhiệm vụ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, có thể góp phần vào việc giải phóng con người không? Cuối cùng, công nghệ có dẫn đến việc hình thành những hệ thống quản lí xã hội mới, cực kì phức tạp, cung cấp cho hệ thống quan liêu những phương tiện nô dịch mới, làm cho nó ngày một mạnh thêm?
Các cuốn sách của Alvin Toffler ra đời cách đây hơn hai mươi năm, đã đến lúc đánh giá một số kết luận được nêu trong đó. Đúng là với việc áp dụng tự động hoá trong những năm 60 và 70, cách mạng máy tính và hệ thống internet trong những năm 90, việc áp dụng "hi tech" trong tất cả các lĩnh vực như sản xuất, giáo dục, y học…đã làm diện mạo trái đất thay đổi hoàn toàn. Đúng là một số công nghệ mới chứa trong lòng nó tiềm năng mà Toffler và những lí thuyết gia về hậu công nghệ đã viết. Thí dụ số người tự sản xuất, những người có quyền làm chủ các kết quả công việc của mình đang ngày một tăng lên. Số lượng các đơn vị sản xuất nhỏ, tự chủ với các biện pháp tự quản cũng ngày một tăng. Internet đã tạo điều kiện cho người dân ở những vùng khác nhau, những nước khác nhau có thể liên lạc trực tiếp và tư do trao đổi ý kiến.
Nhưng còn một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng. Thay cho các chính phủ quốc gia với những bộ máy quan liêu là siêu nhà nước-lục địa với những bộ máy siêu quan liêu của chúng. Bộ máy quan liêu tập quyền của Liên hiệp Âu châu đã kịp đưa ra hàng loạt cấm đoán và "chỉ thị quan trọng”, thí dụ như những hướng dẫn về kích thước bao cao su hay đường kính quả cà chua. Hay tổ chức IMF, theo nhà kinh tế học và chính trị học Nga, Boris Kagarliski, thì "quá nhiều chỉ đạo đến nỗi gần đây đối với một số nước hợp tác với tổ chức này thì nội việc nuôi bộ máy quan liêu đủ sức xử lí số liệu cũng đã trở thành vấn đề rồi". Cũng khó mà khác được bởi vì nền kinh tế thống nhất toàn cầu đòi hỏi phải có một hệ thống điều tiết toàn cầu.
Chỉ có các công ty lớn mới đủ sức áp dụng các sáng kiến mới, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (chỉ có các công ty này đủ vốn), các công ty nhỏ, xây dựng theo sơ đồ mạng đã thành hiện thực, nhưng đồng thời trong những năm 80 và 90 cũng có một làn sóng hợp nhất các công ty chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hiện nay 2/3 nền kĩ nghệ thế giới nằm trong tay khoảng 500 tập đoàn siêu quốc gia, tất nhiên là quyền lực kinh tế và chính trị cũng tập trung vào tay các tập đoàn này. Trong khi đó hàng ngàn những nhóm sản xuất nhỏ và hàng triệu những "người sản xuất riêng lẻ mới" sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau trong việc nhận hợp đồng từ những trung tâm tài chính và như vậy họ cũng không còn được độc lập với các tập đoàn siêu quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nữa.
Máy tính không chỉ được sử dụng để tìm hiểu nhu cầu của xã hội mà còn có thể được các chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn lợi dụng nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với xã hội. Đối với các tập đoàn kinh tế và chính trị thì càng ngày con người càng trở nên "trong" hơn: nhờ bộ nhớ của máy tính người ta có thể tìm thấy trong chớp mắt một khối lượng thông tin khổng lồ, từ phiếu của bác sĩ tâm lí đến thư từ trao đổi giữa các cá nhân với nhau. Tất nhiên là có luật điều chỉnh việc sử dụng máy tính trong việc kiểm soát. Nhưng luật cũng chẳng có nghĩa lí gì, nhất là khi một người nào đó bị những tổ chức của chính phủ hay tư nhân quan tâm.
Hậu công nghiệp cho đến nay vẫn không giải quyết được vấn đề sinh thái. Vẫn còn đó cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các tập đoàn với nhau nhằm giành giật thị trường hàng hoá và dịch vụ, vẫn còn đó việc mở rộng sản xuất nhằm tăng cường quyền lực kinh tế và chính trị của các tập đoàn, vẫn còn đó ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ, kết quả là tiêu thụ vẫn ngày một tăng thêm; tất cả những điều vừa kể nhất định sẽ dẫn đến việc tăng như cầu về năng lượng. Lại phải xây thêm những thiết bị sản xuất năng lượng to lớn hơn nữa vì các nguồn năng lương mới chưa đáp ứng được như cầu của công nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm các chất phóng xạ, trái đất bị nóng lên, v.v. vẫn còn đó.
"Marketing" hậu công nghiệp càng làm cho sản xuất tăng cường ưu thế của nó so với tiêu thụ. Trước đây nếu mỗi loại hàng hoá chỉ có vài kiểu mẫu đã được tiêu chuẩn hoá thì ngày nay các công ty đang đổ lên đầu người tiêu thụ hàng trăm kiểu mẫu, có thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của người tiêu thụ đang tăng lên, ngược lại, chính khả năng lèo lái dư luận của người sản xuất đang được tăng cường. Ngay trong khi tạo ra sản phẩm cũng như khi quảng cáo chất lượng của nó người ta đã sử dụng tất cả: từ nhu cầu có thật cho đến tình cảm, tính tự tôn, sự lo lắng của người tiêu dùng; tất cả đều được đẩy đến cao trào miễn sao người tiêu thụ mua sản phẩm là được. Như vậy là hậu công nghiệp không hoá giải được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại, đấy là ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Ngược lại, nó đang phát triển thêm xu hướng được mô tả trong tất cả cách sách giáo khoa về marketing: "các công ty không đáp ứng mà là tạo ra như cầu". Từng người, sau khi đã bị "xử lí" sẽ chỉ còn thấy ý nghĩa duy nhất của cuộc đời là mua sản phẩm tiêu dùng (của hãng cụ thể nào đó). Phải tìm được cơ chế tâm lí để có thể "giam" anh ta vào hàng hoá của công ty mình, làm cho hắn "nghiện" hàng của mình như nghiện ma tuý vậy. Rồi còn nền công nghiệp quảng cáo hùng hậu nữa, nó cũng tác động vào tâm lí người tiêu dùng. Nó thôi miên vào đầu óc người ta: "Hãy làm như quảng cáo nói, hãy mua cái quảng cáo bảo, chỉ có như vậy ngươi mới thành người hấp dẫn hay ít nhất ngươi cũng giữ được cái độc đáo của cá nhân mình".
Việc phát triển mạng lưới truyền hình không chỉ tạo ra các "hệ thống truyền hình khu vực" như Toffler tiên đoán mà còn dẫn đến việc thành lập nhiều tập đoàn thông tin toàn cầu, những tập đoàn này liên tục đổ lên đầu khán, thính giả của chúng biết bao nhiêu quảng cáo về kinh tế và chính trị. Thực ra hiện nay thương mại và chính trị cũng chẳng khác gì nhau, ở đâu cũng là những cuộc trình diễn (show), ở đâu cũng áp dụng kĩ nghệ marketing. Đấy là chưa nói lợi nhuận trong kinh doanh và chính trị còn hoà quyện với nhau thành lợi ích chung của ai đó.
Các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành phương tiện chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nữa. Năm 1990, trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống Iraq, hãng thông tấn PR của Mĩ đã nhận được đơn đặt hàng của chính phủ trong việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền chống kẻ thù tương lai. Người ta đã cho phát tán thông tin về việc dường như binh lính Iraq tàn sát trẻ con Kuwait, sau này mới rõ là đấy chỉ là tin vịt. Nhưng bằng những cách tuyên truyền có chủ đích như vậy người ta đã lái được công luận và cả quốc hội ngả sang ủng hộ cuộc chiến. Trong thời gian chiến tranh ở Bosnia và Herzegovina trong thập kỉ 90 các phương tiện truyền thông đại chúng và các hãng thông tấn khối NATO đã tung ra các thông tin một chiều có lợi cho những người hồi giáo Bosnia, tạo ra cảm giác rằng chỉ có những nhóm vũ trang người Serbi là có lỗi trong những hành động bạo ngược chống lại thường dân. Đấy chính là lí do để người ta ném bom vào khu vực người Serbi. Năm 1998-1999, tại Kosovo tình hình cũng tương tự như vậy nhưng mức độ nghiêm trọng hơn: các phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được dân chúng phương Tây rằng hành động của người Serbi ở Kosovo có thể so sánh với những hành động tàn bạo của bọn phát xít trong thế chiến thứ hai, đồng thời những hành động bạo ngược của người Albania thì bị dấu nhẹm đi. Sau đó chính phủ các nước NATO tiến hành ném bom Nam tư, dường như để "đáp ứng nguyện vọng của xã hội". "Kosovo là cuộc chiến tranh thông tin đầu tiên", người phát ngôn của NATO, ông Shia, đã nói."Các nhà báo, giống như binh sĩ, họ có trách nhiệm giảng giải cho xã hội biết ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến này. Nhiệm vụ của tôi là động viên họ thể hiện sự chân thành của những động cơ và hành động của chúng ta”
Truyền hình Nga, đặc biệt là các hãng thân chính phủ như ORT và RTR cũng có hành động tương tự khi loan tin về những hành động tàn bạo của du kích chống chính phủ ở Chechnya, trong khi lờ đi những tội ác chống lại loài người trong các vụ oanh kích của không quân Nga vào các khu dân cư hoặc trong thời kì “thanh lọc”. Tính chất khách quan giả tạo của truyền hình có sức thuyết phục bởi vì nó không chỉ thông báo các sự kiện mà còn chiếu các đoạn phim kèm theo lời bình. Tất nhiên phim và bình luận bổ sung cho nhau, tạo ra một bức tranh nhất định về sự kiện, tất cả những gì vượt ra ngoài bức tranh ấy đều bị bỏ qua, không có trong phim cũng chẳng được đưa vào lời bình. Cũng như quảng cáo, khán giả bị ép phải xem một bức tranh nhất định, vị trí cũng như kịch bản hành vi của anh ta cũng được xác định trước rồi. Đây không phải là đặc trưng riêng của quảng cáo và các buổi tuyên truyền chính trị mà là của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Như vậy là người ta không cảm nhận các sự kiện một cách trực tiếp mà là gián tiếp, không sống bằng trái tim và khối óc của mình mà là đóng vai khán giả hoặc diễn viên của một vở diễn do người khác làm đạo diễn. Vấn đề không phải là và không chỉ là vô tuyến nói dối mà trước hết là nó tạo ra một thế giới ảo, trong đó mỗi người không còn là các cá nhân độc lập nữa mà đã trở thành những khán giả và diễn viên của những vở kịch. Một tờ báo bán tương đối chạy ở Nga, tờ “Ngày nay”, từng viết: “...Không được quên rằng truyền hình là một bộ điều tiết xã hội đầy quyền năng, một trong những đòn bảy quyền lực, nó làm cho hành vi của dân chúng trở thành dự đoán được, nó tạo ra khung hành vi...”
Hiện thực hậu công nghiệp chứa trong mình nó không chỉ những tiềm năng mà Toffler đã mô tả một cách đầy nhiệt tình mà còn chứa những xu hướng, thí dụ như nhà văn Nga Dinoviev đã viết: “Công nghệ mới đã mở rộng vô cùng vô tận tiềm năng của con người...nhưng cũng đặt con người đối diện với nguy cơ của tình trạng nô lệ mới dựa trên sự kiểm soát bằng máy tính, mánh khoé của quảng cáo và hiện thực ảo của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực chất của tình trạng này là người ta trở thành “trong suốt” trước chính quyền và các tổ hợp công ty và bị xỏ mũi một cách triệt để”.
Nô dịch tích cực và hiện đại hoá hậu công nghiệp
Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho hình thức quản lí hành chính quan liêu bao cấp trở thành không hiệu quả. Trong công nghiệp các tầng nấc trong bộ máy càng ngày càng ít đi, quản lí càng ngày càng mềm dẻo hơn. Việc đưa các nhóm gọi là “nhóm chất lượng” vào hoạt động trong các xí nghiệp Tây Âu, đặc biệt là tại Nhật đã trở thành lí do để các môn đồ của lí thuyết hậu công nghiệp nói đến việc tăng cường vai trò và ảnh hưởng của từng các nhân cũng như của các đội sản xuất nhỏ. Vậy nhóm chất lượng là gì? Đấy là các nhóm nhân viên họp lại với nhau để cùng thảo luận các sáng kiến cải tiến kĩ thuật và đề đạt với cấp trên. Tất nhiên là người quản lí sẽ có quyết định cuối cùng. Nhưng ý kiến của các nhân viên đã được lắng nghe và trong trường hợp áp dụng thành công sáng kiến thì các nhân viên có công sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Như vậy là, theo các lí thuyết gia hậu công nghiệp, vai trò của các cá nhân và tập thể đã được nâng lên và cũng có nghĩa là lao động của họ đã có tính sáng tạo. Nhưng lại cũng có ý kiến cho rằng việc động viên năng lực của nhân viên trong nền sản xuất hiện đại không làm cho họ được tự do hơn, mà ngược lại, lại tạo ra những cơ chế kiểm soát và động viên có tính toàn trị mới.
Nguy cơ này đặc biệt rõ ở những nơi có các loại xí nghiệp gọi là “hương nghiệp” (chủ yếu là ở những nước như Nhật, Nam Triều tiên, Trung quốc, tuy nhiên công nghệ quản lí kiểu này cũng đang được áp dụng và ngày càng mở rộng ở Tây Âu, Mĩ, Nam Mĩ và cả nước Nga nữa). Công nghệ gì vậy? Đấy là một hình thức quản lí hiện đại, trong đó người nhân viên phải đồng nhất quyền lợi của mình với quyền lợi của doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích và ý nghĩa cuộc đời của anh ta là sự hiệu quả và sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Không quản lí nhân viên theo kiểu hành chính quan liêu được nữa thì ngược lại, cần phải cho anh ta thể hiện sáng kiến với hi vọng rằng anh ta sẽ đồng hoá mình với doanh nghiệp, với ban lãnh đạo, để anh ta trung thành tuyệt đối và tận tuỵ phục vụ chăng?
“Trong “các nhóm chất lượng” công nhân được huấn luyện để tự cảm thấy mình không chỉ là một phần của “của công ty” mà còn xem xét công ăn việc làm của mình trên quan điểm của người quản lí nữa”, Karl-Heinz Roth đã viết. “Nhà doanh nghiệp phải thường xuyên can thiệp và “hướng dẫn” công tác của các nhóm này cho đến khi trong đó xuất hiện những “con diều hâu” thường xuyên đề đạt kiến nghị lên cấp trên. Một đội trưởng thường đảm trách luôn chức vụ nhóm trưởng và tổ trưởng công đoàn và đấy chính là điểm tựa của chế độ toàn trị của ban quản lí xí nghiệp đối với doanh nghiệp. Các nhóm chất lượng buộc công nhân phải làm hết sức mình, còn những người vì lí do nào đó mà cản trở sản xuất sẽ bị tập thể phê bình và cắt tiền thưởng”.
Đấy chính là “hệ thống quản lí bằng stress”, nó có thể tồn tại lâu như vậy là do ban quản trị các doanh nghiệp đã tạo lập được một sự quản lí toàn diện và có tổ chức đối với tập thể người lao động. Mọi hành vi vượt ra khỏi qui ước hoặc bất kì biểu hiện chống lại quyết định nào của “nhóm chất lượng” hay tổ chức công đoàn đều bị xử lí nghiêm khắc. Ví nếu không có sự đồng thuận của tất cả mọi người, ngay cả người làm công nhật thì toàn bộ hệ thống không thể hoạt động được. Những thủ tục như đồng ca bài hát truyền thống của doanh nghiệp, xếp hàng chào nhau buổi sáng, v.v., giống như thời phát xít đều có chung mục đích là loại trừ mọi “điểm nóng”. Công nhân hãng Nissan từng kể trong một hội nghị công đoàn ở Barcelona (1991) rằng ở Nhật đang có biểu hiện của một cuộc khủng hoảng đã cận kề. Theo lời họ thì “stress cả về thể xác và tâm hồn đè lên các tập thể lao động đã vượt mọi giới hạn và đang trở thành vấn đề”. Điều lí thú là nếu trong những năm 50 các quan hệ như thế là nhằm làm cho người lao động gắn bó với xí nghiệp, họ không bao giờ bị cho thôi việc thì hiện nay sự đồng thuận mang tính toàn trị đi liền với việc cho thôi việc hàng loạt.
Vở kịch sản xuất trong đó mỗi người được giao một vai, việc tự đồng hoá với doanh nghiệp, lời thề trung thành với nó; tất cả những điều đó hoà quyện với vở kịch tiêu thụ các hàng hoá hoặc tin tức chính trị như đã nói ở trên. Vòng tròn đã khép kín. Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội hậu công nghiệp ngay từ tuổi ấu thơ đã là người tham gia và con tin của các “đại hí trường”. Hoàn toàn có khả năng là trong tương lai, trên khắp mọi ngóc ngách của hành tinh, dù dưới những mặt nạ khác nhau, đâu đâu cũng là một “hí trường” ồn ào, mà nội dung chính của nó là lợi ích vật chất và ước muốn nô dịch toàn diện. Mặt trái của nó là sự suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân, sự xuống cấp của văn hoá, là chiến tranh do sự đụng độ quyền lợi giữa các thế lực đang điều khiển thế giới, và khủng hoảng sinh thái. Không được quên rằng chúng ta đã phần nào thuộc về chính cái tương lai đó.
Đối trọng
G. Orwell, tác giả của rất nhiều tiểu luận về các vấn đề văn học, xã hội học và triết học, nổi tiếng với tác phẩm «1984», mô tả xã hội toàn trị. Nhưng ít người biết rằng Orwell cũng không hoàn toàn ưu ái xã hội dân chủ tự do đương thời, ông gọi đấy là xã hội băng đảng. Theo quan niệm của Orwell, chỉ có phong trào chống đối có tính quần chúng thỉnh thoảng lại làm nổ tung xã hội dân sự phương Tây mới có thể ngăn chặn nó trượt xuống tình trạng bạo ngược của chế độ toàn trị. Đồng thời những thũ lĩnh băng đảng-cầm quyền cũng nhận thức được hậu quả của các phong trào chống đối đó, họ sẽ phải cố giữ cho mọi việc nằm trong “khuôn khổ”, không dám làm những việc có thể đưa đến sự giận dữ của toàn xã hội.
Hannah Arendt cũng có quan niệm phê phán đối với xã hội hạt nhân phương Tây, cũng như nguyên tắc dân chủ đại diện và phổ thông đầu phiếu. Lí tưởng của bà là nền dân chủ và tự do của các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại chứ không phải là các nước Âu, Mĩ ngày nay. Theo quan niệm của bà chính các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại, nhỏ bé, nơi các vấn đề quan trọng sống còn được giải quyết trong các cuộc hội nghị toàn dân mới đúng là “vương quốc của tự do”. Dân chủ tại các quốc gia đó được xây dựng trên cơ sở sự tham gia của toàn dân vào đời sống xã hội, trong khi ngày nay người ta chỉ chú ý đến đời sống riêng tư. “Tham gia” đòi hỏi người ta phải nỗ lực và tích cực chứ không đơn thuần là đi bỏ phiếu. Tương tự như các thành phố-quốc gia, Arendt cho rằng môi trường thuận lợi nhất cho người ta “tham gia” chính là các tổ chức tự nguyện ở địa phương được thành lập theo sáng kiến của chính người dân. Không phải ngẫu nhiên mà bà coi một trong những hậu quả nghiệm trọng nhất của chế độ toàn trị chính là việc đàn áp sáng kiến tự do, tự phát của con người và chính những sáng kiến đó là biểu hiện của tinh thần cuộc chiến đấu chống lại chế độ toàn trị. Một nhà nghiên cứu nổi tiếng khác, ông Erich Fromm cũng có quam điểm tương tự. Nhà nghiên cứu chế độ toàn trị người Pháp, Guy Debord, coi những cuộc hội nghị của người lao động và các hội đồng đại biểu của họ là phương cách duy nhất để thiết lập mối liên kết sống động giữa người với người và đấy cũng là quá trình tạo lập sự quản lí xã hội một cách trực tiếp.
Liệu có mâu thuẫn không? Chính các hệ thống toàn trị cũng đã từng lợi dụng tính tích cực của quần chúng – “sáng tạo sống động của quần chúng”, như V. Lênin từng viết và Hitler từng sử dụng. Nhưng tất cả những sáng kiến của quần chúng trong các chế độ và phong trào toàn trị là được tổ chức, hướng dẫn, điều khiển từ bên trên, bởi lãnh tụ, còn những người bị lôi kéo vào chỉ là những con rối chứ không phải là những người tự nguyện tham gia để góp phần tổ chức chính đời sống của mình, theo ý mình.
Ngoài ra liệu có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc hạt nhân hoá xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, sự ghẻ lạnh của con người với nhau, sự phát triển của bộ máy quan liêu và các phương tiện điều khiển dư luận nếu không quay về với đời sống phù hợp tự nhiên.
Một người vô chính phủ, thành viên tích cực của phong trào FORA (một liên hiệp công đoàn có khoảng 200.000 đoàn viên, có thời là liên hiệp công đoàn lớn nhất Argentina) Abad de Santilian từng tuyên bố: “Không chỉ chủ nghĩa phát xít mà ngay nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thức bạo hành nguy hiểm nhất.... Bộ máy tư bản, nếu nó vẫn cứ còn như hiện nay thì trong tay chúng ta nó sẽ không phải là phương tiện để giải phóng con người, con người sẽ vẫn bị cái cơ chế này đè nén”. Santilian còn tuyên bố: “Công nghiệp hoá không phải là điều kiện cần. Con người đã sống hàng ngàn năm không có công nghiệp hoá, hạnh phúc của con người không phụ thuộc vào công nghiệp hoá”. Một người vô chính phủ Argentina khác, ông Ismael Marti, từng nói: “Không được chỉ nghĩ đến sản xuất mà phải nghĩ nhiều đến con người. Không phải con người sống vì xã hội mà xã hội có là vì con người”. Ông còn kêu gọi «trở về với tự nhiên, trở về với đời sống nông nghiệp. Chỉ có như vậy ta mới có thể vượt qua được nền sản xuất hàng hoá và trở về với cách phân phối tự nhiên”.
Có thể giả định rằng một phần nào đó của công nghệ hiện đại sẽ được sử dụng vào mục đích giải phóng con người và xã hội, nhưng tất cả các công nghệ đó sẽ chẳng mang lại điều gì khác hơn là tái tạo lại sự ghẻ lạnh giữa người với người và sự mất tự do (dù là dưới một dạng khác). Vì rằng những tập thể tự quản nhỏ sẽ không thể nào kiểm soát được quá trình sản xuất và trao đổi cực kì phức tạp, vốn là một phần tất yếu của các hệ thống công nghiệp và hậu công nghiệp toàn cầu hiện nay, họ không thể nào hiểu được bản chất của quá trình này. Việc hiểu biết một cách vụn vặt, rời rạc chứ không phải tổng thể cả quá trình sẽ đưa đến việc quá chuyên môn hoá và nhóm nọ không thể nào hiểu được mục đích cũng như quyền lợi của các nhóm khác (như thế sẽ không thể nào quản lí được xã hội). Như vậy là nhất định phải thành lập một bộ máy quan liêu-kĩ trị, bộ máy đó sẽ làm nhiệm vụ điều tiết toàn bộ xã hội. Công nghệ hậu công nghiệp sẽ cung cấp cho bộ máy đó những khả năng chưa từng có và sẽ dẫn tới những hình thức kiểm soát xã hội toàn trị mới về chất.
Lịch sử hiện đại phương Tây đã từng biết đến các phong trào quần chúng mạnh mẽ bao gồm cả các thành tố tự quản. Nhờ kết hợp các hành động bất tuân dân sự (biểu tình phản đối, bãi công, phong toả các con đường…) và các hoạt động có tính xây dựng như thành lập các hiệp hội độc lập, các quĩ tương trợ, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, trường học, chính quyền tự quản, các trung tâm văn hoá, nên các phong trào này đôi khi đã giành được những thành tích đáng kể. Như vậy là, quần chúng, một mặt đã cố gắng điều chỉnh hành vi của chính quyền, nhưng mặt khác đã cố gắng thành lập ra những hệ thống xã hội trên cơ sở đồng thuận và tôn trọng quyền cũng như sự tự do của mỗi thành viên. Nói một cách khác đây chính là những nhóm nhỏ trong đó mọi người quan hệ với nhau một cách thân thiện và gắn bó với nhau nhờ sự tương đồng về quyền lợi. Các nhóm đó tạo cho người ta điều kiện tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề, sống một cách trọn vẹn chứ không chỉ là người tham gia vào các vở kịch do các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước và các công ty lớn đạo diễn nữa.
Trong những năm 70 và 80 ở Cộng hoà dân chủ Đức đã từng có những phong trào quần chúng rộng lớn trong việc bảo vệ môi sinh, chủ yếu là để chống lại việc xây dựng các nhà máy điện và các cơ sở hạt nhân khác. Đã có hàng triệu người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối và phong toả các công trường xây dựng. Phong trào này đã xây dựng được các cơ sở hạ tầng song hành với những cơ sở chính thức, của nhà nước. Hàng chục ngàn người tham gia vào các hợp tác xã. Trên thực tế những người tham gia phong trào không chỉ ngăn chặn chương trình hạt nhân mà trong nhiều trường hợp đã tự xây dựng được những cơ sở mới cho cuộc sống của cá nhân mình.
Năm 1985 ở Pháp đã có phong trào phản đối chương trình cải cách giáo dục, đánh vào túi tiền của tầng lớp sinh viên nghèo. Tất cả các trường đại học đều tham gia bãi khoá, riêng ở Paris đã có hơn một triệu sinh viên tham gia biểu tình phản đối. Kết quả: nhiều mục của chương trình cải cách đã phải huỷ bỏ.
Năm 1988 ở Anh có phong trào chống lại cải cách thuế khoá của chính phủ Thatcher. Chương trình này rõ ràng là một sự thụt lùi vì nó bổ một mức thuế đổ đồng theo đầu người, không phụ thuộc vào thu nhập thực tế. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình. Mười bốn triệu người không chịu đóng thuế. Tại trung tâm London có 250 ngàn người tham gia biểu tình và đụng độ với cảnh sát. Kết quả: mức thuế không được lòng dân bị bãi bỏ.
Năm 1995 tại Pháp 2 triệu công nhân và sinh viên đã tham gia một cuộc bãi công, bãi khoá kéo dài đòi huỷ bỏ một loạt cải cách hướng đến cắt bớt các ưu đãi xã hội và giảm hưu bổng. Các hiệp hội công nhân và sinh viên xuất hiện khắp nơi. Chính các tổ chức này chứ không phải bộ máy công đoàn chính thức, quan liêu quyết định phương sách đấu tranh và tiến hành đàm phán với chính quyền. Kết quả là chính phủ phải đưa một loạt sửa đổi chương trình cải cách.
Như nhà sử học và chính trị học hiện đại người Ý, Marco Revelli, đã viết: “Ta không nói về các cuộc cải tạo lớn, về đường sắt cao tốc, là những công trình có đầu tư lớn và hệ thống trung ương tập quyền. Ta nói về y tế cơ sở. Về giao thông trong các khu đô thị, về vệ sinh công cộng, về tổ chức thời gian rỗi, về giáo dục và nâng cao tay nghề, những việc đó có thể được các tổ chức tự quản hay các cá nhân riêng lẻ thực hiện, trên cơ sở tự nguyện... Khi đó sẽ cần đặt địa phương lên trước trung ương. Đồng thời sẽ phải công nhận “giá trị như nhau” của những khác biệt, sự thống nhất trong đa dạng và tiến đến một tình đoàn kết bình đẳng trong xã hội”
Những phong trào như vậy có trở thành một phản-lực mà từ đó sẽ xuất hiện các quan hệ phi độc đoán, phi toàn trị, các quan hệ dựa trên sáng kiến của chính quần chúng, dựa trên phong trào tự quản? Các sáng kiến đó có đủ sức ngăn chặn cuộc tấn công của làn sóng toàn trị mới? Chỉ có thời gian mới trả lời được mà thôi.
Nguồn: Nguyên bản tiếng Nga: Nguyên bản tiếng Nga:http://avtonom.org/pub/magid_total.html, 09.7.2003
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét