Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Trung Quốc “Bọc Ðường” Bạo Loạn Và CSVN “Ðoàn Kết Chết Hết; Chia Rẽ Chết Lẻ Tẻ”


Cuối tuần qua, ngày 23.6.2011, một bản tin được Tú Anh đưa lên đài RFI cho biết “Nội tình Trung Quốc bất ổn, Biển Ðông nổi sóng” với bức ảnh của Reuters đính kèm và lời ghi chú “Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt trong một cuộc nổi dậy của dân chúng, tại một thành phố gần Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc), 11/6/2011. REUTERS/Stringer” và nội dung như sau:
Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt  

“Quan hệ hại nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc đột ngột căng thẳng. Tại Việt Nam, những cuộc biểu tình tự phát chống chính sách bá quyền xảy ra trong ba ngày chủ nhật liên tiếp. Ngoài biển khơi, tàu hải quân trá hình của Bắc Kinh cũng liên tục tấn công ngư thuyền của Việt Nam, trước khi xâm hại vào tàu thăm dò địa chấn của tập đoàn dầu hỏa nhà nước. Vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài Biển Ðông, nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Từ sau lời cảnh báo của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng ba năm nay, nhân khai mạc khóa họp thường niên Quốc hội là ‘dân chúng đang căm hận chế độ’, nội tình tại Trung Quốc ngày càng xấu đi.
Thông tin chính thức xác nhận vật giá tiếp tục đi lên với tỷ lệ lạm phát 6% trong tháng 6 này. Chỉ trong vòng có vài hôm mà thịt heo tăng đến 4,8% trong khi rau quả ở nhiều địa phương vọt lên 40%. Ðể đối phó với tình trạng khan hiếm thực phẩm, Trung Quốc không ngần ngại cho người sang Việt Nam thu mua thịt heo bằng mọi giá.
Thiên tai hạn hán và lũ lụt hoành hành tại 13 tỉnh làm giá lúa mì, giá gạo tăng từ 60% đến 70%. Ðời sống người dân khó khăn thêm, cộng với nạn tham ô và lạm quyền của bộ máy nhà nước đã gây ra hơn 130 ngàn vụ nổi dậy trong năm ngoái. Báo chí Tây phương nhận định mô hình ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc’ đã phá sản. Mọi thành phần xã hội đang tranh đấu đòi hủy bỏ khẩu hiệu ‘ổn định xã hội phát triển kinh tế’ mà thực chất chỉ là chiêu bài bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số.
Trong thời gian qua, những cuộc biểu tình phản kháng của dân chúng càng ngày càng mang tính bạo động mà đối tượng tấn công là giới cán bộ chính quyền và lực lượng công an cảnh sát. Trong khi đó, ngoài Biển Ðông, Trung Quốc liên tục ‘nắn gân’ các quốc gia láng giềng từ Hàn Quốc, Nhật Bản ở phía bắc xuống tận Việt Nam, Philippines ở phía nam với lý do bảo vệ ‘lãnh hải’ kéo dài đến sát cạnh Indonesia.
————————————————————–
Thực ra lập luận ‘đường lưỡi bò’ của Bắc Kinh không thuyết phục được công luận quốc tế. Ngay tại Trung Quốc, trong giới trí thức cũng có tiếng nói khác biệt. Giáo sư Chu Phong, khoa Bang giao Quốc tế, Ðại học Bắc Kinh gián tiếp chỉ trích Ðảng Cộng sản Trung Quốc khi nhận định: ‘Không phải chủ trương của bộ chính trị quyết định Biển Ðông là một bộ phận quyền lợi sinh tử của Trung Quốc, vấn đề là nếu cải chính công khai, thì sẽ tạo ấn tượng là ban lãnh đạo lùi bước với hệ quả là đụng chạm đến tinh thần dân tộc của người Trung Hoa’.
Nói cách khác, ban lãnh đạo Trung Quốc làm Biển Ðông dậy sóng vì, ngoài tham vọng lãnh hải, an nguy chế độ đang bị đe dọa” [Người trích in đậm] [Hình một số biểu tình chống Trung quốc trong mấy ngày liên tiếp, khởi phát từ 5.6.2011, và còn tiếp tục cả ở quốc nội lẫn hải ngoại].
————————————————-
Bản tin của Tú Anh khiến dư luận nhớ lại các động loạn tại Trung quốc. Mặc dầu thế giới không được thông báo và có thống kê đầy đủ, nhưng qua những gì được chính các trung tâm nghiên cứu về xã hội của xứ này nêu ra thì:
  • Năm 2006 đã xảy ra 60.000 trường hợp biến động vì dân chúng nổi loạn;
  • Năm 2007 có 84.000 vụ;
  • Năm 2008 có 128.000 vụ;
  • Ðầu năm nay, một giáo sư xã hội của Ðại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đưa ra con số là 180.000 cho năm 2010!
Mặt khác, các sắc tộc thiểu số có phản ứng mạnh ở Tân Cương, Tây Tạng hay Tứ Xuyên từ năm 2008, cho thấy người dân ở mọi nơi đều bày tỏ thái độ một cách dữ dội trước sự cai trị khắc nghiệt và dã tâm đồng hóa dân tộc họ vào Hán tộc bằng đủ mọi hình thức từ văn hóa đến kinh tế và bạo lực đàn áp. Càng bị đàn áp họ càng nổi loạn.
Còn nhớ:
  • Ngày 6 tháng 6, thị trấn Triều Châu của Quảng Ðông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối chuyện lương bổng và xô xát với lực lượng côn đồ được chủ thuê mướn, có sự bao che của nhà nước. Theo báo cáo của tờ Global Times có 200 người nhập cuộc đánh với côn đồ. Còn tờ Dương Thành Vãn thì nói có 40 xe hơi bị đốt phá!
  • Bốn ngày sau, 10 tháng 6, cũng tại Quảng Ðông, cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành, trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị côn đồ đánh gần trụy thai, gây ra ba ngày hỗn loạn giữa côn đồ và cả ngàn dân công, hầu hết là người Tứ Xuyên, cộng với người Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về; cũng có nhiều người đến từ Triều Châu; khiến Trung ương Ðảng Cộng sản Trung quốc giựt mình vì các tổ chức bạo loạn của họ giống như phương pháp tổ chức bạo loạn của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông, thời gian trước Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.
Rồi vụ nổi loạn của dân Tứ Xuyên sau trận động đất Vấn Xuyên [xem hình] khiến năm triệu người không nhà cửa, 70.000 người chết, trong đó có khoảng 10.000 trẻ em bị chôn vùi khi 7.000 lớp học bị sụp đổ, do bọn tham nhũng rút ruột xây cất, trong khi báo cáo của nhà nước chỉ nói có 5.000 trẻ bị thiệt mạng. Họ gọi nhau lập chiến tuyến và xung đột kéo dài từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2008, làm rúng động Thành Ðô và Bắc Kinh run sợ.
Cũng còn nhớ:
  • Từ đầu tháng 6, tại Tứ Xuyên có chuyện các vị sư Tây Tạng xuống đường bị nhơn viên công lực đánh, sau khi một vị đã tự thiêu gần hai tháng trước đó.
  • Qua ngày 8 tháng 6 dân Mông Cổ tại Nội Mông gây bạo loạn vì một tai nạn xảy ra hôm mùng 10 tháng trước.
  • Ngoài ra, cũng có rất đông sinh viên trí thức bị ảnh hưởng cuộc Cách mạng Bông Lài lên tiếng đòi dân chủ, nêu bật trường hợp các ông Ngải Vị Vị và Lưu Hiểu Ba đang bị nhà nước giam cầm.
Chuyện cũ chưa quên thì chuyện bạo loạn mới xảy ra ngay khi Bắc Kinh lấn hiếp Hà Nội:
  • Ngày 26.5.2011 tàu hải giám Trung quốc [xem hình] cắt cáp tầu Bình Minh 02 của Việt cộng ở ngoài khơi Vũng Tàu có 3 địa điểm khác nhau ở Phủ Châu của tỉnh Giang Tây bị đặt bom.
  • Ngày 9.6.2011 tàu hải giám lại cắt cáp tầu Viking II của Việt cộng, cũng ở ngoài khơi Vũng Tầu, thì trụ sở Công An trên một cao ốc bốn tầng của địa khu Hoàng Thạch trong tỉnh Hồ Bắc bị đặt bom vào lúc nửa đêm. Hai giờ sau, cách đó hơn 900 cây số, cũng tại một trụ sở Công An trong thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam bị đặt bom! Mờ sáng hôm sau, đến lượt Thiên Tân, trụ sở đảng tại quận Hà Tây bị một người dân bất mãn tự xưng là Lưu Trường Hải ném liên tiếp năm quả bom tự chế vào trong. Trước khi ném bom ông này đã đưa thư ngỏ đả kích đảng Cộng sản Trung quốc, khiến Bắc Kinh hốt hoảng.
Mặt khác, theo tờ Forbes của Mỹ thì từ lâu Trung quốc đã có nạn nhiều đảng viên cao cấp bỏ đảng chạy ra nước ngoài. Bản báo cáo được Ngân hàng Trung ương Trung quốc People’s Bank of China đưa ra cho biết có từ 16.000 đến 18.000 giới chức chính quyền và cấp lãnh đạo ở các công ty quốc doanh đã ôm khoảng 800 tỉ đồng yuan (khoảng $123 tỉ đô la) chạy ra khỏi Trung quốc từ giữa thập niên 90 đến năm 2008. Cuộc nghiên cứu này nói rằng thành phần bỏ trốn ôm tiền sang Mỹ, Úc, Canada và Hoà Lan, dùng các ngân hàng ngoại quốc đầu tư vào bất động sản hoặc các món sưu tập quý hiếm. Họ che giấu việc tham nhũng này qua các hình thức như trả các chi phí giao dịch thương mại bằng cách thành lập các công ty tư nhân để nhận tiền trả từ các công ty nhà nước. Bản báo cáo nói rằng tình trạng này trầm trọng đến nỗi có thể đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị ở Trung quốc.
Tất cả những chuyển biến bị hé lộ đó cho thấy nội loạn khắp nơi có thể biến thành nguy cơ làm sụp đổ “triều đại đỏ” đang ngự trị Trung quốc và cũng có thể xé nát Trung quốc như lịch sử nước này đã từng chứng minh trước và sau triều đại Tần Thủy Hoàng. Ngay cả khoảng thời gian trước khi Mao Trạch Ðông chiếm trọn Hoa lục cho tới bây giờ nguy cơ Tân Cương, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Nội Mông, Vân Nam… đòi tự trị rồi tiến tới độc lập lúc nào cũng là ngòi nổ có thể làm sụp đổ “đế quốc đỏ” trong khoảnh khắc lịch sử. Do đó, Bắc Kinh phải tìm cách “bọc đường” nội loạn bằng ngoại xâm mà Việt Nam là nạn nhơn hàng đầu, vì đám Thái thú Hà Nội đã tự nguyện đi bằng đầu gối “ôm chân chạy” theo Tàu, chưa thấm thía câu châm biếm của người đời “Ðoàn kết chết hết; Chia rẽ chết lẻ tẻ”; bởi đằng nào chúng cũng “chết” chắc, chết chùm [xem biếm họa của Babui trích từ DCVOnline] hay chết một mình.
Nhìn về cuộc Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Ðông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tổ chức tại Thủ đô Washington trong 2 ngày 20 và 21.6.2011, theo bài viết của phóng viên Nam Nguyên đăng trên RFA ngày 24.6.2011, dư luận từ mọi phía đều cho rằng:
“Mọi căng thẳng trên Biển Ðông đều bắt nguồn từ chủ quyền lãnh hải ‘đường lưỡi bò 9 điểm’ do Trung quốc đơn phương áp đặt. Ðây là một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ pháp lý, và đi ngược lại công ước về luật Biển mà Trung quốc là một thành viên”.
Trong cuộc hội thảo này, trong khi các học giả quốc tế đều bác bỏ ‘Ðường Lưỡi Bò’ phi lý mà Trung quốc áp đặt thì người được gọi là Giáo sư Tô Hạo, học giả của Bắc Kinh, đã không thể biện giải nổi trước các chất vấn của các học giả thế giới về thực chất đường lưỡi bò, bản đồ 9 điểm hình chữ U, thể hiện điều gì, và dựa trên chứng lý nào. Từ đó, tham vọng của Trung quốc muốn làm bá chủ Biển Ðông đã bị lột trần. Hy vọng những gì đúc kết từ Hội thảo sẽ đóng góp một cách hữu ích cho Diễn đàn An ninh ASEAN (ARF) sẽ được tổ chức vào tháng 7 sắp tới; và Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á vào tháng 10 tại Indonesia.
Luật sư Nguyễn Duy Chiến
Ðiều lý thú được phóng viên Nam Nguyên của đài RFA ghi nhận là một người của Tòa Ðại sứ Trung quốc đã bất ngờ đặt câu hỏi cho phía Cộng sản Việt Nam rằng:
“Nếu không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ liệu Việt Nam có phản ứng mạnh như vừa qua không và Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì trong cuộc tranh chấp này”.
Câu hỏi lập tức được Luật sư Nguyễn Duy Chiến [xem hình], cộng tác viên Học viện Ngoại giao Hà Nội, đáp trả rằng:
“Hoa Kỳ là một cường quốc. Và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới trong đó có hòa bình ở Ðông Nam Á”.
Ông được tán thưởng bằng những tràng pháo tay vang dội. Nhưng rất tiếc, tiếng vỗ tay chưa kịp vang động tới Quảng trường Ba Ðình đã vội chìm mau trong quên lãng vì chẳng những nó không được bất cứ ai trong hàng lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lên tiếng phụ họa, mà cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng im lặng lạnh người trong thế thường xuyên khiếp nhược trước đám chủ nô ngồi ở Bắc Kinh.
Cũng được biết thêm là trong buổi hội thảo Tô Hạo đã tiết lộ:
“Trong quá khứ tàu Trung Quốc đã từng cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam, nhưng vụ Bình Minh 02 Việt Nam phản ứng rất dữ dội hơn hẳn với truyền thống hành xử của mình và Trung Quốc hết sức ngạc nhiên trước phản ứng này”.
——————————————————-
Ðiều này đã thêm lần nữa chứng minh cái lưu manh của Tàu cộng mà không ai nghe bất cứ viên chức đương nhiệm lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nào lên tiếng trả lời.
Ðã vậy, chỉ sau đó mấy hôm, ngày 25.6.2011, dư luận còn thấy thêm cái khiếp nhược của bọn Thái thú Hà Nội khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đã nhân danh đặc phái viên của ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hướng dẫn phái đoàn đi bằng đầu gối sang Bắc Kinh hội đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Ðới Bỉnh Quốc [tin RFI, 26.6.2011], để thêm một lần nữa cam kết [Xem hình Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Ðới Bỉnh Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn. Nguồn: DCVOnline tổng hợp]:
“Giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”.
Theo giới phân tích, trước mắt, tuyên bố này có thể góp phần làm giảm những lo ngại về một cuộc xung đột võ trang mà Việt Nam không thể đương đầu được với Trung Quốc. Nhưng, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam chấp nhận đàm phán song phương, một phương thức mà Trung Quốc luôn luôn chủ trương để khai thác thế mạnh nước lớn, đồng thời cũng muốn dùng thủ thuật tách bó đũa ASEAN ra từng chiếc cho dễ bẻ.
Nó cũng khiến Mỹ thêm một phen hụt hẩng khi muốn xich gần lại với Việt Nam và làm cho các nước có vùng biển tranh chấp trong khu vực khó khăn hơn, mặc dầu chuyện Trung quốc đe dọa làm “Biển Ðông dậy sóng”, với thế lực quân sự được một số người coi như đang lên, chỉ là lời dọa của con chồn mặc áo cọp. Bởi, cái được gọi là hàng không mẫu hạm, mà chúng gọi là “tàu sân bay Thi Lang”, được chúng chuẩn bị đưa ra phô diễn, chỉ là một thứ Vinashin của Việt cộng, một thứ sắt vụn mà trong một bài viết của mình ông Nguyễn Xuân Nghĩa gọi là “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Trung Hoa rất khôi hài ảm đạm!
Xin nghe ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói về chiếc hàng không mẫu hạm của Tàu cộng được làm từ đống sắt vụn này trên Diễn đàn http://www.dainamax.org/2011/06/thi-lang-thang.html:
“Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov. Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Ðến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử!
Khi Liên Xô tan rã… chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng vì bị tháo gỡ đem bán lẻ. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998…
Dưới dạng con buôn Hồng Kông, của một hãng lữ hành, họ [Trung quốc] nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tàu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải… kéo chiếc Varyag vô hồn này về Macao làm sòng bạc nổi trên mặt nước!
Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tàu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm. Họ phải thuê một hãng Hòa Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng 16 tháng trong Hắc Hải qua vịnh Bosphorus, rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tàu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi châu mới về đến châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí. Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Ðại Liên. Nơi đây, … nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung quốc với tên mới là Thi Lang…! [xem hình con tàu đồng nát Varyag trước khi thành “tàu sân bay Thi Lang “ của Trung Quốc]
LS Dương Hà (áo đò)
Cái “tàu sân bay Thi Lang” như vậy đó chưa biết có đủ sức dọa được thiên hạ hay không nhưng chắc nó đủ sức khiến đám Thái thú Hà Nội phải đưa Hà Xuân Sơn đi bằng đầu gối qua Bắc Kinh xác nhận tư cách nô lệ cho chúng còn được tiếp tục ngồi khu ở Ba Ðình, hướng về đại dương, nhìn cuộc cách mạng Bông Lài đang từ từ theo bước chân tuổi trẻ bước lên làm lịch sử, khởi đầu từ các cuộc biểu tình liên tục mấy tuần lễ qua, ở cả quốc nội lẫn hải ngoại, dưới sự hướng dẫn của các bậc trí thức trưởng thượng, và lớp trung niên thành danh trên đủ mọi lãnh vực, điển hình qua hình ảnh của Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người từng bị truy tố tội phản động khi dịch bài viết trên trang web tòa Ðại sứ Hoa Kỳ về dân chủ; và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, hiện đang bị tù về tội chống nhà nước; cùng xuất hiện tham gia với đoàn biểu tình [Xem hình ký giả ngoại quốc đang phỏng vấn LS Dương Hà trong cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 19.6.2011 (Hình: Trang blog Ba Sàm)].
Nếu cái “tàu sân bay Thi Lang” đó không đủ sức khiến cho dư luận lãng quên chuyện xảy ra 46 năm trước, năm 1965, lúc Ðảng Cộng sản Nam Dương với 3.5 triệu đảng viên và 20 triệu người ủng hộ, hầu hết là người Tàu, toan cướp quyền cai trị Nam Dương [khi Tổng thống đương quyền Sukarno, người hết lòng ủng hộ Tàu chống Mỹ, từng trắng trợn chửi Mỹ “Go to Hell with your aid”] không thành công, vì bị giới quân nhân chống cộng quyết liệt cùng khối Hồi giáo triệt hạ; chúng bị quần chúng theo đà nổi lên giết chết ít nhứt cũng 1 triệu người gồm đảng viên cộng sản và thân nhân, khiến cho tới nay khu Tầu ở Nam Dương không dám đề chữ Hán trên bảng hiệu; thì cái chuyện tướng Bành Quang Khiêm của Tàu cộng bảo: “Trung Quốc từng dạy cho Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận được bài học lớn hơn” (Báo Ðà Nẵng, 26.6.2011); và Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải [Cui Jiankai] đã công khai đe dọa cả Việt Nam và Hoa Kỳ khi tuyên bố: “Tôi tin rằng một số nước đang chơi với lửa. Và tôi hy vọng rằng Mỹ không bị phỏng vì ngọn lửa đó” (Wall Street Journal, dẫn lại theo VNN, 26.6.2011); thì nó cũng không đủ sức bọc đường những rối loạn ở Hoa lục, không đủ sức ngăn cản đà tiến của cách mạng Bông Lài từ Bắc Kinh đến Hà Nội. Nó chỉ là thái độ rủ nhau chết chùm, từ Bắc Kinh đến Hà Nội, trong khoảnh khắc không xa hơn cách đếm giờ của lịch sử.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét