Lê Mỹ Hân
Người Việt tại Nhật cứu trợ nạn nhân thiên tai
Người Việt tại Nhật cứu trợ nạn nhân thiên tai
DCVOnline:Tác giả Lê Mỹ Hân,hiện sống tại Nhật, đã gởi đến DCVOnline bài viết sau đây kể lại việc Hiệp hội Người Việt định cư tại Nhật tổ chức cứu trợ nạn nhân trận động đất gây sóng thần kinh hoàng vừa qua. Bài viết nhận được từ Tháng Tư; tuy vậy, thời gian này DCVOnline liên tục bị tấn công nên viêc đăng tải bị trở ngại. Hôm nay trang web đã tạm ổn định, DCVOnline xin giới thiệu bài viết này đến độc giả và trân trọng cám ơn tác giả Lê Mỹ Hân.
Mới 6 giờ sáng tôi đã tỉnh giấc mặc dù tối qua lên giường vào lúc ba giờ khuya. Làm xong một số công việc nhà, tôi lo bữa điểm tâm cho chồng, còn mình thì không ăn gì vì chả thấy đói.
Nồi thuốc bắc vẫn riu riu trên bếp, nó là lý do khiến tôi dậy sớm như thế này vào ngày cuối tuần. Tôi cần phải uống thuốc trước khi bước ra khỏi nhà. 10 giờ sáng nay tôi sẽ theo chân nhóm tình nguyện viên người Việt tới Shimin Center, tỉnh Saitama cứu trợ nạn nhân thiên tai ngày 11-3 vừa qua.
Hơn mười giờ sáng, tụi tôi đáp xe điện tới ga Shin Misato, vì không biết nơi mình cần đến nằm chỗ nào nên lấy taxi để họ đưa mình đến đó theo địa chỉ anh Ngọc cho từ vài hôm trước.
Chiếc taxi dừng lại ngay sân Shimin Center, tôi thấy nhốn nháo một nhóm người phía góc sân bên tay mặt, đoán là nhóm tình nguyện viên người Việt mình nên đi lại góc đó. Quả đúng như vây, người tôi gặp đầu tiên là anh Ngô Diệp, tiếp đến là vợ chồng ông hội trưởng Hiệp Hội Người Việt tại Nhật, và một số tình nguyện khác tôi biết mặt mà không nhớ tên.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp gặp lại đồng hương của mình. Lúc đón Hội Xuân 2011 thì tôi về Hiroshima ăn Tết bên nhà chồng, dịp Tết âm lịch thì bận mà gần đây nhất buổi tiệc giao lưu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì lại bị huỷ bỏ vì ta không thể vui chơi trong khi những người bạn Nhật đã từng cưu mang ta đang gặp nạn.
Một người phụ nữ phốp pháp đeo cái khẩu trang che kín gương mặt hỏi tôi:
- Khoẻ không Hân? Hình như em ốm đi hả?
Tôi ngỡ ngàng mất vài giây, nhưng nhận ra liền nên nhào tới ôm chầm lấy chị.
- Trời ơi chị Ngọc, tưởng là ai chớ! Em có ốm đâu, mập lên 3 ký lô đó.
Tôi nhìn quanh quẩn, hỏi:
- Anh đâu rồi chị?
Chị đưa tay chỉ vào góc bị che khuất bởi cái lều che tạm dùng làm bếp nấu nướng, nói:
- Ông ở trong đó, đang chuẩn bị để quay phim chụp hình.
Tôi nhìn theo tay chị chỉ, đúng là anh Ngọc thật, vừa lúc đó anh cũng nhìn thấy tôi nên đưa tay lên chào. Tôi phì cười nhớ lại bữa anh đến nhà tôi để lạc quyên cứu trợ do HHNV phát động. Anh gõ cửa nhà tôi rõ sớm trong tư thế vội vã, mời mọc cỡ nào cũng không chịu bước vào nhà uống một tách trà, còn bảo rằng đã có hẹn trước nên không thể chậm trễ. Tôi không giữ chân anh lại nên đe anh rằng ông hẹn hò với bà nào tui méc chị à nha.
Mọi người tất bật trong cái lều dựng tạm làm bếp, mấy chiếc nồi quân dụng to bành ki đang sôi sùng sục nước lèo nấu phở. Phía bên ngoài lều, bà con ta người thì nặn bánh tiêu, người thì chiên. Mùi nước lèo phở lẫn mùi thơm bánh tiêu sộc vào mũi khiến tôi cồn cào ruột gan. Lúc này tôi mới thấy đói bụng vì sáng nay chả ăn gì lót dạ.
- Chào Hân, khoẻ không?
- Ồ, anh Dũng, cảm ơn, Hân vẫn khoẻ.
Tôi cười, đưa tay ra bắt tay anh, chọc:
- Anh em mình mua vé về Việt Nam một chuyến đi.
- Về thì được rồi, nhưng tôi chỉ sợ đến phi trường Tân Sơn Nhất công an nó đuổi mình về Nhật lại thì uổng tiền vé.
Cả nhóm cười rồ lên, tôi lại hỏi:
- Bên mình vận động được nhiều không anh?
- Không nhiều lắm, ít hơn bên Mỹ.
- Bà con mình bên này ít tham gia chuyện cộng đồng anh há?
Anh Dũng gật đầu đồng tình:
- Bởi vậy, mình làm được gì thì làm.
- Trung tâm này có bao nhiêu người di tản?
- Tổng cộng có 270 người, nhưng hôm nay là Chủ nhật nên một số đi chơi, chắc còn khoảng hơn 200 người ở lại.
- Chừng nào bắt đầu đây anh?
- Theo dự kiến ban đầu là 11:00 trưa, nhưng chắc mình đổi lại 11:30 vì muốn chờ phóng viên đài truyền hình Ashahi đang trên đường đến làm tin.
Tôi bước lại phía chị Ngọc, hỏi:
- Có việc gì cần em giúp một tay không?
- Hân cứ lại đằng kia nói chuyện đi. Bây giờ thì chưa cần đâu, mọi thứ đã chuẩn bị hết từ tối qua rồi, sáng nay chỉ việc vận chuyển đến đây thôi mà.
- Ơ, thế tối qua nấu ở đâu chị?
- Ở nhà chị chứ đâu, đông vui lắm!
- Tiếc thế! Em mà biết trước thể nào cũng mò qua nhà chị “tám” cho đỡ buồn.
- Bà chị em đâu? Sao không rủ lên đây cho vui.
- Bà về VN rồi, tháng sau mới sang lại. Mấy đứa bạn về nước hết chả có ai nói chuyện buồn chết luôn.
- Ừ, dân trong hãng xưởng về nhiều lắm em à. Mấy đứa cháu chị cũng chạy hết, còn chưa sang kìa!
- Về nhiều lắm, không trách người ta được, em đây còn sợ cuống lên tính chạy chứ nói gì ai.
Tôi bật cười khúc khích rồi nhìn vào tòa nhà bên cạnh. Ngay bậc thềm, một chị phụ nữ ngoài 50 tuổi có gương mặt khắc khổ đang theo dõi nhóm tình nguyện viên người Việt nắm bánh tiêu. Tôi bỏ chị Ngọc đứng đó, bước tới làm quen. Chị giới thiệu tên Watanabe, người tỉnh Fukushima. Chị bảo, mọi người tạm trú ở đây phần lớn đến từ thị trấn Yanome thuộc tỉnh Fukushima, cách nhà máy điện nguyên tử 5 cây số. Họ là nạn nhân của thảm hoạ kép, động đất, sóng thần và tai nạn rò rỉ phóng xạ từ mấy lò phản ứng nguyên tử ở nhà máy điện Fukushima.
Ngày hôm qua, chính phủ chính thức thông báo cấm tuyệt đối dân cư ngụ trong vòng bán kính 30 cây số không được trở về nhà sinh sống.
Tôi nhìn chị, nhìn cái hội trường rộng lớn được người ta chia từng khoảnh nhỏ cho mỗi người sống tạm. Ngực tôi đau nhói, nước mắt muốn trào ra. Những người hiện đang tạm sống ở đây chỉ tháng trước thôi họ đều có nhà cửa, có công việc và có một cuộc sống bình thường. Thế mà trong chớp mắt, thiên tai đã cướp đi của họ tất cả, nhà cửa, ruộng vườn người thân, công việc. Và giờ đây họ không thể trở về sinh sống nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi ước gì có phép lạ để chia xẻ với họ được nhiều hơn. Nhưng rất tiếc, tôi chỉ có thể giúp họ được một vài tô phở ăn cho ấm lòng lúc sa cơ.
Đúng 11:40, khi loa thông báo rằng nhà bếp bắt đầu phục vụ thức ăn Việt Nam thì bà con đã kéo ra sắp hàng dài trước quầy để chờ tới luợt. Anh nấu phở múc liền tay, tụi tôi thay nhau chuyển tô lên cho anh chan nước. Mùi thơm của phở sộc vào mũi khiến bụng tôi réo ầm ầm. Anh nấu phở tay múc nước miệng hô rõ to:
- Oishi oishiyo! (phở ngon đây! phở ngon đây!)
Tôi tiếp lời:
- Mại dzô mại dzô …
Ừ, mà mình nói tiếng “mại dzô” người Nhật làm sao hiểu được, nên tôi đổi giọng:
いらっしゃいませ!(iratsusyaimase)
- Ấy không được, mình phục vụ miễn phí chứ có bán đâu mà nói câu đó.
- Vậy chứ nói câu gì được đây ?
- Oishidesuyo doyo doyo !(ngon lắm, xin mời! xin mời)
Lần đầu tiên được ăn phở Việt Nam, người tạm cư ở đây khen nức nở, húp sạch cả nước và nhiều người còn quay lại xin thêm tô nữa.
Tôi nhìn theo cũng thấy ấm lòng mình. Mong bà con ta hãy nhín chút tình thương để chia xẻ với những người đang trong cảnh sa cơ thất thế .
Tokyo 24/4/2011
@DCVOnline
Nồi thuốc bắc vẫn riu riu trên bếp, nó là lý do khiến tôi dậy sớm như thế này vào ngày cuối tuần. Tôi cần phải uống thuốc trước khi bước ra khỏi nhà. 10 giờ sáng nay tôi sẽ theo chân nhóm tình nguyện viên người Việt tới Shimin Center, tỉnh Saitama cứu trợ nạn nhân thiên tai ngày 11-3 vừa qua.
Hơn mười giờ sáng, tụi tôi đáp xe điện tới ga Shin Misato, vì không biết nơi mình cần đến nằm chỗ nào nên lấy taxi để họ đưa mình đến đó theo địa chỉ anh Ngọc cho từ vài hôm trước.
Chiếc taxi dừng lại ngay sân Shimin Center, tôi thấy nhốn nháo một nhóm người phía góc sân bên tay mặt, đoán là nhóm tình nguyện viên người Việt mình nên đi lại góc đó. Quả đúng như vây, người tôi gặp đầu tiên là anh Ngô Diệp, tiếp đến là vợ chồng ông hội trưởng Hiệp Hội Người Việt tại Nhật, và một số tình nguyện khác tôi biết mặt mà không nhớ tên.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp gặp lại đồng hương của mình. Lúc đón Hội Xuân 2011 thì tôi về Hiroshima ăn Tết bên nhà chồng, dịp Tết âm lịch thì bận mà gần đây nhất buổi tiệc giao lưu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì lại bị huỷ bỏ vì ta không thể vui chơi trong khi những người bạn Nhật đã từng cưu mang ta đang gặp nạn.
Một người phụ nữ phốp pháp đeo cái khẩu trang che kín gương mặt hỏi tôi:
- Khoẻ không Hân? Hình như em ốm đi hả?
Tôi ngỡ ngàng mất vài giây, nhưng nhận ra liền nên nhào tới ôm chầm lấy chị.
- Trời ơi chị Ngọc, tưởng là ai chớ! Em có ốm đâu, mập lên 3 ký lô đó.
Tôi nhìn quanh quẩn, hỏi:
- Anh đâu rồi chị?
Chị đưa tay chỉ vào góc bị che khuất bởi cái lều che tạm dùng làm bếp nấu nướng, nói:
- Ông ở trong đó, đang chuẩn bị để quay phim chụp hình.
Tôi nhìn theo tay chị chỉ, đúng là anh Ngọc thật, vừa lúc đó anh cũng nhìn thấy tôi nên đưa tay lên chào. Tôi phì cười nhớ lại bữa anh đến nhà tôi để lạc quyên cứu trợ do HHNV phát động. Anh gõ cửa nhà tôi rõ sớm trong tư thế vội vã, mời mọc cỡ nào cũng không chịu bước vào nhà uống một tách trà, còn bảo rằng đã có hẹn trước nên không thể chậm trễ. Tôi không giữ chân anh lại nên đe anh rằng ông hẹn hò với bà nào tui méc chị à nha.
Mọi người tất bật trong cái lều dựng tạm làm bếp, mấy chiếc nồi quân dụng to bành ki đang sôi sùng sục nước lèo nấu phở. Phía bên ngoài lều, bà con ta người thì nặn bánh tiêu, người thì chiên. Mùi nước lèo phở lẫn mùi thơm bánh tiêu sộc vào mũi khiến tôi cồn cào ruột gan. Lúc này tôi mới thấy đói bụng vì sáng nay chả ăn gì lót dạ.
- Chào Hân, khoẻ không?
- Ồ, anh Dũng, cảm ơn, Hân vẫn khoẻ.
Tôi cười, đưa tay ra bắt tay anh, chọc:
- Anh em mình mua vé về Việt Nam một chuyến đi.
- Về thì được rồi, nhưng tôi chỉ sợ đến phi trường Tân Sơn Nhất công an nó đuổi mình về Nhật lại thì uổng tiền vé.
Cả nhóm cười rồ lên, tôi lại hỏi:
- Bên mình vận động được nhiều không anh?
- Không nhiều lắm, ít hơn bên Mỹ.
- Bà con mình bên này ít tham gia chuyện cộng đồng anh há?
Anh Dũng gật đầu đồng tình:
- Bởi vậy, mình làm được gì thì làm.
- Trung tâm này có bao nhiêu người di tản?
- Tổng cộng có 270 người, nhưng hôm nay là Chủ nhật nên một số đi chơi, chắc còn khoảng hơn 200 người ở lại.
- Chừng nào bắt đầu đây anh?
- Theo dự kiến ban đầu là 11:00 trưa, nhưng chắc mình đổi lại 11:30 vì muốn chờ phóng viên đài truyền hình Ashahi đang trên đường đến làm tin.
Tôi bước lại phía chị Ngọc, hỏi:
- Có việc gì cần em giúp một tay không?
- Hân cứ lại đằng kia nói chuyện đi. Bây giờ thì chưa cần đâu, mọi thứ đã chuẩn bị hết từ tối qua rồi, sáng nay chỉ việc vận chuyển đến đây thôi mà.
- Ơ, thế tối qua nấu ở đâu chị?
- Ở nhà chị chứ đâu, đông vui lắm!
- Tiếc thế! Em mà biết trước thể nào cũng mò qua nhà chị “tám” cho đỡ buồn.
- Bà chị em đâu? Sao không rủ lên đây cho vui.
- Bà về VN rồi, tháng sau mới sang lại. Mấy đứa bạn về nước hết chả có ai nói chuyện buồn chết luôn.
- Ừ, dân trong hãng xưởng về nhiều lắm em à. Mấy đứa cháu chị cũng chạy hết, còn chưa sang kìa!
- Về nhiều lắm, không trách người ta được, em đây còn sợ cuống lên tính chạy chứ nói gì ai.
Tôi bật cười khúc khích rồi nhìn vào tòa nhà bên cạnh. Ngay bậc thềm, một chị phụ nữ ngoài 50 tuổi có gương mặt khắc khổ đang theo dõi nhóm tình nguyện viên người Việt nắm bánh tiêu. Tôi bỏ chị Ngọc đứng đó, bước tới làm quen. Chị giới thiệu tên Watanabe, người tỉnh Fukushima. Chị bảo, mọi người tạm trú ở đây phần lớn đến từ thị trấn Yanome thuộc tỉnh Fukushima, cách nhà máy điện nguyên tử 5 cây số. Họ là nạn nhân của thảm hoạ kép, động đất, sóng thần và tai nạn rò rỉ phóng xạ từ mấy lò phản ứng nguyên tử ở nhà máy điện Fukushima.
Chuẩn bị những tô phở nóng hổi cho nạn nhân Nguồn: LMH |
Tôi nhìn chị, nhìn cái hội trường rộng lớn được người ta chia từng khoảnh nhỏ cho mỗi người sống tạm. Ngực tôi đau nhói, nước mắt muốn trào ra. Những người hiện đang tạm sống ở đây chỉ tháng trước thôi họ đều có nhà cửa, có công việc và có một cuộc sống bình thường. Thế mà trong chớp mắt, thiên tai đã cướp đi của họ tất cả, nhà cửa, ruộng vườn người thân, công việc. Và giờ đây họ không thể trở về sinh sống nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi ước gì có phép lạ để chia xẻ với họ được nhiều hơn. Nhưng rất tiếc, tôi chỉ có thể giúp họ được một vài tô phở ăn cho ấm lòng lúc sa cơ.
Đúng 11:40, khi loa thông báo rằng nhà bếp bắt đầu phục vụ thức ăn Việt Nam thì bà con đã kéo ra sắp hàng dài trước quầy để chờ tới luợt. Anh nấu phở múc liền tay, tụi tôi thay nhau chuyển tô lên cho anh chan nước. Mùi thơm của phở sộc vào mũi khiến bụng tôi réo ầm ầm. Anh nấu phở tay múc nước miệng hô rõ to:
- Oishi oishiyo! (phở ngon đây! phở ngon đây!)
Tôi tiếp lời:
- Mại dzô mại dzô …
Ừ, mà mình nói tiếng “mại dzô” người Nhật làm sao hiểu được, nên tôi đổi giọng:
いらっしゃいませ!(iratsusyaimase)
- Ấy không được, mình phục vụ miễn phí chứ có bán đâu mà nói câu đó.
- Vậy chứ nói câu gì được đây ?
- Oishidesuyo doyo doyo !(ngon lắm, xin mời! xin mời)
Lần đầu tiên được ăn phở Việt Nam, người tạm cư ở đây khen nức nở, húp sạch cả nước và nhiều người còn quay lại xin thêm tô nữa.
Tôi nhìn theo cũng thấy ấm lòng mình. Mong bà con ta hãy nhín chút tình thương để chia xẻ với những người đang trong cảnh sa cơ thất thế .
Tokyo 24/4/2011
@DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét