Hình: AP
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt những vụ rối loạn ở Trung Quốc hồi gần đây.
Hôm nay Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ nói rằng dân chúng ở thành phố Đài Châu đã nổi loạn từ thứ Ba sau khi một viên thôn trưởng bị nhân viên đánh đập tại một trạm xăng.
Họ cho biết viên thôn trưởng này tìm cách điều đình để đòi chính quyền gia tăng tiền bồi thường khi tịch thu đất đai.
Tổ chức nhân quyền này nói rằng hàng ngàn cư dân đã tới nơi và dùng gạch đá ngăn chận một con đường gần đó.
Họ nói rằng dân chúng đã bất mãn vì những vụ tịch thu đất đai trước đó.
Trung tâm này nói thêm rằng hàng ngàn nhân viên an ninh đã được huy động để trán áp vụ gây rối kéo dài cho tới hôm nay.
Một người làm chủ một xưởng may ở gần đó đã xác nhận vụ việc này với hãng thông tấn AP.
Trung Quốc : Chính sách duy trì ổn định bằng vũ lực bị phá sản
Một tòa nhà chính phủ tại Tăng Thành, Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông bị hư hại trong cuộc đụng độ giữa người dân với công an. Ảnh chụp ngày 14/6/11.
REUTERS/Staff
Thời gian gần đây, xã hội Trung Quốc ngày càng sôi sục với hàng loạt các vụ nổi dậy của người dân. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trong một xã hội gần một tỷ rưỡi người, trước sự biến đổi nhanh chóng của xã hội nước này từ 30 năm nay. Trong xã hội đó, người dân không thể hoàn toàn thu động. Và tại Trung Quốc, người dân không còn cách nào để biểu thị ý chí ngoài phương cách sử dụng sức mạnh tập thể.
Hiện tượng trên cho thấy những hạn chế của mô hình duy trì ổn định mà Bắc Kinh theo đuổi từ bấy lâu nay. Tác giả đưa ra các yếu tố tạo nên sự căng thẳng trong xã hội hiện tại.
Thứ nhất là sự vỡ mộng thành đô của các lao động nhập cư từ tỉnh lẻ. Cuộc sống quá khắc khổ và bất công buộc họ phải nổi dậy. Kế đến là sự lớn mạnh của giới trung lưu trẻ ở thành phố. Họ được học hành tới nơi tới chốn, được tiếp cận thông tin Internet. Họ ngày càng bất bình trước bất công xã hội, hiện tượng tham nhũng, sự lộng hành của các lực lượng an ninh. Họ lo ngại về chất lượng cuộc sống, về môi trường, về sở hữu tư nhân. Kế đến là mặt trái của nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão của Trung Quốc. Đó là lạm phát kỷ lục, giá cả leo thang, đời sống đắt đỏ.
Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế-xã hội nói trên, còn có hai nguyên nhân chính trị quan trọng. Thứ nhất, đó là việc vào năm 2012 sẽ có thay đổi hơn phân nửa bộ máy lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo. Thứ hai là ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Hoa Nhài.
Trong bối cảnh hiện tại, phe bảo thủ nước này đang chiếm ưu thế với việc bắt bớ nhiều người có tư tưởng đối lập, và tiến hành đàn áp dữ dội. Thế nhưng, theo tình hình thực tế, biện pháp bắt bớ dường như đã không giải quyết được điều gì.
Về phần mình, phe canh tân cũng đang ngẩng cao đầu. Tiếp bước các luật sư tự do đã bị « vô hiệu hóa », các nhà báo trẻ tham gia tranh cử vào các hội đồng địa phương, với quyết tâm cải cách mô hình Trung Quốc từ trong hệ thống. Họ có dũng khí và có cả một đồng minh đủ mạnh, đó là trang Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.
Mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc bị khủng hoảng
Le Monde còn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên đây với bài viết « Mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc bị khủng hoảng ».
Mở đầu bài báo, tác giả nhận định, lâu nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tự hào về mô hình quản lý hiệu quả của mình thông qua việc ưu tiên duy trì sự ổn định bằng mọi giá, và cũng chính sự ổn định đã giúp cho kinh tế nước này cất cánh. Thế nhưng, hiện tại, mô hình này dường như tỏ ra bất cập trong một xã hội ngày càng được tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, trưởng thành hơn và có nhiều điều kiện cho các cuộc tranh luận hơn.
Bởi thế, dấu hiệu bào mòn của mô hình quản lý trên ngày càng rõ. Gần đây, dân biểu tình ngày càng nhiều, màu sắc bạo lực ngày càng đậm với nhiều cuộc tấn công của người dân vào cơ quan nhà nước, tấn công cảnh sát…
Hiện nay, một bộ phận xã hội, ngay cả trong Đảng cầm quyền cũng đang đấu tranh ủng hộ một cách tiếp cận mới về mô hình « duy trì ổn định » và việc cần thiết phải chấm dứt biện pháp trấn áp. Hồi đầu năm nay, một nhà chính trị học đã thẳng thắn bày tỏ trên một tạp chí chính thống rằng : « Ở những nước khác, việc người dân xuống đường như thế được xem là bình thường bởi nó thuộc quyền tự do của người dân ».
Theo tạp chí Tài Kinh, cơ chế duy trì ổn định tại Trung Quốc được kiểm soát bởi bộ máy chóp bu của Đảng. Các cơ quan địa phương quyết định bản án trong các phiên xử ở tòa án, theo đường lối của đảng. Hệ thống này được củng cố vào năm 1991. Một nhóm được thành lập, với quyền quyết định tối cao về những vấn đề có liên quan đến sự ổn định. Thành phần của tổ chức này luôn được giữ bí mật.
Với đà phát triển của công nghệ, hệ thống này càng ngày càng hiện đại, có đủ phương tiện để đánh giá được các nguy cơ. Một mạng lưới cơ chế thưởng tiền và văn phòng đảm bảo ổn định được thành lập ở tất cả các cấp hành chính. Chẳng hạn như có chính sách thưởng mỗi năm cho việc không để xảy ra bạo động trong dân. Rồi có những công ty ký hợp đồng với chính quyền địa phương về việc chịu trách nhiệm dùng mọi biện pháp đưa người khiếu kiện về nhà, khi những người này đi đến Bắc Kinh kêu oan.
Như vậy, Le Monde nhận định, chính sách duy trì ổn định đã đẩy lùi quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, dù rằng việc xây dựng này nằm trong kế hoạch mở cửa kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, Le Monde dẫn lại lời của một giáo sư luật thuộc đại học Bắc Kinh, nhận định, « Trước những năm 2003-2004, đã có những cải cách được đưa ra để củng cố vai trò của các thẩm phán, theo khuynh hướng tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực này. Thế nhưng, Đảng muốn tái khẳng định quyền kiểm soát đối với ngành tư pháp. Đây là một bước lùi đối với những người theo tư tưởng tự do ».
Hiện tượng trên cho thấy những hạn chế của mô hình duy trì ổn định mà Bắc Kinh theo đuổi từ bấy lâu nay. Tác giả đưa ra các yếu tố tạo nên sự căng thẳng trong xã hội hiện tại.
Thứ nhất là sự vỡ mộng thành đô của các lao động nhập cư từ tỉnh lẻ. Cuộc sống quá khắc khổ và bất công buộc họ phải nổi dậy. Kế đến là sự lớn mạnh của giới trung lưu trẻ ở thành phố. Họ được học hành tới nơi tới chốn, được tiếp cận thông tin Internet. Họ ngày càng bất bình trước bất công xã hội, hiện tượng tham nhũng, sự lộng hành của các lực lượng an ninh. Họ lo ngại về chất lượng cuộc sống, về môi trường, về sở hữu tư nhân. Kế đến là mặt trái của nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão của Trung Quốc. Đó là lạm phát kỷ lục, giá cả leo thang, đời sống đắt đỏ.
Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế-xã hội nói trên, còn có hai nguyên nhân chính trị quan trọng. Thứ nhất, đó là việc vào năm 2012 sẽ có thay đổi hơn phân nửa bộ máy lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo. Thứ hai là ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Hoa Nhài.
Trong bối cảnh hiện tại, phe bảo thủ nước này đang chiếm ưu thế với việc bắt bớ nhiều người có tư tưởng đối lập, và tiến hành đàn áp dữ dội. Thế nhưng, theo tình hình thực tế, biện pháp bắt bớ dường như đã không giải quyết được điều gì.
Về phần mình, phe canh tân cũng đang ngẩng cao đầu. Tiếp bước các luật sư tự do đã bị « vô hiệu hóa », các nhà báo trẻ tham gia tranh cử vào các hội đồng địa phương, với quyết tâm cải cách mô hình Trung Quốc từ trong hệ thống. Họ có dũng khí và có cả một đồng minh đủ mạnh, đó là trang Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.
Mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc bị khủng hoảng
Le Monde còn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên đây với bài viết « Mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc bị khủng hoảng ».
Mở đầu bài báo, tác giả nhận định, lâu nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tự hào về mô hình quản lý hiệu quả của mình thông qua việc ưu tiên duy trì sự ổn định bằng mọi giá, và cũng chính sự ổn định đã giúp cho kinh tế nước này cất cánh. Thế nhưng, hiện tại, mô hình này dường như tỏ ra bất cập trong một xã hội ngày càng được tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, trưởng thành hơn và có nhiều điều kiện cho các cuộc tranh luận hơn.
Bởi thế, dấu hiệu bào mòn của mô hình quản lý trên ngày càng rõ. Gần đây, dân biểu tình ngày càng nhiều, màu sắc bạo lực ngày càng đậm với nhiều cuộc tấn công của người dân vào cơ quan nhà nước, tấn công cảnh sát…
Hiện nay, một bộ phận xã hội, ngay cả trong Đảng cầm quyền cũng đang đấu tranh ủng hộ một cách tiếp cận mới về mô hình « duy trì ổn định » và việc cần thiết phải chấm dứt biện pháp trấn áp. Hồi đầu năm nay, một nhà chính trị học đã thẳng thắn bày tỏ trên một tạp chí chính thống rằng : « Ở những nước khác, việc người dân xuống đường như thế được xem là bình thường bởi nó thuộc quyền tự do của người dân ».
Theo tạp chí Tài Kinh, cơ chế duy trì ổn định tại Trung Quốc được kiểm soát bởi bộ máy chóp bu của Đảng. Các cơ quan địa phương quyết định bản án trong các phiên xử ở tòa án, theo đường lối của đảng. Hệ thống này được củng cố vào năm 1991. Một nhóm được thành lập, với quyền quyết định tối cao về những vấn đề có liên quan đến sự ổn định. Thành phần của tổ chức này luôn được giữ bí mật.
Với đà phát triển của công nghệ, hệ thống này càng ngày càng hiện đại, có đủ phương tiện để đánh giá được các nguy cơ. Một mạng lưới cơ chế thưởng tiền và văn phòng đảm bảo ổn định được thành lập ở tất cả các cấp hành chính. Chẳng hạn như có chính sách thưởng mỗi năm cho việc không để xảy ra bạo động trong dân. Rồi có những công ty ký hợp đồng với chính quyền địa phương về việc chịu trách nhiệm dùng mọi biện pháp đưa người khiếu kiện về nhà, khi những người này đi đến Bắc Kinh kêu oan.
Như vậy, Le Monde nhận định, chính sách duy trì ổn định đã đẩy lùi quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, dù rằng việc xây dựng này nằm trong kế hoạch mở cửa kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, Le Monde dẫn lại lời của một giáo sư luật thuộc đại học Bắc Kinh, nhận định, « Trước những năm 2003-2004, đã có những cải cách được đưa ra để củng cố vai trò của các thẩm phán, theo khuynh hướng tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực này. Thế nhưng, Đảng muốn tái khẳng định quyền kiểm soát đối với ngành tư pháp. Đây là một bước lùi đối với những người theo tư tưởng tự do ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét