Ngày 01/06/2011, tập đoàn Google cho biết, hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các thành viên chính phủ Mỹ, các quan chức, sĩ quan cao cấp, nhà báo Hoa Kỳ, của giới ly khai Trung Quốc và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Vẫn theo Google, thì đợt tấn công trên quy mô lớn này ban đầu xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được thông báo về sự kiện này và Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ, xin trích, “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh vào giữa tháng Năm vừa qua, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiết lộ một chiến lược mới không loại trừ khả năng dùng đến các biện pháp quân sự để trả đũa những vụ tấn công tin tặc, theo đó, Hoa Kỳ “sẽ đáp trả những hành động thù địch trong không gian tin học tương tự như mọi mối đe dọa khác đối với đất nước”. Cụ thể hơn, Mỹ “sẽ giành quyền sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết – ngoại giao, các phương tiện liên quan đến thông tin, quân sự và kinh tế - tùy theo nhu cầu” để bảo vệ đất nước, các đồng minh, đối tác và lợi ích của Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, đại tá Dave Lapan khẳng định là lập trường của Nhà Trắng như sau: “việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học” và nếu Hoa Kỳ bị tấn công, cho dù đó là tấn công tin học, thì Mỹ không loại trừ giải pháp nào để trả đũa.
Theo giới chuyên gia, trong thời đại tin học hiện nay, một quốc gia có thể bị đánh gục mà không cần bắn một phát súng nào. Trên tờ Wall Street Journal, một sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ, xin dấu tên, giải thích, bộ Quốc phòng Mỹ cho tiết lộ chiến lược mới này nhằm răn đe những kẻ tìm cách phá hoại mạng lưới điện tử của nước này vì nếu mạng lưới điện tử ngừng hoạt động thì kẻ thù có thể bắn tên lửa vào nước Mỹ.
Chính quyền Washington nhấn mạnh, chiến lược mới này tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực xung đột quân sự. Theo chiến lược mới này, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có thể quyết định đáp trả bằng quân sự các vụ tấn công tin học, trên cơ sở khái niệm “tương đương”: Có nghĩa là Mỹ coi những thiệt hại của một vụ tấn công tin học tương đương như các tổn thất mà một hành động quân sự quy ước gây ra.
Hiện nay, bộ Quốc phòng Mỹ đang soạn thảo những quy định về cách ứng xử bằng các biện pháp quân sự khi đáp trả các vụ tấn công tin học. Tuy nhiên, việc quyết định trả đũa bằng quân sự như vậy không đơn giản, vì nó đòi hỏi phải xác định rõ được nguồn gốc của vụ tấn công và kẻ nào đứng đằng sau.
Hoa Kỳ đã quyết định đề ra chiến lược mới này sau vụ virus tin học Stuxnet, mùa thu năm ngoái, đã tấn công các máy tính phục vụ chương trình hạt nhân của Iran.
Vấn đề an ninh mạng là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama. Năm 2009, Washington đã chỉ định ông Howard Schmidt, cựu cố vấn dưới thời tổng thống Bush, làm điều phối viên về tin học và an ninh mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được thông báo về sự kiện này và Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ, xin trích, “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh vào giữa tháng Năm vừa qua, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiết lộ một chiến lược mới không loại trừ khả năng dùng đến các biện pháp quân sự để trả đũa những vụ tấn công tin tặc, theo đó, Hoa Kỳ “sẽ đáp trả những hành động thù địch trong không gian tin học tương tự như mọi mối đe dọa khác đối với đất nước”. Cụ thể hơn, Mỹ “sẽ giành quyền sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết – ngoại giao, các phương tiện liên quan đến thông tin, quân sự và kinh tế - tùy theo nhu cầu” để bảo vệ đất nước, các đồng minh, đối tác và lợi ích của Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, đại tá Dave Lapan khẳng định là lập trường của Nhà Trắng như sau: “việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học” và nếu Hoa Kỳ bị tấn công, cho dù đó là tấn công tin học, thì Mỹ không loại trừ giải pháp nào để trả đũa.
Theo giới chuyên gia, trong thời đại tin học hiện nay, một quốc gia có thể bị đánh gục mà không cần bắn một phát súng nào. Trên tờ Wall Street Journal, một sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ, xin dấu tên, giải thích, bộ Quốc phòng Mỹ cho tiết lộ chiến lược mới này nhằm răn đe những kẻ tìm cách phá hoại mạng lưới điện tử của nước này vì nếu mạng lưới điện tử ngừng hoạt động thì kẻ thù có thể bắn tên lửa vào nước Mỹ.
Chính quyền Washington nhấn mạnh, chiến lược mới này tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực xung đột quân sự. Theo chiến lược mới này, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có thể quyết định đáp trả bằng quân sự các vụ tấn công tin học, trên cơ sở khái niệm “tương đương”: Có nghĩa là Mỹ coi những thiệt hại của một vụ tấn công tin học tương đương như các tổn thất mà một hành động quân sự quy ước gây ra.
Hiện nay, bộ Quốc phòng Mỹ đang soạn thảo những quy định về cách ứng xử bằng các biện pháp quân sự khi đáp trả các vụ tấn công tin học. Tuy nhiên, việc quyết định trả đũa bằng quân sự như vậy không đơn giản, vì nó đòi hỏi phải xác định rõ được nguồn gốc của vụ tấn công và kẻ nào đứng đằng sau.
Hoa Kỳ đã quyết định đề ra chiến lược mới này sau vụ virus tin học Stuxnet, mùa thu năm ngoái, đã tấn công các máy tính phục vụ chương trình hạt nhân của Iran.
Vấn đề an ninh mạng là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama. Năm 2009, Washington đã chỉ định ông Howard Schmidt, cựu cố vấn dưới thời tổng thống Bush, làm điều phối viên về tin học và an ninh mạng.
Theo người phát ngôn của Lockheed Martin, cuộc tấn công xảy ra từ ngày 21/5, không có dữ kiện nào liên quan đến khách hàng, chương trình chung hay nhân viên của hãng bị hư hại sau cuộc tấn công này. Hệ thống tin học vẫn được bảo đảm.
Hãng Lockheed Martin cho biết, các thông tin về vụ việc đã được thông báo cho các cơ quan chức năng Liên bang Hoa Kỳ. Hiện tại, bộ phận kỹ thuật đang làm việc liên tục để cho phép việc truy cập trở lại bình thường.
Trước đó, ngày thứ sáu (27/5), trả lời hãng thông tấn Reuters, một viên chức nắm rõ hồ sơ này nói rằng tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống bảo mật của Lockheed Martin và một số cơ quan quốc phòng khác của Hoa Kỳ. Cũng theo nguồn tin này, sở dĩ tin tặc đã thâm nhập được là do chúng sao chép được các mật mã bảo mật điện tử của bộ phận chuyên về hệ thống an ninh mạng (RSA) thuộc tập đoàn tin học EMC. Bộ Quốc phòng Mỹ thường sử dụng các mã số này.
Hiện tại, chưa có bất cứ giải thích nào được đưa ra về nguồn gốc của cuộc tấn công. Ngay cả nhiều chuyên gia có tiếng về an toàn mạng cũng tuyên bố bó tay. Một chuyên gia khoa học của Lầu Năm Góc từng làm việc nhiều năm nhận xét, bộ Nội vụ Hoa Kỳ không biết gì nhiều về sự cố vừa xảy ra.
Trong tạp chí Foreign Affaires số ra mùa thu, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Lynn tổng kết : Có đến hơn 100 tổ chức tình báo nước ngoài đã từng tìm cách thâm nhập các hệ thống tin học của Hoa Kỳ.
Lockheed Martin là nằm trong số các công ty sản xuất vũ khí và công nghệ quân sự hàng đầu Hoa Kỳ. Một trong các sản phẩm tiêu biểu của hãng là máy bay tiêm kích F-16, F-22 và F-35. Hãng cũng sản xuất tàu chiến và nhiều hệ thống vũ khí công nghệ cao.
Ngày hôm qua, bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tuyên bố phối hợp với Bộ Quốc phòng để đánh giá tác động của sự cố kể trên. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đề nghị giúp đỡ phân tích các dữ kiện cần thiết, nhằm đưa ra các khuyến cáo cho phép giảm thiểu các nguy cơ trong tương lai.
Hãng Lockheed Martin cho biết, các thông tin về vụ việc đã được thông báo cho các cơ quan chức năng Liên bang Hoa Kỳ. Hiện tại, bộ phận kỹ thuật đang làm việc liên tục để cho phép việc truy cập trở lại bình thường.
Trước đó, ngày thứ sáu (27/5), trả lời hãng thông tấn Reuters, một viên chức nắm rõ hồ sơ này nói rằng tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống bảo mật của Lockheed Martin và một số cơ quan quốc phòng khác của Hoa Kỳ. Cũng theo nguồn tin này, sở dĩ tin tặc đã thâm nhập được là do chúng sao chép được các mật mã bảo mật điện tử của bộ phận chuyên về hệ thống an ninh mạng (RSA) thuộc tập đoàn tin học EMC. Bộ Quốc phòng Mỹ thường sử dụng các mã số này.
Hiện tại, chưa có bất cứ giải thích nào được đưa ra về nguồn gốc của cuộc tấn công. Ngay cả nhiều chuyên gia có tiếng về an toàn mạng cũng tuyên bố bó tay. Một chuyên gia khoa học của Lầu Năm Góc từng làm việc nhiều năm nhận xét, bộ Nội vụ Hoa Kỳ không biết gì nhiều về sự cố vừa xảy ra.
Trong tạp chí Foreign Affaires số ra mùa thu, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Lynn tổng kết : Có đến hơn 100 tổ chức tình báo nước ngoài đã từng tìm cách thâm nhập các hệ thống tin học của Hoa Kỳ.
Lockheed Martin là nằm trong số các công ty sản xuất vũ khí và công nghệ quân sự hàng đầu Hoa Kỳ. Một trong các sản phẩm tiêu biểu của hãng là máy bay tiêm kích F-16, F-22 và F-35. Hãng cũng sản xuất tàu chiến và nhiều hệ thống vũ khí công nghệ cao.
Ngày hôm qua, bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tuyên bố phối hợp với Bộ Quốc phòng để đánh giá tác động của sự cố kể trên. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đề nghị giúp đỡ phân tích các dữ kiện cần thiết, nhằm đưa ra các khuyến cáo cho phép giảm thiểu các nguy cơ trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét