Thượng sĩ Jeff Mellinger, được coi là binh sĩ Mỹ bị gọi quân dịch
cuối cùng thời chiến tranh Việt Nam, sẽ giải ngũ vào Mùa Hè năm nay,
sau 39 năm phục vụ quân đội. (Hình: AP Photo/Alex Brandon)
cuối cùng thời chiến tranh Việt Nam, sẽ giải ngũ vào Mùa Hè năm nay,
sau 39 năm phục vụ quân đội. (Hình: AP Photo/Alex Brandon)
Trong khi hầu hết binh sĩ Mỹ chỉ phục vụ hai năm, thượng sĩ Mellinger coi quân đội như gia đình và chọn phục vụ lâu dài.
“Tôi nghĩ là tôi thích quân đội. Ðó là lý do chính. Tôi thích làm lính và sống với lính,” ông nói.
Khi chàng thanh niên 19 tuổi Jeff Mellinger nhận giấy gọi quân dịch năm 1972 tại nhà mình ở Eugene, Oregon, hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đã bị thiệt mạng tại Việt Nam. Phong trào phản chiến tràn lan. Giấy gọi quân dịch bị đốt và những người lính trở về đều bị ruồng bỏ. Quân đội lúc đó bị coi rẻ.
Nhưng Jeff Mellinger lại rất tự hào khi nhận lá thư từ Tòa Bạch Ốc, trong đó Tổng Thống Richard Nixon viết cho anh.
“Tôi mở ra và lá thư được viết ‘Ðây là lời chào từ tổng thống Hoa Kỳ’. Tôi thắc mắc: ‘Ái chà, tổng thống biết mình hả?’” thượng sĩ Mellinger vừa cười vừa nói. “Ðó là một lá thư viết sẵn và cho biết là bạn tôi và hàng xóm của tôi đã lựa chọn tôi gia nhập quân đội và tôi phải chuẩn bị lên đường.”
Jeff nghĩ rằng đây là một sự lầm lẫn vì anh đang có việc làm.
“Tôi nói với họ tôi không cần đi lính, tôi có việc làm. Thế là họ cười tôi,” Jeff Millinger kể.
Nhưng khi vào quân đội, chàng thanh niên gốc Oregon không tính chuyện giải ngũ sớm.
Anh nghe kể rất nhiều về cuộc chiến và muốn được sang Việt Nam, nhưng cuối cùng Jeff đã thất vọng vì anh được lệnh sang làm việc văn phòng tại một căn cứ ở Ðức.
Sau đó không lâu, Jeff Mellinger được huấn luyện và công tác trong đơn vị nhảy dù. Mặc dù bị tai nạn gãy chân trong một vụ nhảy dù năm 1991, Jeff tham gia chạy việt dã chín lần. Năm 1992, anh được thăng cấp thượng sĩ thường vụ.
Jeff cũng từng được điều đến New York sau vụ khủng bố 9-11, rồi Iraq và ở đó trong ba năm liên tục. Ở Iraq, Jeff Mellinger thoát chết 27 vụ đặt bom dọc đường.
Thượng sĩ Mellinger, bây giờ đã 58 tuổi, cho biết hệ thống tình nguyện quân dịch hiện nay là rất tốt, nhưng đóng góp của những người bị gọi quân dịch như ông thường bị lãng quên.
“Những người bị gọi quân dịch thường bị phỉ báng,” ông nói, “nhưng sự thật họ là một phần của mọi binh chủng quân đội cho tới năm 1973, và khi nhìn lại những thành tích của các binh chủng, tự những thành tích này đã nói lên rất nhiều.” (Ð.D.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét