Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Nhiều người dân ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cùng đứng lên biểu tình ở hai đầu đất nước phản đối Trung Quốc hôm 5/6 vừa qua. Tin tức này được nhiều hãng thông tấn quốc tế và cộng đồng mạng loan tải trên mạng Tuy nhiên, TTXVN cùng ngày, lại có bài viết nói rằng phương tiện truyền thông nước ngoài loan tin về “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật. Để có câu trả lời xác đáng, chúng tôi phỏng vấn một số người dân tại Việt Nam.
Bản tin của TTXVN tối hôm 5/6 cho rằng trên thực tế chỉ có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sự quán Trung Quốc ở HN và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP. HCM trong ngày hôm đó.
"Tôi có mặt trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc lúc 7:45 phút. Lúc bấy giờ đoàn các vị nhân sĩ đi đầu và sau đó là thanh niên nhập vào, họ đi một lúc, rồi lùi về phía sau và thanh niên đi về phía trước. Thực ra tôi chỉ đứng một điểm, một chỗ đó thôi. Và riêng chỗ tôi đứng là nhìn thẳng vào Dinh Độc Lập và đoàn biểu tình đi qua thì tôi quay phim, chụp ảnh, thì nhiều đợt lắm.
Tôi đứng đấy quay phim 3 đợt, thì mỗi đợt có lẽ cũng vài ba trăm thanh niên. Riêng đoàn mà tôi chứng kiến thì hơn 1,000 người. Kéo dài mãi từ lúc 8h kém 15 đó cho đến khi tôi mệt quá rồi, tôi về uống cà phê với các anh Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Huy Đức… thì lúc uống cà phê xong thì cũng là 11h 15, thì lúc bấy giờ mới thấy đoàn các bạn thanh niên mới ra về."
Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, một trong những nhân vật có mặt trong buổi biểu tình sáng 5/6 và được ông cho biết:
"Sáng ngày 5/6, ở Sài Gòn đã xảy ra một cuộc biểu tình, theo tôi khoảng 4,000 người. Đây là một cuộc biểu tình thực sự xảy ra do nhân dân thành phố HCM cùng nhau biểu lộ thái độ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đã có hành động không được đứng đắn với Việt Nam.
Tôi phải nói rằng, là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này. Và như một chú thích sau một tấm ảnh trên mạng anh Ba Sàm ở Việt Nam thì những người đó không cùng một lứa tuổi, cùng một tôn giáo, cùng một chính kiến nhưng họ đã cùng đứng chung với nhau ở lòng yêu nước."
G.S Tương Lai cho biết tiếp:
"Khi thấy đoàn của những người đã từng dày dạn đấu tranh, chống đế quốc bảo vệ đất nước, thì đám trẻ lấy làm vui mừng, sung sướng, họ hòa vào, nhập cùng đoàn đó, để vừa đi, vừa hô khẩu hiệu rất là vui, và rất là ôn hoà, không có một cử chỉ nào là bạo động, là đập phá cả. Đó là một sự thật và cuộc biểu tình đó theo tôi nghĩ là có ý nghĩa, biểu dương lực lượng và hết sức lành mạnh và nó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quốc phòng, quân sự."
"Thông tin này của TTX thì tôi không biết là TTX đưa tin cho ai, đưa tin cho nhân dân, đưa tin cho công luận quốc tế hay là đưa tin để làm vừa lòng các ông Trung Quốc thì tôi không biết. Nhưng nếu nói rằng thông tin về cuộc biểu tình là sai sự thật, thì thế nào là sự thật nhỉ?
Đó vấn đề là ở cái chỗ ấy. Sự thật là chúng tôi đứng trước cổng Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở đường Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi đã đi trên dọc những con đường và hô khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam không chịu khuất phục và có những khẩu hiệu rất vui là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước và khẩu hiệu đó là của cô cầm lên có ảnh bác Hồ rất là đẹp.
Hôm nay tôi nhìn lại trên mạng, thì có những hình ảnh thật cảm động, hình ảnh, những gương mặt thanh niên trẻ măng, rất sáng, hiền lành đưa khẩu hiệu Hoà Bình và Công Lý, chẳng lẽ đó không phải là sự thật hay sao?"
Sự thật mà G.S Tương Lai cho biết không chỉ dừng lại ở những nghĩa cử của tầng lớp thanh niên, mà điều đó được khơi nguồn từ các thế hệ đi trước. Điều đó khó có thể gọi là một sự tự phát, khi mà hành động của thế hệ thanh niên được cộng hưởng với ý chí của thế hệ đi trước.
"Có một sự thật nữa là bên cạnh những gương mặt rất trẻ đẹp ấy, là gương mặt của những người già. Người già nhất là cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà khoa học, người bạn vong niên của tôi. Ông là nhà địa lý, giữ được những bản đồ cổ nhất và vừa rồi ông đã đưa những bản đồ cổ của Hoàng Sa, Trường Sa ra và đó là một tư liệu hết sức quý báu cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý và trên công pháp quốc tế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay đã 92 tuổi. Trong những người ấy, có những người là cựu tù Côn Đảo như là Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Công Giầu, Cao Lập. Có những người đã đấu tranh dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, như Lê Hiếu Đằng…
Trước kết luận TTX Việt Nam nói rằng “cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật và chỉ là “tự phát tụ tập” ông Nguyễn Quốc Thái thẳng thắn chia sẻ:
"Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được. Và tôi xác nhận là có cuộc biểu tình đó và tôi có mặt trong cuộc biểu tình đó."
Những gì mà G.S Tương Lai và ông Nguyễn Quốc Thái chia sẻ là của những người trong cuộc, tham gia vào cuộc biểu tình, mắt thấy, tai nghe.
"Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, thì thật ra thì làm gì có chuyện ý mà cũng có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi. Vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc thì tôi thấy không có ở Hà Nội."
Câu hỏi duy nhất bỏ ngỏ là tại sao những sự kiện lớn thu hút hàng ngàn người, có tổ chức với cờ quạt, khẩu hiệu, biểu ngữ, với sự tham gia của nhiều tầng lớp người dân phản đối Trung Quốc, thể hiện tinh thần yêu nước được nhiều hãng truyền thông nước ngoài đưa tin, mà lại được một c
Bản tin của TTXVN tối hôm 5/6 cho rằng trên thực tế chỉ có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sự quán Trung Quốc ở HN và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP. HCM trong ngày hôm đó.
Lòng yêu nước
G.S Tương Lai là một trong những vị nhân sĩ Việt Nam đi hàng đầu trong cuộc biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM. Ông tường thuật lại như sau:"Tôi có mặt trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc lúc 7:45 phút. Lúc bấy giờ đoàn các vị nhân sĩ đi đầu và sau đó là thanh niên nhập vào, họ đi một lúc, rồi lùi về phía sau và thanh niên đi về phía trước. Thực ra tôi chỉ đứng một điểm, một chỗ đó thôi. Và riêng chỗ tôi đứng là nhìn thẳng vào Dinh Độc Lập và đoàn biểu tình đi qua thì tôi quay phim, chụp ảnh, thì nhiều đợt lắm.
Tôi đứng đấy quay phim 3 đợt, thì mỗi đợt có lẽ cũng vài ba trăm thanh niên. Riêng đoàn mà tôi chứng kiến thì hơn 1,000 người. Kéo dài mãi từ lúc 8h kém 15 đó cho đến khi tôi mệt quá rồi, tôi về uống cà phê với các anh Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Huy Đức… thì lúc uống cà phê xong thì cũng là 11h 15, thì lúc bấy giờ mới thấy đoàn các bạn thanh niên mới ra về."
Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, một trong những nhân vật có mặt trong buổi biểu tình sáng 5/6 và được ông cho biết:
"Sáng ngày 5/6, ở Sài Gòn đã xảy ra một cuộc biểu tình, theo tôi khoảng 4,000 người. Đây là một cuộc biểu tình thực sự xảy ra do nhân dân thành phố HCM cùng nhau biểu lộ thái độ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đã có hành động không được đứng đắn với Việt Nam.
Tôi phải nói rằng, là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này. Và như một chú thích sau một tấm ảnh trên mạng anh Ba Sàm ở Việt Nam thì những người đó không cùng một lứa tuổi, cùng một tôn giáo, cùng một chính kiến nhưng họ đã cùng đứng chung với nhau ở lòng yêu nước."
Là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này.Cả 2 vị nhân sĩ này đều có chung một nhận xét là cuộc biểu tình mới diễn ra có sự đóng góp của đông đảo mọi tầng lớp, già có, trẻ có, từ những người lao động chân tay, cho đến tầng lớp trí thức và quan trọng nhất những người tham gia biểu tình đã thể hiện một tình yêu nước vô tư, họ thấy đó là trách nhiệm mà bất kỳ một người yêu nước nào đều phải đứng lên, thể hiện tiếng nói của mình trước sự chèn ép của nước láng giềng với đất nước mình.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
G.S Tương Lai cho biết tiếp:
"Khi thấy đoàn của những người đã từng dày dạn đấu tranh, chống đế quốc bảo vệ đất nước, thì đám trẻ lấy làm vui mừng, sung sướng, họ hòa vào, nhập cùng đoàn đó, để vừa đi, vừa hô khẩu hiệu rất là vui, và rất là ôn hoà, không có một cử chỉ nào là bạo động, là đập phá cả. Đó là một sự thật và cuộc biểu tình đó theo tôi nghĩ là có ý nghĩa, biểu dương lực lượng và hết sức lành mạnh và nó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quốc phòng, quân sự."
Biểu tình hay "tự phát tụ tập"?
Tuy nhiên trước những gì mà các bậc tiền bối chứng kiến, tham gia, ghi nhận và xúc động qua lời kể với chúng tôi, thì TTXVN lại cho rằng thông tin đó là sai sự thật. G.S Tương Lai thẳng thắn nhận xét:Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 05/6/2011. |
Đó vấn đề là ở cái chỗ ấy. Sự thật là chúng tôi đứng trước cổng Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở đường Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi đã đi trên dọc những con đường và hô khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam không chịu khuất phục và có những khẩu hiệu rất vui là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước và khẩu hiệu đó là của cô cầm lên có ảnh bác Hồ rất là đẹp.
Hôm nay tôi nhìn lại trên mạng, thì có những hình ảnh thật cảm động, hình ảnh, những gương mặt thanh niên trẻ măng, rất sáng, hiền lành đưa khẩu hiệu Hoà Bình và Công Lý, chẳng lẽ đó không phải là sự thật hay sao?"
Sự thật mà G.S Tương Lai cho biết không chỉ dừng lại ở những nghĩa cử của tầng lớp thanh niên, mà điều đó được khơi nguồn từ các thế hệ đi trước. Điều đó khó có thể gọi là một sự tự phát, khi mà hành động của thế hệ thanh niên được cộng hưởng với ý chí của thế hệ đi trước.
"Có một sự thật nữa là bên cạnh những gương mặt rất trẻ đẹp ấy, là gương mặt của những người già. Người già nhất là cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà khoa học, người bạn vong niên của tôi. Ông là nhà địa lý, giữ được những bản đồ cổ nhất và vừa rồi ông đã đưa những bản đồ cổ của Hoàng Sa, Trường Sa ra và đó là một tư liệu hết sức quý báu cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý và trên công pháp quốc tế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay đã 92 tuổi. Trong những người ấy, có những người là cựu tù Côn Đảo như là Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Công Giầu, Cao Lập. Có những người đã đấu tranh dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, như Lê Hiếu Đằng…
Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được.Buổi hôm nay, nếu không xuống đường ở đây, thì nằm nhà, nghĩ cũng tủi cho thân phận trí thức. Nhưng ra đây rồi, bây giờ vui lắm, khoẻ lắm, đấy là chúng tôi nói với nhau như vậy."
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Trước kết luận TTX Việt Nam nói rằng “cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật và chỉ là “tự phát tụ tập” ông Nguyễn Quốc Thái thẳng thắn chia sẻ:
"Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được. Và tôi xác nhận là có cuộc biểu tình đó và tôi có mặt trong cuộc biểu tình đó."
Những gì mà G.S Tương Lai và ông Nguyễn Quốc Thái chia sẻ là của những người trong cuộc, tham gia vào cuộc biểu tình, mắt thấy, tai nghe.
Một ý kiến khác
Tuy nhiên, chúng tôi cũng quay số gọi một người dân ở Hà Nội, bà Nguyễn Phương Hà, sống ở phố Hàng Buồm, bà cho chúng tôi biết như sau:"Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, thì thật ra thì làm gì có chuyện ý mà cũng có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi. Vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc thì tôi thấy không có ở Hà Nội."
Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, ... có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi.Theo lời của những người tham gia thì chuyện biểu tình phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố HCM là hoàn toàn có thật. Các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hoà và thể hiện ý chí của những người yêu nước, bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bắt nguồn từ việc tàu hải giám của nước này cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2, cho tới những vấn đề lớn lao hơn là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Bà Phương Hà - HN
Câu hỏi duy nhất bỏ ngỏ là tại sao những sự kiện lớn thu hút hàng ngàn người, có tổ chức với cờ quạt, khẩu hiệu, biểu ngữ, với sự tham gia của nhiều tầng lớp người dân phản đối Trung Quốc, thể hiện tinh thần yêu nước được nhiều hãng truyền thông nước ngoài đưa tin, mà lại được một c
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét