Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp sau vụ 3 tàu Hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu và tiếp đó là việc Hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sự viện diễn ra tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Xung quanh sự kiện này, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng, động thái này của Trung Quốc xuất phát từ tình hình trong nội bộ Trung Quốc có bất ổn, thời gian gần đây khu vực Nội Mông của Trung Quốc có thể trở thành điểm nóng, nên Trung Quốc đã gây ra vụ việc ngày 26/5 để hướng dư luận ra bên ngoài.
Bên cạnh vụ việc tại Nội Mông, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây. Ngoài ra có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 ngày 26/5, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích khác như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não.Hôm 16/5 Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã thăm Mỹ trong 8 ngày, đây lại là chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sau 7 năm. |
Giới phân tích còn cho rằng, Trung Quốc đang có ý đồ về dầu mỏ, bởi 3 ngày trước đó, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng nước sâu 3.000m đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Trước đây, CNOOC chỉ khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300m trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thuỷ, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở biển xa, góp phần giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc, theo phương châm là, “ai đến trước thì được trước”.
Với việc ráo riết gây sức ép với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn mới cụ thể hoá việc đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò”, chiếm 80% Biển Đông.
Kế hoạch này kết hợp với ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc diễn ra suốt từ cuối năm ngoái đến nay để tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á, nhằm gây trở ngại cho ASEAN đưa ra lập trường chung tại các cơ chế ASEAN-2011. Vụ 26.5 là một động thái thăm dò mức độ phản ứng của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, nhân hành động này Trung Quốc muốn thử thái độ và thăm phản ứng của Mỹ sau các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự dồn dập vừa qua tại Washington. Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/5, khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Trước đây, CNOOC chỉ khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300m trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thuỷ, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở biển xa, góp phần giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc, theo phương châm là, “ai đến trước thì được trước”.
Với việc ráo riết gây sức ép với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn mới cụ thể hoá việc đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò”, chiếm 80% Biển Đông.
Kế hoạch này kết hợp với ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc diễn ra suốt từ cuối năm ngoái đến nay để tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á, nhằm gây trở ngại cho ASEAN đưa ra lập trường chung tại các cơ chế ASEAN-2011. Vụ 26.5 là một động thái thăm dò mức độ phản ứng của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, nhân hành động này Trung Quốc muốn thử thái độ và thăm phản ứng của Mỹ sau các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự dồn dập vừa qua tại Washington. Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/5, khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ngày 31/5, tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert F. Willard, nói với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cho biết người Mỹ muốn tham gia đối thoại phi chính thức với các bên đòi chủ quyền trên Biển Đông để giải thích lý do quân Mỹ có mặt tại vùng biển này.
Đài Tiếng nói nước Nga bình luận rằng, bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét