Chiến tranh không gian mạng đang trở thành một thách thức mang tính toàn cầu đối với an ninh kinh tế, chính trị, quân sự của mỗi quốc gia trên toàn thế giới.
Chiến tranh không gian mạng là gì?
Đây là những cuộc tấn công vào các mạng máy tính, hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống điều khiển và quản lý các hoạt động qua mạng, hệ thống ngân hàng, tài chính, chứng khoán, các hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa qua mạng như vệ tinh, phương tiện bay không người lái...
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã châm ngòi cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông. Internet ra đời trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện tại và cả tương lai.
Đây là những cuộc tấn công vào các mạng máy tính, hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống điều khiển và quản lý các hoạt động qua mạng, hệ thống ngân hàng, tài chính, chứng khoán, các hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa qua mạng như vệ tinh, phương tiện bay không người lái...
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã châm ngòi cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông. Internet ra đời trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện tại và cả tương lai.
Internet làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn. Gần như mọi hoạt động đều được đưa lên mạng internet khiến nó trở thành kho tàng quý báu của nhân loại. Chúng ta có thể tìm thấy gần như là tất cả mọi thứ từ internet, nhưng thế giới mạng cũng là môi trường có thể tạo ra các cuộc chiến tranh không khói súng.
Có thể tạo ra một cuộc tấn công nguy hiểm từ bất cứ nơi nào. |
Tại sao chiến tranh không gian mạng lại là thách thức mới của nhân loại?
Sự phát triển không ngừng của internet đã mang lại những lợi ích to lớn, song cũng đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng đối với vấn đề an ninh mạng và bảo mật hệ thống.
Một thực tế là trên internet có gần như mọi thứ, và nó trở thành miếng mồi béo bở cho các hacker có mưu đồ bất chính hay tội phạm công nghệ cao. Sở dĩ chiến tranh không gian mạng trở nên nguy hiểm vì nó có thể thực hiện một cuộc tấn công vào hệ thống từ bất cứ nơi đâu.
Chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính nối mạng cùng một chút kiến thức về bảo mật và an ninh mạng, ai cũng có thể thực hiện một cuộc tấn công vào hệ thống gây ra những hiểm họa khôn lường. Vụ rò rỉ hàng trăm nghìn tài liệu mật về quân sự, chính trị được Wikileaks phát tán trên mạng đã gióng lên một hồi chuông báo động về chiến tranh không gian mạng.
Chiến tranh không gian mạng diễn ra như thế nào?
Có hai hình thức tấn công chính: thụ động và chủ động.
Tấn công thụ động: hacker sẽ viết một đoạn mã (virus) và phát tán nó lên mạng dưới dạng các mẫu quảng cáo, thông báo... Khi người dùng vô tình click vào đó, đoạn mã sẽ được thực thi. Nó xâm nhập vào máy, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin hoặc dùng làm bàn đạp để tấn công các máy khác mà người sử dụng không hề hay biết.
Tấn công chủ động: các hacker sẽ tấn công trực tiếp vào các lỗ hỗng bảo mật trên hệ thống, chiếm quyền điều khiển máy chủ, gây xáo trộn thông tin, đánh cắp thông tin mật, cung cấp tin tức tình báo giả, gây xáo trộn các hệ thống vũ khí được điều khiển qua mạng, thậm chí đánh sập làm tê liệt cả hệ thống.
Trong tương lai, những người lính sẽ ngồi trong phòng thay vì xông pha ngoài mặt trận. |
Các cuộc tấn công mạng ngày một gia tăng
Các mạng máy tính ở Mỹ, đặc biệt là mạng máy tính của Lầu Năm Góc, là nơi hứng chịu nhiều cuộc tấn công của các hacker nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc tấn công nhắm vào mạng này.
Từ năm 2008, quy mô tấn công ngày càng gia tăng sau khi một ổ đĩa dữ liệu của quân đội Mỹ bị nhiễm virus tại Trung Đông. Các quan chức Trung Quốc đã khuyến cáo quân đội nên xem xét lại khả năng đối phó với thách thức mới từ chiến tranh không gian mạng đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.
Còn chính quyền Trung Quốc cho biết: chỉ trong vài ngày họ đã bắt giữ hơn 460 hacker, đóng cửa hàng loạt trang web hướng dẫn cho mọi người cách hack các website. Cảnh báo các cuộc tấn công mạng lan tràn trên toàn quốc, các trang web bị chặn vẫn dễ dàng truy cập lại dưới những tên miền khác.
Một đại diện của Bộ Công an Trung Quốc cho biết: “Hiện nay, tình hình liên quan đến các cuộc tấn công mạng tại Trung Quốc diễn biến rất phúc tạp, trong đó tấn công từ tin tặc trong nước ngày càng phổ biến hơn".
Đối phó với chiến tranh không gian mạng
Bộ Quốc phòng Mỹ đã chính thức thành lập lực lượng tác chiến đặc biệt USCYBERCOM, chuyên thực hiện nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, đáp trả các cuộc tấn công mạng, đảm bảo hoạt động thông suốt của các hệ thống máy tính, đảm bảo sự tự do hành động của Mỹ và các đồng minh trong không gian điều khiển học.
Lầu Năm Góc đã từng tuyên bố chiến tranh không gian mạng là điều tất yếu. Trung Quốc tuy không công khai, song đã thành lập một đội ngũ “chiến binh không gian mạng” đông đảo để thực hiện và đối phó với chiến tranh không gian mạng.
Bộ Quốc phòng Anh liệt kê chiến tranh không gian mạng vào một trong những thách thức hàng đầu với an ninh quốc gia của nước này.
Các nước lớn khác như Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản đều đặt chiến tranh không gian mạng vào một trong những mối quan tâm lớn nhất, và bắt đầu xúc tiến thành lập các lực lượng chuyên biệt để đối phó với chiến trang không gian mạng.
Chiến tranh không gian mạng đã được chấp nhận là cuộc chiến thứ 5, không có tiếng súng ngoài các cuộc chiến truyền thống của hải, lục, không quân, tình báo. Cuộc chiến này cũng không kém phần khốc liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét